Bạch Xuân Phẻ là nhà thơ không xa lạ gì với nhiều người. Anh còn có biệt-hiệu là Tâm Thường Định. Thơ anh đã xuất-hiện trên nhiều trang mạng, trên báo-chí trong và ngoài nước. Anh đã cho ấn-hành bốn tập thơ “Hương Lòng”, “Mẹ, Cảm-Xúc Và Em”, “AWAKEN: Buddhism, Nature, and Life”, và “Tưởng Niệm và Tri Ân”.
Anh làm thơ theo các thể-loại khác nhau viết bằng tiếng Việt và bằng tiếng Anh. Thi hứng anh dồi-dào: gặp người quen: anh làm thơ; nhìn khung-cảnh đẹp: anh làm thơ; thấy hoa nở: anh làm thơ…. Con người anh dễ rung-động với những gì xẩy ra trước mắt.
Thơ anh có lúc đơn giản như ca-dao, có lúc mượt-mà như đồng mạ non buổi sớm; có lúc thô-sơ như những con đường đất quê-hương.
Anh không chú-tâm vào cái bóng-bẩy, kiểu-cách mà chân-thật đơn-giản.
Viết về người Mẹ với tấm lòng bao-la trong tình suối nước non ngàn, Nhơn Lý biển cát,… anh ghi lại bằng những đề-tài mà chưa một ai chọn-lựa như “Cắt Móng Tay Cho Mẹ”, “Mẹ Đang Bệnh”, “Cái Nốt Ruồi Của Mẹ”. Nói như thế không có nghĩa là không có những câu thơ trác-tuyệt:
Đến đi trong cõi sắc hương
Thong dong, tự tại con đường mẹ đi
Mẹ mênh mông cõi từ-bi
Mây qua đỉnh núi thoát ly vô thường.
(Thương Mẹ, Thương Cả Nhân Sinh)
Viết về người Cha với hình ảnh của bầu trời rộng lớn trăng sao, của rừng già xanh mướt, của điệu hò còn vang-động cuối trời, anh đã để tình-cảm tình-cảm tràn-ngập yêu-thương thành-kính.
Anh viết về vợ, về con với những đề-tài tưởng như rất thường, rất nhỏ nhưng thơ anh biến các điều đó thành những gì trân-quý, đáng giữ-gìn.
Anh cũng viết về hình ảnh người đẹp mà ai cũng muốn có làm bạn đường:
Ta chết ngất, một thời em gái Huế
Thân mảnh mai, gò má đỏ hây hây
Nụ cười đó, mái tóc huyền rất mượt
Nay xa rồi, hình bóng vẫn đâu đây
Thân mảnh mai, gò má đỏ hây hây
Nụ cười đó, mái tóc huyền rất mượt
Nay xa rồi, hình bóng vẫn đâu đây
(Dĩ Vãng Một Cuộc Tình)
Thơ Bạch Xuân Phẻ không than-van, rên-rỉ; không chán-chường, yếm-thế.
Anh dùng cả những dịp không may để giáo-dục con cái. Có lần, mắt anh bị đau phải băng một bên. Hai con trẻ tinh nghịch cùng băng mắt, thế là anh có cơ hội dạy con được cái kinh-nghiệm “Mắt Một Con Nhìn Đời”.
Anh dùng cả những dịp không may để giáo-dục con cái. Có lần, mắt anh bị đau phải băng một bên. Hai con trẻ tinh nghịch cùng băng mắt, thế là anh có cơ hội dạy con được cái kinh-nghiệm “Mắt Một Con Nhìn Đời”.
Bạch Xuân Phẻ có cái nhìn lạc-quan với cuộc đời. Hai câu thơ sau đây có thể được coi là đạt đạo:
Trăm cay đắng, trăm ngậm ngùi
Thấy trong tuyệt vọng, niềm vui trọn đầy
Thấy trong tuyệt vọng, niềm vui trọn đầy
(Kiếp Phong Trần)
Bạch Xuân Phẻ viết nhiều về Đạo. Những bài thơ dù dưới đề-tài nào cũng chan-hòa ánh đạo vàng:
Ai nhỏ bé trước thiên-nhiên hùng vĩ?
Nhịp tim nào thổn thức trước ngàn sao
Và tiểu ngã chan hòa cùng đại ngã
Ôi hư không! em có nếm vô thường?
Nhịp tim nào thổn thức trước ngàn sao
Và tiểu ngã chan hòa cùng đại ngã
Ôi hư không! em có nếm vô thường?
(Núi Rừng Bảo Pháp)
Người làm thơ thường hay viết về “em”. Bạch Xuân Phẻ cũng không tránh được điều này… Em với mái tóc của thơ và mộng trên những con đường mùa xuân hoa nở đẹp trong mơ. Nhưng dù đường Bắc, đường Nam, đường Đông, đường Tây em vẫn sẽ hạnh-phúc vì em có được cái tâm Bồ-Đề:
Con đường lớn em thong dong nhẹ bước
Mái tóc huyền lặng lẽ bỏ lại sau
Bồ Đề Tâm vun trồng vớt niềm đau
Đường hỷ lạc ai ung dung đang đến
Con đường lớn em thong dong nhẹ bước
Mái tóc huyền lặng lẽ bỏ lại sau
Bồ Đề Tâm vun trồng vớt niềm đau
Đường hỷ lạc ai ung dung đang đến
(Nụ Cười An Lạc)
Anh không chỉ nhìn Đạo qua hình ảnh bề ngoài của một ngôi chùa, Bạch Xuân Phẻ ngộ được Đạo trong triết-lý thâm sâu mà không phải ai cũng được cái Duyên này.
Từ trong chùa nhìn ra, những bức tường vây quanh không che được cái chân trời rộng lớn trước mắt anh … Anh thấy vẻ đẹp của thiên-nhiên, thấy vẻ đẹp của Con Người, thấy vẻ đẹp của các tôn-giáo khác vì thế anh viết “Phật Chúa Trong Ta”, anh viết lời ca-ngợi ca-tụng vị lãnh-đạo tinh-thần của Công Giáo: “Giáo Hoàng Mới, Hy Vọng Mới” (New Hope, New Pope)
Thơ anh còn là tiếng chuông đánh thức lương-tâm của nhân-loại:
In Phnom Penh, Cambodia
The early teenager girls
Trading their virginity for food
For their love ones to survive.
The early teenager girls
Trading their virginity for food
For their love ones to survive.
(Phnom Penh)
hoặc:
hoặc:
……………………………….
The temperature reaches 110 degree Fahrenheit
A homeless woman
And her belongings
Try to take refuge
In an air-conditioned shopping mall
She was asked to leave.
(The First World)
The temperature reaches 110 degree Fahrenheit
A homeless woman
And her belongings
Try to take refuge
In an air-conditioned shopping mall
She was asked to leave.
(The First World)
Điều lạ-lùng nơi Bạch Xuân Phẻ là không ai dạy anh làm thơ khi còn ở Việt Nam và sau khi sang Mỹ năm 15 tuổi. Anh tự học.
Ông nội anh có lần hô-hào người trong Làng cứu một chiếc thuyền bị nạn ngoài khơi. Khi thoát nạn, người trên thuyền làm một bài thơ tặng. Mẹ anh ru các con lớn lên bằng bài thơ ân-nghĩa đó… Có lẽ tình yêu người, sự tận-tụy và hy-sinh của gia-đình đã làm thơ anh phảng-phất cái Tình Đạo của Dân-Tộc
Muốn thơ có thể vượt biên-giới tới những người khác chủng-tộc thì thơ ít nhất phải có tư-tưởng, hình ảnh, mầu sắc trong đó. Số người làm được thơ như thế không nhiều nhưng Bạch Xuân Phẻ có thể là một trong những người hiếm-hoi đó.
Viết tại trang Đào Trúc
mùa đông lạnh, đầu năm Giáp Ngọ
mùa đông lạnh, đầu năm Giáp Ngọ
Nguyễn Hoàng Lãng Du .