Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

16. Nhân Quả

24/02/201116:04(Xem: 9425)
16. Nhân Quả

PHÁ MÊ KHAI NGỘ
Lê Sỹ Minh Tùng

16. Nhân Quả
(Law of Cause and Effect)

Mọi biến đổi của vạn vật trong vũ trụ nầy đều nằm trong một quy luật chung và quy luật nầy là sự giải tỏa mọi sự ưu tư, thắc mắc cho tất cả những điều kiện hiện sinh trong cuộc sống của chúng ta.

Vì thấy chúng sinh còn đang lặn hụp trong vòng mê mưội, Đức Phật đã phát huy ra luật nhân quả để chỉ cho chúng ta hiểu rõ từ căn cơ, ngọn nguồn sự tuần hành, biến dịch của vạn vật và vũ trụ.

Vậy thế nào là nhân quả?

Nhân là nguyên nhân, còn quả là kết quả. Nhân là cái mầm, Quả là cái trái mà phát sinh ra bởi từ cái mầm. Bởi thế, Nhân và Quả gắn liền với nhau như hình với bóng. Hãy có nhân là có quả và ngược lại nếu có quả thì phải có nhân.

Vì có sự tương đồng giữa nhân và quả, nên chúng ta thấy rằng hể nhân như thế nào thì quả như thế ấy. Nếu ta gieo đậu thì chúng ta sẽ gặt đậu còn nếu ta trồng xoài thì chắc chắn ta sẽ được xoài chứ không bao giờ chúng ta trồng mía mà đạt được khoai. Nói một cách khác, nhân và quả bao giờ cũng cùng một loại với nhau, nhưng hể nhân đổi thì quả cũng đổi theo.

Bây giờ chúng ta tự hỏi là hạt lúa tự nó có thể sinh ra cây lúa không? Lý do hạt lúa có thể phát triển để trở thánh cây lúa là vì hạt lúa được sự cấp dưỡng và hấp thụ bởi những điều kiện chung quanh như không khí, ánh sáng, đất nước...chứ tự nó không thể phát triển thành cây lúa được. Điều này cho thấy một nhân không thể nào sinh ra quả nếu không có sự giúp đở của nhiều nhân khác. Do đó mọi sự vật trong vũ trụ này đều là sự tổ hợp của nhiều nhân duyên.

Khi ta gọi một vật là nhân, có nghĩa là nó chưa biến chuyển hình thành ra cái quả còn một vật mà ta gọi là quả thì nó đã biến chuyển hình thành ra trạng thái mà ta mong muốn. Do đó, chính trong cái nhân hiện tại đã có hàm chứa cái quả tương lai, và cũng trong cái quả hiện tại đã có hình bóng của nhân quá khứ.

Nếu như vậy thì sự biến chuyển từ nhân đến quả mau chậm như thế nào?

Đây là một điểm tối quan trọng khi nói đến luật nhân quả bởi vì sự biến chuyển từ nhân đến quả có khi nhanh khi chậm, không bao giờ diễn biến trong cùng một thời gian đồng nhất.

Có khi từ nhân đến quả cách nhau như một cái chớp mắt. Chẳng hạn như khi ta đưa tay nhéo người kế bên (nhân), thì họ la làng ngay (quả).

Có khi từ nhân đến quả cách nhau mấy tháng, như khi ta gieo lúa (nhân) cho đến mùa gặt (quả) thì phải trải qua bốn năm tháng.

Có khi đòi hỏi đến một vài năm, hay dài hơn nữa. Như khi ta lo thủ tục đi định cư đoàn tụ gia đình (nhân) cho đến khi họ đến Hoa Kỳ (quả) phải mất khoảng từ hai, ba hoặc năm, sáu năm.

Có khi đòi hỏi đến vài trăm năm thì nhân quả mới xuất hiện.

Vậy nhân quả ảnh hưởng về tư tưởng và hành động của cuộc sống chúng ta như thế nào?

Lý do mà triết lý Đạo Phật quá cao siêu bởi vì Đức Phật đã tìm ra nguồn gốc của sự đau khổ rồi tìm phương pháp tận diệt nỗi đau khổ nầy. Sau đó Ngài cho ta thấy đâu là lẽ sống chân thật, một hạnh phúc viên mãn, và cuối cùng là dùng phương pháp nào để đạt đến sự sung sướng thật sự này. Đây là triết lý Tứ Diệu Đế mà chúng tôi sẽ đề cập trong những chương sau nầy.

Trong những nguyên nhân chính tạo ra sự đau khổ và mang lại trong Tâm ta rất nhiều điều phiền não, thì tam độc (Tham, Sân, si) đóng một vai trò tối quan trọng trong việc tạo tác những Nhân xấu. Những nhân xấu nấy đã đưa cái thân Tứ đại của chúng ta đến những hậu quả vô cùng thê thảm, mà trong đó bao gồm hy vọng và niềm tin thoát ra khỏi cái vòng luân hồi lẫn quẩn. Do đó chúng ta càng tạo nhiều nhân tốt thì tương lai chúng ta sẽ gặt hái nhiều kết quả sáng lạng. Đó chính là cứu cánh cho cuộc sống hiện tại của chúng ta được an vui tự tại cũng như vun trồng bồi đắp cho mảnh vườn công đức được đơm hoa kết trái.

Vậy thế nào là thân tứ đại?

Theo giáo lý nhà Phật thì thân của chúng ta là do bốn món hợp thành nên không chắc thực lâu bền. Bốn món đó là: đất, nước, gió, lửa và vì những thứ này có thể tìm thấy ở mọi nơi nên mới có tên là đại. Chất cứng trong thân thể chẳng hạn như xương thịt, tóc da thì thuộc về đất. Chất ướt như là máu me, nước, đờm thì thuộc về nước. Chất làm cho thân thể nóng nhiệt thì thuộc về lửa. Chất làm cho tế bào, dòng máu,và nước chuyển động thì thuộc về gió. Nếu thiếu một trong bốn món nầy thì thân phải hui nhị tì. Nhưng bốn món nầy thì luôn luôn thù nghịch chống đối nhau như lửa thì không ưa nước còn đất thì kỵ gió và ngược lại. Khi lửa thịnh hơn nước thì chúng ta cảm thấy nóng bức đau đầu còn gió thạnh hơn đất thì thân chúng ta đau nhức quằn quại. Vì chúng luôn luôn chống đối nhau, nên lúc nào thân của chúng ta cũng có thể bệnh hoạn hay chực chờ để tan rã. Nếu chúng ta khéo điều hòa thì thân nầy còn an ổn, bằng không thì chúng dễ dàng băng hoại. Sự băng hoại của thân thật bất định. Một mạch máu bể, một cái sẩy chân, một luồng gió độc, một viên đạn xuyên qua…là mất mạng. Sự hòa hợp cũa tứ đại thật là khó khăn và không có gì bảo đảm lâu dài bởi vì chúng mang bản chất thù nghịch nhau. Khi chúng ta đang thở là mình đang mượn gió để hít thở và miệng ta ăn cơm uống nước là mượn nước, mượn đất và lửa. Nếu sự vay mượn ấy được thuận chiều ổn thỏa thì thân được an vui khỏe mạnh còn nếu bị trở ngại khó khăn thì thân đau đớn nguy kịch.

Thật vậy, cuộc sống an vui hạnh phúc là do sự vay mượn một cách yên ổn điều hòa, và ngược lại là sự sống đau khổ bất hạnh. Vậy sự sống còn là nhờ vay mượn thì ai dám nói thân nầy là thật, là bền vững lâu dài. Thậm chí đất, nước, gió, lửa bên ngoài là của thiên nhiên trời đất, vậy mà khi chúng ta mượn vào xài, thì liền cho nó là của chính mình.

Khi đã hiểu rõ luật nhân quả, chúng ta có thể mạnh dạn gạt bỏ những quan niệm mê tín dị đoan. Chẳng hạn như chúng ta mua đồ vật thật nhiều, đủ thứ để cúng lạy Phật trời với hy vọng sẽ được giàu sang, phú quý. Trên đời này làm gì có đạo lý như vậy! Đây là hoàn toàn mê tín dị đoan bởi vì đã là Phật thì không khi nào đi ăn hối lộ để ban thưởng cho ai cả. Nếu chúng ta được hưởng giàu sang phú quý ngày nay là bởi kiếp trước chúng ta rộng tâm bố thí giúp kẻ khốn cùng, giúp người nghèo khổ, che chở kẻ hoạn nạn để tạo ra phúc đức nên kiếp này chúng ta được hưởng vậy thôi. Nếu chúng ta muốn tiếp tục hưởng sự giàu sang nầy thì ngay bây giờ chúng ta phải cố gắng tạo dựng thêm phước đức để bảo đảm cho hậu vận của mình. Cũng như tiền bạc trong ngân hàng, cho dù chúng ta có nhiều đi chăng nữa, nhưng nếu cứ lấy ra xài hoài thì một ngày nào đó số tiền kia cũng phải cạn đi. Người khôn ngoan thì phải tạo thêm để bảo đảm cho tương lai hậu vận của mình, càng nhiều phước đức thì càng hạnh phúc về sau.

Thêm nữa, khi đã hiểu luật nhân quả thì chúng ta biết rằng cuộc đời của chúng ta là do nghiệp nhân của mình tạo ra. Chính mình là người thợ tự xây dựng đời mình, chính mình là kẻ sáng tạo ra cái ta, thì mình phải cố gắng làm điều tốt, càng nhiều thì càng phúc lợi. Đó là những cái nhân quý báu để đem lại những cái quả tốt đẹp về sau.

Có người lại than phiền rằng: tại sao lại có người cả đời ăn hiền ở lành mà lúc nào cũng gặp toàn cảnh đắng cay, đau khổ còn kẻ gian ác thì tại sao lại được sung sướng giàu sang? Như chúng ta đã biết, thời gian biến chuyển từ nhân đến quả có khi nhanh khi chậm. Có cái nhân dẫn đến quả ngay củng có cái nhân từ đời này đến đời sau mới thành quả. Vậy trong kiếp trước họ đã tạo quá nhiều nhân xấu, nên kiếp nầy họ phải chịu quả báo. Còn những kẻ gian ác kia, mặc dầu hiện tại họ có phần sung sướng, bởi vì tiền kiếp họ là người tốt, nhưng với những ác nghiệp hoặc nhân xấu mà họ đang tạo ra, thì chắc chắn là tương lai hậu kiếp của họ thật đen tối vô cùng.

Bởi vậy cổ nhân có câu:

Thiện ác đáo đầu chung hữu báo

Chỉ tranh lai táo dữ lai trì.

Tạm dịch là:

Việc lành hay việc dữ đều có quả báo

Chỉ khác nhau là đến sớm hay muộn mà thôi.

Lại cũng có người thắc mắc: theo luật nhân quả thì ai làm nấy chịu, tại sao cha làm mà con phải gánh? Theo giáo lý nhà Phật thì Nhân quả Nghiệp báo có hai loại:

Ø Biệt nghiệp: là nghiệp báo riêng của mỗi chúng sinh, có nghĩa là mình tạo thì mình hưởng.

Ø Công nghiệp: là nghiệp chung cho nhiều chúng sinh, cùng sống trong một hoàn cảnh. Do đó khi sống chung trong một gia đình thì cái nghiệp quả phải có liên quan với nhau.

Bởi vậy sách có câu:

Nhất nhơn tác phước, thiên nhơn hưởng;

Độc thọ khai hoa, vạn thọ hương.

Nghĩa là: một người làm phước, ngàn người được nhờ. Một cây trổ hoa, muôn cây thơm lây.

Khi Bồ tát Văn Thù hỏi về thiện tri thức?

Đức Phật trả lời rằng:”Thiện tri thức tâm tánh mềm mỏng hòa nhã, giới hạnh tinh chuyên, lòng không tham lam tật đố, không ái luyến vật chất, tâm thường bình đẳng, ý không thương ghét. Có đại phương tiện độ mình độ người, tùy theo căn tánh của mỗi người mà giáo hóa, đủ pháp tổng trì. Lòng tốt đối với người, làm ơn cho người chẳng cần trả, tu hành trong sạch, không có lỗi lầm, thuyết pháp luận nghĩa đều hiệp ý kinh.

Nếu có trí tuệ hơn người, phước đức siêu quần, không chỗ nào chẳng lành, không pháp nào chẳng biết. Mở cửa chánh đạo, ngăn dẹp đường tà, trồng trí huệ thơm khắp, căn cơ lớn, diệu dụng lớn, hạnh nguyện lớn, uy lực lớn. Đây chính là đại thiện tri thức chân chánh”.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/01/2025(Xem: 122)
Thiền Tông dạy rằng người nào sống với Vô tâm là giải thoát. Trần Nhân Tông, vị Thiền sư nổi tiếng của Việt Nam trong thế kỷ 13, từng viết rằng khi gặp cảnh, giữ được vô tâm, thì không cần hỏi tới Thiền nữa. Đức Phật trước đó đã dạy pháp Vô tâm trong Kinh Phật Tự Thuyết Ud 1.10. Bài này sẽ viết theo nhiều bản Anh dịch trên Sutta Central. Một đạo sĩ tên là Bahiya cư trú ở thị trấn Supparaka. Bahiya được cư dân tôn kính, cúng dường y phụ, nhà ở và nhiều thứ. Bahiya tự tin rằng đã chứng quả A la hán, hoặc sắp thành A la hán. Một vị cõi trời, kiếp trước từng là người thân của Bahiya, muốn điều tốt lành cho Bahiya, nên hiện ra, nói với Bahiya rằng Bahiya chưa phải là A la hán, và cũng chưa tu đúng con đường để trở thành A la hán.
15/01/2025(Xem: 106)
Trong rất nhiều truyện cổ dân gian Việt Nam, cũng như truyện cổ của nhiều quốc gia khác trên thế giới, có một niềm tin vững chắc rằng mỗi người chúng ta đều có một kiếp sau ở tương lai. Không chỉ riêng với Phật giáo dân gian, hầu hết (và có thể là tất cả) các tôn giáo khác, đều tin rằng có một kiếp sau, hay một đời sau. Chuyện kiếp sau này cần được phân tích minh bạch, để không rơi vào một niềm tin nhầm lẫn.
15/01/2025(Xem: 130)
Bài này sẽ viết trong tinh thần đối chiếu Kinh Pháp Cú với Thiền Tông. Để nói lên một phương pháp của Thiền rằng, trong khi thiền tập, hễ tin Phật hay nghi Phật đều sẽ hỏng, đều rơi vào bất thiện pháp, sẽ không thấy được pháp Vô Vi. Muốn vào đạo Phật, trước tiên phải tin và phải quy y Phật, Pháp, và Tăng. Người tu theo lời Phật dạy phải tin vào Tứ Thánh Đế, tức là Khổ, Tập, Diệt, Đạo. Trong khi tu tập, người tu phải thành tựu tín, giới, văn, thí, huệ mới có thể đoạn trừ bất thiện pháp. Như vậy, người không có lòng tin chắc thật vào Đức Phật sẽ không đi được con đường dài như thế để thành tựu giải thoát.
15/01/2025(Xem: 106)
Bài này sẽ nói về vai trò của người cư sĩ với nhiệm vụ nên học nhiều về Kinh điển, nên hiểu Phật pháp cho thâm sâu, nên tu tinh tấn để làm gương cho người đời thường, và nên sống đơn giản nhằm thích nghi với mọi hoàn cảnh cần để hoằng pháp. Không phải ai cũng có cơ duyên để học nhiều về Kinh điển. May mắn, thời nay chúng ta đã có kinh điển dịch ra tiếng Việt rất nhiều. Các Kinh điển, Bộ Nikaya và Bộ A Hàm đều đã dịch ra tiếng Việt. Trong khi đó, các buổi giảng Kinh do nhiều vị tăng ni thực hiện đã phổ biến nhiều trên YouTube và các trang web về Phật học. Những gì thắc mắc, có thể hỏi trên mạng Google hay các mạng trí tuệ nhân tạo, như ChatGPT hay Gemini, đều có thể được giải thích ở mức độ tổng quát. Tuy nhiên các giải thích này đều khả vấn, có khi là trích dẫn theo sự giải thích của các học giả Ky Tô Giáo hay không phải Phật tử, cần kiểm chứng.
15/01/2025(Xem: 105)
Trong khi học Phật, chúng ta thường đọc thấy ba pháp ấn là vô thường, khổ, và vô ngã. Đôi khi, chúng ta đọc thấy trong kinh nói về bốn pháp ấn là vô thường, khổ, vô ngã và Niết Bàn. Tùy theo dị biệt bộ phái, mỗi vị thầy ưa nói cách này hay cách kia. Thực tế, nói cách nào cũng đúng, cũng phù hợp kinh điển. Trong khi đó, theo cách nhìn của Thiền tông Việt Nam, tất cả các pháp tự thân đã là tịch diệt, bời vì lìa phiền não thì không có bồ đề, lìa sanh tử thì không có Niết bàn. Cũng như sóng không lìa nước, và ảnh không lìa gương. Do vậy, Thiền tông nêu lên ý chỉ là phải nhìn thấy để sống với pháp tánh, với Niết bàn tự tâm.
15/01/2025(Xem: 118)
Trong nhiều kinh, Đức Phật khi giải thích về vô thường đã hỏi rằng có phải mắt và cái được thấy là vô thường hay không, rồi hỏi có phải tai và cái được nghe là vô thường hay không, và rồi vân vân. Như thế, đối với nhiều người tu, quán sát nơi con mắt sẽ là bước đầu để học đạo giải thoát. Tuy nhiên, đối với Thiền Tông Việt Nam, có một số vị thầy dạy rằng hãy nhìn như một người mù nhìn, và hãy nghe như một người điếc nghe. Lời dạy về con đường giải thoát này là như thế nào?
15/01/2025(Xem: 117)
Khi chúng ta nói rằng nhiều người Việt Nam đã học đạo từ khi nằm nôi, chỉ là một hình ảnh cho thấy Phật giáo đã gắn bó với lịch sử dân tộc Việt Nam từ nhiểu ngàn năm. Nhiều lời dạy trong Kinh Phật đã ăn sâu vào trong chính sử, và cả huyền sử của dân tộc Việt.
15/01/2025(Xem: 102)
Khi đọc Thiền sử Trung Hoa và Việt Nam, chúng ta thường gặp một số vị sư truyền dạy, hay trả lời bằng những cách không dùng lời nói. Người ta thường gọi đó là vô ngôn, là không sử dụng ngôn ngữ. Chữ này có lẽ không thích nghi, vì chữ vô ngôn có khi chỉ là sự im lặng, khi không muốn nói. Có lẽ, chữ thích hợp nên là cái biết xa lìa khái niệm không thể mô tả bằng ngôn ngữ được.
19/10/2024(Xem: 748)
Tứ y pháp (四依法; S: Catuḥpratisaraṇa; E: The four reliances) là 4 pháp phương tiện quan trọng theo quan điểm của Phật giáo Bắc truyền, với mục đích giúp hành giả rõ biết pháp nào nên hoặc không nên nương tựa, nhằm thành tựu giác ngộ, giải thoát.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]