Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

3. Viếng chùa Hương Tích

24/03/201102:03(Xem: 4254)
3. Viếng chùa Hương Tích

TAM BẢO VĂN CHƯƠNG
Đoàn Trung Còn biên soạn, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính

I. CÁC THỂ CA (kệ, hát nói, lục bát, song thất lục bát)

VIẾNG CHÙA HƯƠNG TÍCH

Chu Mạnh Trinh

Hương sơn là thú thanh cao,
Những là nay ước mai ao mấy lần.
Thanh bình gặp hội du xuân,
Én anh nô nức xa gần đua nhau.

Thuận dòng ngàn liễu dặm dâu,
Một thuyền đàn sách, lưng bầu gió trăng.
Buồm lan nhẹ cánh lâng lâng,
Hay đâu mượn gió gác Đằng đưa duyên.

Giang sơn thì vẫn người quen,
Dạo chơi Châu Phố, xuôi miền Đục Khê
Chiêng vàng gác bóng non tê,
Dừng chèo, ướm hỏi lối về chùa trong.

Lần khe Yến Vĩ đi vòng,
Bốn bề bát ngát xa trông lạ dường.
Giữa dòng đáy nước lồng gương,
Mượn chèo ngư phủ đưa đường Đào Nguyên.

Lạ cho vừa bén màu thiền,
Mà trăm não với ngàn phiền sạch không!
Bầu trời man mác xa trông,
Biết đâu nước Nhược non Bồng là đâu.

Cỏ cây xanh ngắt một màu,
Yết thần Vạn Tuế, lên lầu Ngũ Doanh.
Nhác trông sơn thủy hữu tình,
Bút thần khôn vẽ bức tranh nào bằng.


Chung quanh những núi cùng rừng,
Đồng Ông một dãy, ngang lưng non Bà.
Núi Xôi, núi Oản, núi Gà,
Núi con Voi phục, bày ra bên cầu.
Nào ông Sào Phủ đi đâu?
Hang sâu còn vết dắt trâu rõ ràng.

Tiếng đâu văng vẳng chuông vàng,
Khói đâu nghi ngút mùi nhang Thiên Trù.
Thuyền lan mấy mái chèo đua,
Một giây thẳng tới bên chùa bước lên.

Lầu chuông, gác trống đôi bên,
Cửa rồng năm sắc, đài sen chín tầng.
Muôn hồng ngàn tía tưng bừng,
Suối khe réo nhạc, thông rừng dạo sênh.

Chim cúng trái, cá nghe kinh,
Then hoa gài nguyệt, chày kình nện sương.
Nam mô Phật Tổ vô lường,
Trai thành dâng một nén hương trụ trì.

Nước công đức, cửa từ bi,
Dịp cầu khổ hải, cánh bè mê tân.
Người lễ Phật, kẻ cầu thần,
Người con công, kẻ mộc ân vô vàn.

Phòng Tăng tựa chốn thanh nhàn,
Vui vầy đạo Phật, mê man màu thiền.
Lò trầm chưa dứt hương nguyền,
Túi thơ đủng đỉnh dạo miền Giải Oan.

Hỏi đây rằng Đệ nhị quan,
Rành rành vết ngọc còn in dấu giày.
Luân hồi nào dễ ai hay,
Oan gia thiệt lấy nước này giải cho.

Lần theo dấu thỏ quanh co,
Qua rừng mơ tốt đến chùa Chấn Song
Bầu trời bát ngát xa trông,
Võng trời rủ xuống mấy vòng thướt tha.
Chắp tay niệm Phật Di-đà,
Kẻ ngồi, người đứng, kẻ ra, người vào.
Non trời biết mấy tầng cao,
Đã đi phải đến, đã trèo phải lên.

Một tòa phong cảnh thiên nhiên,
Gió đâu văng vẳng nhạc tiên xa gần.
Cheo leo đỉnh núi non thần,
Cúi đầu trời thấp, cất chân mây đùa.

Hoa đua thắm, liễu khoe non,
Chim cúng trái, vượn ru con dập dìu.
Màu thanh vẻ lịch trăm chiều,
Hỡi ai mở khóa động đào cho nhau?

Một làn thăm thẳm hang sâu,
Rẽ đường nhác thấy đôi cầu hai bên.
Kìa lẫm thóc, nọ kho tiền,
Kìa Bảo tòa nọ Kim liên rõ ràng.

Phất phơ dải phướn vắt ngang,
Nước đâu nhỏ giọt quỳnh tương trên đầu.
Khen ai khéo dệt kim châu,
Áo cà-sa đủ năm màu linh lung.
Khen ai khéo lựa tơ đồng,
Cống, xang, hồ, đủ tám cung nhịp nhàng.
Thiên đường một lối sáng choang,
Đường đi âm phủ một hang tối mò.

Biết ai rằng cậu hay cô,
Lần đôi đường có nhấp nhô đầu người,
Bút hoa ai khéo vẽ vời,
Rêu in vách đá một vài câu thơ.

Khói trầm ngào ngạt xa đưa,
Giục người giấc mộng: trống trưa, chuông chiều.
Ngọn đèn lồng bóng trăng treo,
Tiếng kình chen tiếng tiêu thiều hôm mai.

Phật Bà cao ngự Liên đài,
Đôi bên Ngọc Nữ, Thiện Tài phán ban.
Thần thông hóa phép chan chan,
Hóa ngàn tay mắt, hóa ngàn chân thân,


Đô Thiên quan, Đô phu nhân,
Diệu Thanh cùng với Diệu Âm đôi nàng.
Thanh sư bạch tượng bày hàng,
Thâm nghiêm một điện linh quan ngất trời.

Kiếp tu hành biết mấy mươi,
Dấu thiêng đã mấy muôn đời còn đây.
Sắc không ngồi nghĩ cho hay,
Từ bi cũng tấm lòng này mà ra.

Cúi đầu làm lễ bước ra,
Hồ đi lại đứng, dần dà mấy phen.
Khách trần lạc lối cõi Tiên,
Họa sau này có nhân duyên chăng là?

Trải bao dặm liễu đường hoa,
Nhật trình chắp nhặt khúc ca tay đề.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/02/2024(Xem: 1951)
Từ 1983 đến 1985 khi đang ở Singapore, bận bịu với chương trình nghiên cứu Phật giáo tại Viện Phát triển Giáo Trình, tôi được Tu viện Phật giáo Srilankaramaya và một số đạo hữu mời giảng bốn loạt bài pháp nói về một vài tông phái chính của Phật giáo. Các bài giảng được ưa thích, và nhờ các cố gắng của Ô. Yeo Eng Chen và một số bạn khác, chúng đã được ghi âm, chép tay và in ấn để phát miễn phí cho các học viên. Kể từ đó, các bài pháp khởi đi từ hình thức của các tập rời được ngưỡng mộ và cũng được tái bản. Sau đó, tôi nhận thấy có vẻ hay hơn nếu in ấn bốn phần ấy thành một quyển hợp nhất, và với vài lần nhuận sắc, xuất bản chúng để cho công chúng dùng chung.
19/12/2023(Xem: 4362)
Cách đây chừng 30 năm, Tổ Đình Viên Giác tại Hannover Đức Quốc chúng tôi có nhận được bộ Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh (Taisho Shinshu Daizokyou) bằng Hán Văn gồm 100 tập do cố Hòa Thượng Thích Tịnh Hạnh từ Đài Loan giới thiệu để được tặng. Bộ Đại Tạng Kinh giá trị này do Phật Đà Giáo Dục Cơ Kim Hội xuất bản và gửi tặng đến các nơi có duyên. Phật Đà Giáo Dục Cơ Kim Hội dưới sự chứng minh và lãnh đạo tinh thần của cố Hòa Thượng Thích Tịnh Không đã làm được không biết bao nhiêu công đức truyền tải giáo lý Phật Đà qua việc xuất bản kinh điển và sách vở về Phật Giáo, với hình thức ấn tống bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau như: Hoa Ngữ, Anh Ngữ, Pháp Ngữ, Đức Ngữ, Việt Ngữ. Nhờ đó tôi có cơ hội để tham cứu Kinh điển rất thuận tiện.
13/12/2023(Xem: 10465)
Hành Thiền, một nếp sống lành mạnh trong sáng, một phương pháp giáo dục hướng thượng (Sách pdf của HT Thích Minh Châu)
13/12/2023(Xem: 9827)
Đức Phật của Chúng Ta (Sách pdf của HT Thích Minh Châu)
03/05/2023(Xem: 7499)
Khi Phật giáo (PG) du nhập vào Trung Hoa (TH) lần đầu tiên từ Ấn-độ và Trung Á thì những TH theo PG có khuynh hướng coi tôn giáo này là một phần hay một phái của Đạo Giáo Hoàng Lão, một hình thức Đạo Giáo bắt nguồn từ kinh sách và pháp thực hành được coi là của Hoàng Đế và Lão Tử. Những người khác chấp nhận ít hơn tôn giáo “ngoại lai” xâm nhập từ các xứ Tây Phương “man rợ” này PG là xa lạ và là một sự thách thức nguy hiểm cho trật tự xã hội và đạo đức TH, Trong mấy thế kỷ, hai thái độ này tạo thành cái nôi mà ở trong đó sự hiểu biết PG của người TH thành kính, trong khi các nhà
21/04/2023(Xem: 8590)
Thượng Tọa Thích Trí Siêu từ Pháp Quốc sẽ giảng pháp tại Úc Châu vào tháng 4 năm 2023 -- Thượng Tọa Thích Trí Siêu sinh năm 1962 tại Sài Gòn. Theo cha mẹ tỵ nạn qua Pháp năm 1975. Năm 1985 nhập chúng tu học tại Tự Viện Linh-Sơn, tỉnh Joinville-le-Pont, Paris. Năm 1987 thọ cụ túc giới với Hòa Thượng Thích Huyền-Vi. Tuy xuất thân từ Đại Thừa, nhưng Thầy đã không ngần ngại du phương tham vấn và tu học với nhiều truyền thống khác như : Nguyên Thủy, Đại Thừa, Kim Cang Thừa Tây Tạng.
20/04/2023(Xem: 9632)
Học đạo quý vô tâm Làm, nghĩ, nói không lầm Sáng trong và lặng lẽ Giản dị mới uyên thâm
18/03/2023(Xem: 6232)
Tây phương Kinh tế học có thể bị chỉ trích bởi dựa trên sự hợp lý hóa hành vi cạnh tranh, tối đa hóa lợi nhuận vì lợi ích của một nhóm nhỏ, phụ thuộc vào sự cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và sự suy thoái môi trường chung của chúng ta. Trong khi đó, Kinh tế học Phật giáo được hình thành dựa trên sự tương tác phụ thuộc lẫn nhau của con người và môi trường, do đó mang lại sự an lạc hạnh phúc dựa trên từ bi tâm đối với tất cả chúng sinh. Mục tiêu của nó là duy sự phát triển bền vững gắn liền bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu hiện nay, đồng thời khẳng định sự thịnh vượng chung và mang đến sự an lạc thịnh đạt cho người lao động, khách hàng, cổ đông và xã hội.
03/02/2023(Xem: 5466)
Đã có rất nhiều tài liệu đề cập về Thiền bao gồm Thiền Định, Thiền Chỉ, Thiền Quán, Thiền Tọa, Thiền Hành, Thiền Phàm Phu, Thiền Ngoại Đạo, Thiền Tiểu Thừa, Thiền Trung Thừa, Thiền Đại Thừa, Thiền Tối Thượng Thừa...Tất cả đều là những sắc thái, tướng trạng, hiện tượng và tác động từ tâm thức chúng ta trong ý hướng tu tập trên đường giải thoát, giác ngộ Phật đạo. Sự giác ngộ giải thoát nơi Phật Đạo, tuy nhiên, lại quá phong phú, đa diện với sắc thái tâm thức rất sâu xa vi tế nên dù Phật tánh
31/01/2023(Xem: 6183)
Kinh Châu Báu, thuộc kinh điển Nam Truyền, Tiểu Bộ Kinh, là một bài kinh Hộ Trì hay Cầu An, do Đức Phật Thích Ca nói ra khi Ngài được thỉnh đến thành Vesali, dân chúng đang chịu ba thứ nạn, nạn dịch bệch, nạn đói và nạn Phi Nhân. Dân chúng ở đây cầu mong nhờ ân đức cao trọng của Đức Phật, nhờ Phật Lực mà các hoạn nạn được tiêu trừ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567