ĐẠO LÝ NHÀ PHẬT
Đoàn Trung Còn biên soạn, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
Biết bao chúng sanh nhờ ngài bố thí mà thoát khỏi nạn nguy: trong những cơn hỏa tai, thủy ách, trong những lúc ngục tù, trăn trối, trong những khi thuyền đắm, tàu chìm, trong những cảnh cướp giât, chiến tranh, người ta đều nhờ ngài mà được yên ổn! Cho đến có kẻ dữ muốn hại, ác thú đón đường, bùa chú ếm thư, người ta cũng nhờ ngài mà dứt sự lo sợ. Bởi vậy cho nên trong cõi Ta-bà này, ai nấy đều xưng ngài Quán Thế Âm là Thí Vô úy giả.
Lại như đức Thích-ca Mâu-ni, nhờ bố thí cho đời mà mau lên bậc Thế Tôn. Xem lại những đời trước của ngài, đều là những sự từ bi bố thí. Hóa sanh trong hạng nào, ngài cũng nêu gương đại từ trong hạng đó. Từng làm các loại cầm thú, ngài đem thân mình ra mà trang trải, để cứu cho đồng loại trong mấy lúc nguy. Và trong những đời làm người của ngài, ngài cũng không hề quên xả thân vì chúng.
Hủy mạng mình đặng cứu lấy bầy cọp đói; đem thân mình ra nạp để thế mạng cho chim câu đang lâm nạn; từ trên đền cao xả thân nhảy xuống để hóa làm cá linh cứu bệnh cho nhân dân... Biết bao tích lành của ngài! Sự bố thí của ngài lên đến cực điểm. Ở đời, có ai đem vợ, đem con mà cho người ta không? Chỉ có ngài mà thôi. Tiền của bố thí hết, có con ngựa kéo xe đi cũng bố thí, rồi ngài ra mà kéo lấy xe. Kế xe cũng cho người ta nữa. Rồi có kẻ lại hỏi xin hai đứa con đặng đem về làm nô lệ, ngài cũng cho luôn. Đến khi có kẻ lại hỏi xin vợ, ngài cũng chẳng từ. Nhờ tấm lòng bố thí vô cùng vô tận, ngài mới mau lên quả Phật. Sự từ bi bố thí của ngài thật quá sức tin của nhiều người. Mà ngài có làm chuyện quá sức tin như vậy, ngài mới lên được cái địa vị chẳng ai mong mỏi được: Phật Như Lai, Thầy chung của chúng sanh, cao hơn các bậc trong trời đất.
Chúng ta đây, bởi chúng ta còn giữ lấy cái ta mãi, bởi chúng ta còn trọng cái thân mạng mãi, nên chúng ta còn làm chúng sanh mãi, còn luân chuyển trong các đường hèn mãi. Lắm người, dẫu gặp chuyện đại sự đáng ra ơn, mà một mảy lông cũng chẳng để mất! Như vậy mà mong vinh vang, phúc hậu sao cho được? Bao người vì sự bủn xỉn, nhỏ nhen, mà bị hành hạ trong các chốn nguy. Thế mà họ chưa tỉnh hồn. Ở đời, trong khi ta sống vì ta, ta phải cần tưởng tới thiên hạ nữa. Nên xét lại cảnh ngộ của những kẻ khác, đặng tìm dịp mà giúp họ luôn. Ta nên mau mau mà thi hành sự bố thí vì chúng sanh vậy.
Nhưng muốn thành tựu đức bố thí, chúng ta phải bố thí với tấm lòng từ bi, thành thật, trong sạch, quảng đại.
Như đợi đến có người nài nỉ, khẩn cầu, mới chịu cho ra một cách miễn cưỡng, đó chẳng qua là sự bố thí tìm thường mà thôi. Chớ như nhận biết ý của kẻ đang cần dùng, biết trước cảnh người thiếu hụt, cùng là luôn tìm dịp mà trợ giúp cho mọi người, tự mình khai tâm mà cho một cách vui vẻ, đó mới thật là đức bố thí.
Lại như cho rồi mà nghĩ lại tiếc, giận, đó chỉ là sự bố thí tìm thường mà thôi. Còn như cho rồi mà chẳng tiếc, đó mới thật là đức bố thí.
Như những kẻ giàu có mà thấy xa hiểu rộng, thấu đạt cái tánh vô thường của sự vật, thường nghĩ rằng: “Của cải này nếu chất chứa thêm mãi, rồi có ngày nào đó cũng phải hết, gặp khi trộm cướp vơ vét cũng sạch, hỏa hoạn đốt cháy cũng rụi, bão lụt lôi cuốn cũng tiêu”. Nghĩ vậy, hằng vui lòng bố thí một cách rộng lượng. Đó mới là đức bố thí của Bồ-tát vậy.
Như bố thí, cúng dường mà mong quả báo phước lạc ở đời này và ở đời sau, mong cho được thêm giàu có sang trọng, mong được hưởng cảnh tiên, đó chẳng qua là sự bố thí tìm thường mà thôi. Còn bố thí mà chẳng cầu sự báo ứng, đó mới thật là bố thí vậy.
Chí như vì sợ sệt mà cho, vì danh tiếng mà cho, vì việc giao thiệp mà cho, vì lòng tự cao mà cho, vì muốn hơn người mà cho, vì cầu thân thế mà cho, những việc ấy chẳng qua là sự bố thí tìm thường mà thôi. Chẳng khác chi sự đổi chác ở chợ búa! Cũng chẳng khác chi trồng cây mà mong được hoa thơm, quả ngọt, cùng mong cho có bóng mát hoặc có cây để cất nhà!
Bực Bồ-tát thành tựu đức bố thí, chẳng có những tâm tưởng ấy. Trong khi bố thí hoặc cúng dường, người chẳng nhìn thấy người cho, kẻ nhận; chẳng thấy món mình cho, dầu tiền, dầu vật; chẳng kể là có phước hoặc chẳng có phước; chẳng thấy nhân hoặc quả; chẳng thấy nhiều hoặc ít; chẳng hề khinh rẻ người xin. Vì làm lợi ích cho tất cả chúng sanh, vì cầu cho chúng sanh hết phiền não, đau khổ, cho nên lúc nào người cũng vui lòng bố thí: bố thí bằng vật chất, từ manh quần tấm áo, bát cơm tô canh, mền chiếu ván giường, thuốc thang trị bệnh, cho đến vàng bạc châu báu, vợ con tôi tớ, thành quách đền đài! Lại bố thí bằng tinh thần, dạy cho các pháp lý, tỉnh ngộ cho chúng sanh bằng các lẽ thế gian và xuất thế gian, dìu dắt họ bằng sự hiểu biết vô biên của mình!
Đoàn Trung Còn biên soạn, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
IV.SÁU BA-LA-MẬT
Trong mấy năm thuyết pháp đầu, đức Phật còn phân biệt ba thừa, nên ngài để riêng sáu Ba-la-mật hay Lục độ mà chỉ dạy cho các vị Bồ-tát. Ngài khuyên chư Bồ-tát thi hành sáu đại hạnh ấy để mau lên bậc Chánh giác, Phật Thế Tôn. Về sau, ngài mở rộng giáo lý ra, không còn phân biệt Ba thừa, bấy giờ ngài mới khuyên Đại chúng vừa xuất gia và tại gia đều nên hành trì sáu môn Ba-la-mật. Vì ngài muốn cho ai nấy đều vững vàng mà bước tới cõi huệ, có hy vọng mà trông lên quả vị Phật. Vậy thì ai nấy cũng khá chuyên cần các hạnh lớn ấy, nhất là những người có ý chí, chư vị Bồ-tát, thường hành để mau thành Phật đạo. Sáu môn ba-la-mật ấy là: bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định và trí huệ.
1. Bố thí
Thực hành một cái trong sáu đại hạnh cho thật hoàn toàn, cũng đủ được phước đức rất nhiều, phước ấy đưa nhà đạo lên quả vị Đại Bồ-tát. Huống chi thực hành luôn sáu đại hạnh ấy, có thể thẳng đến quả vị Phật Như Lai. Trong sáu cái đức lớn vô cùng này, đức bố thí là đứng đầu. Những ai xả thân mà lo đời, không kể mạng mình để giúp ích cho chúng sanh, những kẻ ấy đều hưởng được công đức cao siêu, đều chứng lên bậc Đại Bồ-tát và sắp tới bậc Phật Như Lai. Kìa đức Quán Thế Âm Bồ-tát từ bi thay! Bao lần ngài vì chúng sanh mà cứu độ chẳng thôi!Biết bao chúng sanh nhờ ngài bố thí mà thoát khỏi nạn nguy: trong những cơn hỏa tai, thủy ách, trong những lúc ngục tù, trăn trối, trong những khi thuyền đắm, tàu chìm, trong những cảnh cướp giât, chiến tranh, người ta đều nhờ ngài mà được yên ổn! Cho đến có kẻ dữ muốn hại, ác thú đón đường, bùa chú ếm thư, người ta cũng nhờ ngài mà dứt sự lo sợ. Bởi vậy cho nên trong cõi Ta-bà này, ai nấy đều xưng ngài Quán Thế Âm là Thí Vô úy giả.
Lại như đức Thích-ca Mâu-ni, nhờ bố thí cho đời mà mau lên bậc Thế Tôn. Xem lại những đời trước của ngài, đều là những sự từ bi bố thí. Hóa sanh trong hạng nào, ngài cũng nêu gương đại từ trong hạng đó. Từng làm các loại cầm thú, ngài đem thân mình ra mà trang trải, để cứu cho đồng loại trong mấy lúc nguy. Và trong những đời làm người của ngài, ngài cũng không hề quên xả thân vì chúng.
Hủy mạng mình đặng cứu lấy bầy cọp đói; đem thân mình ra nạp để thế mạng cho chim câu đang lâm nạn; từ trên đền cao xả thân nhảy xuống để hóa làm cá linh cứu bệnh cho nhân dân... Biết bao tích lành của ngài! Sự bố thí của ngài lên đến cực điểm. Ở đời, có ai đem vợ, đem con mà cho người ta không? Chỉ có ngài mà thôi. Tiền của bố thí hết, có con ngựa kéo xe đi cũng bố thí, rồi ngài ra mà kéo lấy xe. Kế xe cũng cho người ta nữa. Rồi có kẻ lại hỏi xin hai đứa con đặng đem về làm nô lệ, ngài cũng cho luôn. Đến khi có kẻ lại hỏi xin vợ, ngài cũng chẳng từ. Nhờ tấm lòng bố thí vô cùng vô tận, ngài mới mau lên quả Phật. Sự từ bi bố thí của ngài thật quá sức tin của nhiều người. Mà ngài có làm chuyện quá sức tin như vậy, ngài mới lên được cái địa vị chẳng ai mong mỏi được: Phật Như Lai, Thầy chung của chúng sanh, cao hơn các bậc trong trời đất.
Chúng ta đây, bởi chúng ta còn giữ lấy cái ta mãi, bởi chúng ta còn trọng cái thân mạng mãi, nên chúng ta còn làm chúng sanh mãi, còn luân chuyển trong các đường hèn mãi. Lắm người, dẫu gặp chuyện đại sự đáng ra ơn, mà một mảy lông cũng chẳng để mất! Như vậy mà mong vinh vang, phúc hậu sao cho được? Bao người vì sự bủn xỉn, nhỏ nhen, mà bị hành hạ trong các chốn nguy. Thế mà họ chưa tỉnh hồn. Ở đời, trong khi ta sống vì ta, ta phải cần tưởng tới thiên hạ nữa. Nên xét lại cảnh ngộ của những kẻ khác, đặng tìm dịp mà giúp họ luôn. Ta nên mau mau mà thi hành sự bố thí vì chúng sanh vậy.
Nhưng muốn thành tựu đức bố thí, chúng ta phải bố thí với tấm lòng từ bi, thành thật, trong sạch, quảng đại.
Như đợi đến có người nài nỉ, khẩn cầu, mới chịu cho ra một cách miễn cưỡng, đó chẳng qua là sự bố thí tìm thường mà thôi. Chớ như nhận biết ý của kẻ đang cần dùng, biết trước cảnh người thiếu hụt, cùng là luôn tìm dịp mà trợ giúp cho mọi người, tự mình khai tâm mà cho một cách vui vẻ, đó mới thật là đức bố thí.
Lại như cho rồi mà nghĩ lại tiếc, giận, đó chỉ là sự bố thí tìm thường mà thôi. Còn như cho rồi mà chẳng tiếc, đó mới thật là đức bố thí.
Như những kẻ giàu có mà thấy xa hiểu rộng, thấu đạt cái tánh vô thường của sự vật, thường nghĩ rằng: “Của cải này nếu chất chứa thêm mãi, rồi có ngày nào đó cũng phải hết, gặp khi trộm cướp vơ vét cũng sạch, hỏa hoạn đốt cháy cũng rụi, bão lụt lôi cuốn cũng tiêu”. Nghĩ vậy, hằng vui lòng bố thí một cách rộng lượng. Đó mới là đức bố thí của Bồ-tát vậy.
Như bố thí, cúng dường mà mong quả báo phước lạc ở đời này và ở đời sau, mong cho được thêm giàu có sang trọng, mong được hưởng cảnh tiên, đó chẳng qua là sự bố thí tìm thường mà thôi. Còn bố thí mà chẳng cầu sự báo ứng, đó mới thật là bố thí vậy.
Chí như vì sợ sệt mà cho, vì danh tiếng mà cho, vì việc giao thiệp mà cho, vì lòng tự cao mà cho, vì muốn hơn người mà cho, vì cầu thân thế mà cho, những việc ấy chẳng qua là sự bố thí tìm thường mà thôi. Chẳng khác chi sự đổi chác ở chợ búa! Cũng chẳng khác chi trồng cây mà mong được hoa thơm, quả ngọt, cùng mong cho có bóng mát hoặc có cây để cất nhà!
Bực Bồ-tát thành tựu đức bố thí, chẳng có những tâm tưởng ấy. Trong khi bố thí hoặc cúng dường, người chẳng nhìn thấy người cho, kẻ nhận; chẳng thấy món mình cho, dầu tiền, dầu vật; chẳng kể là có phước hoặc chẳng có phước; chẳng thấy nhân hoặc quả; chẳng thấy nhiều hoặc ít; chẳng hề khinh rẻ người xin. Vì làm lợi ích cho tất cả chúng sanh, vì cầu cho chúng sanh hết phiền não, đau khổ, cho nên lúc nào người cũng vui lòng bố thí: bố thí bằng vật chất, từ manh quần tấm áo, bát cơm tô canh, mền chiếu ván giường, thuốc thang trị bệnh, cho đến vàng bạc châu báu, vợ con tôi tớ, thành quách đền đài! Lại bố thí bằng tinh thần, dạy cho các pháp lý, tỉnh ngộ cho chúng sanh bằng các lẽ thế gian và xuất thế gian, dìu dắt họ bằng sự hiểu biết vô biên của mình!
Gửi ý kiến của bạn