Việt dịch: Nhóm Thuận Duyên
Chi tiết cụ thể về sự ra đời của Dorzong Rinpoche hiện thờiđã được báo trước rất rõ ràng bởi Kyabje Drukpa Yongdzin Rinpoche đời thứ 7, vịthầy gốc của Kyabje Dorzong Rinpoche đời thứ 7. Những chi tiết này cũng đã đượcdự liệu bởi Ngài Kyabje Khamtrul Rinpoche đời thứ 8 và cả Kyabje Agon Rinpoche,bậc thầy thành tựu nổi tiếng của dòng truyền thừa Drikung tại một nơi xa xôihẻo lánh ở miền Trung Tây Tạng.
Khi thụ thai Kyabje Dorzong Rinpoche, mẫu thân Ngài mơ thấykhi bà đang đứng giữa một thung lũng nhuộm đầy sắc hoa vàng, thì từ bầu trờiphía Đông xuất hiện một tấm thảm dài được kết bởi những đám mây trắng muốt, rấtnhiều vị Lạt ma ngự trên đó. Các ngài đội chiếc mũ đỏ rất lạ mà bà chưa từngthấy bao giờ. Chính giữa là một vị Lạt ma rất trẻ đẹp đang an tọa trên tòa.Ngài đắp trên mình bộ y trắng và đội mũ trắng với một chiếc vương miện chópcao. Vị Lạt ma trẻ nhìn bà với ánh mắt hỉ lạc.
Bà lập tức cảm thấy tràn ngập lòng sùng kính vô hạn vàvội hái lấy một bó hoa lớn dâng cúng dường vị Lạt ma trẻ cùng chư vị Lạt makhác.
(Kyabje Dorzong Rinpoche đời thứ tám)
Kể từ đêm đó, một sinh linh mới dần dần trưởng dưỡng trongbà. Gần 3 năm sau, khi dự lễ đăng quang của con trai (Ngài Kyabje DorzongRinpoche hiện tại), tại tu viện Dorzong, lần đầu tiên bà được thấy chiếcmũ thiền của dòng Drukpa Kagyu và lập tức nhận ra nó trong giấc mơ trước đâycủa mình. Ngay khi bà miêu tả chiếc mũ chóp cao mà vị Lạt ma trẻ kia đội, cácvị Lạt ma cao cấp tại tu viện Dorzong đều đáp lại rằng đó chính là chiếc mũ củaNgài Rechunpa. Gốc các hóa thân của các vị Dorzong là Ngài Kim Cương Thủ, ngàiA Nan, Palgye Dorje, một trong 25 đại đệ tử của Ngài Liên Hoa Sinh vàRechungpa, một trong hai bậc thầy chính nắm giữ dòng truyền thừa của các giáohuấn Milarepa.
Kyabje Dorzong Rinpoche được hạ sinh vào một sáng bình minhđầu hè. Một đám mây nhẹ đã mang đến cơn mưa phùn tươi tốt và cầu vồng xuất hiệnngay trên nóc nhà gia đình Ngài trú ngụ. Trước những điềm cát tường đó, mọingười dân trong ngôi làng Ngeyul đều dám chắc đứa trẻ chính là một vị hóa thân. Cũngsáng hôm đó, một hình hoa sen đã xuất hiện trên bề mặt của bốn trong số 7 bátcúng dường trong phòng thờ của gia đình Ngài. Bức hình in đậm và không thể tẩyđược dưới đáy chiếc bát làm từ chiếc chuông bằng kim loại. Những tài sảnquý giá của gia đình đều đã bị phá hủy hết từ thời Cách mạng Văn hóa ở TâyTạng.
Lại cũng sáng hôm đó, một cặp quạ bỗng dưng xuất hiện và đậutrên mái nhà. Chúng lưu lại đó cho đến lúc cậu bé Kyabje Dorzong Rinpoche đượcđưa tới tu viện của mình. Sau đó người ta mới phát hiện ra rằng chúng chính làđôi quạ thường sống tên mái nhà của các vị hộ pháp của Gonkhang tại tu việnDorzong ở Gon Jo đã biến mất vào thời điểm Dorzong Rinpoche chào đời. Tu việnDorzong được thành lập dưới thời Ngài Kyabje Dorzong Rinpoche đời thứ 4, theolời thỉnh cầu có được một tu viện mới trên lãnh địa của người dân vùng Gon Jo.Tu viện mới mất chừng hai ngày đi ngựa từ Ngeyul.
Kyabje Dorzong Rinpoche đăng quang từ năm ba tuổi và Ngài bắtđầu tu học từ năm lên 5. Ngài chứng tỏ năng khiếu của mình trong các bài đọc,bài viết và học thuộc lòng. Năm lên 7, Ngài viếng thăm tu viện Khampagar vàhạnh ngộ Kyabje Khamtrul Rinpoche đời thứ 8. Vào thời điểm này, “ Đại Pháp Hội LiênHoa Sinh” đang được thực hành tại Tu viện Khampagar. [Pháp hội thực hành] Nghiquỹ này 12 năm mới diễn ra một lần và kéo dài trong một tháng. Ngài KyabjeDorzong Rinpoche trẻ tuổi đã tham dự pháp tu và hoàn thành nghi lễ nhờ vào trínhớ của mình. Đông đảo mọi người chứng kiến điều kỳ diệu này đều có cảm giác vịRinpoche trẻ thật đặc biệt.
Kể từ đó, Kyabje Dorzong Rinpoche bắt đầu thọ nhận các quánđỉnh, giáo lý và các pháp tu cao hơn của Drukpa Kagyu từ Kyabje KhamtrulRinpoche. Năm 8 tuổi, Ngài được tiếp thu giáo huấn của tất cả các truyền thống,đặc biệt là Đại Thủ Ấn và Đại cứu cánh từ Kyabje Ragtul Rinpoche, vị Lạt madòng Nyingma vô cùng được sùng kính bởi các bậc thầy của tất cả các trườngphái. Cũng vào lúc này, Ngài bắt đầu học những giáo lý và luận điển cơ bản củaPhật giáo về ba giới nguyện. Ngài nghiên cứu các luận điển của Tịch Thiên vàcác vị Bồ Tát khác, đồng thời nghiên cứu về ba bộ luận chính của Trung QuánTông cùng các vị hóa thân Đại Đức Tashi Namgyal và Drayab Khenpo Lodru, mộttrong số Khenpo nổi tiếng nhất của dòng Sakya lúc bấy giờ ở tỉnh Kham.
Bước lên 9, Ngài thọ nhận các Pháp Thiền siêu việt Đại Thủ Ấnvà Đại cứu cánh đồng thời được Kyabje Ragtul Rinpoche (một trong những bậc thầybất bộ phái đáng kính nhất thời đó) đích thân hướng dẫn và còn được thọ nhậntrọn bộ kho tang các giáo huấn Mật điển của dòng Kagyu ( Kagyu Ngag Dzod) cũngnhư tất cả các trao truyền của các terma Namchoe khác. Ngoài ra, Ngài còn nhậnđược ba Pháp tu chính của dòng Nyingma, các Pháp Hộ pháp của Đức Liên Hoa Sinhđược phát hiện từ thế kỷ 11, và trọn bộ giáo huấn từ Ngài Tsele Natsog Rangdol.Cùng lúc, Ngài còn thọ nhận 100.000 giáo huấn Mật điển cổ truyền của truyềnthừa Nyingma (Nyingma rgyud ‘bum) từ Đại Đức Rongmi Lama Gedun.
Năm 14 tuổi, Ngài bước vào bậc học cao hơn tại Viện nghiêncứu của Tu viện Khampagar, tại đây Ngài đã theo học dưới sự dìu dắt của KhenpoPerma Tharchin đến từ Kathog, một tu viện Nyingma cổ. Dưới sự chỉ dạy của vịKhenpo lỗi lạc, Ngài được học về Đại Thủ Ấn và hai luận điển Câu xá Tông chính,cũng như các giáo lý triết học Phật giáo củai Kyanje Mipham Rinpoche. Ngài luônxuất sắc đứng đầu lớp trong mọi kỳ thi.
(Kyabje DorzongRinpoche đời thứ 8 cùng với ngài Drugu Choegyal Rinpoche ở Bồ Đề Đạo Tràng)
(Rinpoche đi bộ gầnsông Naranjana, trong chuyến hành hương, năm 1999)
Có lần Kyabje Dorzong Rinpoche được người dân xứ Rongmi mờitới thăm vùng đất của họ gần tu viện gốc Dorzong. Ở đấy có dãy núi YongtenRitra trùng điệp (Ngọn núi công đức rực rỡ) và rất nhiều hồ được đồn đại là nơichôn giấu các kho tàng giáo lý của Đức Liên Hoa Sinh. Đoàn dừng lại trên mộtcánh đồng cỏ, nơi những người du mục cúng dường các Ngài sữa chua và sữa. Bầutrời trong và xanh. Nhưng khi các Ngài bắt đầu cất lời cầu nguyện thì bỗng dưnghai đụn mây xuất hiện trên khoảng trời ngay trên đầu họ. Sau đó, từ haiđụn mây lớn kia lần lượt tách ra từng làn mây nhỏ bồng bềnh trôi đến nối đuôinhau làm nên chín dải mây dài tuyệt hảo. Người dân tụ tập ở đó đều hết sức kinhngạc. Sau hồi lâu tĩnh lặng chìm trong ngạc nhiên, chín dải mây lại tan ra vềquy tụ trong đụn mây. Hai đụn mây lại nhập vào nhau, và rồi những hồi sấm vangrền kèm theo sau đó là một trận mưa. Các bậc cao niên du canh du cư đều thừanhận rằng trong suốt cả cuộc đời mình các vị chưa từng được chứng hiện một hiệntượng nào kỳ lạ đến vậy. Khi nghe câu chuyện, một trong những vị thầy gốc đầutiên của Kyabje Dorzong Rinpoche, Kyabje Ragtul Rinpoche đã giảng giải rằng bởilẽ các vị thần địa phương, những người coi giữ các giáo lý của Đức Liên HoaSinh có mối liên kết với Kyabje Dorzong Rinpoche đời quá khứ nên những đám mâynày, như chiếc khăn mà chín vị hộ thần nơi đây cúng dường lên để chào đónchuyến viếng thăm đầu tiên của vị hóa thân trẻ.
Năm 1958, Kyabje Khamtrul Rinpoche quyết định rời Tây Tạngđến Ấn Độ và đề nghị Kyabje Dorzong Rinpoche, lúc bấy giờ 15 tuổi, đi cùngNgài. Trong cuộc hành trình băng qua Lhasa, họ đã có cơ duyên hạnh ngộ Đức Đạtlai Lạt ma. Tiếp sau đó, họ hành hương đến các thánh địa ở miền Trung Tây Tạngtrước khi qua Sikkim và đến dừng chân tại Ấn Độ. Kể từ năm 1959, họ lưu lại tạiKalimpong. Tại đây, Kyabje Khamtrul Rinpoche đã xây dựng nên ngôi đền ZandokPalri với sự đóng góp, hỗ trợ từ người dân Sikkim, Bhutan và Tây Tạng để có thểlại tiếp tục thực hành các giáo Pháp, bao gồm cả các vũ điệu Lạt ma.
Kyabje Dorzong Rinpoche lập tức nối lại quá trình học tập củamình về triết học, Kinh điển Phật giáo và các mật điển với ba vị Hòa thượng,Khenpo Thupchoe và Khenpi Tsondue của trường phái Nyingma và Khenpo Rinchentrường phái Sakya. Cho đến tận khi thành lập Tashi Jong năm 1969, KyabjeDorzong Rinpoche vẫn phải đi lại giữa Kalimpong, Dalhousie và Kangra. Trongthời gian này, Ngài thọ nhận các quán đảnh, giáo lý Đại Thủ Ấn cũng như chỉ dẫntừ Kyabje Khamtrul Rinpoche đời thứ 8. Ngài còn nhận được vô số các quán đỉnh,giáo lý và chỉ dẫn từ Đức Pháp Vương Karmapa đời thứ 16 và Kyabje DilgoKhyentse Rinpoche. Năm 1969, Ngài trở thành một Khenpo (tu viện trưởng của việngiáo dục tu sĩ) của tu viện Drukpa Kagyu tại Tashi Jong.
Năm 1971, do lịch làm việc quá ngặt nghèo cùng các vấn đề vềsức khỏe của Kyabje Khamtrul Rinpoche, người dân vùng Tashi Jong đã đề nghịKyabje Dorzong Rinpoche lên làm Phó hiệu trưởng của Tu viện Khampagar và PhóChủ tịch Cộng đồng người dân Tashi Jong. Khi Kyabje Khamtrul Rinpoche viên tịchnăm 1980, Ngài được bầu giữ chức Hiệu trưởng.
(Hạnh ngộ với đức Đạt Lai Lạt Ma)
(Giảng Pháp ở Lhasa, Tây Tạng)
Tại vị trí đó, cùng với Pháp Vương Karmapa đời thứ 16 vàKyabje Dilgo Khyentse Rinpoche, Ngài thưc hiện tất cả các cuộc tham vấn và sắpxếp cho việc thừa nhận sự tái sinh của Kyabje Khamtrul Rinpoche đời thứ 9. Lễđăng quang được tổ chức năm 1983. Với cương vị là Nhiếp chính vương của KyabjeKhamtrul Rinpoche đời thứ 8 kiêm Hiệu trưởng của Tu viện Khampagar ở Ấn Độ đồngthời là Chủ tịch Cộng đồng người Tây Tạng ở Tashi Jong, Kyabje Dorzong Rinpocheđã cống hiến suốt 21 năm với lòng bi mẫn, trí tuệ và năng lượng vĩ đại cho sựtiến bộ của tu viện và cộng động cư sĩ. Cùng với việc củng cố các trung tâmnghệ thuật thủ công và các hoạt động văn hóa, Ngài còn lập nên trung tâm y tế,trường mẫu giáo và Viện nghiên cứu cho các bậc học cao hơn. Vào những năm 1990,Ngài thọ nhận trọn vẹn các quán đỉnh của truyền thừa Drukpa từ Đức Kyabje TrulsikAdeu Rinpoche đời trước.
Song song với các hoạt động trên, Kyabje Dorzong Rinpocheluôn chú tâm thực hành thiền định và các giáo lý truyền thừa một cách miên mật,thuần tịnh và không gián đoạn. Tất cả những điều đó đã cấu thành nên tư cáchmột bậc thầy đích thực, người nắm giữ truyền thừa Drukpa Kagyu.
Năm 1984, Kyabje Dorzong Rinpoche có cơ hội trở về Tây Tạngvà thăm lại tu viện của mình. Tại đó, Ngài được mời thuyết Pháp tại các tu việncủa tất cả các trường phái của Phật Giáo Tây Tạng. Ngài đã giúp đỡ các hành giảrất nhiều thông qua việc ban truyền quán đảnh và giáo lý mà họ bị gián đoạntrong thực hành.
Ngài còn đi đến nhiều nước để thuyết giảng, từ đó dần hìnhthành nên một số cộng đồng và hành giả đáng chú ý.
Bên cạnh việc thực hành giáo lý của truyền thừa Drukpa,Rinpoche còn thực hành nhiều giáo lý của các dòng truyền thừa Phật giáo TâyTạng khác. Kyabje Dorzong Rinpoche đời thứ 8 là một trong số những vị Lạt mađáng để học tập, thực hành theo và được tín nhiệm nhất trong số các vị bổn tônPhật giáo Tây Tạng còn tại thế hiện nay. Ngài là một trong số các bậc thầy nắmgiữ truyền thừa, là bậc tôn quý đáng kính nhất của Drukpa Kagyu bởi những cốnghiến của Ngài tại quê nhà cũng như cả khi lưu vong.
(KyabjeDorzong Rinpoche đời thứ tám cùng với ngài Drugu Choegyal Gyamtso Rinpoche vàngài Drubwang Tsoknyi Rinpoche – bên phải ngoài cùng, năm 2008).
Nguồn:http://www.dorzongrinpoche.org/8drzng.htm
Việtdịch: Nhóm Thuận Duyên