TRUYỆN PHẬT THÍCH-CA
Đoàn Trung Còn biên soạn, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
Thái tử nghe vậy lấy làm hợp ý. Ngài liền tâu lên vua cha xin được đi xem phong cảnh ngoài thành. Vua không biết làm sao ngăn cản, đành thuận cho thái tử dạo chơi.
Nhưng vua nghĩ rằng: “Nếu để thái tử thấy những thảm trạng ngoài đường, ắt sẽ có lòng xúc động. Ta muốn cho thái tử không thấy những sự buồn, vậy nên truyền cho những dân đau khổ, những kẻ nghèo khó tật bệnh đều phải tránh ra xa.”
Nghĩ rồi liền làm y như vậy, bí mật truyền cho những nơi thái tử sẽ đi qua, quan quân phải đến trước mà dẹp đường, không để cho thái tử nhìn thấy bất cứ cảnh đau lòng nào.
Thái tử ra thành dạo chơi trên một chiếc xe ngựa với người đánh xe trung thành, tin cẩn là Xa-nặc. Khắp nơi ngài đi qua đều thấy những đèn hoa giăng kết chào mừng, những người trên đường đều là những trai tráng mạnh mẽ, những người giàu có ăn mặc sang trọng.
Nhưng rồi thái tử thấy vui với khí trời xuân ấm áp và truyền cho Xa-nặc đi xa hơn nữa ra miền đồng quê. Ở đó, các quan binh chưa kịp đến trước mà dọn dẹp đường xá, ngài cứ cho xe thẳng tiến trên con đường rộng chạy giữa những cánh đồng bao la xanh tốt.
Bỗng đâu ven đường có một ông lão lưng còng, tóc bạc, tay chống gậy, chân run rẩy, hàm răng rụng sạch, làn da nhăn nheo, xấu xí, trông không còn ra dáng hình người. Thái tử lần đầu tiên trông thấy một người già nua xấu xí đến thế, lấy làm lạ bèn phán hỏi Xa-nặc rằng: “Nhà ngươi có biết người khòm lưng, tóc bạc đó là ai chăng? Vì sao thân hình người ấy lại chỉ còn da bọc xương. Ta xem người ấy cặp mắt như hết thần, tay nương gậy, chân run rẩy không còn đi đứng vững vàng. Sao bao nhiêu người mà ta đã gặp không có ai giống như người ấy?”
Xa-nặc tâu lên rằng: “Đó là một ông lão, người đã bị sự tàn phá của tuổi già. Với tuổi già thì bao nhiêu những sự vui sướng đều không được thụ hưởng như xưa! Khi đã già thì hết vẻ xinh đẹp, hết sự khỏe mạnh, hết cả trí tuệ minh mẫn, lại suy nhược, chịu nhiều bệnh khổ. Ông lão ấy hồi trẻ khi cha mẹ sanh ra cũng từng phải bú mớm, dần dần lớn lên cũng thành người trai tráng mạnh mẽ, mà nay tuổi già nên trở thành khô héo, bại hoại như thế.”
Thái tử lấy làm cảm xúc, hỏi tiếp rằng: “Quyền thế như ta đây, liệu có phải già như thế không?”
Xa-nặc tâu rằng:
“Ngài rồi cũng không tránh khỏi cái già! Hết thảy muôn người không ai có thể tránh được cái già. Cho dẫu là bậc đế vương quyền cao tột đỉnh, hoặc người dân quê nghèo khó khổ nhọc, đối với sự già lão thì cũng đều phải chịu như nhau.”
Thái tử nghe nói, lấy làm thảng thốt, bèn thở dài và lắc đầu. Ngài nhìn lão già một lần nữa rồi than rằng:
“Cái già làm cho hình hài xấu xí, sức khỏe suy nhược, thần trí mê muội, thân thể đau nhức, tai điếc mắt lờ, thế mà người đời chẳng biết ghê sợ, chỉ mãi đắm say trong những cuộc vui dục lạc. Thôi ngươi hãy quay ngựa trở về. Ta giờ chỉ ám ảnh bởi cái già nó làm khổ muôn người, không phương tránh né, nên chẳng còn vui thích gì mà dạo chơi nữa cả.”
Sau chuyến đi ấy, thái tử đâm ra ưu tư, suy nghĩ. Ngài hiểu ra sự thật về cái giả tạo, tạm bợ của kiếp người, khác nào như ngọn đèn dầu, tuy sáng đó nhưng chẳng bao lâu rồi dầu hết mà phải tắt. Ngài thường ngồi một mình ở nơi vắng vẻ để suy nghĩ về thân phận con người với chuỗi ngày thanh xuân ngắn ngủi không thể nào tồn tại.
Có người đem những việc đã xảy ra tâu lên vua Tịnh-phạn. Đức vua vô cùng lo lắng, và truyền bày thêm nhiều cuộc vui hơn nữa làm cho thái tử nguôi ngoai. Nhưng thái tử không còn quan tâm nữa. Ngược lại, ngài bắt đầu cảm thấy băn khoăn về những sự thật khác nữa trong cuộc sống mà có lẽ vì bị giam hãm mãi trong cung đình nên ngài không thể tìm biết được. Ngài quyết định xin phép vua cha ra ngoài thành dạo chơi một lần nữa.
Lần này, thái tử quyết định không đi công khai như lần trước. Ngài cũng không đi bằng xe ngựa, mà cải trang làm một người trưởng giả đi bộ ra ngoài thành cùng với người hầu cận là Xa-nặc.
Nhờ dạo chơi trong thành bằng cách này, thái tử có thể tiếp cận được với cuộc sống thực tế của nhân dân, đặc biệt là những người dân thuộc tầng lớp thấp hèn. Ngài rất vui mừng khi cảm nhận được nhiều niềm vui đơn sơ trong cuộc sống giản dị, tự nhiên của những người dân nghèo, khác với cuộc sống gò bó lễ nghi của cung đình.
Đến cuối một con đường kia, thái tử bỗng nghe có tiếng người rên la rất lớn. Ngài vội vã lần bước đến đó và nhìn thấy một hình ảnh mà từ trước ngài chưa thấy bao giờ.
Trên mặt đất, một người đang lăn lộn, rên xiết. Ông ta nằm dài trên mặt đất, thân hình cứ run lên từng chặp trong khi cặp mắt trợn lên trắng dã, vẻ mặt tái mét như không còn chút máu hồng nào trong đó. Ông có vẻ như cố gượng đứng lên nhiều lần nhưng lần nào rồi cũng ngã nhào xuống, không sao dậy nổi.
Vốn sẵn tấm lòng nhân ái bao la, thái tử liền chạy ngay đến nâng người ấy dậy. Ngài đặt người ngồi tựa vào mình, lấy tay xoa đầu như muốn làm giảm bớt đi sự đau đớn.
Xa-nặc vội vã chạy đến, miệng la lớn: “Xin ngài chớ chạm vào người ấy. Đó là một người bệnh truyền nhiễm.”
Thái tử ngạc nhiên, hỏi Xa-nặc: “Thế nào gọi là một người bệnh?”
Xa-nặc đáp: “Người ấy xưa cũng khỏe mạnh, tráng kiện như bao người khác, nhưng một khi đã mắc bệnh rồi thì thân thể tàn tạ, đau đớn đến thế, nên gọi là người bệnh.”
Thái tử lại hỏi: “Những người khác có khi nào bị bệnh như thế này chăng?”
Xa-nặc thưa rằng: “Nếu ai tiếp xúc với người bệnh, cũng đều có thể sẽ bị bệnh. Nhưng cũng có những người tự dưng mắc bệnh mà tự họ không hiểu nguyên do từ đâu. Nói chung là trong chúng ta ai ai cũng có thể bị bệnh, mà không thể biết chắc được là sẽ bị vào lúc nào. Xin ngài hãy đặt người bệnh ấy xuống, nếu không có thể rồi ngài cũng sẽ mắc bệnh.”
Thái tử chưa hết ngạc nhiên, ngài hỏi tiếp: “Xa-nặc! Ngoài người bệnh như thế này, còn có những bệnh nào khác hơn nữa chăng?”
Xa-nặc đáp: “Thưa thái tử! Trong cuộc đời này có rất nhiều thứ bệnh tật khác nhau, và chúng thường xuyên đe dọa lây nhiễm đến mọi người trong chúng ta. Bệnh tật không tha thứ cho bất cứ ai, cả thế giới này phải khóc than, kêu la hằng ngày vì nó.”
Thái tử nghe qua rồi lấy làm lạ, than rằng:
“Ôi! Con người thật là kỳ lạ! Bệnh tật rình rập làm hại họ trong từng chốc lát, mà họ chẳng để lòng lo lại còn đắm mình trong những trận vui cười!”
Thái tử liền cùng Xa-nặc quay về, trong lòng nặng trĩu thêm một mối ưu sầu lo nghĩ nữa.
Vua Tịnh-phạn thấy thái tử ngày càng ưu tư, trầm lặng thì trong lòng càng thêm lo lắng. Muốn cho thái tử được vui, đức vua liền truyền tổ chức cho ngài dạo chơi một lần nữa.
Trong chuyến đi lần này, thái tử tình cờ trông thấy đám chết của một người nghèo. Ngài thấy bốn người khiêng đi một thân thể cứng đờ, bọc trong một manh chiếu rách, và mấy kẻ theo sau đều khóc kể rất thảm thiết. Đám tang đi ra một quãng đồng rộng, nơi đã có chất sẵn một đống củi to, và người ta đặt thi thể người chết lên đống củi rồi nổi lửa mà thiêu.
Thái tử hỏi Xa-nặc:
“Nhà ngươi có biết những người ấy khiêng ai đi đó chăng? Và tại sao họ than khóc buồn thảm lắm vậy? Tại sao họ lại đặt người ấy lên đống củi to mà thiêu đốt? Vì sao người ấy không thấy kêu la vì nóng bỏng, giống như những người khác?
Xa-nặc tâu lên rằng:
“Người ấy thật không còn tri giác, cũng chẳng còn hơi thở. Người ấy chỉ nằm cứng đơ như cây cỏ, không còn biết vui sướng, khổ sở chi nữa. Anh em, bè bạn không còn đi lại, kẻ thù nghịch chẳng còn biết tới. Người ấy đã chết rồi.”
Thái tử lại hỏi: “Nếu cái chết là như thế, vậy nó chỉ riêng cho người ấy hay là nó đến với hết thảy mọi người?”
Xa-nặc tâu rằng:
“Mọi người không ai tránh khỏi. Kẻ sang người hèn, kẻ tốt người xấu, rồi đều cũng phải chết.”
Thái tử nghe rồi liền nói một cách buồn bã rằng:
“Than ôi! Định luật khắt khe là như thế, mà loài người vẫn mãi vui chơi. Bây giờ ta mới hiểu ra rằng, tâm tánh của nhân loại cũng rắn như sắt đá. Cái chết nó chực sẵn bên mình, ai ai rồi cũng không tránh khỏi, vậy mà họ vẫn không hề lấy đó làm điều suy gẫm.”
Đoàn Trung Còn biên soạn, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
HỒI THỨ NHẤT
12. BA LẦN GẶP KHỔ
Một hôm, vào dịp đầu xuân, có người đến tâu với thái tử rằng: “Cảnh trời hôm nay tươi sáng, bên ngoài có cỏ đẹp hoa thơm, có chim hót trên cành, lại có những cảnh vườn xanh, ruộng tốt. Người và vật đâu đâu cũng đều có vẻ tươi cười chào đón cảnh xuân. Ngài nên dạo chơi đôi chút cho thanh thản, bởi lâu ngày ở mãi trong cung thì có khác nào như ngựa kia bị nhốt mãi trong tàu.”Thái tử nghe vậy lấy làm hợp ý. Ngài liền tâu lên vua cha xin được đi xem phong cảnh ngoài thành. Vua không biết làm sao ngăn cản, đành thuận cho thái tử dạo chơi.
Nhưng vua nghĩ rằng: “Nếu để thái tử thấy những thảm trạng ngoài đường, ắt sẽ có lòng xúc động. Ta muốn cho thái tử không thấy những sự buồn, vậy nên truyền cho những dân đau khổ, những kẻ nghèo khó tật bệnh đều phải tránh ra xa.”
Nghĩ rồi liền làm y như vậy, bí mật truyền cho những nơi thái tử sẽ đi qua, quan quân phải đến trước mà dẹp đường, không để cho thái tử nhìn thấy bất cứ cảnh đau lòng nào.
Thái tử ra thành dạo chơi trên một chiếc xe ngựa với người đánh xe trung thành, tin cẩn là Xa-nặc. Khắp nơi ngài đi qua đều thấy những đèn hoa giăng kết chào mừng, những người trên đường đều là những trai tráng mạnh mẽ, những người giàu có ăn mặc sang trọng.
Nhưng rồi thái tử thấy vui với khí trời xuân ấm áp và truyền cho Xa-nặc đi xa hơn nữa ra miền đồng quê. Ở đó, các quan binh chưa kịp đến trước mà dọn dẹp đường xá, ngài cứ cho xe thẳng tiến trên con đường rộng chạy giữa những cánh đồng bao la xanh tốt.
Bỗng đâu ven đường có một ông lão lưng còng, tóc bạc, tay chống gậy, chân run rẩy, hàm răng rụng sạch, làn da nhăn nheo, xấu xí, trông không còn ra dáng hình người. Thái tử lần đầu tiên trông thấy một người già nua xấu xí đến thế, lấy làm lạ bèn phán hỏi Xa-nặc rằng: “Nhà ngươi có biết người khòm lưng, tóc bạc đó là ai chăng? Vì sao thân hình người ấy lại chỉ còn da bọc xương. Ta xem người ấy cặp mắt như hết thần, tay nương gậy, chân run rẩy không còn đi đứng vững vàng. Sao bao nhiêu người mà ta đã gặp không có ai giống như người ấy?”
Xa-nặc tâu lên rằng: “Đó là một ông lão, người đã bị sự tàn phá của tuổi già. Với tuổi già thì bao nhiêu những sự vui sướng đều không được thụ hưởng như xưa! Khi đã già thì hết vẻ xinh đẹp, hết sự khỏe mạnh, hết cả trí tuệ minh mẫn, lại suy nhược, chịu nhiều bệnh khổ. Ông lão ấy hồi trẻ khi cha mẹ sanh ra cũng từng phải bú mớm, dần dần lớn lên cũng thành người trai tráng mạnh mẽ, mà nay tuổi già nên trở thành khô héo, bại hoại như thế.”
Thái tử lấy làm cảm xúc, hỏi tiếp rằng: “Quyền thế như ta đây, liệu có phải già như thế không?”
Xa-nặc tâu rằng:
“Ngài rồi cũng không tránh khỏi cái già! Hết thảy muôn người không ai có thể tránh được cái già. Cho dẫu là bậc đế vương quyền cao tột đỉnh, hoặc người dân quê nghèo khó khổ nhọc, đối với sự già lão thì cũng đều phải chịu như nhau.”
Thái tử nghe nói, lấy làm thảng thốt, bèn thở dài và lắc đầu. Ngài nhìn lão già một lần nữa rồi than rằng:
“Cái già làm cho hình hài xấu xí, sức khỏe suy nhược, thần trí mê muội, thân thể đau nhức, tai điếc mắt lờ, thế mà người đời chẳng biết ghê sợ, chỉ mãi đắm say trong những cuộc vui dục lạc. Thôi ngươi hãy quay ngựa trở về. Ta giờ chỉ ám ảnh bởi cái già nó làm khổ muôn người, không phương tránh né, nên chẳng còn vui thích gì mà dạo chơi nữa cả.”
Sau chuyến đi ấy, thái tử đâm ra ưu tư, suy nghĩ. Ngài hiểu ra sự thật về cái giả tạo, tạm bợ của kiếp người, khác nào như ngọn đèn dầu, tuy sáng đó nhưng chẳng bao lâu rồi dầu hết mà phải tắt. Ngài thường ngồi một mình ở nơi vắng vẻ để suy nghĩ về thân phận con người với chuỗi ngày thanh xuân ngắn ngủi không thể nào tồn tại.
Có người đem những việc đã xảy ra tâu lên vua Tịnh-phạn. Đức vua vô cùng lo lắng, và truyền bày thêm nhiều cuộc vui hơn nữa làm cho thái tử nguôi ngoai. Nhưng thái tử không còn quan tâm nữa. Ngược lại, ngài bắt đầu cảm thấy băn khoăn về những sự thật khác nữa trong cuộc sống mà có lẽ vì bị giam hãm mãi trong cung đình nên ngài không thể tìm biết được. Ngài quyết định xin phép vua cha ra ngoài thành dạo chơi một lần nữa.
Lần này, thái tử quyết định không đi công khai như lần trước. Ngài cũng không đi bằng xe ngựa, mà cải trang làm một người trưởng giả đi bộ ra ngoài thành cùng với người hầu cận là Xa-nặc.
Nhờ dạo chơi trong thành bằng cách này, thái tử có thể tiếp cận được với cuộc sống thực tế của nhân dân, đặc biệt là những người dân thuộc tầng lớp thấp hèn. Ngài rất vui mừng khi cảm nhận được nhiều niềm vui đơn sơ trong cuộc sống giản dị, tự nhiên của những người dân nghèo, khác với cuộc sống gò bó lễ nghi của cung đình.
Đến cuối một con đường kia, thái tử bỗng nghe có tiếng người rên la rất lớn. Ngài vội vã lần bước đến đó và nhìn thấy một hình ảnh mà từ trước ngài chưa thấy bao giờ.
Trên mặt đất, một người đang lăn lộn, rên xiết. Ông ta nằm dài trên mặt đất, thân hình cứ run lên từng chặp trong khi cặp mắt trợn lên trắng dã, vẻ mặt tái mét như không còn chút máu hồng nào trong đó. Ông có vẻ như cố gượng đứng lên nhiều lần nhưng lần nào rồi cũng ngã nhào xuống, không sao dậy nổi.
Vốn sẵn tấm lòng nhân ái bao la, thái tử liền chạy ngay đến nâng người ấy dậy. Ngài đặt người ngồi tựa vào mình, lấy tay xoa đầu như muốn làm giảm bớt đi sự đau đớn.
Xa-nặc vội vã chạy đến, miệng la lớn: “Xin ngài chớ chạm vào người ấy. Đó là một người bệnh truyền nhiễm.”
Thái tử ngạc nhiên, hỏi Xa-nặc: “Thế nào gọi là một người bệnh?”
Xa-nặc đáp: “Người ấy xưa cũng khỏe mạnh, tráng kiện như bao người khác, nhưng một khi đã mắc bệnh rồi thì thân thể tàn tạ, đau đớn đến thế, nên gọi là người bệnh.”
Thái tử lại hỏi: “Những người khác có khi nào bị bệnh như thế này chăng?”
Xa-nặc thưa rằng: “Nếu ai tiếp xúc với người bệnh, cũng đều có thể sẽ bị bệnh. Nhưng cũng có những người tự dưng mắc bệnh mà tự họ không hiểu nguyên do từ đâu. Nói chung là trong chúng ta ai ai cũng có thể bị bệnh, mà không thể biết chắc được là sẽ bị vào lúc nào. Xin ngài hãy đặt người bệnh ấy xuống, nếu không có thể rồi ngài cũng sẽ mắc bệnh.”
Thái tử chưa hết ngạc nhiên, ngài hỏi tiếp: “Xa-nặc! Ngoài người bệnh như thế này, còn có những bệnh nào khác hơn nữa chăng?”
Xa-nặc đáp: “Thưa thái tử! Trong cuộc đời này có rất nhiều thứ bệnh tật khác nhau, và chúng thường xuyên đe dọa lây nhiễm đến mọi người trong chúng ta. Bệnh tật không tha thứ cho bất cứ ai, cả thế giới này phải khóc than, kêu la hằng ngày vì nó.”
Thái tử nghe qua rồi lấy làm lạ, than rằng:
“Ôi! Con người thật là kỳ lạ! Bệnh tật rình rập làm hại họ trong từng chốc lát, mà họ chẳng để lòng lo lại còn đắm mình trong những trận vui cười!”
Thái tử liền cùng Xa-nặc quay về, trong lòng nặng trĩu thêm một mối ưu sầu lo nghĩ nữa.
Vua Tịnh-phạn thấy thái tử ngày càng ưu tư, trầm lặng thì trong lòng càng thêm lo lắng. Muốn cho thái tử được vui, đức vua liền truyền tổ chức cho ngài dạo chơi một lần nữa.
Trong chuyến đi lần này, thái tử tình cờ trông thấy đám chết của một người nghèo. Ngài thấy bốn người khiêng đi một thân thể cứng đờ, bọc trong một manh chiếu rách, và mấy kẻ theo sau đều khóc kể rất thảm thiết. Đám tang đi ra một quãng đồng rộng, nơi đã có chất sẵn một đống củi to, và người ta đặt thi thể người chết lên đống củi rồi nổi lửa mà thiêu.
Thái tử hỏi Xa-nặc:
“Nhà ngươi có biết những người ấy khiêng ai đi đó chăng? Và tại sao họ than khóc buồn thảm lắm vậy? Tại sao họ lại đặt người ấy lên đống củi to mà thiêu đốt? Vì sao người ấy không thấy kêu la vì nóng bỏng, giống như những người khác?
Xa-nặc tâu lên rằng:
“Người ấy thật không còn tri giác, cũng chẳng còn hơi thở. Người ấy chỉ nằm cứng đơ như cây cỏ, không còn biết vui sướng, khổ sở chi nữa. Anh em, bè bạn không còn đi lại, kẻ thù nghịch chẳng còn biết tới. Người ấy đã chết rồi.”
Thái tử lại hỏi: “Nếu cái chết là như thế, vậy nó chỉ riêng cho người ấy hay là nó đến với hết thảy mọi người?”
Xa-nặc tâu rằng:
“Mọi người không ai tránh khỏi. Kẻ sang người hèn, kẻ tốt người xấu, rồi đều cũng phải chết.”
Thái tử nghe rồi liền nói một cách buồn bã rằng:
“Than ôi! Định luật khắt khe là như thế, mà loài người vẫn mãi vui chơi. Bây giờ ta mới hiểu ra rằng, tâm tánh của nhân loại cũng rắn như sắt đá. Cái chết nó chực sẵn bên mình, ai ai rồi cũng không tránh khỏi, vậy mà họ vẫn không hề lấy đó làm điều suy gẫm.”
Gửi ý kiến của bạn