Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bạch Xuân Phẻ, Người Thơ Dưới Bóng Thiền

24/06/201220:17(Xem: 7219)
Bạch Xuân Phẻ, Người Thơ Dưới Bóng Thiền

Bạch Xuân Phẻ, Người Thơ Dưới Bóng Thiền

tam thuong dinh

Bạch Xuân Phẻ là nhà thơ không xa lạ gì với nhiều người. Anh còn có biệt-hiệu là Tâm Thường Định. Thơ anh đã xuất-hiện trên nhiều trang mạng, trên báo-chí trong và ngoài nước. Anh đã cho ấn-hành bốn tập thơ “Hương Lòng”, “Mẹ, Cảm-Xúc Và Em”, “AWAKEN: Buddhism, Nature, and Life”, và “Tưởng Niệm và Tri Ân”.

Anh làm thơ theo các thể-loại khác nhau viết bằng tiếng Việt và bằng tiếng Anh. Thi hứng anh dồi-dào: gặp người quen: anh làm thơ; nhìn khung-cảnh đẹp: anh làm thơ; thấy hoa nở: anh làm thơ…. Con người anh dễ rung-động với những gì xẩy ra trước mắt.
Thơ anh có lúc đơn giản như ca-dao, có lúc mượt-mà như đồng mạ non buổi sớm; có lúc thô-sơ như những con đường đất quê-hương.
Anh không chú-tâm vào cái bóng-bẩy, kiểu-cách mà chân-thật đơn-giản.
Viết về người Mẹ với tấm lòng bao-la trong tình suối nước non ngàn, Nhơn Lý biển cát,… anh ghi lại bằng những đề-tài mà chưa một ai chọn-lựa như “Cắt Móng Tay Cho Mẹ”, “Mẹ Đang Bệnh”, “Cái Nốt Ruồi Của Mẹ”. Nói như thế không có nghĩa là không có những câu thơ trác-tuyệt:
                                        Đến đi trong cõi sắc hương
                               Thong dong, tự tại con đường mẹ đi
 
                                       Mẹ mênh mông cõi từ-bi
 
                              Mây qua đỉnh núi thoát ly vô thường.
 
                                      (Thương Mẹ, Thương Cả Nhân Sinh)
Viết về người Cha với hình ảnh của bầu trời rộng lớn trăng sao, của rừng già xanh mướt, của điệu hò còn vang-động cuối trời, anh đã để tình-cảm tình-cảm tràn-ngập yêu-thương thành-kính.
Anh viết về vợ, về con với những đề-tài tưởng như rất thường, rất nhỏ nhưng thơ anh biến các điều đó thành những gì trân-quý, đáng giữ-gìn.
Anh cũng viết về hình ảnh người đẹp mà ai cũng muốn có làm bạn đường:
                             Ta chết ngất, một thời em gái Huế
                             Thân mảnh mai, gò má đỏ hây hây
                             Nụ cười đó, mái tóc huyền rất mượt
                             Nay xa rồi, hình bóng vẫn đâu đây
                                                     (Dĩ Vãng Một Cuộc Tình)
Thơ Bạch Xuân Phẻ không than-van, rên-rỉ; không chán-chường, yếm-thế. 
Anh dùng cả những dịp không may để giáo-dục con cái. Có lần, mắt anh bị đau phải băng một bên. Hai con trẻ tinh nghịch cùng băng mắt, thế là anh có cơ hội dạy con được cái kinh-nghiệm “Mắt Một Con Nhìn Đời”.
Bạch Xuân Phẻ có cái nhìn lạc-quan với cuộc đời. Hai câu thơ sau đây có thể được coi là đạt đạo:
                                    Trăm cay đắng, trăm ngậm ngùi
                            Thấy trong tuyệt vọng, niềm vui trọn đầy
                                                (Kiếp Phong Trần)
Bạch Xuân Phẻ viết nhiều về Đạo. Những bài thơ dù dưới đề-tài nào cũng chan-hòa ánh đạo vàng:
                             Ai nhỏ bé trước thiên-nhiên hùng vĩ?
                             Nhịp tim nào thổn thức trước ngàn sao
                             Và tiểu ngã chan hòa cùng đại ngã
                             Ôi hư không! em có nếm vô thường?
                                                    (Núi Rừng Bảo Pháp)
Người làm thơ thường hay viết về “em”. Bạch Xuân Phẻ cũng không tránh được điều này… Em với mái tóc của thơ và mộng trên những con đường  mùa xuân hoa nở đẹp  trong mơ. Nhưng dù đường Bắc, đường Nam, đường Đông, đường Tây em vẫn sẽ hạnh-phúc vì em có được cái tâm Bồ-Đề:
                            Con đường lớn em thong dong nhẹ bước
                            Mái tóc huyền lặng lẽ bỏ lại sau
                            Bồ Đề Tâm vun trồng vớt niềm đau
                            Đường hỷ lạc ai ung dung đang đến
                                    (Nụ Cười An Lạc)         
Anh không chỉ nhìn Đạo qua hình ảnh bề ngoài của một ngôi chùa, Bạch Xuân Phẻ ngộ được Đạo trong triết-lý thâm sâu mà không phải ai cũng được cái Duyên này.
Từ trong chùa nhìn ra, những bức tường vây quanh không che được cái chân trời rộng lớn trước mắt anh … Anh thấy vẻ đẹp của thiên-nhiên, thấy vẻ đẹp của Con Người, thấy vẻ đẹp của các tôn-giáo khác vì thế anh viết “Phật Chúa Trong Ta”,  anh viết lời ca-ngợi ca-tụng vị lãnh-đạo tinh-thần của Công Giáo: “Giáo Hoàng Mới, Hy Vọng Mới” (New Hope, New Pope)
Thơ anh còn là tiếng chuông đánh thức lương-tâm của nhân-loại:
                            In Phnom Penh, Cambodia
                            The early teenager girls
                            Trading their virginity for food
                            For their love ones to survive.
                                    (Phnom Penh)
hoặc:
                                    ……………………………….
                            The temperature reaches 110 degree Fahrenheit
                            A homeless woman
                            And her belongings
                            Try to take refuge
                            In an air-conditioned shopping mall
                            She was asked to leave.

                                    (The First World)
Điều lạ-lùng nơi Bạch Xuân Phẻ là không ai dạy anh làm thơ khi còn ở Việt Nam và sau khi sang Mỹ năm 15 tuổi. Anh tự học.

Ông nội anh có lần hô-hào người trong Làng cứu một chiếc thuyền bị nạn ngoài khơi. Khi thoát nạn,  người trên thuyền làm một  bài thơ tặng. Mẹ anh ru các con lớn lên bằng bài thơ ân-nghĩa đó… Có lẽ tình yêu người, sự tận-tụy và hy-sinh của gia-đình đã làm thơ anh phảng-phất cái Tình Đạo của Dân-Tộc
            Muốn thơ có thể vượt biên-giới tới những người khác chủng-tộc thì thơ ít nhất phải có tư-tưởng, hình ảnh, mầu sắc trong đó. Số người làm được thơ như thế không nhiều nhưng Bạch Xuân Phẻ có thể là một trong những người hiếm-hoi đó.
                         Viết tại trang Đào Trúc
                           mùa đông lạnh, đầu năm Giáp Ngọ

                          Nguyễn Hoàng Lãng Du .
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/03/2024(Xem: 237)
Tôi là tôi, rất thực Một người Việt Nam Luân lưu dòng máu rồng tiên Chào đời giữa binh lửa oan khiên Lớn khôn nhờ lời ru mật đắng của mẹ hiền Tâm dưỡng nuôi từ khí thiêng Ung đúc hơn mấy ngàn năm văn hiến
12/03/2024(Xem: 572)
Mùng bốn tháng hai lại về …., (1) đệ tử bốn phương kính mừng chúc thọ Sư Phụ Ngài đã buông gánh nặng ngàn đời thật rất lâu Làm chủ mọi hoàn cảnh mình, hưởng pháp vị nhiệm mầu Tâm niệm an lành, từng sát na phát khởi Giữa pháp giới mênh mông, như “trăng soi đêm tối”
11/03/2024(Xem: 210)
Bước vào không gian khai mở suốt cuộc quán chiếu, về khoảng đời với một hành trang nhân gian và đạo pháp, thượng sĩ đã trải dài tâm thức và bước chân hành trì trong bao nhiêu đạo kiếp, để gói trọn như lời rao giảng trong thi nghiệp KHOẢNG ĐỜI này. Thi tập ẩn hiện cuộc phiêu du trong hiện kiếp phù trần vừa xuyên suốt trải qua, vừa gạn lọc ý
11/03/2024(Xem: 171)
Đây là tập thứ 5 trong tuyển thơ Quê chiều của thi sĩ - thiền sư Thích Đồng Bổn. Đọc thi phẩm này, trong tôi chợt hiện lên hai hình ảnh - âm thanh hòa quyện: tiếng diều đêm vi vút và tiếng suối thơ dạt dào. Đêm vắng, trời dẫu trong, vằng vặc trăng cũng khó thấy cánh diều, chỉ tiếng sáo diều bổng trầm vọng lại. Phải tĩnh tâm, phải lắng hồn mới thấu được thanh âm đồng quê ấy. Còn suối thơ trong trẻo, lặng lẽ mà kiên tâm, đi xa để trở về, khởi nguồn cho sự hòa kết đạo - đời, tạo duyên cho bao gặp gỡ của những chân tâm truy tầm cái đẹp trong cõi tịnh.
11/03/2024(Xem: 570)
Lần lần tóc bạc da gà, Chân đi lóng cóng bộ là cò ma. Dầu cho vàng, ngọc đầy nhà, Khó mà tránh khỏi cái già bệnh suy Dầu cho nghìn món vui gì? Vô thường rốt cuộc cũng thì bỏ đi. Chỉ có đường tắt tu trì. A Di Đà Phật ấy thì đem theo.
10/03/2024(Xem: 512)
Biển lung linh biển tình biển nhớ. Biển vỗ về biển chở mối thương yêu. Biển hiu hiu sóng nhẹ gió muôn chiều. Cho liễu rủ bóng dừa nghiêng xõa tóc. Biển thông lộ cho đoàn con vượt thoát. Đường Tự Do rộng mở cuối chân trời. Nắng cao lên lồng lộng gió căng hơi. Vững tay lái ta xa rời cõi chết.
06/03/2024(Xem: 1148)
Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát Quán đại nguyện độ khắp chúng sanh Quán tự tại viên thông trí hạnh Thí vô uý quảng đại lợi sanh.
24/02/2024(Xem: 421)
Bạn ơi, Do sự tiến bộ vượt bực của y khoa. Ngành phẫu thuật như một bà tiên huyền diệu. Biến người xấu thành người đẹp dễ dàng. Mắt một mí biến thành hai mí. Da ngăm ngăm biến thành da trắng nõn nà. Lông mày chổi xể biến thành lông mày cong vút.
22/02/2024(Xem: 1204)
Dân gian thường có câu: " “Cúng cả năm không bằng ngày Rằm tháng Giêng" “Lễ Phật quanh năm không bằng ngày Rằm tháng Giêng". Rằm tháng Giêng của năm nay Xuân Giáp Thìn (hay ngày 15/1 Âm lịch năm Giáp Thìn 2024) rơi vào thứ Bảy ngày 24/2/2024.
22/02/2024(Xem: 391)
Con đứng trên đỉnh đồi Nghe nhạc điệu mười phương Phương nào phương trần thế Phương nào phương thiên đường. Từ tâm vang tiếng niệm A Di Đà lạc bang Từ tâm vang hạnh nguyện Bồ Tát Quán Thế Âm.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567