- Phần 01: Tiềm lực tinh thần trong con người
- Phần 02: Tiềm lực tái sinh qua sự nghiên cứu não bộ
- Phần 03: Tiềm lực tinh thần qua từ trường vật lý
- Phần 04: Quay lại Phật học
- Phần 05: Tái sinh qua biệt nghiệp và cộng nghiệp
- Phần 06: Tái sinh không phải chỉ là kết quả của một kiếp sống
- Phần 07: Lý nhân quả và ảnh hưởng văn hóa
- Phần 08: Quả lành có năm giác quan kỳ diệu
- Phần 09: Thay lời kết
- Phụ lục: Nền tảng giáo lý Phật Đà: Tứ Diệu Đế
Khoa học và sự tái sinh theo nhà Phật
Soạn dịch: Nguyễn Điều
-Tập sách này được biên soạn với mục đích chân thành cống hiến cho nền văn học đạo Phật và dân tộc Việt Nam.
- Kính dâng cha mẹ, thầy tổ, cùng những bậc hữu ân của soạn giả.
- Thân tặng các con Alice Ngọc Thảo, Francois Quang Tuân, Caroline Ngọc Vân, và những ai đã dành cho soạn giả nhiều cảm tình trong việc truyền bá chánh pháp.
- Trao về Huệ Trinh, người bạn chắp nối, đã luôn luôn khuyến khích việc biên soạn.
- Nguyện cầu cho tất cả chúng sinh được bình an, nhất là nhân loại đừng oan trái lẫn nhau.
-Với tinh thần khoa học, đạo Phật nói gì về tâm linh, giác thức, và sự tái sinh?
- Để giải tỏa phần nào câu hỏi ấy, mời quý vị thử đọc qua những trang sách này!
Lời nói đầu
Tập sưu tầm nói vềkhoa học và sự tái sinhnày gồm nhiều đoạn. Mỗi đoạn đề cập đến một số “khía cạnh” của năng lực tinh thần, xuyên qua thể xác đang sống. Cách diễn tả được trình bày dưới dạng một “liên quan” khoa học. Tựu trung tất cả đều hướng về sự sống và tiềm lực tái sinh sau khi chết, theo nhà Phật.
Đây là một đề tài rất khó khăn, đã làm tốn biết bao nhiêu trí lực, giấy mực của các bác sĩ thần học, các triết gia, các tư tưởng gia, và những nhà thông thái, chuyên nghiên cứu về các hiện tượng tâm linh. Nó vốn là một vấn đề vừa thực tế vừa trừu tượng, huyền bí, nên soạn phẩm này cũng chỉ có thể làm sáng tỏ một số vấn đề trên một vài phương diện chủ yếu nào đó mà thôi.
Và châm ngôn thường được nhắc đến trong khi nghiên cứu Phật học, là “nên giữ ý quên lời”…Vì lời lẽ, văn tự dù gọn ghẽ, rõ ràng, sắc bén đến đâu, cũng chỉ là những phương tiện để “vận chuyển” cái “hiểu biết” của người này, nhiệt thành cống hiến đến người khác. Nếu căn cứ vào văn tự để kết luận cái “ngụ ý”thì không bao giờ nhận được sự cảm thông, nhất là trong trường hợp “phải mượn chữ nghĩa chế định (prajnatti) để khả dĩ hiểu thấu chỗ tương quan siêu việt (paramartha)”trong nhà Phật.
Lại nữa, khuôn khổ sinh sống không cho phép người viết dành trọn thì giờ cho sự nghiên cứu lẫn thu thập tài liệu, nên thiếu sót là một điều khó có thể tránh được. Soạn giả vẫn tự biết rằng một tập sưu tầm ngắn chắc chắn không thể nào hoàn hảo, ngưỡng mong chư độc giả niệm tình và bổ túc cho.
Thành thật cảm tạ.
SG