- 1. Lý Sĩ Khiêm thích bố thí
- 2. Thầy giáo hết lòng giúp người
- 3. Gia Luật Sở Tài can vua
- 4. Nhan phu nhân quả quyết cứu người
- 5. Khéo tu trong chốn phủ đường
- 6. Một lời cứu vạn người
- 7. Cứu người được tăng tuổi thọ
- 8. Chuyển tướng xấu thành tốt
- 9. Chịu đói giúp người
- 10. Làm lành được báo đáp
- 11. Sinh làm con để đền ơn
- 12. Bạch Khởi lạm sát phải tự sát
- 13. Giết hàng binh gặp đại họa
- 14. Lạm sát bị ung nhọt
- 15. Hồn ma ám ảnh
- 16. Hồn ma báo mộng
- 17. Giết người đền mạng
- 18. Sai dịch tàn ác chịu quả báo
- 19. Mẹ kế độc ác bị sét đánh
- 20. Bức cung dân lành bị đột tử
- 21. Hai mươi sáu nhát dao
- 22. Oan nghiệt sanh mụt nhọt
- 23. Quốc sư Ngộ Đạt
- 24. Thấy chết không cứu đời sau làm heo
- 25. Tham tiền mất con
- 26. Cha mẹ là Phật
- 27. Lòng hiếu cảm động mãnh hổ
- 28. Liều chết cứu cha
- 29. Nàng dâu hiếu thoát hỏa nạn
- 30. Lòng hiếu cảm động hài cốt cha
- 31. Gương hiếu thuận
- 32. Niệm Phật cứu mẹ
- 33. Hiếu nghĩa thành danh
- 34. Con hiếu không dối cha
- 35. Xin ăn nuôi cha mẹ
- 36. Hiếu dưỡng mẹ sinh con trai quý
- 37. Chu Thọ Xương hết lòng tìm mẹ
- 38. Tu thân và giúp người để báo ân
- 39. Hiếu thuận thoát nạn sét đánh
- 40. Con hiếu xả thân cứu cha
- 41. Nàng dâu hiếu thảo mẹ chồng
- 42. Đổi tuổi thọ cho cha
- 43. Thay nhau nuôi cha mẹ
Đường Tương Thanh biên soạn, Đạo Quang dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
HAI MƯƠI SÁU NHÁT DAO
Vào đời Thanh có Trình Bá Lân là thương nhân người An Huy, nhiều năm sinh sống ở Dương Châu, tỉnh Giang Tô, hết sức kiền thành tín ngưỡng Bồ Tát Quán Thế Âm.
Mùa xuân năm Ất Dậu, binh lính hỗn loạn kéo đến thành Dương Châu, Trình tiên sinh trong cơn biến loạn thường cầu nguyện Bồ Tát thùy từ cứu độ. Một đêm nằm mộng thấy Bồ Tát Quán Thế Âm dạy rằng:
– Toàn gia đình con có cả thảy 17 người, con nên khuyên bảo mọi người hãy siêng năng niệm Phật, làm lành lánh dữ, chắc chắn sẽ được thoát nạn. Riêng con do ác nghiệp đời trước đã tạo nên ác báo khó tránh.
Trình tiên sinh giựt mình tỉnh giấc, nhớ lại lời của Bồ Tát Quán Thế Âm trong mộng, liền tự biết là khó thoát khỏi ách nạn này. Trong lòng ông vô cùng sợ hãi nhưng vẫn cứ tiếp tục kiền thành lễ bái, cầu nguyện, lại còn ra sức cứu giúp những người khốn khổ.
Thời gian sau, tiên sinh lại mộng thấy Bồ Tát dạy rằng:
– Ngày mai sẽ có một bọn đạo tặc kéo đến nhà con, cầm đầu bọn ấy là một người tên Vương Ma Tử. Đời trước con đã chém ông ta 26 nhát dao, đời này ắt phải trả đủ. Nhưng nếu có sự chân thành cảm hóa thì may ra mới có thể dứt được vòng oan oan tương báo.
Sáng sớm hôm sau, Trình Bá Lân bảo tất cả mọi người trong gia đình đều lánh sang nhà hàng xóm, còn lại một mình ông ngồi giữa gian nhà chính để chờ. Ông còn cho người chuẩn bị một mâm cơm chay thịnh soạn giống như chờ tiếp đãi khách quý.
Quả nhiên, đúng giờ ngọ thì có một bọn cướp cầm khí giới hùng hổ xông vào nhà. Khi nhìn thấy người cầm đầu bọn cướp, Trình Bá Lân điềm tĩnh lên tiếng hỏi:
– Ông chính là Vương Ma Tử?
Quả nhiên người ấy tên là Vương Ma Tử, liền ngạc nhiên hỏi lại:
– Tại sao ông lại biết tôi?
Trình Bá Lân liền nói:
– Tôi ở lại đây là để chờ đợi ông. Đời trước tôi có mắc nợ ông 26 nhát dao, ngày nay xin trả đủ, ông cứ tùy tiện ra tay.
Ma Tử càng ngạc nhiên hơn, không hiểu tại sao khi vào đây ông quả thật có nảy sinh ý định chém người này 26 nhát dao, nhưng không hề nói ra với bất cứ ai, vì sao người này lại biết rõ? Hơn thế nữa, đã biết rồi mà không chịu đi tránh, lại an nhiên ngồi chờ, làm sao có thể không kinh ngạc?
Vương Ma Tử liền hỏi:
– Vì sao ông biết được việc đó?
Trình Bá Lân liền đem việc Bồ Tát Quán Thế Âm báo mộng đêm qua kể lại tường tận cho Vương Ma Tử nghe. Nghe xong, Vương Ma Tử liền nói:
– Hôm nay tôi mới biết việc Bồ Tát hiển linh là thật có, chuyện nhân quả báo ứng cũng là rõ ràng. Đời trước đã có oan nghiệp với nhau như thế, nếu nay tôi lại chém ông thì chắc chắn sẽ tiếp tục vòng oan oan tương báo. Thôi thì oan nghiệp nên cởi không nên buộc, hôm nay tôi sẽ cùng ông xóa bỏ món nợ này.
Nói xong, Vương Ma Tử liền trở sống dao và chặt lên người Trình Bá Lân 26 lần nhè nhẹ, xem như đòi lại đủ 26 nhát dao đời trước. Sau khi mọi việc giải quyết xong, hai người cùng kết nghĩa anh em và tất cả mọi người cùng ăn một bữa cơm chay thân mật.
Từ đó Vương Ma Tử bỏ nghề đạo tặc, giải tán bọn cướp và dạy mọi người sống cuộc sống lương thiện.
Câu chuyện này do cư sĩ Đường Nghi Chi triều Thanh tận mắt chứng kiến, sau đó viết lại.