LỤC TỔ ĐẠI SƯ - CON NGƯỜI VÀ HUYỀN THOẠI
Nguyễn Minh Tiến biên soạn
Lục Tổ Đại sư nói: “Chữ thì không biết, nhưng nghĩa xin cứ hỏi.”
Ni sư ngạc nhiên nói: “Chữ còn chẳng biết, làm sao hiểu được nghĩa?”
Lục Tổ nói: “Nghĩa lý mầu nhiệm của chư Phật chẳng có quan hệ gì đến chữ viết.”
Ni sư lấy làm lạ lắm, liền bảo các vị kỳ đức trong thôn rằng: “Người này quả là bậc đạt đạo, các vị nên thỉnh mà cúng dường.”
Có người cháu năm đời của Ngụy Võ Hầu là Tào Thúc Lương cùng với cư dân đua nhau đến lễ bái. Khi ấy, ngôi chùa cổ Bảo Lâm vì nạn binh lửa từ cuối đời Tùy đã hư đổ, người ta bèn cất lại trên nền cũ thành ngôi chùa mới, thỉnh Lục Tổ đến ở đó, không bao lâu mở mang thành một ngôi chùa lớn.
Lục Tổ Đại sư ở đó được hơn 9 tháng, lại bị những kẻ xấu tìm đến mưu hại. Ngài liền lánh vào vùng núi phía trước. Bọn ác đảng liền phóng hỏa đốt cả cỏ cây. Ngài ẩn mình trong một hòn đá mà thoát nạn. Hòn đá ấy ngày nay còn có dấu gối ngồi kiết già lõm vào và những lằn áo vải của ngài, nhân đó gọi là Tỵ nạn thạch.
Đại sư nhớ lại lời dặn xưa của Ngũ Tổ, bèn đến ẩn nơi huyện Hoài Tập (Quảng Tây). Sau ít lâu lại lánh sang huyện Tứ Hội (Quảng Đông).
Trong thời gian lánh nạn nơi huyện Tứ Hội, ngài phải sống chung với một đoàn thợ săn trong rừng. Trải qua 15 năm như vậy, ngài thường tùy nghi thuyết pháp với bọn thợ săn. Bọn thợ săn sai ngài giữ lưới, mỗi khi có thú vướng vào liền lén thả ra hết. Đến bữa cơm, ngài chỉ ăn rau luộc bỏ trong nồi thịt. Hoặc có kẻ hỏi, ngài liền đáp rằng: “Chỉ ăn rau luộc bên thịt là được rồi.”
Một ngày kia, ngài tự nghĩ đã đến lúc hoằng dương chánh pháp, không nên ẩn tránh nữa, liền đi ra Quảng Châu, đến chùa Pháp Tánh, gặp lúc Pháp sư Ấn Tông đang giảng kinh Niết-bàn.
Khi ấy, trong chúng có hai vị tăng đang cãi nhau về chuyện gió và phướn. Một vị nói: “Gió động”, vị kia nói: “Phướn động”. Bàn cãi hồi lâu không dứt, chẳng ai chịu ai. Lục Tổ vừa bước đến nghe chuyện liền nói rằng: “Chẳng phải gió động, chẳng phải phướn động, ấy là tâm các ông động.”
Chúng tăng nghe lời ấy, thảy đều kinh hãi!
Pháp sư Ấn Tông liền thỉnh ngài ngồi trên, hỏi nghĩa sâu kín. Thấy ngài Huệ Năng nói lời giản dị mà lý chánh đáng, chẳng theo văn tự, Pháp sư liền nói: “Ngài chắc chắn không phải người thường! Từ lâu vẫn nghe y pháp của Tổ Hoàng Mai đã truyền về phương Nam, có phải là ngài đây chăng?”
Lục Tổ nói: “Thật không dám.”
Pháp sư Ấn Tông liền làm lễ, xin đưa y bát ra cho đại chúng xem. Rồi Pháp sư lại hỏi: “Ý chỉ truyền trao của ngài Hoàng Mai như thế nào?”
Lục Tổ đáp: “Trao nhận tức là không. Chỉ luận việc thấy tánh, không luận bàn thiền định giải thoát.”
Ấn Tông hỏi: “Sao chẳng luận bàn thiền định giải thoát?”
Lục Tổ đáp: “Vì là pháp phân biệt đối đãi, chẳng phải pháp Phật. Pháp Phật là pháp không phân biệt đối đãi.”
Pháp sư lại hỏi: “Thế nào là pháp Phật không phân biệt đối đãi?”
Lục Tổ đáp: “Pháp sư giảng kinh Niết-bàn, làm rõ Phật tánh, ấy là pháp Phật không phân biệt đối đãi. Như khi Cao Quý Đức Vương Bồ Tát hỏi Phật rằng: ‘Những kẻ phạm bốn giới cấm nặng, làm năm tội nghịch và bọn nhất-xiển-đề có dứt mất thiện căn, tánh Phật hay không?’ Phật đáp: ‘Thiện căn có hai: một là thường, hai là vô thường. Tánh Phật chẳng phải thường, chẳng phải vô thường, nên không thể dứt mất.’ Đó là không phân biệt đối đãi. Lại nữa, một là thiện, hai là bất thiện, tánh Phật chẳng phải thiện, chẳng phải bất thiện, như vậy là không phân biệt đối đãi. Các uẩn và giới, phàm phu thấy có phân biệt, kẻ trí hiểu rõ tánh thật không phân biệt. Tánh thật không phân biệt ấy là tánh Phật.”
Ấn Tông nghe giảng giải, vui mừng chắp tay nói rằng: “Lũ chúng tôi giảng kinh dường như ngói, sỏi; còn Ngài luận nghĩa thật như vàng ròng!”
Liền đó, Pháp sư Ấn Tông cạo tóc cho Lục Tổ, rồi nguyện thờ làm thầy. Bấy giờ, Lục Tổ ở dưới cội cây Bồ-đề nơi ấy thuyết pháp, khai mở Pháp môn Đông Sơn.
Bấy giờ, Lục Tổ Đại sư lại có lời sách tấn đại chúng rằng: “Huệ Năng này đắc pháp ở Đông Sơn, từng chịu đủ mùi cay đắng, tánh mạng mong manh như sợi tơ treo. Ngày nay cùng sứ quân và các quan viên, tăng, ni, đạo, tục đồng trong hội này. Nếu các vị chẳng nhờ duyên lành từ nhiều kiếp xa xưa, từng trong quá khứ cúng dường chư Phật, gieo trồng căn lành, làm sao lại được nghe nhân duyên đắc pháp Đốn giáo như ta vừa kể?”
Mùa xuân năm 677, Lục Tổ Đại sư từ giã môn nhân tăng tục, lên đường về chùa Bảo Lâm ở Tào Khê. Pháp sư Ấn Tông cùng với các vị tăng, ni, cư sĩ theo tiễn chân có tới trên ngàn người, thẳng đến tận Tào Khê. Khi ấy còn có Thông Ứng Luật sư ở Kinh Châu với khoảng vài trăm đệ tử cùng về nương theo ngài.
Nguyễn Minh Tiến biên soạn
HOẰNG DƯƠNG CHÁNH PHÁP
h. Khai diễn pháp môn Đông Sơn
Lục Tổ hướng về phương Nam, đến thôn Tào Hầu ở Thiều Châu ẩn mình, không ai biết ngài là bậc đạt ngộ. Khi ấy, có người nho sĩ là Lưu Chí Lược vừa gặp đã sinh lòng kính trọng, theo lễ nghi mà đãi ngộ rất hậu. Chí Lược có người cô xuất gia, hiệu là Vô Tận Tạng, thường tụng kinh Đại Niết-bàn. Lục Tổ Đại sư có lần nghe qua liền hiểu thấu nghĩa mầu nhiệm, bèn giảng thuyết cho nghe. Vị ni sư này mới lấy quyển kinh đưa ngài xem mà hỏi nghĩa chữ.Lục Tổ Đại sư nói: “Chữ thì không biết, nhưng nghĩa xin cứ hỏi.”
Ni sư ngạc nhiên nói: “Chữ còn chẳng biết, làm sao hiểu được nghĩa?”
Lục Tổ nói: “Nghĩa lý mầu nhiệm của chư Phật chẳng có quan hệ gì đến chữ viết.”
Ni sư lấy làm lạ lắm, liền bảo các vị kỳ đức trong thôn rằng: “Người này quả là bậc đạt đạo, các vị nên thỉnh mà cúng dường.”
Có người cháu năm đời của Ngụy Võ Hầu là Tào Thúc Lương cùng với cư dân đua nhau đến lễ bái. Khi ấy, ngôi chùa cổ Bảo Lâm vì nạn binh lửa từ cuối đời Tùy đã hư đổ, người ta bèn cất lại trên nền cũ thành ngôi chùa mới, thỉnh Lục Tổ đến ở đó, không bao lâu mở mang thành một ngôi chùa lớn.
Lục Tổ Đại sư ở đó được hơn 9 tháng, lại bị những kẻ xấu tìm đến mưu hại. Ngài liền lánh vào vùng núi phía trước. Bọn ác đảng liền phóng hỏa đốt cả cỏ cây. Ngài ẩn mình trong một hòn đá mà thoát nạn. Hòn đá ấy ngày nay còn có dấu gối ngồi kiết già lõm vào và những lằn áo vải của ngài, nhân đó gọi là Tỵ nạn thạch.
Đại sư nhớ lại lời dặn xưa của Ngũ Tổ, bèn đến ẩn nơi huyện Hoài Tập (Quảng Tây). Sau ít lâu lại lánh sang huyện Tứ Hội (Quảng Đông).
Trong thời gian lánh nạn nơi huyện Tứ Hội, ngài phải sống chung với một đoàn thợ săn trong rừng. Trải qua 15 năm như vậy, ngài thường tùy nghi thuyết pháp với bọn thợ săn. Bọn thợ săn sai ngài giữ lưới, mỗi khi có thú vướng vào liền lén thả ra hết. Đến bữa cơm, ngài chỉ ăn rau luộc bỏ trong nồi thịt. Hoặc có kẻ hỏi, ngài liền đáp rằng: “Chỉ ăn rau luộc bên thịt là được rồi.”
Một ngày kia, ngài tự nghĩ đã đến lúc hoằng dương chánh pháp, không nên ẩn tránh nữa, liền đi ra Quảng Châu, đến chùa Pháp Tánh, gặp lúc Pháp sư Ấn Tông đang giảng kinh Niết-bàn.
Khi ấy, trong chúng có hai vị tăng đang cãi nhau về chuyện gió và phướn. Một vị nói: “Gió động”, vị kia nói: “Phướn động”. Bàn cãi hồi lâu không dứt, chẳng ai chịu ai. Lục Tổ vừa bước đến nghe chuyện liền nói rằng: “Chẳng phải gió động, chẳng phải phướn động, ấy là tâm các ông động.”
Chúng tăng nghe lời ấy, thảy đều kinh hãi!
Pháp sư Ấn Tông liền thỉnh ngài ngồi trên, hỏi nghĩa sâu kín. Thấy ngài Huệ Năng nói lời giản dị mà lý chánh đáng, chẳng theo văn tự, Pháp sư liền nói: “Ngài chắc chắn không phải người thường! Từ lâu vẫn nghe y pháp của Tổ Hoàng Mai đã truyền về phương Nam, có phải là ngài đây chăng?”
Lục Tổ nói: “Thật không dám.”
Pháp sư Ấn Tông liền làm lễ, xin đưa y bát ra cho đại chúng xem. Rồi Pháp sư lại hỏi: “Ý chỉ truyền trao của ngài Hoàng Mai như thế nào?”
Lục Tổ đáp: “Trao nhận tức là không. Chỉ luận việc thấy tánh, không luận bàn thiền định giải thoát.”
Ấn Tông hỏi: “Sao chẳng luận bàn thiền định giải thoát?”
Lục Tổ đáp: “Vì là pháp phân biệt đối đãi, chẳng phải pháp Phật. Pháp Phật là pháp không phân biệt đối đãi.”
Pháp sư lại hỏi: “Thế nào là pháp Phật không phân biệt đối đãi?”
Lục Tổ đáp: “Pháp sư giảng kinh Niết-bàn, làm rõ Phật tánh, ấy là pháp Phật không phân biệt đối đãi. Như khi Cao Quý Đức Vương Bồ Tát hỏi Phật rằng: ‘Những kẻ phạm bốn giới cấm nặng, làm năm tội nghịch và bọn nhất-xiển-đề có dứt mất thiện căn, tánh Phật hay không?’ Phật đáp: ‘Thiện căn có hai: một là thường, hai là vô thường. Tánh Phật chẳng phải thường, chẳng phải vô thường, nên không thể dứt mất.’ Đó là không phân biệt đối đãi. Lại nữa, một là thiện, hai là bất thiện, tánh Phật chẳng phải thiện, chẳng phải bất thiện, như vậy là không phân biệt đối đãi. Các uẩn và giới, phàm phu thấy có phân biệt, kẻ trí hiểu rõ tánh thật không phân biệt. Tánh thật không phân biệt ấy là tánh Phật.”
Ấn Tông nghe giảng giải, vui mừng chắp tay nói rằng: “Lũ chúng tôi giảng kinh dường như ngói, sỏi; còn Ngài luận nghĩa thật như vàng ròng!”
Liền đó, Pháp sư Ấn Tông cạo tóc cho Lục Tổ, rồi nguyện thờ làm thầy. Bấy giờ, Lục Tổ ở dưới cội cây Bồ-đề nơi ấy thuyết pháp, khai mở Pháp môn Đông Sơn.
Bấy giờ, Lục Tổ Đại sư lại có lời sách tấn đại chúng rằng: “Huệ Năng này đắc pháp ở Đông Sơn, từng chịu đủ mùi cay đắng, tánh mạng mong manh như sợi tơ treo. Ngày nay cùng sứ quân và các quan viên, tăng, ni, đạo, tục đồng trong hội này. Nếu các vị chẳng nhờ duyên lành từ nhiều kiếp xa xưa, từng trong quá khứ cúng dường chư Phật, gieo trồng căn lành, làm sao lại được nghe nhân duyên đắc pháp Đốn giáo như ta vừa kể?”
Mùa xuân năm 677, Lục Tổ Đại sư từ giã môn nhân tăng tục, lên đường về chùa Bảo Lâm ở Tào Khê. Pháp sư Ấn Tông cùng với các vị tăng, ni, cư sĩ theo tiễn chân có tới trên ngàn người, thẳng đến tận Tào Khê. Khi ấy còn có Thông Ứng Luật sư ở Kinh Châu với khoảng vài trăm đệ tử cùng về nương theo ngài.
Gửi ý kiến của bạn