TRUYỆN PHẬT THÍCH-CA
Đoàn Trung Còn biên soạn, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
Một hôm, thái tử đang dạo chơi trong khu vườn như thường lệ thì bỗng thấy một con chim từ trên trời rơi xuống. Chim bị trúng một mũi tên, máu chảy ướt cả cánh. Nhìn con chim giãy giụa đau đớn trên mặt đất, thái tử vô cùng xúc động, thương xót. Ngài chạy vội đến, bế chim lên, rút mũi tên ra và xé một mảnh vải áo đắp chặt vào vết thương cho máu ngừng chảy.
Rồi ngài vội vã mang chim về cung, sai thị nữ chạy tìm thuốc đắp lên vết thương và săn sóc cho chim. Ngay khi ấy thì có chàng Đề-bà-đạt-đa tìm đến, tay vẫn còn cầm một cây cung. Chính Đề-bà-đạt-đa đã bắn mũi tên trúng con chim, vì thế anh ta đang đi tìm chỗ chim rơi để nhặt thì gặp thái tử.
Đề-bà-đạt-đa khăng khăng đòi lại con chim, nhưng thái tử cương quyết không giao cho anh ta. Lòng nhân ái đã khiến ngài trở nên kiên quyết lạ thường. Ngài biết rằng con vật bé nhỏ ấy đang cần sự che chở của ngài để được toàn mạng sống.
Không lấy được con chim, Đề-bà-đạt-đa không chịu bỏ cuộc. Chàng đi tìm các vị lão thần trong triều để nhờ phân xử. Thật là một vụ tranh cãi rất khó xử, vì cả hai chàng đều là con cưng trong hoàng tộc. Sau khi xin ý kiến của vua Tịnh-phạn, các vị liền cho mời cả hai người đến, tuyên bố rằng:
“Bây giờ chúng tôi sẽ lắng nghe cả hai người công khai tranh cãi. Nếu ai đưa ra được những lý lẽ xác đáng và có tính thuyết phục hơn thì con chim thuộc về người đó.”
Vốn tính nóng nảy, Đề-bà-đạt-đa không nhịn được liền bước ra xin nói trước. Anh ta nói:
“Chim bay trên trời, cá lội dưới nước, vốn dĩ không thuộc về ai cả. Nay chính tôi bắn rơi được con chim, thái tử cũng công nhận điều đó. Như vậy nó phải thuộc về tôi, có lý nào lại thuộc về người khác?”
Các vị lão thần đều lặng thinh trước lập luận đó. Đề-bà-đạt-đa rất hả dạ, cho rằng chuyến này thái tử hẳn phải một phen bẻ mặt, vì chắc chắn phải giao con chim cho mình rồi.
Khi ấy, thái tử điềm đạm bước ra nói:
“Hết thảy muôn loài đều tham sống mà sợ chết. Mạng sống của bất cứ ai cũng đều là quý giá, không nên đoạt mất. Quả đúng là Đề-bà-đạt-đa đã bắn rơi con chim này. Trước đó, nó tự do bay lại trên bầu trời cao rộng với đôi cánh của mình. Nay vì một mũi tên của Đề-bà-đạt-đa mà nó phải mang thương tích suýt mất mạng, hiện vẫn còn cần đến sự chăm sóc thuốc thang. Như vậy, Đề-bà-đạt-đa rõ ràng là kẻ thù của chim. Còn tôi, gặp chim trong tình trạng nguy khốn nên cứu lấy mạng sống, nhờ người chăm sóc cho nó. Như vậy, tôi chính là ân nhân của chim. Xin hỏi các vị, nếu phải giao phó những bệnh nhân đang cần chăm sóc thuốc thang, thì các vị sẽ giao cho kẻ thù của họ hay giao cho ân nhân của họ?”
Các vị lão thần đồng thanh đáp:
“Tất nhiên là không thể giao cho kẻ thù được.”
Đề-bà-đạt-đa giận đến tái mặt, nhưng không còn lời nào để nói trước lập luận chặt chẽ của thái tử, liền lặng lẽ bỏ đi.
Các vị lão thần thảy đều khâm phục tài biện luận của thái tử, và càng khâm phục hơn nữa trước tấm lòng nhân ái bao la, thương người, thương vật của ngài.
Đoàn Trung Còn biên soạn, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
HỒI THỨ NHẤT
8. LÒNG NHÂN ÁI CỦA THÁI TỬ
Thái tử Sĩ-đạt-ta rất thích được gần gũi với những cảnh thiên nhiên thoáng mát, rộng rãi. Vì thế, trong những lúc rãnh rỗi ngoài giờ học ngài thường dạo chơi trong vườn hoa phía sau. Khu vườn rộng này của hoàng cung có nuôi nhiều loại thú để tạo ra khung cảnh thiên nhiên hoang dã. Khi thái tử một mình lẳng lặng ra đây dạo chơi, vẻ từ hòa, nhân ái của ngài làm cho các loài thú đều cảm thấy thân thiện nên hay đến gần để được ngài vuốt ve trìu mến.Một hôm, thái tử đang dạo chơi trong khu vườn như thường lệ thì bỗng thấy một con chim từ trên trời rơi xuống. Chim bị trúng một mũi tên, máu chảy ướt cả cánh. Nhìn con chim giãy giụa đau đớn trên mặt đất, thái tử vô cùng xúc động, thương xót. Ngài chạy vội đến, bế chim lên, rút mũi tên ra và xé một mảnh vải áo đắp chặt vào vết thương cho máu ngừng chảy.
Rồi ngài vội vã mang chim về cung, sai thị nữ chạy tìm thuốc đắp lên vết thương và săn sóc cho chim. Ngay khi ấy thì có chàng Đề-bà-đạt-đa tìm đến, tay vẫn còn cầm một cây cung. Chính Đề-bà-đạt-đa đã bắn mũi tên trúng con chim, vì thế anh ta đang đi tìm chỗ chim rơi để nhặt thì gặp thái tử.
Đề-bà-đạt-đa khăng khăng đòi lại con chim, nhưng thái tử cương quyết không giao cho anh ta. Lòng nhân ái đã khiến ngài trở nên kiên quyết lạ thường. Ngài biết rằng con vật bé nhỏ ấy đang cần sự che chở của ngài để được toàn mạng sống.
Không lấy được con chim, Đề-bà-đạt-đa không chịu bỏ cuộc. Chàng đi tìm các vị lão thần trong triều để nhờ phân xử. Thật là một vụ tranh cãi rất khó xử, vì cả hai chàng đều là con cưng trong hoàng tộc. Sau khi xin ý kiến của vua Tịnh-phạn, các vị liền cho mời cả hai người đến, tuyên bố rằng:
“Bây giờ chúng tôi sẽ lắng nghe cả hai người công khai tranh cãi. Nếu ai đưa ra được những lý lẽ xác đáng và có tính thuyết phục hơn thì con chim thuộc về người đó.”
Vốn tính nóng nảy, Đề-bà-đạt-đa không nhịn được liền bước ra xin nói trước. Anh ta nói:
“Chim bay trên trời, cá lội dưới nước, vốn dĩ không thuộc về ai cả. Nay chính tôi bắn rơi được con chim, thái tử cũng công nhận điều đó. Như vậy nó phải thuộc về tôi, có lý nào lại thuộc về người khác?”
Các vị lão thần đều lặng thinh trước lập luận đó. Đề-bà-đạt-đa rất hả dạ, cho rằng chuyến này thái tử hẳn phải một phen bẻ mặt, vì chắc chắn phải giao con chim cho mình rồi.
Khi ấy, thái tử điềm đạm bước ra nói:
“Hết thảy muôn loài đều tham sống mà sợ chết. Mạng sống của bất cứ ai cũng đều là quý giá, không nên đoạt mất. Quả đúng là Đề-bà-đạt-đa đã bắn rơi con chim này. Trước đó, nó tự do bay lại trên bầu trời cao rộng với đôi cánh của mình. Nay vì một mũi tên của Đề-bà-đạt-đa mà nó phải mang thương tích suýt mất mạng, hiện vẫn còn cần đến sự chăm sóc thuốc thang. Như vậy, Đề-bà-đạt-đa rõ ràng là kẻ thù của chim. Còn tôi, gặp chim trong tình trạng nguy khốn nên cứu lấy mạng sống, nhờ người chăm sóc cho nó. Như vậy, tôi chính là ân nhân của chim. Xin hỏi các vị, nếu phải giao phó những bệnh nhân đang cần chăm sóc thuốc thang, thì các vị sẽ giao cho kẻ thù của họ hay giao cho ân nhân của họ?”
Các vị lão thần đồng thanh đáp:
“Tất nhiên là không thể giao cho kẻ thù được.”
Đề-bà-đạt-đa giận đến tái mặt, nhưng không còn lời nào để nói trước lập luận chặt chẽ của thái tử, liền lặng lẽ bỏ đi.
Các vị lão thần thảy đều khâm phục tài biện luận của thái tử, và càng khâm phục hơn nữa trước tấm lòng nhân ái bao la, thương người, thương vật của ngài.
Gửi ý kiến của bạn