- 1. Lý Sĩ Khiêm thích bố thí
- 2. Thầy giáo hết lòng giúp người
- 3. Gia Luật Sở Tài can vua
- 4. Nhan phu nhân quả quyết cứu người
- 5. Khéo tu trong chốn phủ đường
- 6. Một lời cứu vạn người
- 7. Cứu người được tăng tuổi thọ
- 8. Chuyển tướng xấu thành tốt
- 9. Chịu đói giúp người
- 10. Làm lành được báo đáp
- 11. Sinh làm con để đền ơn
- 12. Bạch Khởi lạm sát phải tự sát
- 13. Giết hàng binh gặp đại họa
- 14. Lạm sát bị ung nhọt
- 15. Hồn ma ám ảnh
- 16. Hồn ma báo mộng
- 17. Giết người đền mạng
- 18. Sai dịch tàn ác chịu quả báo
- 19. Mẹ kế độc ác bị sét đánh
- 20. Bức cung dân lành bị đột tử
- 21. Hai mươi sáu nhát dao
- 22. Oan nghiệt sanh mụt nhọt
- 23. Quốc sư Ngộ Đạt
- 24. Thấy chết không cứu đời sau làm heo
- 25. Tham tiền mất con
- 26. Cha mẹ là Phật
- 27. Lòng hiếu cảm động mãnh hổ
- 28. Liều chết cứu cha
- 29. Nàng dâu hiếu thoát hỏa nạn
- 30. Lòng hiếu cảm động hài cốt cha
- 31. Gương hiếu thuận
- 32. Niệm Phật cứu mẹ
- 33. Hiếu nghĩa thành danh
- 34. Con hiếu không dối cha
- 35. Xin ăn nuôi cha mẹ
- 36. Hiếu dưỡng mẹ sinh con trai quý
- 37. Chu Thọ Xương hết lòng tìm mẹ
- 38. Tu thân và giúp người để báo ân
- 39. Hiếu thuận thoát nạn sét đánh
- 40. Con hiếu xả thân cứu cha
- 41. Nàng dâu hiếu thảo mẹ chồng
- 42. Đổi tuổi thọ cho cha
- 43. Thay nhau nuôi cha mẹ
NHÂN QUẢ BÁO ỨNG HIỆN ĐỜI
Đường Tương Thanh biên soạn, Đạo Quang dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
Vào thời Hán Văn Đế, Lý Quảng nhờ có công thảo phạt Hung nô nên được phong chức Tán kỵ thường thị, là một chức quan được ở bên cạnh hoàng đế để khuyên răn nhắc nhở, làm cố vấn cho hoàng đế. Đến thời Hán Võ Đế, ông giữ chức thái thú Bắc Bình.
Nhưng thuộc hạ của Lý Quảng rất nhiều người lại được phong các tước vị cao hơn Lý Quảng, trong khi đường đường là một đại tướng như ông mà cả đời chỉ làm đến chức Thái thú Bắc Kinh, không được phong hầu. Lý Quảng luôn thắc mắc về điều này, một hôm liền đến thỉnh giáo một thầy tướng số nổi tiếng tên là Vương Sóc:
– Ông xem tướng của ta có phải là không thể được phong hầu hay không?
Vương Sóc không trả lời ngay, hỏi lại:
– Tướng quân hãy tự xét lại mình xem có làm việc gì trái với đạo đức, luân lý hay chăng?
Lý Quảng suy nghĩ một lát rồi nói:
– Trước kia có lần ta dụ hàng hơn 800 quân rợ Khương, sau đó ra lệnh giết sạch. Việc ấy mãi đến nay ta vẫn còn cảm thấy cắn rứt, hối hận trong lòng.
Vương Sóc nói:
– Quân đã đầu hàng tức là không chống lại mình nữa, không cần phải giết. Tướng quân chỉ vì lòng sân hận mà hại chết nhiều người như thế, làm sao có thể không tổn hao âm đức. Tướng quân đời này không được phong hầu cũng là điều dễ hiểu.
Về sau, Lý Quảng có lần dẫn quân đi lạc đường, thế cùng phải thắt cổ tự vẫn. Lại đến đời cháu trai ông là Lý Lăng bị quân Hung nô vây khổn nhiều ngày phải đầu hàng. Do việc Lý Lăng đầu hàng quân Hung nô mà Hán đế ra lệnh giết chết tất cả những người thân thuộc của ông, mẹ và vợ của ông đều phải chết thảm. Quả nhiên tội báo của hành động giết người là không thể tránh khỏi.
(trích Lý Quảng truyện)
Đường Tương Thanh biên soạn, Đạo Quang dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
GIẾT HÀNG BINH GẶP ĐẠI HỌA
Lý Quảng là võ tướng triều Hán, bắn cung rất giỏi, có tài dùng binh, hơn 70 lần đánh nhau với Hung nô đều thắng lợi. Cho nên quân Hung nô sợ ông như chuột sợ mèo, không dám dấy binh xâm phạm. Ông là vị tướng hiển hách một thời, các võ tướng đời sau khi nhắc đến Phi tướng Lý Quảng không ai là không khâm phục.Vào thời Hán Văn Đế, Lý Quảng nhờ có công thảo phạt Hung nô nên được phong chức Tán kỵ thường thị, là một chức quan được ở bên cạnh hoàng đế để khuyên răn nhắc nhở, làm cố vấn cho hoàng đế. Đến thời Hán Võ Đế, ông giữ chức thái thú Bắc Bình.
Nhưng thuộc hạ của Lý Quảng rất nhiều người lại được phong các tước vị cao hơn Lý Quảng, trong khi đường đường là một đại tướng như ông mà cả đời chỉ làm đến chức Thái thú Bắc Kinh, không được phong hầu. Lý Quảng luôn thắc mắc về điều này, một hôm liền đến thỉnh giáo một thầy tướng số nổi tiếng tên là Vương Sóc:
– Ông xem tướng của ta có phải là không thể được phong hầu hay không?
Vương Sóc không trả lời ngay, hỏi lại:
– Tướng quân hãy tự xét lại mình xem có làm việc gì trái với đạo đức, luân lý hay chăng?
Lý Quảng suy nghĩ một lát rồi nói:
– Trước kia có lần ta dụ hàng hơn 800 quân rợ Khương, sau đó ra lệnh giết sạch. Việc ấy mãi đến nay ta vẫn còn cảm thấy cắn rứt, hối hận trong lòng.
Vương Sóc nói:
– Quân đã đầu hàng tức là không chống lại mình nữa, không cần phải giết. Tướng quân chỉ vì lòng sân hận mà hại chết nhiều người như thế, làm sao có thể không tổn hao âm đức. Tướng quân đời này không được phong hầu cũng là điều dễ hiểu.
Về sau, Lý Quảng có lần dẫn quân đi lạc đường, thế cùng phải thắt cổ tự vẫn. Lại đến đời cháu trai ông là Lý Lăng bị quân Hung nô vây khổn nhiều ngày phải đầu hàng. Do việc Lý Lăng đầu hàng quân Hung nô mà Hán đế ra lệnh giết chết tất cả những người thân thuộc của ông, mẹ và vợ của ông đều phải chết thảm. Quả nhiên tội báo của hành động giết người là không thể tránh khỏi.
(trích Lý Quảng truyện)
Gửi ý kiến của bạn