Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

A. Ảnh hưởng của ngôi Tam Bảo trong lời ăn tiếng nói

24/03/201102:03(Xem: 4675)
A. Ảnh hưởng của ngôi Tam Bảo trong lời ăn tiếng nói

TAM BẢO VĂN CHƯƠNG
Đoàn Trung Còn biên soạn, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính

IV. Ảnh hưởng của ngôi Tam Bảo đối với dân ta

Đời sống của dân tộc Việt Nam ta mà được thâm trầm, thuần nhã, thanh đạm, tinh vi, một phần lớn là nhờ được sức cảm hóa của ngôi Tam Bảo vậy. Đạo lý từ bi của đức Phật truyền sang xứ ta kể ra đã trên dưới hai ngàn năm, một nền đạo lý trọng sự hỷ, xả, ái, mẫn; khuyên sự thương các chúng sanh như thương mình, một nền đạo lý dung hợp với tâm trí của mọi hạng người; chẳng luận già, trẻ, gái, trai, sang, hèn, tại gia hoặc xuất gia, con thuyền Bát-nhã đều độ thoát cho hết, ngọn đuốc quang minh đều soi sáng cho hết mà dẹp đi những mối chướng ngại si mê.

Ai có quan tâm mới thấy rõ cái ảnh hưởng thâm thúy, êm đềm ấy phát lộ ra trong cuộc sanh hoạt của dân ta, từ lời nói đến hành vi hằng ngày. Người viết bài này đã từng đi đó đi đây, đã từng giao tiếp với các hạng người trong khắp ba Kỳ, đã nhận thức cái ảnh hưởng ấy mà sanh ra một mối cảm mến thắm thiết, dịu dàng.

Nay muốn chỉ ra cái ảnh hưởng thâm trầm, thuần nhã của đạo Phật để cống hiến cho chư độc giả thiện tâm, tưởng nên nương theo những lời ăn tiếng nói của quốc gia ta, những câu ca dao bắt vần, cùng những áng văn thơ của các hàng thi nhân, văn sĩ, thì quý vị sẽ nhận ra một cách dễ dàng vậy. Tuy gần đây, dân tộc ta tiếp xúc với văn minh, tập tục và tôn giáo người Âu Tây mà cái ảnh hưởng ấy có bề phai lạt đi ít phần trong một thiểu số người ở thị thành, chứ cái tinh thần đạo Phật vẫn vững bền trong hầu hết chốn dân gian, vẫn trường tồn ở nơi thôn dã.

A. Ảnh hưởng của ngôi Tam Bảo trong lời ăn tiếng nói

Một người dân bình thường ở nước ta trong cuộc sống hằng ngày đều rất trọng tội, phước; cho nên tự họ không muốn gây ra những tội ác bằng tay chân, bằng lời nói, bằng tâm ý, mà lại còn khuyên can mỗi khi thấy người khác sắp phạm sai lầm, và rất buồn mà thấy những ai làm đau khổ kẻ chung quanh. Cái lòng trắc ẩn ấy phổ cập đến hạng cầm thú và cả loài thảo mộc nữa.

Không nói đến người đã từng thọ giới nhà Phật thì giữ thân, lời nói, tâm ý đều dè dặt và thanh cao đã đành, mà một người tầm thường ăn buổi mai lo buổi chiều, không biết chữ mà xem kinh kệ, không mấy khi rỗi rãnh mà đến lạy Phật, lạy thầy, người ấy cũng vẫn thâm nhiễm sự từ bi, hỷ xả tự lâu đời của dân tộc, cũng biết thương người như thương thân vậy.

Nhờ thấm nhuần những lý tội, phước, luân hồi, nghiệp báo từ khi còn nhỏ, người Việt Nam ta không dám ăn ở sai lạc đối với những lý công bằng, tinh vi ấy. Cái lòng hiền hậu đó thường phát lộ ra lời ăn tiếng nói. Chính họ chịu lấy ảnh hưởng thâm trầm của đạo Phật mà không hay biết. Họ thường dùng những danh từ trong văn chương, trong kinh điển đạo Phật, thế mà họ vẫn cho là những danh từ thông dụng xưa nay. Lắm lúc họ dùng có sai lạc, nhưng sự đó càng tỏ ra rằng ảnh hưởng ngôi Tam Bảo thấm nhuần vào tâm trí của họ tự lúc bé thơ!

Mỗi khi thấy ai ăn ở nhân đức, hay cứu giúp người trong cơn hoạn nạn, tật bệnh, người bình dân thường hay bảo rằng: “Tội nghiệp, ông ấy hiền từ hết sức!” Mỗi khi lâm cơn nguy biến mà cầu cứu ai thì họ nói: “Tội nghiệp, ông ra ơn giúp tôi một lần. Ông làm sự ấy bằng cất năm bảy cảnh chùa.” Tỏ lòng biết ơn với ai thì họ thốt lên rằng: “Kiếp sau, nguyện làm thân trâu ngựa mà trả nghĩa sâu.”

Mong ai mở lòng quảng đại thì họ van rằng: “Xin mở lòng Bồ Tát, tỏ đức hiếu sanh, ra tay tế độ.”

Mỗi khi thấy ai ở ác, họ cũng dùng nhiều danh từ về đạo Phật mà họ cho là rất thấm thía, xác đáng. “Anh ấy làm chuyện ác đó bằng phá chùa phá miếu. Tội ấy dù tu mấy kiếp cũng chẳng đền bù. Chừng thác, đố chạy đâu cho khỏi Địa ngục.” Thấy ai nới láo nói xược, họ trách rằng: “không sợ quỷ sứ cắt lưỡi.”

Thấy ai ăn nói ngang tàng, hay gây gổ thì họ bảo: “hay sân si”. Thấy những con gái trắc nết, họ than rằng: “Không sợ vào địa ngục.” Hoặc họ đọc lên câu tục ngữ này: “Có chồng mà lại lấy trai, thác xuống âm phủ, cưa hai nấu dù.”

Thấy những kẻ nói năng êm dịu mà lòng độc dữ, họ bảo rằng: “Thật là khẩu Phật tâm xà.”

Thấy ai ăn ở hiền đức hưởng sự giàu sang, họ nói rằng: “Có phước, tu nhân tích đức.” Thấy ai tướng tốt, uy nghi, thuần hậu, họ khen rằng: “tiên giáng thế”.

Về đường tình ái, họ cũng dùng lắm danh từ trong văn chương nhà Phật: “Có duyên ngàn dặm cũng gần, vô duyên dù gặp mấy lần cũng xa.” “Nhân duyên tiền định, duyên nợ ba sanh...”

Thấy ai có tài mà sa sút, lâm cơn hoạn nạn, thì họ thương mà than rằng: “Tài mạng tương đố, bạc mạng, nghiệp chướng”. Hoặc họ an ủi rằng: “Tại phần số, gặp bước phong trần, song cũng có ngày vinh hiển, thôi đừng phiền não, phiền muộn.”

Trong sự buồn về gia thế, về nỗi phu thê, tình phụ tử, người bình dân ta hay than trách rằng: “Tội báo oan gia, tiền căn hậu báo, rõ ràng là cảnh Địa ngục.”

Than phiền những cảnh dời đổi trong đời, những sự thành bại quá mau, họ gọi rằng: “Cơn dâu bể, tuồng ảo hóa, bể khổ bến mê, bể trần, bể trầm luân.”

Sống trong cuộc đời bình dị, họ cho là: “muối dưa đắp đổi tháng ngày.”

Có ăn năn sự lỗi, họ đổ cho là: “Ma dắt lối, quỷ đưa đường.”

Buồn rầu mãi không khuây, họ than rằng: “lửa phiền càng dập càng khêu mối phiền.”

Thấy những đám đông đảo, họ bảo: “đông như La-hán, hằng hà sa số...”

Muốn biện minh lòng ngay thật của mình cho khỏi người ta nghi oan, họ kêu lên: “Chín phương trời, mười phương Phật...”

Thấy ai ngồi im lìm chẳng cử động, họ bảo là “ngồi từ bi”.

Uống nước gì ngon mà họ khoái chí, thì họ cho là: “nước cam lồ”.

Ai cầu nguyện sự chi rất khó, thì họ khuyên nên “ăn chay, nằm đất”. Có khi họ dùng tiếng ấy một cách mỉa mai đối với hàng phong lưu trong cơn rủi bước, lạc đường.

Cũng có lúc họ nói cợt mà chỉ ra sắc đẹp lộng lẫy của hàng phụ nữ: “Dù cho Phật Bồ Tát cũng phải sa!”

Tóm lại, dù vui, dù buồn, dù sướng, dù khổ; ở trong cảnh thường, hay cảnh biến, dù ăn nói nghiêm trang hay giễu cợt, dù khen tặng hay than van, người bình dân ta thường dùng một cách vô tâm những danh từ nhà Phật mà họ từng quen thuộc từ lúc lên ba!

Cái ảnh hưởng thuần lương, thâm thúy ấy lại càng tỏ ra trong những khi họ hừng chí, xúc cảm đối với nước non, đối với ái tình, thương cha nhớ mẹ mà ngâm bắt vần thành những bài ca dao chất phác, ngộ nghĩnh, êm đềm.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/10/2024(Xem: 1818)
Bầu không khí chính trị trên thế giới hiện nay đang nóng bỏng vì khuynh hướng độc tài, cực đoan, chia rẽ, hận thù và cuồng vọng không thua kém gì bầu khí quyển của địa cầu đang nóng dần lên do khí thải nhà kính gây ra. Cả hai đều do con người tạo ra và đều là thảm họa cho nhân loại! Nhưng thảm họa này không phải là điều không thể giải quyết được, bởi lẽ những gì do con người gây ra cũng đều có thể do con người ngăn chận và hóa giải được. Cụ thể là hàng chục năm qua, Liên Hiệp Quốc đã nỗ lực kêu gọi, bằng các nghị quyết, các quốc gia cố gắng thực hiện các biện pháp giảm khí thải nhà kính, với các chính sách cắt giảm lượng tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch, gia tăng sản lượng xe chạy bằng điện năng, v.v… Dù kết quả chưa đạt được mức yêu cầu, nhưng cũng đã gây được ý thức và thể hiện quyết tâm của cộng đồng thế giới trong việc giải quyết thảm họa của khí thải nhà kính.
04/06/2024(Xem: 4498)
Cùng toàn thể giới tử thọ trì Bát quan trai giới một ngày một đêm tại trú xứ Tăng già-lam Phước duyên, thành phố Huế, hiện diện quý mến. Một ngày một đêm quý vị ở trong Tịnh giới với niềm tin thanh tịnh, kiên cố, bất hoại đối với Tam bảo. Nhờ niềm tin này mà quý vị không để cho Giới pháp của mình bị sứt mẻ ở trong đi, ở trong đứng, ở trong nằm, ở trong ngồi, ở trong sự nói năng, giao tiếp. Quý vị có được niềm tin này là nhờ quý vị nuôi lớn sáu tính chất của Tam bảo, khiến cho ba nghiệp của quý vị được an tịnh, an tịnh về thân hành, an tịnh về ngữ hành, an tịnh về ý hành. Sáu tính chất của Tam bảo, quý vị phải thường quán chiếu sâu sắc, để thể nhập và tạo ra chất liệu cho chính mình, ngay đời này và đời sau. Sáu tính chất của Tam bảo gồm:
30/04/2024(Xem: 3941)
Con người thường hay thắc mắc tại sao mình có mặt ở cõi giới Ta Bà này để chịu khổ triền miên. Câu trả lời thường được nghe là: Để trả nghiệp. Nhưng nghiệp là gì? Và làm sao để thoát khỏi? Then chốt cho câu trả lời được gói ghém trong 2 câu: “Ái bất trọng, bất sanh Ta Bà Niệm bất nhất, bất sanh Tịnh Độ” Có nghĩa là: “Nghiệp ái luyến không nặng, sẽ không tái sanh ở cõi Ta Bà Niệm Phật không nhất tâm, sẽ không vãng sanh về Tịnh Độ”
07/02/2024(Xem: 7969)
Từ 1983 đến 1985 khi đang ở Singapore, bận bịu với chương trình nghiên cứu Phật giáo tại Viện Phát triển Giáo Trình, tôi được Tu viện Phật giáo Srilankaramaya và một số đạo hữu mời giảng bốn loạt bài pháp nói về một vài tông phái chính của Phật giáo. Các bài giảng được ưa thích, và nhờ các cố gắng của Ô. Yeo Eng Chen và một số bạn khác, chúng đã được ghi âm, chép tay và in ấn để phát miễn phí cho các học viên. Kể từ đó, các bài pháp khởi đi từ hình thức của các tập rời được ngưỡng mộ và cũng được tái bản. Sau đó, tôi nhận thấy có vẻ hay hơn nếu in ấn bốn phần ấy thành một quyển hợp nhất, và với vài lần nhuận sắc, xuất bản chúng để cho công chúng dùng chung.
19/12/2023(Xem: 9693)
Cách đây chừng 30 năm, Tổ Đình Viên Giác tại Hannover Đức Quốc chúng tôi có nhận được bộ Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh (Taisho Shinshu Daizokyou) bằng Hán Văn gồm 100 tập do cố Hòa Thượng Thích Tịnh Hạnh từ Đài Loan giới thiệu để được tặng. Bộ Đại Tạng Kinh giá trị này do Phật Đà Giáo Dục Cơ Kim Hội xuất bản và gửi tặng đến các nơi có duyên. Phật Đà Giáo Dục Cơ Kim Hội dưới sự chứng minh và lãnh đạo tinh thần của cố Hòa Thượng Thích Tịnh Không đã làm được không biết bao nhiêu công đức truyền tải giáo lý Phật Đà qua việc xuất bản kinh điển và sách vở về Phật Giáo, với hình thức ấn tống bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau như: Hoa Ngữ, Anh Ngữ, Pháp Ngữ, Đức Ngữ, Việt Ngữ. Nhờ đó tôi có cơ hội để tham cứu Kinh điển rất thuận tiện.
13/12/2023(Xem: 17453)
Hành Thiền, một nếp sống lành mạnh trong sáng, một phương pháp giáo dục hướng thượng (Sách pdf của HT Thích Minh Châu)
13/12/2023(Xem: 15359)
Đức Phật của Chúng Ta (Sách pdf của HT Thích Minh Châu)
03/05/2023(Xem: 11781)
Khi Phật giáo (PG) du nhập vào Trung Hoa (TH) lần đầu tiên từ Ấn-độ và Trung Á thì những TH theo PG có khuynh hướng coi tôn giáo này là một phần hay một phái của Đạo Giáo Hoàng Lão, một hình thức Đạo Giáo bắt nguồn từ kinh sách và pháp thực hành được coi là của Hoàng Đế và Lão Tử. Những người khác chấp nhận ít hơn tôn giáo “ngoại lai” xâm nhập từ các xứ Tây Phương “man rợ” này PG là xa lạ và là một sự thách thức nguy hiểm cho trật tự xã hội và đạo đức TH, Trong mấy thế kỷ, hai thái độ này tạo thành cái nôi mà ở trong đó sự hiểu biết PG của người TH thành kính, trong khi các nhà
21/04/2023(Xem: 12555)
Thượng Tọa Thích Trí Siêu từ Pháp Quốc sẽ giảng pháp tại Úc Châu vào tháng 4 năm 2023 -- Thượng Tọa Thích Trí Siêu sinh năm 1962 tại Sài Gòn. Theo cha mẹ tỵ nạn qua Pháp năm 1975. Năm 1985 nhập chúng tu học tại Tự Viện Linh-Sơn, tỉnh Joinville-le-Pont, Paris. Năm 1987 thọ cụ túc giới với Hòa Thượng Thích Huyền-Vi. Tuy xuất thân từ Đại Thừa, nhưng Thầy đã không ngần ngại du phương tham vấn và tu học với nhiều truyền thống khác như : Nguyên Thủy, Đại Thừa, Kim Cang Thừa Tây Tạng.
20/04/2023(Xem: 14474)
Học đạo quý vô tâm Làm, nghĩ, nói không lầm Sáng trong và lặng lẽ Giản dị mới uyên thâm
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]