Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

D. Chỉ Tự Giác Nhất Thừa Soi Sáng Các Địa, Khéo Đoạn Các Lậu, Viên Mãn Thân Phật, Chẳng Rơi Vào Có Không

24/10/201016:05(Xem: 6483)
D. Chỉ Tự Giác Nhất Thừa Soi Sáng Các Địa, Khéo Đoạn Các Lậu, Viên Mãn Thân Phật, Chẳng Rơi Vào Có Không

KINH LĂNG GIÀTÂM ẤN
Thiền Sư Hàm Thị Sớ Giải
Hoà Thượng Thích Thanh Từ Việt Dịch
Thiền Viện Thường Chiếu

D- Chỉ tự giác nhất thừa soi sáng cácđịa, khéo đoạn các lậu, viên mãn thân phật, chẳng rơi vào có không.

1- CHỈ TỰ GIÁC NHẤT THỪA.

- CHỈ TỰ GIÁC THÁNH TRÍ.

Đại Bồ-tát Đại Huệ lại bạch Phật: Thế Tôn! Cúi mong vì nói tướng tự giácthánh trí và nhất thừa. Nếu tướng tự giác thánh trí và nhất thừa, con và cácBồ-tát khác rành tướng tự giác thánh trí và nhất thừa thì chẳng do nơi khácthông đạt Phật pháp. Phật bảo Đại Huệ: Lắng nghe, lắng nghe! Khéo suy nghĩ đó,sẽ vì ông nói. Đại Huệ bạch Phật: Xin vâng thọ giáo. Phật bảo Đại Huệ: Thánhtrước biết rõ trao truyền cho nhau, “vọng tưởng là không tánh”, đại Bồ-tátriêng ở chỗ vắng vẻ tự giác quán sát, chẳng do nơi khác lìa kiến chấp vọngtưởng, tiến thẳng lên trên vào Như Lai địa, ấy gọi là tướng tự giác thánh trí.

Đây đáp tự giác thánh trí mà nói thánh trước biết rõ trao truyền cho nhau“vọng tưởng là không tánh”! Cho nên biết, tất cả phàm phu không thể rõ thấuđược giác tánh đều bị vọng tưởng kềm giữ, lần lượt phá trừ thì tưởng tế lạisanh. Nếu biết không tánh thì tức vọng liền chân, chỗ giác tưởng hết, chẳng donơi khác mà ngộ, nên nói tự giác. Ngài Vĩnh Minh Giác nói: “Đồng một không tánhnên được hiện thành, tánh vọng vốn rỗng chúng sanh nguyên là Phật, chân tánh đãđược, đâu phải nay mới thành”. Đây là nhằm vào căn bản trí vậy.

- CHỈ NHẤT THỪA.

Đại Huệ! Thế nào là tướng nhất thừa? Nghĩa là giác ngộ đạo nhất thừa nên tanói nhất thừa. Thế nào là giác ngộ đạo nhất thừa? Nghĩa là chỗ năng nhiếp sởnhiếp vọng tưởng như thật, chẳng sanh vọng tưởng, ấy gọi là giác nhất thừa. ĐạiHuệ! Người giác ngộ nhất thừa, chẳng phải chỗ các hàng ngoại đạo, Thanh văn,Duyên giác, Phạm thiên vương v.v… có thể được, chỉ trừ Như Lai, do đó nên gọilà nhất thừa.

Chỗ năng nhiếp sở nhiếp vọng tưởng như thật chẳng sanh vọng tưởng là, cảnhgiới vọng tưởng của chúng sanh hiện tiền tức là trường đại tịch diệt của chư PhậtNhư Lai, chân tục không hai, bình đẳng một pháp giới không có sai biệt. KinhTối Thắng Vương nói: “Người tu hạnh bồ-đề đối với cảnh chư thánh, thể chẳngphải một khác, chẳng bỏ nơi tục, chẳng lìa nơi chân, y nơi pháp giới. Pháp giớilà, tất cả chúng sanh là chân không thường trụ, tự tướng tự tánh bản tế nhưthật, chẳng sanh chẳng diệt, không có giác tri. Đây là chỗ đi của Như Lai,chẳng phải chỗ hiểu của phàm, chẳng phải chỗ biết của thánh”. Cho nên nói:“Chẳng phải chỗ các hàng ngoại đạo, Thanh văn, Duyên giác, Phạm thiên vương… cóthể được”. Nên nói: “Cứu kính giác” vậy.

- CHỈ TAM THỪA TÙY CƠ.

Đại Huệ lại bạch Phật: Thế Tôn! Cớ sao nói tam thừa mà chẳng nói nhất thừa?Phật bảo Đại Huệ: Chẳng tự vào pháp Niết-bàn, nên chẳng nói nhất thừa với tấtcả Thanh văn Duyên giác. Bởi tất cả Thanh văn Duyên giác, Như Lai điều phụctrao cho phương tiện tịch tĩnh mà được giải thoát, chẳng phải tự sức mình, thếnên chẳng nói nhất thừa. Lại nữa, Đại Huệ! Vì phiền não chướng, nghiệp, tập khíchẳng đoạn nên không nói nhất thừa với tất cả Thanh văn, Duyên giác. Vì chẳnggiác pháp vô ngã, chẳng lìa phần đoạn tử nên nói tam thừa.

Như Lai chẳng vì Thanh văn Duyên giác nói pháp nhất thừa. Bởi vì Thanh vănDuyên giác không thể lìa ngôn thuyết và sở thuyết được tự giác thánh trí, chẳngđược pháp tự vào Niết-bàn. Tự vào Niết-bàn là tự tánh Niết-bàn. Sẵn có tự tánhvốn tự vắng lặng chẳng chịu sanh tử. Ở trong sanh tử mà chẳng bị pháp sanh tửchen vào, thường tự vắng lặng, ngay đó là như như. Tánh như như mà không thể tựgiác cần nhờ duyên khởi. Gặp duyên thế gian liền khởi phân biệt, bám lấy thanhsắc tạo nhân trong tam giới, chuốc quả luân hồi. Gặp duyên xuất thế liền khởichán lìa, bám chặt vào thiền định, tạo nhân tứ đế mười hai nhân duyên, thànhquả giải thoát.Song tự tánh như như chẳng phải luân hồi, chẳng lìa luân hồi,chẳng phải giải thoát, chẳng lìa giải thoát, chẳng phải hai bên này, cũng chẳnglìa hai bên. Như Lai thương xót các phàm phu đắm mê thế gian, cho thế gian làthường nên vì họ nói vô thường, cho thế gian là lạc nên vì họ nói khổ, cho thếgian là tịnh nên vì họ nói bất tịnh, cho thế gian là ngã nên vì họ nói vô ngã.Nhị thừa lấy đây để điều phục, được đạo giải thoát mà chẳng phải tự tánh giảithoát. Về phần khởi phiền não đã đoạn, còn tập phiền não chẳng đoạn, được nhânvô ngã, chẳng giác ngộ pháp vô ngã. Tập phiền não khởi từ vô minh bất giácnghiệp động, chẳng phải người giác tự tánh thì không thể xa lìa. Nghiệp tậpchẳng đoạn thì chỉ là bất tri bất giác mà thôi. Thế Tôn thường nói: “Thanh vănDuyên giác còn không thấy chân tánh vô ngã, huống là chân tánh hữu ngã”. Đồngmột chân tánh do vô ngã được vào, chẳng phải giác tự tánh, cho nên nói “chẳngthấy”. Chúng sanh phân biệt ta người là lỗi của bất giác, không dùng tức vàlìa, nên nói “chỗ năng nhiếp sở nhiếp vọng tưởng như thật” thật khó mà gánhvác. Vừa sanh phân biệt liền rơi vào sở tri. Câu “chẳng lìa phần đoạn tử” theobản dịch đời Ngụy thì “chưa được bất khả tư nghì biến dịch sanh”. Về phần đoạnnhị thừa đã lìa, còn biến dịch nhị thừa chưa đoạn. Mà nói bất khả tư nghì biếndịch sanh, chính chỉ tùy loại đối hiện thì nhị thừa không có phần.

- CHỈ NHẤT THỪA BÌNH ĐẲNG.

Đại Huệ! Những người kia đối tất cả khởi phiền não, lỗi tập khí đã đoạn vàgiác pháp vô ngã. Kia đối tất cả khởi phiền não, lỗi tập khí đoạn, đắm vịtam-muội lạc chẳng phải tánh, giác được vô lậu giới. Giác rồi, lại nhập xuấtthế gian thượng thượng vô lậu giới, đầy đủ các thứ công đức sẽ được pháp thânNhư Lai bất khả tư nghì tự tại.

Kinh Phật Đảnh nói: “Giác chẳng phải sở minh, nhân minh mà lập giác, sở đãvọng lập thì sanh vọng năng của ông”. Sở là chỉ cho tướng phần. Kinh Phật Đảnhnói sở trước cái năng thì biết tột gốc pháp ngã, tập khí rất là tế nhị và kínđáo, chỗ này Bồ-tát đến Diệu giác mới hết. Khởi phiền não là nhân ngã. Nhị thừatuy đoạn khởi phiền não, mà lỗi kiến phần tập khí chưa quên. Đây đồng nói đoạnlà, chính khi thời tiết đã đến, bỗng nhiên giác ngộ, chỗ tập khí đoạn thìø phápvô ngã tự nhiên sáng tỏ. Đắm vị tam-muội, đây là tập khí pháp ngã. Kia đối vớichỗ chẳng phải chuyển mà sanh tưởng chuyển, như người say kia thấy mặt trăngmặt trời thật không phải xoay vòng, mà sanh tưởng xoay vòng. Cho nên dùng cáitưởng vô thường, khổ, không, vô ngã, đắm vị tam-muội, đối với cái lưu chuyểnkia được thế gian giải thoát, vào vô lậu giới. Nơi đây nếu giác ngộ thì đắm vịtam-muội cũng chẳng có tánh nhất định, tập khí liền đoạn, tất cả kiến chấp dứt,liền là xuất thế vô lậu, tánh bản giác liền hiện, pháp thân rõ ràng, chẳng phảibảo riêng có xuất thế vô lậu giới.

- TỤNG CHUNG.

Khi ấy, Thế Tôn muốn trùng tuyên lại nghĩa này nói kệ rằng:

Chư thiên và Phạm thừa

Thanh văn Duyên giác thừa

Chư Phật Như Lai thừa

Ta nói các thừa này

Cho đến có tâm chuyển

Các thừa phi cứu kính.

Nếu tâm kia diệt hết

Không thừa và người thừa

Không có thừa dựng lập

Ta nói là nhất thừa.

Chính Như Lai thừa mà có tâm phân biệt còn chẳng phải cứu kính. Cho nên sởtri ngu đến Thập nhất địa vẫn còn vi tế chưa hết. Được hết cái này rồi chân nhưtự tánh mới là hiện tiền, không có thừa cùng với người thừa (cỡi), vượt ngoàisố lượng không thể dựng lập, nên nói nhất thừa. Phật bảo ngài Xá-lợi-phất rằng:“Như Lai tất cả đều biết thấy giác, cũng chẳng tự biết ta biết thấy giác. Nếucho Như Lai khởi tướng biết thấy giác, ấy là chẳng phải Phật Thế Tôn, gọi làphàm phu”. Cho nên biết, đạo nhất thừa bặt tướng lìa tánh, riêng một không cóbạn bè, thoát ba thứ duyên, tập khí, chỉ một diệu viên giác, lại không có gìkhác. Kinh Viên Giác nói: “Tâm diệu viên giác của tất cả Như Lai vốn không cóBồ-đề cùng với Niết-bàn, cũng không có thành Phật cùng chẳng thành Phật, khôngvọng luân hồi và phi luân hồi”. Chỗ này nếu không phải người đạt tự tánh tất cảpháp chân như bình đẳng thì không thể thấy.

Vì dẫn đạo chúng sanh

Phân biệt nói các thừa

Giải thoát có ba thứ

Cùng với pháp vô ngã.

Phiền não trí tuệ thảy

Giải thoát thì xa lìa

Như cây nổi trong biển

Thường theo sóng gió dời.

Thanh văn ngu cũng vậy

Tướng gió thổi trôi giạt

Kia khởi phiền não diệt

Còn tập phiền não ngu.

Đắm vị tam-muội lạc

An trụ vô lậu giới

Không tiến đến cứu kính

Cũng lại chẳng thối lùi.

Được các thân tam-muội

Cho đến kiếp chẳng giác

Thí như người mê say

Rượu hết sau mới tỉnh

Kia giác pháp cũng vậy

Được thân Phật vô thượng.

Ba thứ giải thoát tức là quả chứng của tam thừa. Nhân pháp vô ngã, phiền nãosở tri đều vì dẫn đạo hàng nhị thừa mà nói. Người được nhất thừa giải thoát đềuxa lìa những thứ này, nên nói “không thừa và người thừa”. Nhị thừa đoạn khởiphiền não, mà còn ngu tập phiền não, thường bị không tịch chuyển, như cây nổikia bị gió thổi trôi giạt. Thấy tất cả pháp trong ngoài đều theo sở tri chuyển,đắm vị tam-muội an trụ ngoại giới, liền dứt nhân sanh, cho nên cũng chẳng thốilùi. Say cái tam-muội này nhiều kiếp không giác, nếu giác tức là vô thượng, nênnói “tự tánh chân như chẳng phải các thứ giải thoát, cũng chẳng phải lìa giảithoát”.

2- CHỈ THÁNH TRÍ CHIẾU MINH CÁC ĐỊA.

-BÀY BA THỨ Ý SANH THÂN.

Khi ấy, Thế Tôn bảo đại Bồ-tát Đại Huệ rằng: Nay ta sẽ nói phân biệt tướngchung của ý sanh thân. Lắng nghe, lắng nghe! Khéo suy nghĩ đó. Đại Huệ bạchPhật: Thế Tôn, lành thay! Xin vâng thọ giáo. Phật bảo Đại Huệ: Có ba thứ ý sanhthân. Thế nào là ba? Là: Tam-muội lạc chánh thọ ý sanh thân, giác pháp tự tánhtánh ý sanh thân, chủng loại câu sanh vô hành tác ý sanh thân. Người tu hành rõbiết tướng sơ địa tiến lên các địa được ba thứ thân.

Ba thứ thân từ Sơ địa đến Phật địa là phân biệt sở chứng. Tam-muội lạc chánhthọ là từ Sơ địa đến Thất địa. Giác pháp tự tánh tánh là từ Bát địa đến Thậpđịa. Chủng loại câu sanh vô hành tác là rốt sau của Kim Cang địa chứng đượcpháp thân, như hạt châu ma-ni tùy loại đối hiện. Ba thân này có thể phối hợpvới ba pháp quán. Tam-muội chánh thọ thuộc về chỉ. Giác pháp tự tánh tánh thuộcvề quán. Chủng loại là chủng loại thánh, tất cả Phật tự tánh ảnh hiện không thểnghĩ bàn thuộc về trung đạo thiền-na. Giác tự tâm hiện là, tam quán đồng thờiđầy đủ. Ba đức tự tánh này tức một mà ba, tức ba mà một, chẳng đồng với quyềnthừa thủy giáo một vị chẳng biết một vị. Song tùy địa sâu cạn chẳng ngại mỗi vịcó thân chứng nên nói viên dung (đốn chứng) chẳng ngại hành bố (tiệm chứng).

- CHỈ THÂN TƯỚNG THẤT ĐỊA TRỞ LÊN.

Đại Huệ! Thế nào là tam-muội lạc chánh thọ ý sanh thân? Nghĩa là đệ tam địa,đệ tứ địa, đệ ngũ địa, vì tam-muội lạc chánh thọ, các thứ tự tâm vắng lặng, antrụ nơi tâm hải, tướng thức nổi sóng chẳng sanh. Biết cảnh giới tự tâm hiệntánh (pháp) là phi tánh (không pháp), ấy gọi là tam-muội lạc chánh thọ ý sanhthân.

Từ Sơ địa đến Tứ địa đoạn kiến hoặc hết, từ Ngũ địa đến Thất địa đoạn tưhoặc hết. Đại thừa giác tự tâm hiện đã đoạn hai hoặc tuy chẳng đồng nhị thừathấy có thật pháp, say đắm tam-muội, đối trị sanh tử. Song từ sóng thức chuyểnbiến, giác tự tâm hiện thảy không thật có, tự tâm vắng lặng bỗng nhiên hiệntiền, đã có tam-muội đều từ liễu nhân. Nên nói an trụ tâm hải, không có thọlạc.

- CHỈ THÂN TƯỚNG BÁT ĐỊA.

Đại Huệ! Thế nào là giác pháp tự tánh tánh ý sanh thân? Nghĩa là đệ bát địaquán sát giác liễu các pháp thảy như huyễn đều không thật có, thân tâm chuyểnbiến được như huyễn tam-muội và các môn tam-muội khác. Vô lượng tướng, lực, tựtại, minh như hoa đẹp trang nghiêm chóng được như ý. Ví như huyễn, mộng, trăngđáy nước, bóng trong gương chẳng phải năng tạo chẳng phải sở tạo. Như năng tạosở tạo tất cả sắc các thứ chi phần đầy đủ trang nghiêm, tùy vào tất cả cõi Phậtcó đại chúng. Vì thông đạt pháp tự tánh, ấy gọi là giác pháp tự tánh, tánh ýsanh thân.

Đệ bát địa thấy pháp vô ngã, giác tự tâm hiện tất cả cảnh giới thảy như mộnghuyễn. Liền dùng tự giác chiếu liễu thân tâm chuyển biến, thuận tánh khởi dụng,nhập như huyễn tam-muội và vô lượng tam-muội lực, thông, hiện tất cả thân nhưtrăng đáy nước, bóng trong gương như ý tự tại khắp các cõi Phật. Hiểu sâu pháptánh chẳng phải có chẳng phải không, chẳng do tạo tác, tự nhiên đầy đủ trangnghiêm.

- CHỈ PHẬT ĐỊA THÂN TƯỚNG KHÔNG HÀNH TÁC VÀ BÀI TỤNG.

Đại Huệ! Thế nào là chủng loại câu sanh vô hành tác ý sanh thân? Nghĩa làgiác tất cả Phật pháp duyên tự được tướng lạc, ấy gọi là chủng loại câu sanh vôhành tác ý sanh thân. Đại Huệ! Đối với tướng ba thân kia quán sát giác liễu nênphải tu học.

Giác tất cả Phật pháp duyên tự được tướng lạc là, chứng được tự tánh phápthân tất cả Như Lai đã chứng. Như hạt châu ma-ni tùy năm sắc hiện. Tự tánh phápthân của Như Lai cũng lại như thế, tùy tâm chúng sanh đối diện liền hiện. NhưLai không có tâm niệm. Đây là do bi nguyện nhiều kiếp làm thành, cũng là tựtánh pháp tướng lý ưng như thế, chỉ một mình Phật mới hay viên chứng.

Khi ấy, Thế Tôn muốn trùng tuyên lại nghĩa này nên nói kệ rằng:

Thừa ta phi Đại thừa

Phi thuyết cũng phi tự

Phi đế phi giải thoát

Phi cảnh giới có không.

Song thừa Đại thừa này

Được chánh quán tự tại

Các thứ ý sanh thân

Hoa trang nghiêm tự tại.

Bài kệ hiển bày Như Lai tự giác thánh trí lìa các tướng thừa, chẳng phải lờinói đến, chẳng phải tất cả đế, chẳng phải tất cả giải thoát, cũng chẳng phảicảnh giới không thật có. Đây chính hiển bày đệ nhấât nghĩa tự chứng tự biết củapháp môn Đại thừa. Vào pháp môn này tự nhiên được ba thứ thân trang nghiêm tựtại, chẳng cần dụng công.

3- CHỈ PHƯƠNG TIỆN KHÉO VÀO NĂM HẠNH.

- NHÂN ĐẠI HUỆ HỎI LIỆT BÀY HẠNH NGŨ VÔ GIÁN.

Đại Bồ-tát Đại Huệ bạch Phật: Thế Tôn! Như Thế Tôn nói “Nếu người nam kẻ nữhành nghiệp ngũ vô gián chẳng vào địa ngục vô gián”. Thế Tôn! Thế nào người namkẻ nữ hành nghiệp ngũ vô gián mà chẳng vào địa ngục vô gián? Phật bảo Đại Huệ:Lắng nghe, lắng nghe! Khéo suy nghĩ đó, sẽ vì ông nói. Đại Huệ bạch Phật: ThếTôn, lành thay! Xin vâng thọ giáo. Phật bảo: Đại Huệ! Thế nào là nghiệp vôgián? Nghĩa là giết cha, giết mẹ, hại A-la-hán, phá hòa hợp tăng, ác tâm làmthân Phật ra máu.

Giết cha, giết mẹ, hại A-la-hán, phá hòa hợp tăng, làm thân Phật ra máu, nămnghiệp vô gián này quyết định mắc quả báo trong địa ngục vô gián. Song Phậtcũng có khi nói: cũng có người hành nghiệp ngũ vô gián mà không mắc quả báotrong địa ngục vô gián, cho nên ở văn sau phát minh.

- CHỈ HAI CĂN BẢN ĐOẠN.

Đại Huệ! Thế nào là mẹ chúng sanh? Nghĩa là ái lại thọ sanh, cùng với thamvà hỷ chung, như duyên nơi mẹ mà sanh thành. Vô minh là cha sanh vào xóm lànglục nhập thập nhị xứ. Đoạn hai thứ căn bản này gọi là giết cha mẹ.

Ái là phần ái trong mười hai nhân duyên, vì nó hay nhuận sanh, cho nên nói“lại thọ sanh cùng với tham và hỷ chung” có nghĩa dưỡng dục, nên nói “như duyênnơi mẹ mà sanh thành”. Phần vô minh thì hay phát nghiệp nên gọi nó là cha. Mẹtham ái hiệp với cha vô minh tức là vào xóm làng lục nhập và thập nhị xứ, thànhthân đời sau. Hai cái này là nhân sanh tử nên nói căn bản. Đoạn hai cái căn bảnnày gọi là giết cha mẹ.

- CHỈ CÁC PHÁP CỨU KÍNH ĐOẠN.

Các sử kia chẳng hiện như chuột độc phát các pháp, cứu kính đoạn nó, gọi làhại La-hán.

La-hán đoạn mười chánh sử, chưa đoạn tập khí. Nói như chuột độc phát là, nhưcon chuột độc cắn người vết thương tuy đã lành, mà gặp sấm chớp lại phát sanh.Dụ La-hán đoạn được nội sắc mà chưa đoạn ngoại sắc, cho nên gặp duyên liền daođộng. Chứng tự giác trí thì tập khí chóng trừ, tất cả pháp đã có như chuột độcphát sanh thảy đều hằng đoạn, gọi là hại La-hán.

- CHỈ CÁC ẤM CỨU KÍNH ĐOẠN.

Thế nào phá hòa hợp tăng? Nghĩa là các ấm tướng khác hòa hợp chứa nhóm, cứukính đoạn nó, gọi là phá Tăng.

Sắc thọ tưởng hành thức là tướng khác của các ấm. Năm ấm hòa hợp chứa nhómsanh tử nên gọi là tập. Nếu hay đoạn nó thì gọi là phá tăng. Vì tăng là nghĩahòa hợp.

- CHỈ BẢY THỨ THỨC ĐOẠN.

Đại Huệ! Do bất giác ngoại cảnh tự tướng cộng tướng từ tự tâm hiện lượng nênbảy thức thân sanh. Dùng ba thứ giải thoát vô lậu ác tưởng, cứu kính đoạn bảythứ thức Phật kia, gọi là ác tâm làm thân Phật ra máu. Nếu người nam kẻ nữ hànhviệc vô gián này gọi là ngũ vô gián, cũng gọi là vô gián đẳng.

Tám thức có hai nghĩa giác và bất giác. Nếu bất giác ngoại cảnh tự tướngcộng tướng đều tự tâm hiện thì, giác là ngã tướng của bảy thức. Do kiến phầnvọng giác của thức thứ tám, thức thứ bảy liền chấp làm ngã. Đây gọi là bảy thứcthân. Bản nhà Đường dịch là tám thức vẫn đồng với ý chỉ này. Nếu giác tự tâmhiện ra liền hay dùng vô tác, vô tướng, vô nguyện an trụ bất giác trong biểntâm tịch tịnh. Nên nói “dùng ba thứ giải thoát vô lậu ác tưởng đoạn thân giáckia”. Hiệp năm hạnh này thì chứng được thật pháp chánh chân, nên nói “vô giánđẳng”.

- CHỈ NGOẠI NGŨ VÔ GIÁN HẠNH CÙNG TỤNG.

Lại nữa, Đại Huệ! Có ngoại ngũ vô gián, nay sẽ diễn nói, ông và các đạiBồ-tát khác nghe nghĩa này rồi, ở đời vị lai chẳng rơi vào ngu si. Thế nào làngũ vô gián? Nghĩa là trước đã nói vô gián, nếu người hành được pháp này đối bamôn giải thoát mỗi mỗi chẳng được pháp vô gián đẳng. Trừ người này ra, còn cácvị hóa thần lực hiện vô gián đẳng, như là Thanh văn hóa thần lực, Bồ-tát hóathần lực, Như Lai hóa thần lực, vì người khác tạo tội vô gián để trừ nghi vàhối quá. Vì khuyến phát nên dùng thần lực biến hóa hiện vô gián đẳng. Không cómột bề làm việc vô gián mà chẳng mắc vô gián đẳng. Trừ người giác tự tâm hiệnlượng lìa thân (người) tài (cảnh) vọng tưởng, lìa ngã và ngã sở nhiếp thọ; hoặckhi gặp thiện tri thức giải thoát vọng tưởng tương tục trong các cõi.

Đối năm thứ vô gián trước, nên nói ngoại vô gián. Còn ba hạng dùng thần lựcbiến hóa là vì người tạo tội vô gián trừ nghi và khiến hối quá. Như trong luậtđã phạm thảy đều thuộc quyền thị hiện. Như Điều Đạt ở trong địa ngục như thọvui trên cõi trời Tam thiềân, chợt được Thế Tôn thọ ký. Chưa có một bề tạonghiệp vô gián mà không mắc quả báo vô gián. Trừ giác tự tâm hiện là, trừ ngườinày hiện đời giác tự tâm hiện, chóng lìa tất cả vọng tưởng năng sở của thân cănvà khí giới, thì nghiệp tánh không ở trong ngoài và giữa. Như tự tâm chẳng ởtrong ngoài giữa, nghiệp tánh cũng thế. Nếu chẳng được vậy thì, gặp thiện trithức dạy khiến trừ diệt liền được giải thoát các thú. Như vua A-xà-thế liền ởtrước Phật được lòng tin không căn, phá hoại tâm ác, chẳng phải bảo đợi đến đờikhác. Nếu thân này mất rồi thì nhân quả khó trốn.

Khi ấy, Thế Tôn muốn trùng tuyên lại nghĩa này nên nói kệ:

Tham ái gọi là mẹ

Vô minh tức là cha

Giác cảnh thức là Phật

Các sử là La-hán

Ấm họp gọi là Tăng

Vô gián thứ lớp đoạn

Gọi là ngũ vô gián

Chẳng vào ngục vô gián.

Giác là Phật tánh, song ở trong chúng sanh mê liễu biệt cảnh tức là vọnggiác, ấy là nên đoạn, cũng gọi là làm thân Phật ra máu. La-hán các sử chẳnghiện, mà nói các sử là La-hán, vì văn gọn vậy.

4- CHỈ VIÊN MÃN PHẬT GIÁC.

- CHỈ PHẬT GIÁC.

Bồ-tát Đại Huệ lại bạch Phật: Thế Tôn ! Cúi xin vì nói tri giác của Phật.Thế Tôn ! Những gì là tri giác của Phật? Phật bảo Đại Huệ: Giác nhân pháp vôngã, rõ biết hai chướng, lìa hai thứ tử, đoạn hai thứ phiền não, ấy gọi là trigiác Phật. Thanh văn, Duyên giác được pháp này cũng gọi là Phật. Do nhân duyênấy nên ta nói nhất thừa.

Khi ấy, Thế Tôn muốn trùng tuyên lại nghĩa này nên nói kệ:

Khéo biết hai vô ngã

Hai chướng phiền não đoạn

Hằng lìa hai thứ tử

Ấy gọi tri giác Phật.

Tam thừa đồng một tánh tri giác mà chẳng đồng tri giác. Bởi tri giác saibiệt nên chỗ chứng cũng sai biệt. Như Lai là như tánh kia mà giác nên không cógiác khác, như tánh kia mà biết nên không có biết khác. Như tánh kia mà giácthì không có bất giác. Không có giác khác thì không vọng giác. Không bất giáckhông vọng giác, ấy gọi là chân như tự tánh thanh tịnh không che đậy. Giác cóngười, giác có pháp, đều do bất giác tự tánh mà khởi vọng giác. Giác có tự tha,ấy là nhân tướng. Giác có tự tánh tha tánh, ấy là pháp tướng. Như tánh kia màgiác không có giác khác thì, nhân ngã pháp ngã liền đó tan biến. Hai chướng là,hoặc chướng và trí chướng. Hoặc là kiến hoặc và tư hoặc. Trí là, sở tri. Khihai hoặc không mà trí năng không và lý sở không mảy may chưa sạch thì chướngnày chưa quên. Đến Thập nhất địa vẫn có hai phần sở tri ngu rất vi tế, như cáchtấm lụa mỏûng, chỉ Phật mới hay xong. Tóm lại, như tánh kia mà giác không cógiác khác thì một lúc chóng xong.

Hai thứ tử là, phàm phu phần đoạn sanh tử (chết từng phần), nhị thừa biếndịch sanh tử (chết theo dời đổi). Biến dịch là, nhân dời quả đổi, lìa phần đoạnsanh tử trong tam giới, vẫn còn cõi phương tiện v.v... biến dịch sanh tử. Tứtrụ phiền não cảm phần đoạn sanh tử, vô minh phiền não cảm biến dịch sanh tử.Hai thứ tử này đã lìa thì hai thứ phiền não cũng đoạn.

Tứ trụ hoặc là, kiến hoặc trong tam giới là một trụ. Tất cả kiến hoặc trụđịa, tức là kiến hoặc phân biệt trong tam giới. Do ý căn đối với pháp trần khởiphân biệt, dấy các tà kiến trụ trước tam giới. Tư hoặc trong tam giới phân làmba trụ. 1) Dục ái trụ địa hoặc, do năm căn đối cảnh năm trần khởi tâm tham ái,mà trụ trước nơi dục giới. 2) Sắc ái trụ địa hoặc, tức là tư hoặc trong sắcgiới. Do chẳng rõ hoặc này nên trụ trước thiền định sắc giới không thể bỏ lìa.3) Hữu ái trụ địa hoặc, tức là tư hoặc vô sắc giới. Do chẳng rõ hoặc này nêntrụ trước thiền định vô sắc giới không thể bỏ lìa.

Vô minh phiền não là, chỉ căn bản vô minh. Nghĩa là mê Như Lai tạng bất giácphát nghiệp. Phiền não này nhị thừa không biết. Chính Đại thừa Bồ-tát đoạn hoặcchưa hết, vẫn ở nơi cõi Thật báo, chỉ Phật mới xong. Nhưng, như tánh kia màgiác không có giác khác, thì một lúc chóng xong. Cho nên nói “Thanh văn, Duyêngiác được pháp này cũng gọi là Phật. Do nhân duyên ấy ta nói nhất thừa”. Thếnên biết, nhất thừa tức là tánh tri giác. Tánh của tri giác thì không khác, màtri giác của tánh thì chẳng đồng. Do cái chẳng đồng này nên chỗ chứng có khác.Hàng nhị thừa không giác tự tánh, vọng có sở giác, ấy là khác. Song vọng giácvốn dối, chân tánh thường trụ. Giác cái vọng tức là chân, biết chân thì vọngdiệt, cũng cứu kính không hai.

- CHỈ NHƯ LAI TỰ, NGỮ, THÂN, PHÁP BỐN THỨ ĐỒNG.

Khi ấy, Bồ-tát Đại Huệ bạch Phật: Thế Tôn! Cớ sao Thế Tôn ở trong đại chúngxướng lời thế này: “Ta là tất cả Phật thời quá khứ và các thứ thọ sanh. Ta khiấy làm Chuyển luân thánh vương Mạn-đà, voi lớn sáu ngà và chim anh võ, Thích ĐềHoàn Nhân (Trời Đế Thích), tiên nhân Thiện Nhãn v.v... kinh nói trăm ngàn đờinhư thế”.

Đây là nghi thủy giác bản giác đã có sai thù thì pháp, báo, hóa thân đâukhông đồng khác, nên có lời hỏi này. Chẳng biết do bản giác có thủy giác, thủynhư bản kia. Pháp thân sanh báo thân hóa thân, báo hóa như pháp thân. Chỉ mộtđạo bình đẳng trước sau không hai. Hoa Nghiêm luận nói: “Vô biên cõi nước, tựtha chẳng cách mảy lông, mười đời xưa nay trước sau chẳng lìa niệm hiện tại”.Người được tự giác thánh trí tự nhiên chẳng nghi xưa chẳng nghi nay, chẳng nghingười chẳng nghi ta, chẳng nghi nhân chẳng nghi quả, chẳng nghi căn thân chẳngnghi khí giới, chẳng nghi hữu tình chẳng nghi vô tình, chẳng nghi một chẳngnghi khác, chẳng nghi hiện thành chẳng nghi tác khởi, tất cả chẳng nghi nên mớichứng biết.

Phật bảo Đại Huệ: Do tứ đẳng nên Như Lai ứng cúng đẳng chánh giác ở trongđại chúng xướng lời thế này: “Ta khi ấy làm Phật Câu-lưu-tôn, Câu-na-hàmMâu-ni, Ca-diếp”. Thế nào là tứ đẳng? Nghĩa là tự đồng, ngữ đồng, pháp đồng,thân đồng, ấy gọi là tứ đẳng. Do bốn thứ đồng nên Như Lai ứng cúng đẳng chánhgiác ở trong chúng xướng nói như thế.

Do tứ đẳng nên Như Lai ở trong đại chúng xướng nói Ca-diếp, Câu-lưu-tôn,Câu-na-hàm là ta. Đây là Như Lai đáp và lẫn hiển cả quyền và thật. Người chứngtự giác thánh trí tự biết tự chứng không thể nói bày. Quyền để chỉ bày nên nóiquyền, cũng có thể tức nơi đây thầm hội nên nói thật. Đó là nói lẫn hiển quyềnthật vậy.

Thế nào là tự đẳng? Hoặc chữ xưng ta là Phật, chữ kia cũng xưng tất cả Phật,chữ ấy tự tánh không có sai biệt, ấy gọi là tự đẳng.

Thế nào là ngữ đẳng? Nghĩa là ta có sáu mươi bốn thứ phạn âm nên tướng ngônngữ sanh. Chư Như Lai ứng cúng đẳng chánh giác kia cũng có sáu mươi bốn thứphạn âm nên tướng ngôn ngữ sanh như thế, không thêm không bớt, không có saibiệt, tánh tiếng phạn âm như Ca-lăng-tần-già.

Tự đẳng là, tự là danh tự. Ba đời Như Lai đều tên là Phật. Tự tánh chữ làchữ Phật để hiển bày nghĩa tự tánh giác, cũng không có sai biệt.

Ngữ đẳng là, cổ chú rằng: Tiếng Tây Vức có tám chuyển: 1) Thể, 2) Nghiệp, 3)Cụ, 4) Vi, 5) Tùng, 6) Thuộc, 7) Ư, 8) Hô. Như Lai nơi tám chuyển này mỗi cáiđủ tám đức: 1) Điều hòa, 2) Nhu nhuyến, 3) Rõ chắc thật, 4) Dễ hiểu, 5) Khônglầm lẫn, 6) Không tiếng giọng mái nhỏ, 7) Tiếng to lớn, 8) Tiếng sâu xa. Támlần tám là sáu mươi bốn tướng. Song trong kinh Bất Tư Nghì Bí Mật Đại thừa cũngnói: “Phật bảo Bồ-tát Tịch Huệ: Như Lai chẳng phải nơi môi, răng, lưỡi, cổ họngvà nơi cửa mặt mà phát ra các âm thanh. Nên biết âm thanh của Như Lai từ hưkhông mà ra, đầy đủ sáu mươi bốn tướng thù diệu: 1) Trôi chảy, 2) Nhu nhuyến,3) Vui lòng, 4) Đáng mến, 5) Thanh tịnh, 6) Lìa cấu, 7) Trong sáng, 8) Ngọtngào, 9) Ưa nghe, 10) Không kém, 11) Tròn đủ, 12) Điều thuận, 13) Không rít,14) Không ác, 15) Mềm dịu, 16) Vừa tai, 17) Thích thân, 18) Tâm sanh bén mạnh,19) Tâm mừng, 20) Vui thích, 21) Không nhiệt não, 22) Như giáo lịnh, 23) Khéohiểu biết, 24) Rành rõ, 25) Khéo mến, 26) Khiến sanh vui mừng, 27) Khiến ngườinhư lời dạy vâng làm, 28) Khiến người khéo hiểu biết, 29) Đúng lý, 30) Lợi ích,31) Lìa lỗi trùng lập, 32) Như tiếng sư tử, 33) Như tiếng rồng, 34) Như tiếngsấm sét, 35) Như Long vương, 36) Như tiếng ca hay của Khẩn-na-la, 37) Như tiếngchim Ca-lăng-tần-già, 38) Như Phạm vương, 39) Như tiếng chim Cộng Mạng, 40) Nhưtiếng hay đẹp của Đế Thích, 41) Như đánh trống, 42) Chẳng cao, 43) Chẳng thấp,44) Tùy vào, 45) Không khuyết giảm, 46) Không phá hoại, 47) Không ô nhiễm, 48)Không mong cầu, 49) Đầy đủ, 50) Trang nghiêm, 51) Hiển bày, 52) Viên mãn tất cảâm, 53) Các căn thích vui, 54) Không chê bai, 55) Không khinh chuyển, 56) Khôngdao động, 57) Tùy vào tất cả chúng hội, 58) Các tướng đầy đủ, 59) Khiến chúngsanh tâm ý vui mừng, 60) Nói tâm hạnh chúng sanh, 61) Vào tâm ý chúng sanh, 62)Tùy chúng sanh tin hiểu, 63) Người nghe không phần lượng, 64) Chúng sanh khôngthể suy nghĩ xứng lượng”. Hiệp với chỗ này để tham quán thì tột âm thanh vidiệu thù đặc. Cho nên ba đời Như Lai ngữ đồng. Ca-lăng-tần-già là tên chim,tiếng nó hơn tiếng các thứ chim, dùng nó để làm thí dụ.

Thế nào là thân đẳng? Nghĩa là ta cùng pháp thân và sắc thân tướng tốt củachư Phật không sai biệt. Trừ vì điều phục chúng sanh sai biệt ở các thú kia nênthị hiện các thứ sắc thân sai biệt, ấy gọi là thân đẳng.

Thế nào là pháp đẳng? Nghĩa là ta cùng chư Phật kia được pháp ba mươi bảyphần bồ-đề, trí lược nói Phật pháp không có chướng ngại, ấy gọi là tứ đẳng. Thếnên Như Lai ứng cúng đẳng chánh giác ở trong đại chúng xướng lời như thế.

Khi ấy, Thế Tôn muốn trùng tuyên lại nghĩa này nên nói kệ:

Ca-diếp, Câu-lưu-tôn

Câu-na-hàm là ta

Do bốn thứ bình đẳng

Ta vì phật tử nói.

Pháp thân Như Lai có hai thứ: 1) Lý pháp, nghĩa là tánh tịnh thể sáng xưanay lìa niệm đồng với hư không giới, không đâu chẳng khắp chúng sanh cùng Phậtđều đồng. 2) Trí pháp, nghĩa là trí thủy giác cứu kính, khế hợp với lý bản giácthanh tịnh, lý trí dung nhau, sắc và tâm không hai. Do trí hiện ra nên gọi làtrí pháp.

Sắc thân tức là báo thân, cũng có hai thứ: 1) Tự thọ dụng thân cũng gọi làviên mãn báo thân. Nghĩa là tự mình tu nhân mà cảm được, xứng tánh thọ dụng cácthứ pháp lạc, tự tại không ngại. Thân và cõi chẳng lìa nhau nên cũng gọi là tựthọ dụng độ, cũng gọi là thật báo trang nghiêm độ. Chư Phật trải qua vô số kiếptu tập vô lượng thiện căn mà cảm nên, khắp giáp cả pháp giới là tự thọ dụng.Các vị đại Bồ-tát chỉ được nghe tên mà không thể thấy được. 2) Tha thọ dụngthân, nghĩa là do căn cơ kẻ khác cảm nên mà thấy. Chư Phật vì khiến chúngBồ-tát thọ đại pháp lạc, tiến tu thắng hạnh nên tùy nghi mà hiện, cõi cũng nhưthế, khiến họ thọ dụng. Các thứ sai biệt sắc thân tức là hóa thân, cũng có bathứ: 1) Đại hóa nghĩa là Lô-xá-na ngàn trượng gia bị cho phù hợp với Đại thừaBồ-tát. Hoặc hiện tám mươi bốn ngàn tướng tốt, hoặc hiện vi trần số tướng tốt,đầy khắp hư không. 2) Tiểu hóa, nghĩa là thân vàng trượng sáu, ba mươi haitướng tốt, phù hợp căn cơ tiểu thừa, người, trời v.v... 3) Tùy loại hóa, nghĩalà như Chuyển luân thánh vương Đảnh Sanh, Thích Đề Hoàn Thiên Đế, Thiện Nhãn,voi lớn, anh võ, vượn nai v.v... tùy loại mà vào. Báo Hoá thân này đều nhiếpthuộc sắc thân, từ trí pháp mà được. Nếu mê lý pháp tức là vọng giác, theo nhânduyên vọng giác mà có mười hai loại thân trong tam giới. Ngộ lý pháp thì chuyểnvọng giác làm thủy giác. Do thủy hợp bản thành căn bản trí. Do sức căn bản vôtác trí cảm phát bi nguyện, tất cả báo thân, hóa thân lần lượt thành tựu. Đâylà ba đời chư Phật không có hai, không có khác. Ba mươi bảy pháp bồ-đề phần là,tứ niệm xứ (thân, thọ, tâm, pháp), tứ chánh cần (đã sanh điều ác khiến hằng dứt,chưa sanh ác khiến chẳng sanh, chưa sanh thiện khiến sanh, đã sanh thiện khiếntăng trưởng), tứ như ý túc (dục như ý túc, tinh tấn như ý túc, niệm như ý túc,tư duy như ý túc), ngũ căn (tín căn, tấn căn, niệm căn, định căn, tuệ căn), ngũlực (tín lực, tấn lực, niệm lực, định lực, tuệ lực), thất giác chi (trạch giác,tinh tấn giác, hỷ giác, trừ giác, xả giác, định giác, niệm giác), bát chánh đạo(chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn,chánh niệm, chánh định). Cộng lại thành ba mươi bảy phẩm. Đây là ba mươi bảypháp trợ bồ đề của Đại thừa, nhiếp vô lượng a-tăng-kỳ pháp trợ bồ-đề, nó làliễu nhân không phải tác nhân. Kinh Đại Bát Niết-bàn nói: “Đại Niết-bàn khôngphải từ tác nhân mà có, chỉ từ liễu nhân”. Liễu nhân là nói ba mươi bảy pháptrợ đạo. Ba đời chư Phật dùng liễu nhân này thành tựu đệ nhất nghĩa tự giácthánh thú, tự độ và giáo tha, bình đẳng không sai biệt. Hiệp bốn thứ bình đẳngnày cho nên Như Lai ở trong đại chúng xướng lời rằng “Ca-diếp, Câu-lưu-tôn, Câu-na-hàmlà ta”. Ý chỉ bí mật ngõ hầu nhờ đây thầm hội. Bỏ qua chỗ này về sau không thểnói bày, chỉ chứng tương ưng. Đâu phải chỗ trọn suy nghĩ tính toán mà hay lườngđược.

- CHỈ PHẬT GIÁC TỰ CHỨNG, KHÔNG THỂ NÓI BÀY.

Đại Huệ lại bạch Phật: Như Thế Tôn đã nói “Ta từ đêm ấy được tối chánh giác,cho đến đêm ấy vào Niết-bàn, ở trong khoảng giữa kia cho đến không nói một chữ,cũng chẳng đã nói sẽ nói, chẳng nói ấy là Phật nói”. Thế Tôn! Như Lai ứng cúngđẳng chánh giác nhân đâu nói rằng “Chẳng nói ấy là Phật nói”. Phật bảo Đại Huệ:Ta nhân hai pháp nên nói như thế. Thế nào là hai pháp? Nghĩa là duyên pháp tựđắc và pháp bổn trụ, ấy gọi là hai pháp. Nhân hai pháp này nên ta nói như thế.

Như Lai từ khi thành Phật cho đến nhập Niết-bàn, ở trong khoảng giữa đó khôngnói một chữ là, chỉ cho người lìa năng thuyết và sở thuyết được đệ nhất nghĩatự giác thánh thú. Trước nói tứ đẳng, ở đây nói bất thuyết. Tứ đẳng vẫn là lờinói xứng tánh chẳng phải cảnh giới tự chứng. Đến chỗ tự chứng mới biết lời nóikhông thể hiển bày nên nói “chẳng nói”. Duyên tự được tức chỉ cho trí pháp. Bổntrụ là lý pháp. Về lý pháp thì có Phật hay không Phật, pháp tánh cũng như vậy.Trí pháp thì ngàn Phật muôn Phật cũng đồng một trí chứng, đều không phải cảnhgiới ngôn thuyết vọng tưởng giác.

Thế nào là pháp duyên tự đắc? Nếu chỗ được của Như Lai kia thì ta cũng đượcnhư thế, không thêm không bớt. Cảnh giới duyên tự đắc pháp cứu kính lìa ngônthuyết vọng tưởng, lìa văn tự hai đường.

Không thêm không bớt cảnh giới cứu kính là, chứng căn bản trí này như tánhkia vậy, không thể thêm bớt. Chỗ sở hành cứu kính thánh lạc lìa tướng ngônthuyết, lìa tướng phân biệt, lìa năng thuyên và sở thuyên, tất cả tướng cảnhgiới. Văn tự hai đường là hay nói và bị nói.

Thế nào là pháp bổn trụ? Nghĩa là đạo bậc thánh trước như tánh vàng bạcv.v... pháp giới thường trụ. Hoặc Như Lai ra đời, hoặc chẳng ra đời pháp giớithường trụ, như đường đến thành kia. Thí như có người đi trong đồng vắng thấycon đường bằng phẳng đi đến cổ thành, liền theo đó vào thành được cái vui nhưý. Đại Huệ! Ý ông nghĩ sao? Người kia làm ra con đường ấy và làm ra các thứ vuitrong thành chăng? Đáp: “Chẳng phải vậy”. Phật bảo Đại Huệ: Ta và tất cả chưPhật thời quá khứ pháp giới thường trụ cũng lại như thế. Thế nên nói rằng: “Tatừ đêm ấy được tối chánh giác, cho đến đêm ấy vào Niết-bàn, ở trong khoảng giữakia không nói một chữ, cũng chẳng đã nói, sẽ nói”.

Khi ấy, Thế Tôn muốn trùng tuyên lại nghĩa này nên nói kệ:

Ta đêm ấy thành đạo

Đến đêm ấy Niết-bàn

Ở trong khoảng giữa này

Ta trọn không có nói

Duyên tự đắc pháp, trụ

Nên ta nói thế ấy

Phật kia cùng với ta

Thảy không có sai biệt.

Lý pháp bổn trụ đồng với pháp giới. Như vàng bạc v.v... tuy còn ở trong mỏmà tánh vàng chẳng đổi. Như đường về cổ thành và các thứ vui, chẳng phải dongày nay tạo. Cho nên biết tự tánh bản giác thánh phàm đồng đủ. Y bất giác màthành tam giới, y trí pháp thì tròn đủ ba thân, chẳng phải có chẳng phải không,như huyễn như sóng nắng, chỉ người chứng mới tương ưng. Ba đời chư Phật đồngcái bí mật này, trọn không có chỗ nói.

- CHỈ CẢNH GIỚI PHẬT GIÁC XA LÌA HAI BÊN.

+ CHỈ THẾ GIAN CHẤP CÓ KHÔNG.

Bồ-tát Đại Huệ lại thỉnh Phật: Cúi xin vì nói tất cả pháp tướng có và khôngcó, khiến con và các vị đại Bồ-tát, lìa tướng có và không có, chóng được Vôthượng Chánh đẳng Chánh giác. Phật bảo Đại Huệ: Lắng nghe, lắng nghe! Khéo suynghĩ đó, sẽ vì ông nói. Đại Huệ bạch Phật: Thế Tôn, lành thay! Xin vâng thọgiáo. Phật bảo Đại Huệ: Thế gian này y có hai thứ, nghĩa là y có và y không,rơi vào tánh (có) và phi tánh (không), muốn thấy chẳng lìa, lìa tướng.

Hai thứ chấp có không này đều chỉ chánh pháp rơi vào kiến chấp của ngoạiđạo. Song nghiêng nặng bên chấp không, nghĩa là nương ghé bên thánh giáo để pháhoại chánh pháp, đâu có gì hơn chấp này. Phật lần lượt phát minh để soi sángcho đời sau, khiến người tu hành biết pháp để chọn lựa. Y có là, nhân pháp sắc,tâm v.v... hiện có trước mắt, chấp các pháp có tự tánh (có thật), khởi tưởng xalìa. Y không là, nhân pháp sắc, tâm v.v... vô thường biến diệt, chấp các phápphi tánh (không có), khởi tưởng vắng lặng. Đây đều chẳng lìa, lìa tướng.

+ CHỈ RA NHÂN TƯỚNG HAI THỨ CHẤP CÓ KHÔNG.

Đại Huệ! Thế nào thế gian y có? Nghĩa là thế gian có nhân duyên sanh, chẳngphải chẳng có, từ có mà sanh chẳng phải không có mà sanh. Đại Huệ! Kia nói nhưthế, là nói thế gian không nhân. Đại Huệ! Thế nào thế gian y không? Nghĩa lànhận tham, sân, si đã có, về sau vọng tưởng chấp trước tham, sân, si tánh (có),phi tánh (chẳng có). Đại Huệ! Nếu chẳng nhận có tánh ấy, vì tánh tướng vắnglặng. Bảo là chư Như Lai, Thanh văn, Duyên giác chẳng nhận tánh tham, sân, silà có hay là không.

Các pháp thế gian từ nhân duyên sanh, bèn có chỗ giải lìa uẩn, riêng có kẻhiểu bỏ vọng cầu chân. Đây do chẳng biết tự tâm hiện ra, vọng thấy nhân duyênliền cho là vô nhân. Đây chấp có ấy, nhân lời thánh nói vọng chấp thật pháp.Trọn không bằng cái hại lớn là chấp không. Như Lai nói tham sân si không tánh(có) ấy, do tâm tham, sân, si đều nhân nơi bất giác, ban đầu không có tánh nhấtđịnh. Chính vì chỉ bày cho người liền đó rỗng rang mê vọng chóng dứt, là lý dochẳng nhận có không. Ngoại đạo kia nhận tham, sân, si tánh (có), trong hiện tạicó, về sau vọng tưởng chấp trước tham, sân, si tánh (có) vốn chẳng phải có tánh(có). Xét vọng chấp kia cho là không có tánh (có) luống thấy tánh tướng vắnglặng, bèn gá vào thánh giáo, bảo là chư Như Lai, Thanh văn, Duyên giác chẳngnhận có không. Không biết rằng tất cả tánh tướng gốc tuy vắng lặng, song tâmnhận có hiện tại lưu chuyển. Đây là vọng tưởng chấp, chẳng phải tự giác trí. Tựgiác trí là, giác cảnh giới hiện ra, do mê tự tâm vọng có hiện ra, vọng hiệnchẳng phải có, nhân mê mà có. Giác mê thì mê diệt, giác chẳng sanh mê. Tâm cảnhtrong ngoài một lúc thanh tịnh. Kinh Lăng Nghiêm nói: “Tự tâm thủ tự tâm, chẳngphải huyễn thành pháp huyễn, chẳng thủ không phi huyễn, phi huyễn còn chẳngsanh, pháp huyễn từ đâu lập”. Đây là hiển bày chỉ thú bí mật, ba đời Như Laiđồng một tâm yếu. Ngàn đời ghi chép nêu cao, chính khiến người tự phụ tâm tông(Thiền tông) vọng bàn vô ngại, sao không nhận lấy chỗ này nghiền ngẫm kỹ lưỡngsẽ sanh rất hổ thẹn.

+ BÀI XÍCH CHẤP KHÔNG HAY PHÁ HOẠI CHÁNH PHÁP.

Đại Huệ! Trong đây những gì là hoại? Đại Huệ bạch Phật: Thế Tôn! Nếu kianhận tham sân si tánh (có) rồi sau lại không nhận. Phật bảo Đại Huệ: Ông hiểunhư thế, lành thay, lành thay! Đại Huệ! Chẳng những tham sân si tánh (có), phitánh (không) là hoại, mà đối với Thanh văn, Duyên giác và Phật cũng là hoại. Vìcớ sao? Vì trong ngoài không thể được, vì phiền não tánh khác và chẳng khác.Đại Huệ! Tham sân si hoặc trong hoặc ngoài không thể được, tham sân si tánh vìkhông thân, vì không thủ. Chẳng phải Phật, Thanh văn, Duyên giác là hoại, Phật,Thanh văn, Duyên giác vì tự tánh giải thoát, vì phược cùng nhân phược phi tánh(không có). Đại Huệ! Nếu có người phược thì nên có phược là nhân phược. ĐạiHuệ! Như thế nói hoại ấy gọi là không có tướng.

Lại bày rõ về chấp không. Tự gá vào chánh pháp, nghĩa là Như Lai cũng nói thamsân si tánh là không thể được, khiến chúng sanh vô trí nghi chê chánh pháp chođó là hoại. Đâu biết tham sân si trong ngoài không thể được, bởi tham sân sivốn không tự tánh, nhân mê vọng hiện. Cho nên nói “không thân”. Giác mê thì mêdiệt, giác chẳng sanh mê, ấy là không thủ. Chẳng phải Như Lai, Thanh văn, Duyêngiác đồng với thuyết hoại kia. Như Lai thấy rõ tự tánh nên vọng tưởng chẳngsanh, đã không tâm năng phược cũng không cảnh sở phược, năng sở đều dẹp mới làgiải thoát. Nếu có cảnh sở phược, ắt có tâm năng phược, nên nói “nhân phược”.Nhân phược chưa đoạn mà vọng chấp là không. Nói là hoại, tức đây chấp không cótướng vậy.

Đại Huệ! Vì nhân đó nên ta nói thà chấp nhân kiến bằng núi Tu-di, chẳng khởichấp không thật có tăng thượng mạn không. Đại Huệ! Không thật có tăng thượngmạn, ấy gọi là hoại, rơi vào kiến chấp tự tướng cộng tướng mong mỏi, chẳng biếttự tâm hiện lượng. Thấy ngoại tánh vô thường sát-na lần lượt hoại, ấm giới nhậptương tục lưu chú biến diệt, lìa tướng văn tự vọng tưởng, ấy gọi là hoại.

Nhân kiến là chấp có. Thà chấp ấy, nghĩa là người kia mắc kẹt ở trời người;chẳng bằng chấp không mà diệt mất nhân quả, lừa dối chánh pháp, lưu độc vôcùng. Rơi vào tự tướng cộng tướng mong mỏi là, tất cả sắc tâm các pháp đã có tựtướng cộng tướng cảnh giới vọng tưởng, hiện rơi trong ấy khởi tưởng ưa thích,chẳng lìa nhân phược. Nên nói: Chẳng đạt tâm lượng luống thấy ngoại pháp vôthường, ấm giới biến diệt cho là không, không thật có, mà không biết kia chuốcương họa mênh mông. Lìa văn tự tướng vọng tưởng ấy, bởi vì giác tự tâm hiệnlượng thì đường ngôn ngữ dứt, chỗ tâm hành diệt, đây là lìa tướng văn tự. Bởikia tự đạt thẳng nguồn tâm. Kẻ chẳng biết tự tâm hiện lượng mượn miệng nói xalìa văn tự vẫn trái lời dạy của thánh, buông lung hoang đường. Đây chính là pháhoại hồ tâm chạy theo vọng tưởng, vừa là hoại mình, hoại người, diệt chủng tộcPhật.

+ TỔNG TỤNG.

Khi ấy, Thế Tôn muốn trùng tuyên lại nghĩa này nên nói kệ:

Có không là hai bên

Cho đến cảnh giới tâm

Trừ sạch cảnh giới kia

Tâm bình đẳng tịch diệt.

Không thủ cảnh giới tánh

Diệt chẳng phải không có

Có việc thảy như như

Như cảnh giới hiền thánh.

Không chủng mà có sanh

Sanh rồi mà lại diệt

Nhân duyên có chẳng có

Chẳng trụ giáo pháp ta.

Phi ngoại đạo phi Phật

Phi ngã cũng phi khác

Nhân duyên chung họp khởi

Làm sao mà được không?

Gì họp nhân duyên có

Mà lại nói rằng không?

Tà kiến luận sanh pháp

Vọng tưởng chấp có không.

Nếu biết không chỗ sanh

Cũng lại không chỗ diệt

Quán đây thảy không tịch

Có không hai đều lìa.

Lìa hai bên có không, giác tự tâm lượng, bình đẳng tịch diệt, không chấpcảnh giới chính là chân như bản hữu, là sở hành của thánh hiền, chẳng phải diệtkhông còn gì cả. Hai bài kệ trên đây nói tâm bình đẳng xa lìa cảnh giới cókhông. Một bài kệ dưới nói không chủng mà sanh là chấp có, sanh rồi lại diệt làchấp không. Bởi nhân duyên có không này đồng với ngoại đạo. Nghĩa là chẳng phảigiáo pháp của Như Lai. Ba bài kệ dưới rốt nói nhân duyên họp sanh. Nghĩa là yPháp tánh thì không Phật, không chúng sanh, không ngoại đạo, không nhân ngã. Donhân duyên họp khởi mới có sai biệt. Kinh Pháp Hoa nói: “Lưỡng Túc Tôn vôthượng, biết pháp thường không tánh, Phật chủng từ duyên khởi”. Vẫn có tập nhânmà lại nói không tức là rơi vào ngoại đạo tà kiến. Đây là do không biết lưu chúsanh nhân nên vọng chấp có không. Nếu biết tâm vốn không sanh, nhân mê dườngnhư có, ngộ vốn không sanh thì cũng không diệt, xưa nay là không tịch, tánhtướng nhất như chẳng chấp tánh sanh, có không đều là hý luận.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]