- 1. Lý Sĩ Khiêm thích bố thí
- 2. Thầy giáo hết lòng giúp người
- 3. Gia Luật Sở Tài can vua
- 4. Nhan phu nhân quả quyết cứu người
- 5. Khéo tu trong chốn phủ đường
- 6. Một lời cứu vạn người
- 7. Cứu người được tăng tuổi thọ
- 8. Chuyển tướng xấu thành tốt
- 9. Chịu đói giúp người
- 10. Làm lành được báo đáp
- 11. Sinh làm con để đền ơn
- 12. Bạch Khởi lạm sát phải tự sát
- 13. Giết hàng binh gặp đại họa
- 14. Lạm sát bị ung nhọt
- 15. Hồn ma ám ảnh
- 16. Hồn ma báo mộng
- 17. Giết người đền mạng
- 18. Sai dịch tàn ác chịu quả báo
- 19. Mẹ kế độc ác bị sét đánh
- 20. Bức cung dân lành bị đột tử
- 21. Hai mươi sáu nhát dao
- 22. Oan nghiệt sanh mụt nhọt
- 23. Quốc sư Ngộ Đạt
- 24. Thấy chết không cứu đời sau làm heo
- 25. Tham tiền mất con
- 26. Cha mẹ là Phật
- 27. Lòng hiếu cảm động mãnh hổ
- 28. Liều chết cứu cha
- 29. Nàng dâu hiếu thoát hỏa nạn
- 30. Lòng hiếu cảm động hài cốt cha
- 31. Gương hiếu thuận
- 32. Niệm Phật cứu mẹ
- 33. Hiếu nghĩa thành danh
- 34. Con hiếu không dối cha
- 35. Xin ăn nuôi cha mẹ
- 36. Hiếu dưỡng mẹ sinh con trai quý
- 37. Chu Thọ Xương hết lòng tìm mẹ
- 38. Tu thân và giúp người để báo ân
- 39. Hiếu thuận thoát nạn sét đánh
- 40. Con hiếu xả thân cứu cha
- 41. Nàng dâu hiếu thảo mẹ chồng
- 42. Đổi tuổi thọ cho cha
- 43. Thay nhau nuôi cha mẹ
Đường Tương Thanh biên soạn, Đạo Quang dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
XIN ĂN NUÔI CHA MẸ
Dương Hiếu Tử người làng Vu Kiều, huyện Võ Tiến, tỉnh Giang Tô; cảnh nhà hết sức nghèo khổ, cha mẹ lại ốm yếu, thường xuyên bệnh tật, quanh năm lúc nào cũng cần đến thuốc thang. Vì thế, ngoài việc lo cơm cháo còn phải chi tiêu rất nhiều cho việc khám bệnh và mua thuốc men.
Trong hoàn cảnh khó khăn như thế, lại gặp lúc thời cuộc biến loạn, muốn đi làm thuê cũng chẳng ai thuê, Dương Hiếu Tử không biết làm sao để lo chu toàn cho cuộc sống của cha mẹ, vạn bất đắc dĩ chỉ còn cách chịu nhục đi ăn xin để về nuôi cha mẹ mà thôi.
Mỗi ngày xin được bao nhiêu thức ăn, chàng Dương đều mang cả về để cha mẹ dùng trước. Nếu thấy cha mẹ vẫn còn chưa no, cho dù bản thân đói đến hoa mắt đi chăng nữa cũng không dám ăn, luôn chờ đến khi nào cha mẹ ăn no xong, nếu còn dư thừa thì ăn, nếu không còn thì vẫn vui vẻ uống nước qua bữa, hái rau dại cầm hơi, không bao giờ để lộ cho cha mẹ biết mình đói thiếu. Hôm nào được chút thức ăn ngon, dù chưa đến bữa cũng chạy bay về dâng lên cho cha mẹ dùng ngay.
Nhưng Dương Hiếu Tử không chỉ lo việc phụng dưỡng cha mẹ bằng miếng ăn thức uống. Dù trong hoàn cảnh khốn cùng phải sống nhờ sự bố thí của mọi người, ông vẫn luôn quan tâm đến việc làm cho cha mẹ vui lòng. Mỗi ngày khi về nhà ông đều tìm những chuyện vui để kể cho cha mẹ nghe, lại tự mình học lấy những trò ca múa chốn dân gian, thỉnh thoảng lại vừa hát vừa nhảy múa để làm trò tiêu khiển cho cha mẹ...
Dương Hiếu Tử đi xin về nuôi cha mẹ theo cách ấy đến hơn mười mấy năm trời. Mọi người trong làng đều khuyên ông đi xa lập nghiệp, gửi tiền về nuôi cha mẹ, không phải sống quá khổ nhọc tồi tàn như thế. Dương Hiếu Tử cười đáp:
– Quả thật nếu tôi đi xa làm ăn thì có thể kiếm được tiền, nhưng vì cha mẹ tôi rày đau mai yếu, nếu không có tôi bên cạnh thì biết lấy ai chăm sóc hầu hạ.
Mọi người nghe ông nói như vậy đều cảm động, cho rằng ông đúng là một người con hiếu thảo xưa nay ít có.