TRUYỆN PHẬT THÍCH-CA
Đoàn Trung Còn biên soạn, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
Đức Phật nhìn thái tử và quay sang nói với vua rằng: “Tôi mong cho thái tử xứng đáng với lòng yêu thương của bệ hạ.”
Ngài lại nhìn thái tử và dạy rằng:
“Này A-xà-thế! Hãy nghe ta giảng đây mà suy nghĩ. Những kế xảo trá nhiều khi không thành, những điều gian ác nhiều khi bại lộ. Ta có một câu chuyện sẽ kể cho người nghe đây.
“Thuở ấy, trong một cụm rừng kia có một cây đại thọ. Cây đại thọ ấy mọc lên giữa hai cái hồ, một cái nhỏ không đẹp, còn cái lớn đẹp đẽ hơn. Trong hồ nhỏ có nhiều cá lắm, còn trong hồ lớn thì nhiều hoa sen nở. Một mùa hè nọ, trời nắng gắt, cái hồ nhỏ lần lần sắp cạn khô, còn cái hồ lớn đã sâu lại nhờ hoa sen che mát, nên vẫn còn chứa nhiều nước và mát mẻ luôn.
“Một con sếu tình cờ bay ngang qua hai cái hồ. Nó thấy cá dưới hồ nhỏ. Nó bèn ngừng cánh đáp xuống, đứng một chân mà suy nghĩ: ‘Cha chả! Cá này ngon lắm, nhưng chúng nó rất khôn lanh, nếu ta xuống bắt thì chúng trốn mất hết. Chi bằng ta nên dùng kế mà gạt chúng.’
“Vì hồ gần cạn nên cá bơi lội tù túng lắm. Còn bên hồ lớn kia, nước mát mẻ mặc tình bơi lội thảnh thơi. Con sếu suy nghĩ, vẻ mặt rất nghiêm trang, đạo mạo.
“Một con cá dưới hồ nhìn lên thấy, hỏi rằng: ‘Anh làm gì mà đứng đó, anh chim đáng kính? Anh ra vẻ nghĩ ngợi gì thế?’
“Sếu đáp: ‘Phải đấy. Tôi đang suy nghĩ tìm cách giúp các anh ra khỏi chỗ chật chội, tù túng này.’
“Cá hỏi: ‘Sao anh bảo rằng chật chội, tù túng?’
“Sếu cười nói: ‘Anh còn chưa biết sao? Các anh đang ở dưới nước cạn. Càng ngày nước lại càng rút cạn hơn. Rồi đây các anh sẽ chết khô hết. Tôi thấy vậy mà lấy làm thương hại lắm.’
“Mấy con cá nghe sếu nói như vậy, đều lấy làm sợ hãi, bèn hỏi rằng: ‘Anh chim đáng kính ơi! Anh có biết kế gì để cứu chúng tôi chăng?’
“Con sếu làm bộ suy nghĩ một lát, rồi bảo: ‘Tôi có cách này, có thể cứu được các anh. Bên kia cây đại thọ này là một cái hồ lớn còn nhiều nước lắm, nhưng các anh không thể sang đó được. Bây giờ tôi sẽ giúp việc mang các anh sang đó, nhưng chỉ có thể mang từng anh một mà thôi, bằng cách ngậm các anh trong mỏ rồi bay sang bên đó.’
“Mấy con cá đều lấy làm mừng, chỉ có một con tôm là ngạc nhiên, nói rằng: ‘Từ khi có trời đất đến giờ, chưa nghe chuyện chim sếu cứu cá, chỉ nghe nó nuốt cá vào bụng mà thôi.’
“Con sếu nghe lời ấy, nhưng làm ra bộ rất hiền lành, nói rằng: ‘Này anh tôm! Anh đa nghi chi lắm vậy? Tôi đã lấy lòng bác ái mà lo lắng cho các anh, mà anh còn trao tiếng oán cho tôi sao? Đâu anh thử chỉ cho tôi một anh cá nào, rồi tôi lấy mỏ mà mang qua hồ sen cho anh xem.’
“Mấy con cá cho là phải, liền chỉ một con cá già có tiếng là khôn lanh ở dưới hồ. Con sếu liền vớt lấy con cá ấy, mang qua hồ sen mà thả xuống nước, cá lội thảnh thơi ra tuồng đắc ý lắm. Rồi sếu mang con cá trở về bên hồ cạn. Nó hết lời khen tặng con sếu và ca ngợi sự mát mẻ, rộng rãi ở bên hồ sen.
“Bấy giờ, mấy con cá đều chen nhau mà để cho con sếu vớt đi. Con sếu lại vớt con cá già đi, nhưng không đem bỏ dưới hồ kia, lại để xuống đất mà ăn tươi và bỏ xương dưới cây đại thọ.
“Con sếu trở về hồ cạn, lần lượt đem mấy con cá kia lên chỗ ấy mà ăn hết.
Sau rốt còn lại con tôm. Nó nghĩ rằng: ‘Ta chắc là con sếu đã hại mạng bầy cá kia hết rồi. Nhưng phần ta, tuy không tin con sếu nhưng cũng muốn nó mang ta qua bên hồ rộng. Vậy ta phải cẩn thận kẻo bị nó hại. Nếu như nó đã lường gạt mà giết hết mấy con cá kia thì ta phải báo thù.’
“Con sếu bay đến bảo con tôm qua hồ. Tôm hỏi mang đi thế nào? Sếu bảo sẽ ngậm vào trong mỏ, cũng như đã mang mấy con cá kia. Tôm bảo vỏ mình trơn, có thể rớt xuống đất, nên muốn lấy càng mà đeo cổ chim, nhưng hứa sẽ không làm trầy cổ. Con sếu bằng lòng liền mang tôm đi.
“Rồi nó ngừng lại chỗ cây đại thọ. Tôm hỏi: ‘Ngừng giữa đường mà làm gì, chẳng lẽ mệt lắm sao? Đường không xa lắm mà?’
“Con sếu không biết đáp thế nào. Con tôm mới níu lấy cổ con sếu. Tôm nhìn xuống thấy đống xương, nó biết bao nhiêu cá đều bị ăn hết rồi. Nó nhất định không cho chim hại nó, thà là nó chết mà chim cũng không sống được.
“Con tôm liền kẹp mạnh càng lại. Chim đau lắm, nước mắt chảy ra, liền la lên rằng: ‘Anh tôm ơi! Đừng kẹp tôi nữa, tôi không ăn thịt anh đâu, để tôi mang anh đến hồ.’
“Tôm nới càng ra, sếu bay đến hồ sen, đưa cổ ngay ra đặng cho tôm buông càng mà rớt xuống nước. Nhưng con tôm lấy hết sức mà kẹp riết làm cho sếu đứt cổ.”
Đức Phật dừng một lát rồi nói tiếp:
“Chuyện là như vậy. Này thái tử! Cho nên phải biết rằng, những kế xảo trá nhiều khi không thành, những điều gian ác nhiều khi bại lộ. Không chóng thì chầy, con sếu sẽ phải gặp con tôm. Thái tử nên ghi nhớ bài học ấy.”
Vua Tần-bà-sa-la cám ơn đức Phật muốn dạy thái tử điều lành. Sau đó, vua muốn xin một ít tóc và móng tay của Phật để thờ trong một ngôi chùa ở trong cung, để mỗi ngày đốt hương, dâng hoa. Đức Phật liền trao cho và nói:
“Những thứ này bệ hạ có thể để trong chùa, còn đạo lý ta đã dạy, bệ hạ nên để trong tâm.”
Vua Tần-bà-sa-la từ biệt trở về. Không bao lâu sau, đức Phật lên đường trở về thành Ca-tỳ-la-vệ.
Đoàn Trung Còn biên soạn, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
HỒI THỨ NHÌ
32. PHẬT KHUYÊN THÁI TỬ A-XÀ-THẾ
Vua Tần-bà-sa-la được tin đức Phật sắp từ giã cảnh rừng Trúc Lâm mà về thăm quê nhà. Vua liền đi với con là thái tử A-xà-thế đến viếng ngài.Đức Phật nhìn thái tử và quay sang nói với vua rằng: “Tôi mong cho thái tử xứng đáng với lòng yêu thương của bệ hạ.”
Ngài lại nhìn thái tử và dạy rằng:
“Này A-xà-thế! Hãy nghe ta giảng đây mà suy nghĩ. Những kế xảo trá nhiều khi không thành, những điều gian ác nhiều khi bại lộ. Ta có một câu chuyện sẽ kể cho người nghe đây.
“Thuở ấy, trong một cụm rừng kia có một cây đại thọ. Cây đại thọ ấy mọc lên giữa hai cái hồ, một cái nhỏ không đẹp, còn cái lớn đẹp đẽ hơn. Trong hồ nhỏ có nhiều cá lắm, còn trong hồ lớn thì nhiều hoa sen nở. Một mùa hè nọ, trời nắng gắt, cái hồ nhỏ lần lần sắp cạn khô, còn cái hồ lớn đã sâu lại nhờ hoa sen che mát, nên vẫn còn chứa nhiều nước và mát mẻ luôn.
“Một con sếu tình cờ bay ngang qua hai cái hồ. Nó thấy cá dưới hồ nhỏ. Nó bèn ngừng cánh đáp xuống, đứng một chân mà suy nghĩ: ‘Cha chả! Cá này ngon lắm, nhưng chúng nó rất khôn lanh, nếu ta xuống bắt thì chúng trốn mất hết. Chi bằng ta nên dùng kế mà gạt chúng.’
“Vì hồ gần cạn nên cá bơi lội tù túng lắm. Còn bên hồ lớn kia, nước mát mẻ mặc tình bơi lội thảnh thơi. Con sếu suy nghĩ, vẻ mặt rất nghiêm trang, đạo mạo.
“Một con cá dưới hồ nhìn lên thấy, hỏi rằng: ‘Anh làm gì mà đứng đó, anh chim đáng kính? Anh ra vẻ nghĩ ngợi gì thế?’
“Sếu đáp: ‘Phải đấy. Tôi đang suy nghĩ tìm cách giúp các anh ra khỏi chỗ chật chội, tù túng này.’
“Cá hỏi: ‘Sao anh bảo rằng chật chội, tù túng?’
“Sếu cười nói: ‘Anh còn chưa biết sao? Các anh đang ở dưới nước cạn. Càng ngày nước lại càng rút cạn hơn. Rồi đây các anh sẽ chết khô hết. Tôi thấy vậy mà lấy làm thương hại lắm.’
“Mấy con cá nghe sếu nói như vậy, đều lấy làm sợ hãi, bèn hỏi rằng: ‘Anh chim đáng kính ơi! Anh có biết kế gì để cứu chúng tôi chăng?’
“Con sếu làm bộ suy nghĩ một lát, rồi bảo: ‘Tôi có cách này, có thể cứu được các anh. Bên kia cây đại thọ này là một cái hồ lớn còn nhiều nước lắm, nhưng các anh không thể sang đó được. Bây giờ tôi sẽ giúp việc mang các anh sang đó, nhưng chỉ có thể mang từng anh một mà thôi, bằng cách ngậm các anh trong mỏ rồi bay sang bên đó.’
“Mấy con cá đều lấy làm mừng, chỉ có một con tôm là ngạc nhiên, nói rằng: ‘Từ khi có trời đất đến giờ, chưa nghe chuyện chim sếu cứu cá, chỉ nghe nó nuốt cá vào bụng mà thôi.’
“Con sếu nghe lời ấy, nhưng làm ra bộ rất hiền lành, nói rằng: ‘Này anh tôm! Anh đa nghi chi lắm vậy? Tôi đã lấy lòng bác ái mà lo lắng cho các anh, mà anh còn trao tiếng oán cho tôi sao? Đâu anh thử chỉ cho tôi một anh cá nào, rồi tôi lấy mỏ mà mang qua hồ sen cho anh xem.’
“Mấy con cá cho là phải, liền chỉ một con cá già có tiếng là khôn lanh ở dưới hồ. Con sếu liền vớt lấy con cá ấy, mang qua hồ sen mà thả xuống nước, cá lội thảnh thơi ra tuồng đắc ý lắm. Rồi sếu mang con cá trở về bên hồ cạn. Nó hết lời khen tặng con sếu và ca ngợi sự mát mẻ, rộng rãi ở bên hồ sen.
“Bấy giờ, mấy con cá đều chen nhau mà để cho con sếu vớt đi. Con sếu lại vớt con cá già đi, nhưng không đem bỏ dưới hồ kia, lại để xuống đất mà ăn tươi và bỏ xương dưới cây đại thọ.
“Con sếu trở về hồ cạn, lần lượt đem mấy con cá kia lên chỗ ấy mà ăn hết.
Sau rốt còn lại con tôm. Nó nghĩ rằng: ‘Ta chắc là con sếu đã hại mạng bầy cá kia hết rồi. Nhưng phần ta, tuy không tin con sếu nhưng cũng muốn nó mang ta qua bên hồ rộng. Vậy ta phải cẩn thận kẻo bị nó hại. Nếu như nó đã lường gạt mà giết hết mấy con cá kia thì ta phải báo thù.’
“Con sếu bay đến bảo con tôm qua hồ. Tôm hỏi mang đi thế nào? Sếu bảo sẽ ngậm vào trong mỏ, cũng như đã mang mấy con cá kia. Tôm bảo vỏ mình trơn, có thể rớt xuống đất, nên muốn lấy càng mà đeo cổ chim, nhưng hứa sẽ không làm trầy cổ. Con sếu bằng lòng liền mang tôm đi.
“Rồi nó ngừng lại chỗ cây đại thọ. Tôm hỏi: ‘Ngừng giữa đường mà làm gì, chẳng lẽ mệt lắm sao? Đường không xa lắm mà?’
“Con sếu không biết đáp thế nào. Con tôm mới níu lấy cổ con sếu. Tôm nhìn xuống thấy đống xương, nó biết bao nhiêu cá đều bị ăn hết rồi. Nó nhất định không cho chim hại nó, thà là nó chết mà chim cũng không sống được.
“Con tôm liền kẹp mạnh càng lại. Chim đau lắm, nước mắt chảy ra, liền la lên rằng: ‘Anh tôm ơi! Đừng kẹp tôi nữa, tôi không ăn thịt anh đâu, để tôi mang anh đến hồ.’
“Tôm nới càng ra, sếu bay đến hồ sen, đưa cổ ngay ra đặng cho tôm buông càng mà rớt xuống nước. Nhưng con tôm lấy hết sức mà kẹp riết làm cho sếu đứt cổ.”
Đức Phật dừng một lát rồi nói tiếp:
“Chuyện là như vậy. Này thái tử! Cho nên phải biết rằng, những kế xảo trá nhiều khi không thành, những điều gian ác nhiều khi bại lộ. Không chóng thì chầy, con sếu sẽ phải gặp con tôm. Thái tử nên ghi nhớ bài học ấy.”
Vua Tần-bà-sa-la cám ơn đức Phật muốn dạy thái tử điều lành. Sau đó, vua muốn xin một ít tóc và móng tay của Phật để thờ trong một ngôi chùa ở trong cung, để mỗi ngày đốt hương, dâng hoa. Đức Phật liền trao cho và nói:
“Những thứ này bệ hạ có thể để trong chùa, còn đạo lý ta đã dạy, bệ hạ nên để trong tâm.”
Vua Tần-bà-sa-la từ biệt trở về. Không bao lâu sau, đức Phật lên đường trở về thành Ca-tỳ-la-vệ.
Gửi ý kiến của bạn