Hòa thượng Diệu Liên là con một nhà nghèo, tu lúc nhỏ. Năm 1949 ngài chạy nạn đi HongKong. Một vị Hòa thượng ở HongKong đáng lẽ cho ngài bế quan chỉ có 6 tháng thôi, nhưng ngài xin bế quan đến khoảng 20 năm. Sau đó ngài về Đài Loan, nhiều minh tinh HongKong ủng hộ ngài nên ngài bắt đầu xây dựng Linh Nham Sơn Tự. Nhưng việc xây dựng ngôi già lam vĩ đại này tốn rất nhiều tiền, nên thiếu hụt nhiều, do đó vị cư sĩ ủng hộ 2 tỷ Đài Loan, và hoàn tất trong 2 năm.
Ngài có phát nguyện 48 lời nguyện giống đức Phật A Di Đà, nhưng có thêm 1 lời nguyện nữa là “Nếu ai gặp tôi thì tôi sẽ độ về Tây phương Tịnh Độ”.
Ngài có phát nguyện 48 lời nguyện giống đức Phật A Di Đà, nhưng có thêm 1 lời nguyện nữa là “Nếu ai gặp tôi thì tôi sẽ độ về Tây phương Tịnh Độ”.
__________________
LINH NHAM SƠN TỰ tại Trung QuốcChổ mà chùa tọa lạc hiện nay nguyên là cung đình do vua Ngô Phù Sai xây cho Tây Thi.
Chùa được xây vào đời Đông Tấn. Do quan Tư Mã Lục Ngoạn về già sống và tu ở núi này. Oâng đã cải gia vi tự (biến nhà thành chùa)
Linh Nham Sơn Tự Tam Môn
Linh Nham Sơn Tự Toàn Cảnh
1966 chùa bị phá hoại, tăng chúng bị trục xuất, quang cảnh tiêu điều. Nay nhờ Trung-Quốc Phật-Giáo Hiệp-Hội bảo-trì, chính phủ ủng hộ nên tăng chúng lại quay về, chùa chiền được trùng tu, cảnh tượng trang nghiêm thuở xưa đã trở lại.
Danh Thắng Cổ Tích:
1. Kế lư đình: Đình đầu tiên trên đường lên núi. Kế-Lư (biệt hiệu của tổ Ấn quang) nghĩa là kế tục Lư-Sơn, (là đạo tràng của sơ tổ Tịnh-Độ Huệ-Viễn) để hoằng dương Tịnh-Độ.2. Nghinh tiếu đình: Đình thứ hai Nghinh tiếu (đón cười) vì vào đời Tống, Phật Ấn thiền-sư và Tô Đông Pha đã gặp nhau ở đây, nhìn phong cảnh hữu tìnhmà bật cười sảng khoái.
3. Lạc Hồng đình: Lạc Hồng do 2 câu thơ: "Sư tử tần thân phương thảo lục, Tượng vương hồi cố lạc hoa hồng" (Sư tử vươn vai cỏ thơm xanh biếc, voi chúa nhìn lại lạc hoa hồng thắm)
4. Quan Aâm Động: Tên củ là Tây Thi động, ở phía tây của Lạc Hồng đình. Tương truyền thuở xưa vua Việt-Câu-Tiển hiến tây Thi cho vua Ngô Phù Sai, chờ bệ kiến ở đây. Người sau khắc tượng ngài Quán Aâm lên vách động và đổi tên là động Quán Aâm.
5.Thạch Tràng (phướng đá) : Khoảng 100 bước ở bên phải lối đi, có ngôi tháp được cho rằng là tháp chứa y-bát của ngài Trí-Tích Bồ-tát. Bên trái có con rùa đá, trên lưng có khắc ba chữ "Vọng Phật lai" (Mong Phật đến)
6. Thái hương kính (Sông hái hương) :Tương truyền vua Ngô Phù sai ra lệnh trồng cỏ thơm ở Hương Sơn, rồi cho đào con sông này và khiến Tây Thi cùng cung phi chèo thuyền đi hái. Vì nước chảy thẳng băng nên còn có tên là "Nhất tiểu hà" (Sông như mũi tên).
7. Ngô Vương tỉnh (Giếng Ngô Vương) : Ở trong Ngự-hoa viên. Hình tròn, còn có tên Nhật tỉnh (giống mặt trời) để cung phi dùng.
Giếng Ngô Vương
9. Ngọan hoa trì: Hình vuông. Ngô Phù Sai và tây Thi hái hoa sen để tiêu khiển ở đây. Hhiện nay ở chính giữa xây một cột phướng Vô-lượng-thọ, gọi là Diệu-Hương.
10. Ngọan nguyệt trì: Hình tròn, xung quanh có giả sơn (hòn non bộ). Tương truyền Tây Thi ngắm trăng dưới nước ở đây
11. Sơ trang đài (Đài trang điểm) : Ở phía sau giếng Ngô Vương. Chổ để Tây Thi Trang điểm. Hiện nay xây Trường Thọ đình lên đó.
Nơi trang điểm của Tây Thi
Gửi ý kiến của bạn