- 1. Lý Sĩ Khiêm thích bố thí
- 2. Thầy giáo hết lòng giúp người
- 3. Gia Luật Sở Tài can vua
- 4. Nhan phu nhân quả quyết cứu người
- 5. Khéo tu trong chốn phủ đường
- 6. Một lời cứu vạn người
- 7. Cứu người được tăng tuổi thọ
- 8. Chuyển tướng xấu thành tốt
- 9. Chịu đói giúp người
- 10. Làm lành được báo đáp
- 11. Sinh làm con để đền ơn
- 12. Bạch Khởi lạm sát phải tự sát
- 13. Giết hàng binh gặp đại họa
- 14. Lạm sát bị ung nhọt
- 15. Hồn ma ám ảnh
- 16. Hồn ma báo mộng
- 17. Giết người đền mạng
- 18. Sai dịch tàn ác chịu quả báo
- 19. Mẹ kế độc ác bị sét đánh
- 20. Bức cung dân lành bị đột tử
- 21. Hai mươi sáu nhát dao
- 22. Oan nghiệt sanh mụt nhọt
- 23. Quốc sư Ngộ Đạt
- 24. Thấy chết không cứu đời sau làm heo
- 25. Tham tiền mất con
- 26. Cha mẹ là Phật
- 27. Lòng hiếu cảm động mãnh hổ
- 28. Liều chết cứu cha
- 29. Nàng dâu hiếu thoát hỏa nạn
- 30. Lòng hiếu cảm động hài cốt cha
- 31. Gương hiếu thuận
- 32. Niệm Phật cứu mẹ
- 33. Hiếu nghĩa thành danh
- 34. Con hiếu không dối cha
- 35. Xin ăn nuôi cha mẹ
- 36. Hiếu dưỡng mẹ sinh con trai quý
- 37. Chu Thọ Xương hết lòng tìm mẹ
- 38. Tu thân và giúp người để báo ân
- 39. Hiếu thuận thoát nạn sét đánh
- 40. Con hiếu xả thân cứu cha
- 41. Nàng dâu hiếu thảo mẹ chồng
- 42. Đổi tuổi thọ cho cha
- 43. Thay nhau nuôi cha mẹ
Đường Tương Thanh biên soạn, Đạo Quang dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
THAY NHAU NUÔI CHA MẸ
Vào triều Thanh, tại huyện Sùng Minh, tỉnh Giang Tô có người họ Ngô sinh được bốn đứa con trai. Vì gia đình quá nghèo khổ không đủ sức nuôi dưỡng nên đành phải cho đi làm tôi tớ cho một người nhà giàu.
Mặc dù vậy, nhờ siêng năng cần mẫn nên khi lớn lên thì cả 4 người con trai ấy đều dần dần thoát khỏi cảnh tôi tớ và tự lập thân mình. Sau khi cưới vợ, họ xây dựng được một căn nhà lớn và cả đại gia đình cùng chung sống.
Lúc đầu, họ bàn nhau rằng bốn anh em phải thay phiên nhau phụng dưỡng cha mẹ, mỗi người lo trong một tháng. Nhưng có một người con dâu lại nói:
– Nếu mỗi gia đình phụng dưỡng trong một tháng, hóa ra phải chờ đến 3 tháng sau mới lại có cơ hội hầu hạ phụng dưỡng cha mẹ. Như vậy tình cảm đối với cha mẹ chẳng phải sẽ phát sinh khoảng cách hay sao? Chi bằng mỗi người chỉ lo phụng dưỡng trong một ngày sẽ tốt hơn!
Nhưng rồi những người con dâu khác cũng không chịu. Một người nói:
– Nếu mỗi người phụng dưỡng một ngày, như vậy cũng phải đến 3 ngày sau mới đến lượt mình, cũng là quá lâu. Thôi thì mỗi người hãy phụng dưỡng cha mẹ trong một bữa mà thôi.
Và tất cả mọi người đồng ý thỏa thuận với nhau từ đó về sau cứ mỗi người lo việc phụng dưỡng chu đáo cho cha mẹ một bữa ăn trong ngày, sau đó đến người khác, cứ luân phiên như vậy.
Thật là kỳ thú, cái vòng xoay luân phiên phụng dưỡng cha mẹ như thế kéo dài qua nhiều năm mà vẫn trước sau như một, không có ai trong bọn họ tỏ ra chán nản hay mệt mỏi. Cho đến khi Ngô lão ông đã được 99 tuổi, lão bà cũng đã 97 tuổi, con trai trưởng 77 tuổi, con trai thứ 76 tuổi, còn con trai thứ ba và tư cũng đều bạc tóc, mà cả đại gia đình họ vẫn sống chung ấm êm hòa thuận.
Gia đình họ Ngô này cả năm thế hệ cùng sống chung dưới một mái nhà, cháu chắt đông đúc, cả thảy đến hơn 20 người, thật là hiếm có trên đời. Đó đều là do nơi lòng hiếu thuận của những người con và dâu của Ngô lão, tất cả đều đồng lòng lo việc đáp đền công ơn cha mẹ. Thật đáng kính phục lắm thay, rất đáng làm tấm gương sáng để mọi người cùng noi theo.