Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đại Ngụy Chân Kinh

31/03/201512:08(Xem: 13614)
Đại Ngụy Chân Kinh

.Buddha_3

Đại Ngụy Chân Kinh

 

*

 

 

 

Lê Huy Trứ

Tle8464953@aol.com

 

February, 13th 2015

 


Mục Lục

1.0       Tôn Giáo hay Triết Lý. 2

2.0       Nguyên Tắc và Triết Lý của Phật Giáo. 3

3.0       Thượng Đế với Phật Giáo. 4

4.0       Phật Giáo với nhửng Tôn Giáo khác. 6

5.0       Cạnh tranh Tôn Giáo. 8

6.0       Tinh thần bình đẳng trong Phật Giáo. 11

7.0       Cứu cánh của Phật Giáo. 14

8.0       Tinh thần khoa học trong Phật Giáo Đại Thừa. 16

9.0       Phật Ngọc. 18

10.0     Nhân Sinh với Phật Giáo. 20

11.0     Bồ Tát ngày nay. 26

12.0     Bổn Thiện, Bổn Ác. 28

13.0     Ngụy Kinh. 30

14.0     Phương tiện của kinh điển. 39

15.0     Trì Kinh, Kinh Trì 43

16.0     Nhửng công án trong kinh điển Đại Thừa. 45

16.1     Diệu Pháp Tối Thượng. 46

16.2     Thượng Mạn Nhân. 54

16.3     Không Diệt gì cả. 57

16.4     Như Lai Thọ Lượng. 59

16.5     Thiên bá ức cùng thuyết pháp. 63

16.6     Cứu cánh biện minh cho phương tiện. 65

17.0     Người Trí và kẻ kém Trí 67

18.0     Thay lời kết 68

 


 

1.0  Tôn Giáo hay Triết Lý

Có người không cho Phật Giáo là một triết lý hay khoa học mà là một tôn giáo của tâm linh như các tôn giáo khác.  Tôi xin trích lời nói của Albert Einstein, dỉ nhiên, ai củng biết nhà khoa học vĩ đại này không là Phật Tử, “The religion of the future will be a cosmic religion. It should transcend a personal God and avoid dogmas and theology. Covering both the natural and the spiritual, it should be based on a religious sense arising from the experience of all things, natural and spiritual as a meaningful unity. If there is any religion that would cope with modern scientific needs, it would be Buddhism.” Tôn giáo của tương lai, thích hợp với nhu cầu khoa học, chứng nghiệm và giải thích được tất cả hiện tượng trong vũ trụ mà không cần tới giáo điều, giả thuyết về thượng đế (được sáng tạo bởi con người) đó là Phật Giáo. 

Tam giới duy Tâm, Vạn Pháp duy thức! Phật Thừa là tất cả tất cả là Phật Thừa.  Cho nên tranh luận, Phật Giáo là tôn giáo tâm linh như các tôn giáo khác hay triết lý của nhân sinh quan thích hợp với hoa học hiện đại, thõa mãn nhu cầu ích kỹ của con người là vô nghĩa.

2.0 Nguyên Tắc và Triết Lý của Phật Giáo

Đạo Phật không mê tín tôn thờ thần, hay thượng đế (god[s]) củng không mù quáng tôn thờ kinh điễn như thánh kinh của các đạo thờ thần (bị kinh trì.)  Đạo Phật không phải là đạo cuồng tín, chấp vào tín điều, tin vào bạo lực, sợ hãi van xin che chở, cứu rỗi mà là đạo của tự độ, tự tha, trí tuệ, khoa học, rất dân chủ dựa trên tinh thần bi trí dũng. Đạo Phật không phải là vô thần lẫn hữu thần.  Với tinh thần bi trí dũng, tôn trọng sự thật, bất cứ kinh nào tôn sùng mê tín dị đoan, oan cho kim khẫu của Phật, chúng ta củng không nên chấp nhận và phải can đảm để chứng minh cho các đạo hữu biết đó là ngụy kinh.

3.0 Thượng Đế với Phật Giáo

Đức Thế Tôn không nói đến Thượng Đế, ngài không phủ nhận củng như chấp nhận vì theo Phật Giáo đó là câu hỏi vô nghĩa (nonsense.)  Vì vậy, nên khi có người hỏi đến vấn đề này, Ngài im lặng.  Ngài có đủ trí tuệ để giải thích nhưng người nghe không đủ trí huệ để biết được.  Vì vậy, Ngài thay vì giải thích, chọn câu trả lời cao thâm nhất là im lặng.  Thật ra, Đức Thế Tôn đã trả lời rồi, im lặng củng là một hình thức trả lời.   Nếu chúng ta tin vào một đấng sáng tạo mà chúng ta không thể chứng minh được là có ‘đấng sáng tạo nhân tạo’ đó thì củng như Albert Einstein nói, “God doesn’t play dice with the universe!” Thượng đế không cầu mong may rủi vào nhửng sát xuất từ nhửng con xúc xắc như chúng ta thường cầu trời, cầu phật cho con thảy ra con số đó.  Professor S.W.Hawking chứng minh ngược lại: Yes, God plays Dice, Thượng Đế củng cờ bạc như ai. Thượng Đế củng sở trụ vào canh bạc may rủi. Thượng Đế củng có máu đỏ đen như con người, đôi khi Thượng Đế còn đánh lạc hướng chúng ta thảy xúc xắc nhiều lần mà không cho biết là mấy điễm.  Cái này gọi là ăn gian, cờ bạc lận.  “It seems that even God is bound by the Uncertainty Principle, and can not know both the position, and the speed, of a particle. So God does play dice with the universe. All the evidence points to him being an inveterate gambler, who throws the dice on every possible occasion... Thus it seems Einstein was doubly wrong when he said, God does not play dice. Not only does God definitely play dice, but He sometimes confuses us by throwing them where they can't be seen.”

Hawking lẫn Einstein điều không phủ nhận hay chấp nhận thượng đế hiện hữu củng như French scientist, LaPlace khi trã lời với Hoàng Đế Napoleon: Tôi không cần giả thuyết thượng đế trong phương trình của tôi. “If at one time, we knew the positions and speeds of all the particles in the universe, then we could calculate their behaviour at any other time, in the past or future. There is a probably apocryphal story, that when Laplace was asked by Napoleon, how God fitted into this system, he replied, 'Sire, I have not needed that hypothesis.' I don't think that Laplace was claiming that God didn't exist. It is just that He doesn't intervene, to break the laws of Science. That must be the position of every scientist. A scientific law, is not a scientific law, if it only holds when some supernatural being, decides to let things run, and not intervene.”

Nếu có thượng đế, thì ai tạo ra thượng đế?  Điều này củng như con gà, và trứng gà (chicken and egg) cái nào có trước?  Đây là nhửng tranh luận tứ cú, nhị nguyên mà con người chúng ta không bao giờ thõa mãn được chẳng hạn đàn bà sinh ra đàn ông, rồi thì ai sinh ra đàn bà?  Sáng tạo hay tiến hoá (evolution vs creation)?   Câu trả lời dể nhất là trời sinh ra như vậy.  Thượng Đế sáng tạo ra như vậy và phải tin như vậy nếu không muốn bị trừng phạt vì vô thần.

Điều làm tôi bối rối (confused) đó là Ngài Long Thọ cho rằng đức Phật lịch sử chỉ là ứng thân của Phật vào trong thế giới Ta Bà để cứu độ chúng sinh. Vì vậy, dựa theo Long Thọ, đức Phật không phải là một nhân vật lịch sử, mà đức Phật chân chính là một thực thể siêu việt, vượt hiện thế, vĩnh hằng và vô hạn tức là “Pháp Thân”. Cho nên đức Phật lịch sử chỉ là nhân vật được “đức Phật chân chính” gởi đến với thế gian để tạo thành một nhân vật có hình thể là một con người, có một đời sống sinh hoạt giống hệt như một con người thường tục để thuyết giảng Chánh Pháp cho nhân thế. Do đó đức Phật đã thành Phật từ vô lượng kiếp trước chớ không phải mới thành Phật tại thế giới này nhờ công phu tu thiền định. Đây chính là ý nghĩa của “Như Lai” dựa theo tinh thần Phật giáo Đại thừa.  (Kinh Pháp Hoa Giảng Giải, Chương Thứ Mười Sáu, Phẩm NHƯ LAI THỌ LƯỢNG, Lê Sỹ Minh Tùng)

Tiểu Thừa hay Phật Giáo Nguyên Thủy không chấp nhận lý luận này.  Họ quan niệm chỉ có một Phật, đó là Phật Thích Ca là người tu thành Phật.  Cái lý luận Như Lai của Đại Thừa trên đây, hình như ám chỉ Phật là God với quyền năng tuyệt đối, tương tự như trong thánh kinh của nhửng đạo thờ Thần?  Vậy thì, ai tạo ra đức Phật chân chính đây?

Nhưng vì tôi bị méo mó Đại Thừa, kinh điển nhập ma Tàu nên giải thích bậy bạ như sau: nếu chúng ta quán được luật nhân quả, thuyết nhân duyên, luân hồi, vô thỉ vô chung vô sanh vô diệt, thực tế nhất là First Law of Thermodynamics, như điện như ảo (holography) của vạn vật trong vũ trụ, Như Lai Tạng, không gian cuộn vào thời gian và nhất là lý nhất thể thì điều này không có gì khó giải thích.  Đó là như vậy, như thị!

4.0 Phật Giáo với nhửng Tôn Giáo khác

Ngày nay, có rất nhiều người trẽ bỏ đạo Phật theo đạo vợ.  Họ không có căn bản của Phật Pháp, thiếu kiến thức, trí tuệ cùng khả năng biện luận nên dể bị lung lạc, tuyên truyền, nhồi sọ và dụ dỗ bởi ngoại đạo.  Phật Giáo cần tinh không cần đa.  Nhửng kẻ vô minh này có ở hay đi củng tốt mà thôi chỉ tội nghiệp cho nhửng con cái của họ, đầu xanh ngây thơ, vô tội, mới sinh ra phải bị đi rữa tội tổ tông.  Không được tự mình lựa chọn niềm tin mà phải gánh cái nghiệp quả vô minh của cha mình tạo ra cho chúng nó.  Đạo Phật không có chuyện cải đạo mà tự mình giác ngộ, tự mình tìm cho mình niềm tin thích hợp với tư chất của mình.  Cho nên, không phải đạo nào củng tốt như nhau cả, và dĩ nhiên không phải tất cả các đạo đều xấu như nhau cả. Đạo Phật không bắt ai theo được, củng không thể dể gì mà truyền dạy cho nhửng kẻ vô duyên, vô minh, và thiếu trí tuệ. Tuy họ đều có Phật Nhãn nhưng đó là Phật Mù, còn rất lâu mới giác ngộ được.

“Trong những tôn giáo khác, người ta nói rất nhiều đến sự “cứu rỗi” và “được cứu rỗi.” Nhưng trong đạo Phật không có những ý niệm như thế. Trong đạo Phật tất cả việc làm đều hướng về một mục tiêu duy nhất là giác ngộ tính Phật căn bản nơi mình, và tất cả mọi nơi đều là nước Phật, là Tịnh Độ.  Vì vậy, tại sao phải nhờ đến người khác cứu rỗi mình?  Ý niệm cứu rỗi là tuyệt đối không liên quan gì đến đạo Phật.  Đó là điều làm cho đạo Phật độc đáo hơn tất cả những trường phái tín ngưỡng và triết lý trên thế giới. Không có một hệ thống tư tưởng nào đã tuyên giảng như vậy.” (Tiếng vọng từ Núi Kaya - tuyển tập những bài văn Phật giáo của Triều Tiên, Đại sư Song-chol [1912-1993])

Đạo Phật tự tin vào trí tuệ và bi trí dũng cùng với tinh thần kim cang vô úy, không dựa trên ích lợi cá nhân hay tôn sợ thần quyền.  Ngược lại, các tôn giáo thờ Thần dựa vào sự sợ hải, ích lợi cá nhân, thưởng phạt, van xin được ban ân, tha tội và cứu rỗi ...Con người phải tuyệt đối tin tưởng và phải sống trong mặc cảm tội lỗi của tổ tông tạo ra mà họ phải chịu gánh vát đời đời, phải sợ hải và tôn kính đấng quyền năng mà họ tin là có quyền lực tuyệt đối trên họ. Như Đại Đế Napoleon nói: Con người, sở dĩ đoàn kết lại với nhau vì quyền lợi và sợ hải.  Men are united by interest and fear.

5.0 Cạnh tranh Tôn Giáo

Đức Thế Tôn viễn kiến được nhửng điều này, ngài dạy: “Khi ta nhập diệt rồi có nhiều thứ ma ba tuần xen vào trong pháp của ta, ở chùa, cạo đầu, mặc áo Phật, xưng là đệ tử của Phật, chung lộn với người đời ăn thịt, uống rượu làm nhơ bẩn là ngoại đạo thứ nhất. Còn có người dắt vợ, đem con vào trong chùa học theo tà thuật, cho là để truyền lại cho đệ tử, ăn thịt, uống rượu, cũng đi làm chay tụng kinh cho người, không phải người tục là ngoại đạo thứ nhì. Lại có những người trên thời không có thầy truyền, dưới thời không có thầy chứng bị ma quỷ ám ảnh mê muội tâm trí, biết bậy bạ cho là thông minh, chẳng có công tu tự xưng thành đạo, bên ngoài làm giống theo Phật, trong tâm làm việc tà mị, phỉnh gạt người đời theo vào đường tà, diệt hột giống trí của Phật là ngoại đạo thứ ba. Lại có người vẽ bùa, thỉnh chú, đuổi quỷ sai thần, phỉnh gạt người đời. Ác kiến càng nhiều thì chánh kiến của Phật càng tiêu diệt, đây là ngoại đạo thứ tư. Còn có người y theo việc tốt xấu, học theo chiêm quẻ, bàn việc kiết hung, coi bói xem tướng, nói trước những điều họa phước, dối chúng gạt người, tiêu diệt chánh pháp của Phật đây là ngoại đạo thứ năm. Lại có người sửa sang hình tướng, bụng trống lòng cao, mình không có tài năng mà tự cao cho mình là giỏi, chưa chứng ngộ cũng cho là mình chứng ngộ, học đặng vài lời cho là mình thấu đặng lý màu. Lại có người chẳng ăn dầu, muối, trà, quả, tương, dấm, chấp theo tướng tà, dối gạt người không trí: chẳng cần xem kinh niệm Phật, chẳng cần làm phước, tham thiền, chẳng cần xuất gia thọ giới, chẳng cần tầm sư học đạo, dám đem cái sắc thân giả dối này mà cho là cùng Phật không khác. Dối gạt người không biết đồng vào chỗ hắc ám, dứt đoạn căn lành, tiêu diệt giống trí tuệ, hay chấp trước những sự khờ khạo ngu si. Đây là ngoại đạo thứ sáu.”

Ngày nay củng có một số thượng mạn tăng, xây chùa, đem mê tín dị đoan vào chùa, giảng Phật Pháp với mục đích thương mại hơn là dạy chính pháp.  Đó củng là một vấn nạn cho Phật Giáo.  Tuy nhiên, nếu giảng phật pháp như tôi hay như thiểu số các cao tăng đắc đạo và nhửng thiện tri thức ngày nay thì chắc không có nhiều tín đồ.  Khách thập phương lẩn nhửng người đã quy y tam bảo, tưởng như thế là đã thành Phật Tử để được nghe thầy dạy thì ít, nói gì tin đó, đóng tiền gây quỹ, cầu xin lợi danh, lạy Phật cứu độ cho thoát khỏi bệnh hoạn khổ đau thì nhiều.  Mà hình như họ đúng, chỉ có tôi là thật thà ngu xuẫn. Họ thành công, chùa chiền mọc lên như nấm, Phật Tử tới lui tấp nập. Nhờ vậy mà đạo Phật, chưa chắc là chánh pháp, được truyền bá rộng rải, cạnh tranh với với các đạo khác.  Tôi củng compromise vì thực tế, ‘không thực thì khó vực được đạo,’ nhưng xin đề nghị: nên có nhửng lớp học chính pháp được giảng dạy cho các tăng lẫn tục, nhất là giới trẽ, về giáo lý cao siêu trong chánh pháp của Phật Đà bởi nhửng cao tăng và nhửng cư sĩ, chỉ biết tu mà không làm thương mại. 

Giới trẽ không rành tiếng Việt muốn tìm tới Phật Pháp đả được nhửng Thầy có lương tâm, khuyên học thêm về Phật Pháp trên internet bằng tiếng bản xứ thay vì hỏi cha mẹ hay các Thầy không tinh thông ngoại ngữ. 

Cá lớn nuốt cá bé, trong lịch sữ nhân loại, tôn giáo là nguyên nhân của chiến tranh và hậu quả của khổ đau.  Tôn giáo này tiêu diệt tôn giáo khác, nhân danh Thần của họ, dưới hình thức này hay hình thức khác.  Oan oan, tương báo không bao giờ dứt.  Cho nên tôi củng thông cảm, Phật Giáo củng nên biết bão vệ chánh pháp và tôn giáo của mình nhưng không nên thương mãi thái quá để lại sa vào tham sân si và chấp ngã.  Nếu có làm thương mại thì để cho ban trị sự họ tổ chức.  Các thầy nên lo tu, lo hành đạo, giáo dục chúng sinh, rèn luyện Phật Tử để hoành dương chánh pháp.

Đạo Phật truyền từ Ấn Độ sang phương Đông, qua đường Silk Road, không đổ một giọt máu.  Đơn giản, đạo Phật không dựa vào thế quyền, không nhân danh ‘Thần Phật’ để đi cải đạo, hay tiêu diệt tà giáo, ma quỹ bằng vũ lực.  Đạo Phật dùng trí tuệ cùng với bi trí dũng để ‘hàng ma, phục tiên,’ cứu độ chúng sinh (trong đó có nhân sinh.) Đạo Phật khuyến khích minh tâm để kiến tánh, phát sinh trí tuệ, tự học hành để mà giác ngộ, giải thoát sinh tử luân hồi, thành Phật. Ngắn gọn, Tri Kiến Phật trong mình!

6.0  Tinh thần bình đẳng trong Phật Giáo

Chúng sinh tuy bình đẳng nhưng căn tính bất đồng. Bình đẳng trên chân lý không phải là mọi người ngang hàng bằng nhau.  Vì trên thực tế, tất cả chúng sinh đều hiện hữu độc nhất sai biệt (unique self, matchless body, only one of its kind, same different,) hiểu biết, đức hạnh, tài năng, hoàn cảnh, điều kiện, môi trường, nhân duyên nghiệp quả của mọi người không giống y nhau. Chỉ khi nào chúng ta nắm bắt được chân lý, đạt từ nhân Phật đến quả vị Phật, mới thật sự bình đẳng. Phật là Phật! 

Trong Kinh Pháp Hoa Giảng Giải, Chương 13, Phẫm Khuyên Trì, Prof. Lê Sỹ Minh Tùng viết, “Sau khi Phật thọ ký cho tất cả Tỳ kheo thì hiện tượng Long nữ mới vừa tám tuổi tức thì được thành Phật làm cho tất cả các vị Tỳ kheo Ni bàng hoàng xúc động. Các bà nghĩ rằng một đứa bé gái mang thân rồng mà còn thành Phật thì không lẽ chúng ta đã xã thân quyết chí tu hành mà không thể thành được chăng? Hiểu được tâm trạng của các bà nên đức Phật bây giờ chính thức thọ ký cho Dì Mẫu, Tỳ Kheo Ni Gia Du Đà La và 6,000 Tỳ Kheo Ni trong hàng hữu học và vô học sẽ thành Phật. Nói thành Phật, nhưng đâu phải thành Phật ngay như nàng Long Nữ mà phải trải qua vô lượng kiếp tu hành, đầy đủ công hạnh Bồ Tát, trí tuệ vẹn tròn thì lúc đó mới thành Phật. Một lần nữa, thọ ký phải được hiểu như là một lời khích lệ từ đức Thế Tôn để khuyến khích chúng sinh cố gắng hóa giải cho hết những vẫn đục trong tâm thức của mình chớ thật ra Phật không cho chúng sinh cái gì cả. Tri Kiến Phật vốn đã có sẵn trong mỗi chúng sinh chớ cái Phật Tánh này không do Phật ban cho vì thế Phật biết trong mỗi chúng sinh đã có sẵn cái mầm Phật Tánh nên Ngài mới thọ ký tức là khuyến khích cho họ cố gắng nhận biết để tỏ ngộ và sau cùng thâm  nhập cái Phật Tánh thiêng liêng huyền diệu của chính mình đó thôi.”

Trong Kinh Pháp Hoa có hai hiện tượng bình đẵng đối nghịch rất kỳ lạ.  Trong phẩm Đề Bà Đạt Đa, ác nhân thành Phật.  Chẳng những chúng ta mà cả các vị Thánh Tăng từ xưa đến nay cũng thường lưu tâm và đưa ra nhiều cách giải thích khác nhau.  Có thể nói đó là vấn đề sâu sắc của kinh Pháp Hoa.

Có thật là tất cả nhửng gì trong Kinh Pháp Hoa củng đều là sâu sắc và cao siêu cả?

Trong ‘Ngụy Kinh là sự thật nhưng bị che dấu của Đức Chính,’ “Quay trở lại cuốn Tứ Phần Luật chúng ta xem Phật nhận xét gì về Đề-bà-đạt-đa. Đức Phật dạy: Kẻ si phá Tăng này, có tám điều phi chánh pháp trói buộc, che lấp, tiêu diệt thiện tâm, Đề-bà-đạt-đa đã hướng đến phi đạo trong nê-lê một kiếp, không thể cứu được. Tám điều phi chánh pháp ấy là gì? Lợi, không lợi, khen, không khen, cung kính, không cung kính, ác tri thức, ưa bạn ác.  Có tám điều phi chánh pháp như vậy trói buộc, che lấp, tiêu diệt thiện tâm, Đề-bà-đạt-đa đã hướng đến phi đạo trong nê-lê một kiếp, không thể cứu được. Nếu Ta thấy Đề-bà-đạt-đa có thiện pháp bằng sợi lông, sợi tóc, thì Ta đã không ghi nhận và nói ‘Đề-bà-đạt-đa sẽ ở trong nê-lê một kiếp không thể cứu được.’ Do Ta không thấy Đề-bà-đạt-đa có được thiện pháp bằng sợi lông, sợi tóc, nên Ta mới ghi nhận và nói, ‘Đề-bà-đạt-đa sẽ ở trong nê-lê một kiếp không thể cứu được.’ Thí như một người chìm trong hố xí. Có người muốn kéo nó ra. Nhưng không thấy ở nơi nó có chỗ sạch nào bằng sợi lông, hay sợi tóc để dùng tay nắm nó kéo ra. Nay quán sát Đề-bà-đạt-đa cũng lại như vậy, Ta không thấy có một bạch pháp nào bằng sợi lông, hay sợi tóc. Bởi vậy Ta nói, ‘Đề-bà-đạt-đa sẽ ở trong nê-lê một kiếp không thể cứu được.’[phẩm Phá Tăng]. Một kiếp mà Phật nói rất dài

Sao lại mâu thuẩn thế? Hơn nữa chẳng thấy ngài Đa Văn A-nan tụng đọc đoạn nào cho thấy Phật tuyên hứa sau này Đề-bà-đạt-đa thành chánh quả cả, nhất là chẳng thấy giáo pháp nào biện minh cho câu “Nhưng chính con người ác tâm ấy, chính những hành động trái nghịch đó là thước đo về đức tính từ bi nhẫn nhục, là phương tiện để đạt thành lý đạo.”  Chúng ta chưa vội quy Diệu Pháp Liên Hoa kinh là ngụy kinh hay chân kinh dù biết rằng kinh này xuất hiện vào khoảng năm 200 sau Công nguyên (tức 700 năm sau khi Phật nhập Niết-bàn), điểm chính ở tiểu mục này là hình thái biến kiến giải riêng thành một đoạn kinh.”

Ai cũng biết Đề Bà Đạt Đa là anh ruột của Anan. Cả hai là em họ, của Đức Phật mà suốt đời theo phá Phật, muốn giết Phật vì bất mãn không được học thần thông. Tuy nhiên, trong Kinh Pháp Hoa, Đức Phật khen ngợi công đức của Đề Bà Đạt Đa, nhờ ông thượng mạn, manh tâm hãm hại mà Đức Phật mau thành Vô Thượng Đẳng Giác. Trong thời quá khứ, Đề Bà Đạt Đa đã từng dạy Kinh Pháp Hoa cho Đức Thế Tôn và Đức Phật thọ ký cho ông trong tương lai sẽ thành Phật hiệu là Thiên Vương.  Nhưng tại sao trong kiếp này ông ta gian ác như vậy thì chưa ai giải thích nổi?  Hay là ông ta là cái thử thách (test) của Phật? Ông ta phải diễn xuất cái vai gian ác xuất thần vì nếu biết được kiếp trước ông dạy Phật Kinh Pháp Hoa thì ông có thể là một diễn viên tồi trong kiếp ‘gặp Phật, giết Phật’ này? Tuy nhiên, nói là một chuyện mà thực tế là một chuyện khác, chúng ta không được như Đức Thế Tôn, cho nên đừng ngu muội lạy mừng nhửng kẻ manh tâm hại mình. Nếu có thể, xem đó như là nhửng thử thách của nghiệp quả mà mình phải cưu mang.  Lấy ân đức báo oán, oán tiêu tan.  Nói thì dể làm thì rất khó khăn.  Chỉ có kẻ ngu, thấp trí, kém dũng mới đưa má bên kia cho nó tát tiếp.  Chúng ta không có nội công kim cương bất hoại thể như Phật cho nên chúng ta dù không đánh trả, củng không cho phép nó làm tổn thương đến mình.  Đây là nguyên tắc cao siêu của Akido.

7.0  Cứu cánh của Phật Giáo

Tôi tự ngộ được nhửng triết lý dưới đây, dỉ nhiên tôi không nói là Phật nói, mà nếu tôi nói là tôi nói thì có người tưởng tôi điên, trừ khi tôi đổ thừa là Phật dạy riêng tôi:

Đạo Phật không chấp vào phương tiện.  Phật Pháp, kinh điển là phương tiện, là ngón tay chỉ mặt trăng.  Khi an toàn tới bờ bên kia rồi thì cái con thuyền đó có Made in China, India or Vietnam không thành vấn đề nửa, vì nó đả bị vở tan trước khi đến bờ rồi.  Uống nước biễn khỗ đau đầy bụng, mữa ra không hết, không ai rảnh rổi, ngoảnh lại để tiếc nuối cái thuyền đả chở mình nửa.  Dỉ nhiên, trước khi vượt biên nếu biết được con thuyền đó Made in China thì không đời nào ai dám bướt lên, chờ Mỹ đem hàng không mẫu hạm vào vớt cho an toàn hơn.

Đạo Phật không chấp vào tứ cú của nhị nguyên (dualism) mà là bất nhị (không hai, non-dualism.)  Cao siêu hơn nửa là ‘không bất nhị’ (không có cả cái không hai, emptiness of emptiness.) hay có thể tạm gọi đó là lý nhất nguyên (oneness, singularity) mà con người phàm phu như chúng ta củng như khoa học chưa thể chứng minh được với kiến thức của khoa học, toán học và ngôn ngử của nhân sinh.  Tôi đã dùng toán học để chứng minh là con người chúng ta không bao giờ đạt được tới ‘singularity’ mà chỉ có gần tới, vì nếu chúng ta vượt tới điểm nhất thể đó thì chúng ta trở lại bờ bên kia.  Tuy nhiên, nếu chúng ta chứng được Trí Tuệ Phật trong ta, rồi thành Phật thì chúng ta an nhiên tự tại xuyên qua, xuyên về cái điểm singularity, cái hư vô đó. 

Khó hiểu hơn nửa là chúng ta ở trong cái hư vô đó như hạt châu ẩn bên trong, hay như đả nói ở trên, Tri Kiến Phật toàn bích ở bên trong được bao bọc bên ngoài bằng thân nam nữ.  Đơn giản một tí, chúng ta KHÔNG ở trong cái hư vô đó như hạt châu KHÔNG ẩn bên trong, hay Tri Kiến Phật toàn bích KHÔNG ở bên trong KHÔNG được bao bọc bởi KHÔNG bên ngoài bằng thân Phật.  Không trong củng không ngoài, không bờ củng không bến mà chỉ có Trí Tuệ Phật. Phật không thể thành Phật mà Phật là Phật.  Giải thích theo khoa học vật lý (giả tưởng,) chúng sinh là phản chiếu (mirror projection) của bờ bên kia.  Bờ bên này là ảo, bờ bên kia là ‘không ảo.’ Bờ bên này có tức là không, bờ bên kia không tức là có. Vì vậy, đạo Phật tuy đơn giản nhưng không dể gì mà học hành để giác ngộ được đối với đại đa số chúng sinh khi mà chúng ta còn bị vô minh che mờ trí tuệ.  

Dễ mà khó, khó mà dễ! Dể nếu chúng ta vô sanh, khó vì chúng ta vô minh.  Phức tạp vì chúng ta không biết mình vô minh, chưa minh tâm. Đơn giản, chúng ta không biết mình vô sanh, chưa kiến tánh.  Không vô minh lẫn vô sanh đó là Nhất Phật Thừa là Tri Kiến Phật.  Chỉ có trí tuệ Phật mới hiểu nổi nhửng điều thâm ảo này.  Đây là ngôn ngữ của Phật với Phật.   

8.0 Tinh thần khoa học trong Phật Giáo Đại Thừa

Nếu thuyết big bang được khoa học chấp nhận là gần đúng nhất thì 14.8 tỷ năm về trước, vũ trụ bắt đầu bằng quả chanh rồi bùng nổ và tạo ra vũ trụ hiện hữu.  Các khoa học gia đã giải thích và chứng minh sự bùng nỗ đó như thế nào rồi nhưng không biết họ có giải thích tại sao nó bùng nỗ. cái gì làm nó bùng nỗ?  Khoa học và Phật Giáo đều đồng chung một quan điểm: tự nó bùng nỗ, như thị tri giác.  Không có ai sáng tạo ra sự bùng nỗ mà nó tự nỗ, như thị.  Không có nhân nỗ, chỉ có quả nỗ?  Điều này làm cho các người học Phật điên đầu vì kinh điển chưa thấy giải thích về có quả mà không có nhân này. Theo thiển ý của tôi, vũ trụ mới bắt đầu từ vũ trụ cỗ bị ép lại từ một lực (force) và với năng lượng tuyệt đối mạnh kinh khủng (tremendous energy) để nén vắt lại nhỏ như quả chanh, cho đến khi không thể ép nhỏ hơn nửa, thì từ đó sinh ra một phãn lực ngược lại (resistant force) và rồi thì nó bị bùng nỗ tung ra với một năng lực ngược lại (reserved energy,) tạo thành ra thế giới hữu vi (light) và vô vi (dark matter) cùng các thế giới (vô hình) ở trên các miên tầng số khác mà con người chúng ta chưa thấy, biết và hiểu tới nổi.  Tuy nhiên, chúng ta vẩn quen thói đi lạc vào tứ cú của lý luận nhị nguyên, cái gì tạo ra sức ép khinh khủng đó? Phật dạy, “Các pháp có Tướng của nó như vậy. Tánh của nó như vậy. Thể của nó như vậy. Lực của nó như vậy. Tác của nó như vậy. Nhơn của nó như vậy. Duyên của nó như vậy. Quả của nó như vậy. Báo của nó như vậy. Và từ đầu chí cuối của nó như vậy.” Tôi xin trả lời ngắn gọn là, “Nghe rứa chứ không phải rứa, thấy rứa mà không phải rứa.  Tưởng nó như rứa chứ không phải như rứa.  Nhưng nó là như như rưá đó!” That the way it is.  Như Thị Tri Kiến!

Tệ hơn nửa, tôi là thượng mạn nhân, lại còn dám tự tôn là ‘vô học’ cho nên không chịu chấp nhận đơn giản như vậy mà muốn tìm hiểu thêm chi tiếc để chúng ta cùng học lậu hay lậu học, cùng cãi cọ cho từ cho bi.  Theo tôi các sức ép nguyên thủy đó phát sinh từ một niệm nhứt thể trước khi có nhửng vũ trụ. Từ vô lượng kiếp, nhửng vũ trụ này được tạo ra bởi nhửng chuổi nỗ của big bangs.  Nhửng vũ trụ này được che phủ bởi nhửng bức màn vô minh gọi là black holes and worm holes, liên hệ, ảnh hưởng, tương quan, móc nối trong quantum entanglements của nhửng universal webs.  Phật gọi đó là Indra Jewel web chúng ta gọi là lưới vũ trụ, tương tự như nhửng internets.  Vậy thì cái nhứt niệm xứ này từ đâu ra?  Từ nhứt niệm nơi chân như nơi đó không thể tư nghi hay giải thích bởi ngôn ngữ và kiến thức thức của loài người.  Chúng ta có thể tạm gọi đó là hư vô, chân như, Phật tâm, trí tuệ Phật, nhất thể, god...bất cứ cái gì củng được.  Đây là điểm mà lý trí con người từ Đông sang Tây cùng gặp gở.  Nhân sinh ở đâu củng cùng được cấu tạo bởi ‘một’ thứ, đó là ngũ uẫn cho nên lối suy tư tuy khác biệt, kiến thức, ngôn ngữ, lý luận tuy bất bất đồng trong lối giải thích nhưng chung quy vẫn không ngoài tự Tánh Phật.

Ngay cả chuyện gần nhất trong vũ trụ chúng ta đang ở, chúng ta chỉ biết được một phần rất nhỏ của 10% của nhửng nơi ánh sáng có thể chiếu tới, còn lại 90% chúng ta mới nhận ra nhưng chưa biết là cái gì để mà đặt tên và diễn tã, đó là dark matter.  Cái bầu trời tối đen với nhiều tinh tú này đả được con người quan sát và nói đến từ cả triệu năm nhưng chúng ta chỉ có để ý và nghiên cứu nhửng gì chúng ta thấy được qua phản chiếu từ ánh sáng tới nhục nhãn của con người, chứ cái bầu trời đen như mực đó chúng ta bỏ qua (ignore) vì cho là không có gì trong đó để mà nhìn mà cố nhìn củng không thể thấy được vì nó không có được ánh sáng rọi tới để thấy được.  Vậy thì, nó có nghĩa là không có gì trong đó?  It is emptiness?

9.0 Phật Ngọc

Trong Kinh Pháp Hoa, Đức Thế Tôn đả dùng thần thông chiếu hào quang từ giữa trán lông mày xuyên qua những cỏi Ta Bà, vũ trụ....Đó là Bích Nhãn Phật (Phật Nhãn) cao siêu hơn Lục Thần Thông, Thiên Nhãn (third eye).  Thiên Nhãn chỉ soi, chứ không rọi hay chiếu tới những dark matter trong những vũ trụ Ta Bà....Dark Matter chiếm tới 90% của vũ trụ, trong khi đó light 10% những nơi mà nhục nhãn chúng ta có thể thấy được.  90% còn lại tối đen chúng ta không biết có hay không có cái gì trong đó để mà diễn tã bằng ngôn ngữ loài người. Chỉ có, người tu đạt toàn giác (Phật) thấu suốt quy luật vận hành của vũ trụ, là vũ trụ mới giác ngộ được.

“Cách chúng ta nhận thức về chúng ta và về vũ trụ vẫn còn nhị nguyên và hầu như không thay đổi trong suốt sự phát triển của lịch sử nhân loại. Nó là một cái nhìn chấp nhận sự phân ly giữa mình và kẻ khác. Kết quả của cái nhìn phân ly đó là chúng ta đã tạo ra những môn trìết học, nghệ thuật, khoa học, y học, sinh thái học, thần học, tâm lý học, chính trị học, xã hội học, đạo đức học… biệt lập nhau. Hậu quả là tạo ra cái thế giới mà ngày nay chúng ta sống trong đó.”

Cái mà Kinh Pháp Hoa gọi là Tri Kiến Phật, Trí Tuệ Phật 2600 năm về trước, mà ngày này đa số giải thích là Phật Nhãn nên được cập nhật hóa cho thích hợp với suy tư của hiện tại.  Tôi xin gọi đó là Phật Ngọc.  Nhãn lẫn vật chất (ngọc) không thể tự nó chiếu sáng mà phản ảnh ánh sáng.  Ngọc Phật tự chiếu ra hào quang như Phật đả chứng minh trong Diệu Pháp Liên Hoa Hội. 

Phật Ngọc này nó như một định tinh như mặt trời phát ra tia sáng tam muội, đốt cháy nhửng gì bám che cản trở, soi sáng các vệ tinh khác trong vòng Thái Dương Hệ, trong đó có trái đất.  Định Tinh vì nó không động, tương tự như vô lượng định tinh khác trong vũ trụ tự nó phát ra một sức nóng mạnh kinh khủng từ lữa tam muội, phát ra một tia sáng và nhiệt độ tới các vệ tinh trong vòng giới hạn của ánh sáng có thể soi tới.  Tuy nhiên, Định Tinh khác với Phật Ngọc vì tuy tự nó chiếu sáng, không động nhưng nó vẫn sở, vẫn trụ vào gravity, vẫn bị sinh, trụ, hoại, diệt.  Trong khi đó trái châu Phật (ngọc Phật) vô sinh, vô diệt, vô thỉ, vô chung.  Đó là minh châu chiếu sáng từ vô lượng tới vô biên xuyên thấu vũ trụ, không có gì có thể ngăn cản nổi chứ đừng nói tới bụi vô minh.  Đó là lý do mà Lục Tổ Huệ Năng nói:

菩提本無樹。
明鏡亦非臺
本來無一物。
何處有(匿)塵埃

Bồ-đề bổn vô thụ,

minh kính diệc phi đài

Bổn lai vô nhất vật,

hà xứ hữu (nặc) trần ai?

Bồ-đề vốn chẳng cây,

gương sáng cũng chẳng phải là đài

Xưa nay không một vật,

nơi nào dính bụi trần?

 

10.0   Nhân Sinh với Phật Giáo

Câu hỏi cần thiết và thực tiễn nhất của con người là làm sau thoát khỏi khổ đau?  Đó là lý do, lúc Phật bắt đầu thuyết Pháp, Đức Thế Tôn dạy ‘Buddhism vỡ lòng 101’ như là phương tiện tiệm giáo: nhửng điều ta biết như đám lá trên rừng, nhửng đều ta dạy cho chúng sinh như vài cọng lá ở trong bàn tay ta.  Học vở lòng trước rồi học tiến sĩ sau, sau khi đạt được trình độ “vô học.” Cho nên nhửng điều tôi trình bày trong bài này không ích lợi trực tiếp cho nhửng người chỉ muốn thoát khỏi khổ đau (dukka) vì họ chưa đủ trình độ để nhận thức được cái vòng tương quan của Bát Nhã Ba La Mật Đa và Diệu Pháp Liên Hoa của Đại Thừa mà chỉ muốn lẫn quẫn trong cái nghiệp nhân qủa và vô minh.  Chỉ mong được cho thuốc thí (free samples of medicine) trị bịnh đau khổ ảo nhưng không muốn viễn ly bệnh ghiền của hữu thường, tham sân si và chấp trước.  Nói tóm lại, họ không có được đức tính bi trí dũng, không muốn tự cứu mình, cứu người khác ra khỏi bờ mê, biễn khổ nhưng chỉ ỷ lại vào một một đấng quyền năng nào đó để mong được cứu khổ, cứu nạn, được tha tội và lên thiên đường, muốn gì được nấy. 

Tuy nhiên, không có cái gì trên đời này là của chùa cả (nothing for free!)  Muốn như vậy thì họ phải thờ Thần, tin tuyệt đối vào Thần.  Dâng của cải, tinh thần lẫn thể xác cho Thần để được thần ngụy tạo tha thứ, rửa hết tội nếu không thì bị trừng phạt, xuống địa ngục. Có thể từ đó mà con người sáng tạo ra tôn giáo thờ thần.  Tôn giáo của con người, được sáng tạo bởi con người, Thần hình người qua hình ảnh suy nghỉ rất phàm phu vô minh của con người.  Chúng ta đã sáng tạo ra thượng đế rất người như chúng ta.  Rồi thì bị các giáo sĩ bắt cóc thượng đế nhốt vào nhửng đền thờ để chúng ta thờ phụng cho cái quyền lợi của giáo hội. Khi được hỏi về thượng đế, nhửng tín đồ lẫn các giáo sĩ thờ thần này không thể chứng minh được là thượng đế có thật. Họ hàm hồ, phải tin vào thượng đế chứ không được chất vấn sự hiện hữu của thượng đế.  Vậy thì thượng đế (nếu có) đó là vô thường hay hữu thường, ảo hay thật?

Bởi sự vô thường giả tạm đó, đức Phật dạy rằng:

"Aniccà vata sankhàrà - Uppàdavayadhammino

Uppajjitvà nirujjhanti - Tesam vupasamo sukho."

Nghĩa là: “Các pháp hữu vi (sankhàrà, các vật được cấu tạo) là vô thường, có sanh rồi hoại, đã có sanh tức có hoại diệt - ngưng nó được là hạnh phúc.”

Tham vọng của con người trên đời này là làm chủ được tâm hồn lẫn thể xác của nhửng người khác, của cả nhân loại.  Làm chủ nhân loại là làm chủ cả thế giới.  Củng như, con người đả làm chủ cả Thượng Đế nhân tạo. Thượng Đế đang làm việc cho con người.  Tuy nhiên, con người không thể làm chủ được cái không có.  Con người chỉ có thể tạm thời làm chủ được nhửng người khác trong đời này chứ không làm chủ được bất cứ gì trong vũ trụ.  Phật Giáo dạy chúng sinh, tự thành Phật, làm chủ lấy mình.  Mà khi đả thành Phật rồi thì cái “mình” (self, ngã) đó củng không có nửa để mà “ai” (who) làm chủ được?

Donald S. Lopez, Jr. chứng minh Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là giống civilized Aryans.  At a lecture delivered at the Town Hall in New York in 1925, the Sinhalese activist Anagarika Dharmapala (1864-1944) declared:

The Message of the Buddha that I have to bring to you is free from theology, priestcraft, rituals, ceremonies, dogmas, heavens, hells and other theological shibboleths.

The Buddha taught to the civilized Aryans of India 25 centuries ago a scientific religion containing the highest individualistic altruistic ethics, a philosophy of life built on psychological mysticism and a cosmogony which is in harmony with geology, astronomy, radioactivity and relativity. No creator god can create an ever-changing, everexisting cosmos. Countless billions of aeons ago the earth was existing but undergoing change, and there are billions of solar systems that had existed and exist and shall exist. (Buddhism and Science, Donald S. Lopez, Jr.)

Tương tự như Donald S. Lopez, Jr viết ở trên. Theo quan niệm rất khoa học trong kinh điển của Phật Giáo Đại Thừa, “Cứ một ngàn dải ngân hà được tính là một tiểu thiên thế giới; một ngàn tiểu thiên thế giới là một trung thiên thế giới; một ngàn trung thiên thế giới là một đại thiên thế giới. Trong vũ trụ lại có trùng trùng đại thiên thế giới như vậy.  Kinh Phật mô tả, một dải ngân hà được gọi là đơn vị thế giới.” Vũ trụ trong vũ trụ, vô không gian vô thời gian, vô lượng vô biên, vô thủy vô chung, vô sinh vô diệt.

Người tu đạt toàn giác cảm thông với vũ trụ, thấu suốt quy luật vận hành của vũ trụ. Phật là vũ trụ, tất cả là vũ trụ, part of a whole.  Phật không sáng tạo ra vũ trụ, không chế định ra luật nhân quả luân hồi, lý nhân duyên mà vũ trụ vốn thường hằng từ vô thỉ, vô chung.  Những khám phá vĩ đại của ngành khoa học vật lý lượng tử hiện đại nếu đem đối chiếu với kinh điển Phật Giáo đã phần nào tương đồng trên chân tướng hữu thường của vũ trụ và vạn vật.  Kể cả, nhửng khám phá về đời sống thực vật, và nhửng giống mà chúng ta cho là vô tình cũng biết ảnh hưởng, cảm thông trước thái độ đối xử của con người.  Không chỉ nhân sinh mà tất cả vạn vật trong vũ trụ củng biết vô tình thuyết pháp; đâu đâu củng có dấu chân của Đức Phật lưu lại từ vô lượng kiếp.

Khi viễn vọng kính (thiên lý nhãn) của NASA chụp được những giải thiên hà đầy ánh sáng và màu sắc rực rỡ, hình xa luân, hình trụ, hình bán nguyệt, xoán ốc, black holes,…trong tấm lưới (web) vũ trụ đúng chính xác như Phật tả về Hoa Tạng thế giới ở trên Indra Jewel Web.  Nhửng phám phá trùng hợp này đả thể hiện nhửng gì Phật dạy trong kinh điển Phật Giáo, như thực tri kiến, đã làm thay đổi quan niệm và nhận thức của loài người về vũ trụ và nhân sinh quan. Tuy nhiên, đây chỉ một đám lá trong tay Phật so với một rừng kinh điển cao thâm diệu vợi của Phật Giáo mà ngài để lại cho chúng sinh. Khoa học hiện đại chỉ mới gỏ cửa Phật Giáo.  Nơi khoa học dừng lại, chưa giải thích được, là nơi Phật Giáo bắt đầu từ 2600 năm trước cho đến hàng ngàn năm sau, vượt xa khoa học hiện thực, nhị nguyên.

Đại Sư John Daido Loori viết: “Kinh Hoa Nghiêm trình bày một vũ trụ mà trong đó tất cả mọi sự vật và những sự vật khác tương nhập với nhau trong sự đồng nhất và quan hệ duyên khởi; trong đó mỗi sự vật đều cần đến mỗi sự vật khác và không có một hạt bụi nhỏ nào không ảnh hưởng đến toàn thể. Một ẩn dụ trong kinh, Lưới Trời Đế Thích (Indra Jewel Web,) vẽ ra một thế giới trong đó mọi hiện hữu được nhìn như một tấm lưới kim cương lớn rộng khắp vũ trụ, không chỉ ba chiều không gian mà còn bao gồm chiều thứ tư là thời gian. Mỗi điểm của tấm lưới vĩ đại nầy là một hạt kim cương nhiều mặt phản chiếu mỗi viên kim cương khác, và như vậy, chứa đựng mọi viên kim cương trong tấm lưới. Những viên kim cương tiêu biểu cho toàn thể vũ trụ quá khứ, hiện tại và tương lai. Điều mà ẩn dụ đó muốn mô tả là mỗi và mọi sự vật trong vũ trụ đều chứa đựng mỗi sự vật khác trong mọi lúc.

Lưới Trời Đế Thích không chỉ là nguyên lý triết học; nó là một sự trình bày về thực tại được chứng nghiệm.  Nó là kinh nghiệm trực tiếp của hàng ngàn nam nữ Phật tử qua trên hai ngàn năm.  Có thể nói rằng, giáo lý nầy chỉ được người Tây Phương tiếp nhận một cách nghiêm túc vào thế kỷ thứ hai mươi, khi họ nhận thấy một trong những ứng dụng của tia sáng laser đã minh chứng cho sự xác thực của cái thấy cổ xưa nầy.  Sử dụng ánh sáng laser, chúng ta có thể tạo một hình chụp trên một tấm bảng kẽm; khi ánh sáng laser được cho xuyên qua tấm kẽm, một hình ảnh ba chiều được phóng ra. Đó là hình ảnh rất đẹp, một hình ảnh holographic mà chúng ta có thể bước đi trong đó, cho phép chúng ta ngồi ở giữa những đồ vật trong bức tranh đó. Điều đáng chú ý hơn, và làm thay đổi tận gốc cách chúng ta nhìn sự vật là khi cắt tấm kẽm chụp hình đó làm đôi và chiếu ánh sáng laser qua chỉ nửa tấm kẽm đó nó vẫn phóng chiếu toàn thể hình ảnh, cắt phần tư làm hai, cắt phần tám làm hai và cứ như thế cho đến một phần nhỏ nhất của tấm kẽm. Khi chiếu ánh sáng laser qua nó, toàn bộ bức tranh được phóng chiếu, không có phần nào bị mất. Điều nầy chứng tỏ một việc: mỗi phần của tấm kẽm chứa đựng tất cả mọi chi tiết của cái toàn thể, giống như những viên kim cương trong Lưới Trời Đế Thích. [Cái Lưới Trời Đế Thích (Indra Jewel Web) này tương tự như quantum entanglement, universal web và internet với nhửng dữ kiện (data,) truyền thông, tín hiệu liên quan mật thiết với nhau.  Như bướm ngài nhẹ vỗ cánh, có thể tạo ra một cuồng phong bão tố dưới dương gian. THL]

[Não bộ của chúng ta củng được cấu tạo tương tự như vậy. THL] Kết quả của sự khám phá nầy là các nhà sinh vật bắt đầu khảo sát sinh vật học theo mô hình holographic. Lý thuyết mới về não bộ cũng được dùng mô hình holographic, và các nhà vật lý bắt đầu nhìn vào vũ trụ bằng “con mắt” theo mẫu holographic. Ngày nay, trong thế kỷ thứ hai mươi mốt, các nhà khoa học đã bắt đầu chứng minh được sự xác thực của những điều được nói ra từ sự chứng nghiệm Lưới Trời Đế Thích truyền đạt bởi các hành giả Phật giáo qua 2500 năm.

Nhận ra vũ trụ holographic là điều tôi muốn gọi là tâm thức thế kỷ hai mươi mốt.  Chỉ với việc hiểu bản chất của vũ trụ như là một toàn thể, chúng ta có thể làm điều gì đó cho những vấn đề mà chúng ta đang đối diện.  Tâm thức thế kỷ hai mươi mốt là tâm thức của những vị Cổ Phật; đó là Tâm Phật, cũng là tâm của tất cả chúng sanh.  Tâm đó chúng ta đã có sẵn đủ, nhưng chúng ta chôn vùi nó trong một quãng đời bị điều kiện hóa – điều kiện hóa do cha mẹ, thầy giáo, văn hóa, tổ quốc, học vấn... Khi chúng ta nhận ra vũ trụ tương quan phụ thuộc, không thể nào chúng ta từ bỏ trách nhiệm đối với nó. Rõ ràng rằng điều chúng ta làm và điều xảy ra cho chúng ta chỉ là một.  Khi nhận thức điều nầy một cách sâu xa, chúng ta sẽ không thể nào còn trì hoãn và đổ lỗi.  Chúng ta tạo ra thế giới của chúng ta – đó là điều ai cũng thấy rõ.  Đó là kết quả đến từ nhận thức. Khi chúng ta nghe về những vấn đề của thế giới, chúng ta cảm thấy thất vọng. Chúng ta có thể làm được điều gì? Tình trạng có vẻ vô vọng.  Tuy nhiên, bên cạnh nỗi vô vọng đó, chúng ta vẫn có cách để giải quyết tình trạng của chúng ta, với điều kiện là chúng ta phải hiểu được chúng ta thật sự là ai ở bên ngoài chiếc bị da, bên ngoài ngôn ngữ và ý niệm.  Đâu là sự thật, thực tại của cuộc sống? Ý nghĩa của hiện hữu là gì?” (Teachings of the Earth, Vô Tình Thuyết Pháp, John Daido Loori, Thị Giới dịch)

11.0   Bồ Tát ngày nay

Nhiều người nói càng học cao, càng trí thức, lý luận giỏi càn khó giác ngộ.  Điều này ám chỉ những khoa học gia, bác học, học giã, triết gia, lương y, kỹ sư, tri thức nhân,...những bật này đả khám phá ra những kỹ thuật, phương thuốc trị bệnh vật chất củng như tinh thần của chúng sinh và vì nhờ vậy mà chúng ta có được cuộc sống văn minh kỹ thuật hiện đại là nhửng người khó mà giác ngộ?  Câu nói vô minh này chỉ đúng một nữa (50%,) một nữa sai là vì ngu muội, một nữa  đúng là vì đoán mò, suy bụng ta ra bụng vĩ nhân. 

Chúng ta thường nghe câu chuyện thiền ‘empty your cup’, để có chổ chứa những kiến thức mới.  Nghe vậy chứ không luôn luôn như vậy, chúng ta có thể ‘empty’ cái mớ kiến thức trí tuệ của mình để cái cup đó ‘full of air,’(đầy cả cái Không, full of emptiness) rồi sau đó fill up cái vô minh (ignorant,) mà chúng ta gọi là cái mớ kiến thức mới.  Câu hỏi chính đáng là empty of what and full of what – full of emptiness? Or, is the cup half full or half empty? Cái nữa nào là có, cái nữa nào là không?  Không cái gì, có cái gì?

Theo tôi nghĩ những bật vĩ nhân này là nhửng Bồ Tát đang cứu độ chúng sinh. Sống ở đâu, theo tôn giáo nào, họ không cần biết đạo Phật mà vẫn ngộ được Phật Pháp. Họ là nhửng vĩ nhân, chưa biết là chính mình đả có nhân Phật.

Chúng ta càng văn minh, thì nhu cầu vật chất, kỹ thuật lẫn tâm linh càng cao hơn, trí thức của chúng ta càng mỡ mang hơn cho nên chúng ta cần những Bồ Tát trí tuệ hơn 2600 năm về trước để có thể cung ứng nhu cầu kêu khổ như bọng và phức tạp gian ác hơn của con người.  Vấn đề cập nhật hoá này củng phải áp dụng luôn cho việc truyền bá, giảng giải và thuyết Pháp trong Phật Giáo từ những bật chân tu có trí thức lẫn kiến thức.  Người giảng Phật Pháp vẫn phải như thị ngã văn nhưng lối dùng chữ phải thích hợp với hiện đại và dễ hiễu để mà có thể học hỏi nhất là cho những Phật Tử trẻ, thành phần ‘chắc hột’ của Phật Giáo.

Đơn giản, Phật Giáo là đạo của giác ngộ, của trí tuệ tự nhiên trong vũ trụ. Tất cả những khỗ đau, sinh lão bệnh tử, luật nhân quả của con người cùng những hiện tượng trong vũ trụ như sinh trụ hoại diệt đều là như thị tri kiến, luôn cả hằng hà sa số Phật đả tự có từ vô lượng kiếp.  Phật Thích Ca không có sáng tạo ra bất cứ vật gì, hay bất cứ không vật gì vì tất cả như thị: chỉ là hư ảo, vô sinh vô diệt.

12.0   Bổn Thiện, Bổn Ác

Theo Ngài Thế Thân (世親, Vasubandhu), một Luận sư xuất sắc của Thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ thì: “Thế giới này là kết quả của hành vi thiện hay bất thiện của chúng sinh trong quá khứ. Hành vi ấy được tích lũy trong nhiều đời, từ vô thủy, tùy điều kiện thích hợp mà xuất hiện NHƯ LÀ thế giới.

Thế giới bên ngoài được biến thái bởi thức của cộng đồng nghiệp. Thế giới xuất hiện do ảnh hưởng của cộng đồng bởi lực tăng thượng của nghiệp lực tất cả hữu tình.

Mỗi khi thức xuất hiện là tự nó phân đôi thành chủ thể và đối tượng tương ứng. Thức chỉ có thể nắm bắt được đối tượng được cấu trúc bên trong CHÍNH NÓ.”

Tâm tánh của con người có khi hiền thiện như thánh nhơn, cũng lắm khi độc hại còn hơn ác quỉ. Chỉ cho cái ngã của mình là tốt hơn người khác.  Từ hư vô tới big bang, evolution, đến có con người trong vòng vài triệu năm, rồi sẻ sinh trụ hoại diệt, tuyệt chũng như khủng long củng không ảnh hưỡng gì tới trái đất (ecosystem) mà có thể tốt hơn cho các chúng sinh khác vì sự thật chúng ta chỉ ăn bám (parasites) và tiêu diệt nhửng sự sống khác trên trái đất và ngay cả giết hại lẫn nhau hàng loạt để phục vụ cho cái tham lam vô tận của chính mình.  Làm thiện thì ít, làm ác thì nhiều củng vì tham sân si quá độ.  Càn văn minh càng đòi hỏi nhiều nhu cầu phức tạp hơn để thỏa mản cái tham vọng không cùng mà thiên nhiên chỉ có giới hạn, không thể đào tạo hơn, cung cấp kịp.  Cái cộng nghiệp lẫn tiệm nghiệp đó tích lủy từ vô lượng kiếp nên khó thành Phật nhất trong tất cả các chúng sinh.  Vì vậy, con người, đa số là giống vật đại gian ác nhất trên thế gian cho nên mới bị nghiệp quả nặng nề hơn các sinh vật khác trên thế gian. 

Đức Thế Tôn phân tích, “Do tâm tánh của con người như vậy cho nên hình tướng của con người là như vậy; do bản thể của con người như vậy cho nên nghiệp lực của con người là như vậy; do tạo tác của con người như vậy gây ra nghiệp nhơn như vậy cộng thêm nghiệp duyên như vậy cho nên nghiệp quả của con người là như vậy; vì nghiệp báo của con người như vậy cho nên từ xưa đến giờ cứu cánh của con người cũng là như vậy.”

13.0   Ngụy Kinh

Sau khi viết gần xong bài này, tôi được một thiện tri thức gởi cho bài "Trở Về Đạo Phật Nguyên Chất Để Phụng Sự Nhân Sinh" do Thầy Thích Nhật Từ giảng với nhửng tư tưởng trùng hợp như là một nhân duyên ngẫu nhiên.  Đọc xong cứ như sét đánh lưng trời, điện xẹt tứ tung, nửa sáng nửa tối.  Tuy nhiên, tôi không ngạc nhiên cho lắm mà ngược lại nó củng cố rất vững chắc lẫn ấn chứng (validate) nhửng điều suy nghĩ (my independent thoughts) của tôi ở trên.

Trong "Trở Về Đạo Phật Nguyên Chất Để Phụng Sự Nhân Sinh" do Thầy Thích Nhật Từ giảng. “Sở trường của người Trung Quốc là ngụy tạo, cái gì họ cũng làm được từ ngàn năm xưa cho đến ngày nay. Bắt đầu là ngụy kinh, điển hình nhất là kinh A Di Đà của pháp môn Tịnh Độ. Phật A Di Đà do họ sáng tạo dựa trên những truyền thuyết tưởng tượng của Ấn Độ Giáo, không đưa ra được chứng cứ niên đại, thời điểm xảy ra trong kinh thì rất mơ hồ không kiểm chứng được như "hằng ha sa kiếp trước", còn những nhân vật hay pháp thuật thì giống như truyện phong thần, tề thiên đại thánh. . . Ngoài A Di Đà, 1 vị "Phật" do trí tưởng của họ, họ tạo thêm 4 vị "bồ tát" tại Trung Quốc để cường điệu cho rằng Tứ Đại Danh Sơn là đạo tràng của "bồ tát" Văn Thù (Ngũ Đài Sơn), Phổ Hiền (Nga Mi Sơn), Địa Tạng (Cửu Hoa Sơn) và  Quan Thế Âm (Phổ Đà Sơn). Những nhân vật này không có thật, không chứng cứ lịch sử vì vậy không thể kiểm chứng được, Trung Quốc đã thống trị đời sống tâm linh chúng ta, khiến chúng ta sợ sệt mỗi khi nói đụng chạm đến những vị "bồ tát" này. Chúng tôi đã tới Trung Quốc 3 lần, đã thấy tâm địa của chính quyền Trung Quốc, họ triệt để khai thác niềm tin mê tín của tín đồ Phật giáo qua ngành du lịch để moi tiền Phật tử, họ tuyên truyền trong đời người nếu được dịp đãnh lễ những vị "bồ tát" này, tín tâm sẽ tăng trưởng cho con đường học Phật. Bốn ngọn núi này được tuyên truyền là nơi ứng hiện của 4 vị "bồ tát", tứ Đại Danh Sơn có thể xem là điểm thu hút của Đại thừa Phật Giáo hay nói khác hơn, Đại Thừa Phật Giáo Trung Quốc.” 

Thầy Thích Nhật Từ đả thể hiện cái bi trí dũng, đả trực diện với sự thật, dám nói lên lẻ phải.  Đó là nhiệm vụ của một bậc cao tăng, thiện tri thức, đầy công tâm, honest với sự thật.  Thầy đả khai sáng nhiều người mù trong chúng ta và Thầy củng bị rất nhiều dư luận chống đối vì họ không muốn sáng mắt để bị vở mộng, hay đang mơ mộng bị đánh thức. Nhửng điều thầy đề cao cảnh giác, nhiều người đả nêu ra hơn 1500 năm rồi.  Thầy chỉ nhắc nhỡ lại vậy thôi.

Thực tế, thì thế hệ của chúng ta trở về trước, luôn cả Tàu, đả thâm nhiễm, ghiền các chuyện Tàu từ Tây Du Ký Diễn Nghĩa, Phong Thần Diễn Nghĩa, Tam Quốc Diễn Nghĩa, chuyện kiếm hiệp tân thời của Kim Dung...từ hơn cả ngàn năm rồi, khó mà bỏ được.  Nhất là Phật Bà Quan Âm mà đa số điều thờ cúng, cầu xin cứu khổ, cứu nạn. Dù được cho là thần thoại hoang đường như God, không có thật thì vẫn khối người thờ phượng và cầu xin.  Đó là bản năng tự nhiên của con người trong lúc lo lắng, đau khổ, nguy nan mà không biết vịn vào ai được.

Truyện Tàu đã được tựa là Diễn Nghĩa, có nghĩa là Ngụy là fiction rồi thì làm gì có thể hoàn toàn thật được (non-fiction.)  Đó là do từ đầu óc tưởng tượng của tác giả lồng trong lịch sữ làm ta cứ ngỡ như có thật.  Kim Dung rất xuất sắc về việc trước tác lịch sữ này.  Nếu những kinh điển của Đại Thừa như Kinh Pháp Hoa, Kinh Lăng Nghiêm, Bát Nhã, ... được viết thành Pháp Hoa Diễn Nghĩa, Lăng Nghiêm Diễn Nghĩa, Bát Nhã Diễn Nghĩa thì tôi chắc chắn là nó sẻ trở thành nhửng Trung Quốc Kỳ Thư tuyệt hay không thua gì Tây Du Ký, kinh trong truyện, truyện trong kinh.

Hơn nửa thời đó không có chuyện đạo văn, hay vô danh tác giả, không có nhửng tiêu chuẩn viết lách như thời đại bây giờ.  Vua không ưa là đốt sách, chôn người bất kể ngụy hay chánh.  Vua biểu viết lịch sữ tốt cho mình là sữ quan phải nhắm mắt viết như vậy.  Viết sách mà đề tên mình có khi bị tru di tam tộc vì bị gian thần sàm tấu từ một vài chữ phạm húy trong sách.  Cho dù mình không có tuyên truyền chống lại triều đình đi nửa nếu nhửng điều mình viết được phản tặc ưa thích thì chắc chắn mình không còn cái đầu để mà ăn cơm.  Chẳng hạng chuyện Thũy Hữ không ai biết tác giả thật của nó.  Truyện úp mở chống cường quyền, chống triều đình.  Toàn là một lũ lưu manh, ăn cướp Lương Sơn Bạc nhưng được người Trung Hoa cho đó là tuyệt tác, kỳ thư vì đả phản ảnh được tâm trạng của xã hội, nhân quần thời đó.  Cộng Sản Trung Hoa xem đó là thủy tỗ của cách mạnh vô sãn.  Mao Trạch Đông xem Tôn Ngộ Không đại náo thiên cung như là một anh hùng cách mạng của cộng sản Tàu.  Ông ta còn cho Tây Du Ký chủ trương bình đẳng xã hội, phản ảnh lòng dân (giai cấp vô sản) chống bất công áp bức của vua chúa thời đó.  Nếu được diễn giải chụp mủ cộng sản như vậy thì Ngô Thừa Ân không còn cái đầu để mà đội mũ lâu rồi.  Cái gì củng từ Tàu phát minh, ngay cả cộng sản đã được Tàu sáng tạo ra cả gần ngàn năm về trước.

Cái trò chụp mũ, viết lại lịch sữ, ngụy tạo, thần thánh hóa, thấy sang nhận bà con, ném đá dấu tay, ngậm máu phun người, lừa bịp, ...là nghề của con người, nhất là Tàu.  Tàu làm cái chuyện trên ‘như Đại,’ còn Việt bắt chước Tàu làm nó ‘như Tiễu.’ Cả hai điều ‘như vậy,’ kêu ca gì nữa?

Hòa Thượng Từ Thông rất bức xúc trước hiện tượng gieo rắc hạt giống mê tín của Đại Thừa Trung Quốc, ngài đã nhiều lần báo động về chuyện kinh giả, Ngài cho rằng kinh điển ngày nay ngụy tạo quá nhiều, trong 1 thời pháp, ngài nói: "Trong đây nhiều lắm là 30% lời của Phật còn 70% chỉ toàn là rác rưởi." Ngài cũng không tin về những "bồ tát" giả mạo của Trung Quốc, ngài thẳng thừng nói: "không có ông nào, bà nào, thằng nào, con nào độ cho qúy vị hết."  Ông sư này chắc tốt nghiệp từ Thiếu Lâm Tự, thẳng ruột ngựa.  Sự thật tuy mất lòng trước nhưng được lòng sau. 

Hoà Thượng Thông Lạc cũng nhiều lần nhắc nhở chúng ta, "Đúng vậy, khi đem ra so sánh chúng ta thấy rằng kinh sách Đại Thừa không phải Phật thuyết 100%. Cho nên, những lời di chúc cuối cùng của đức Phật đã dạy chúng ta phải cân nhắc kỹ lưỡng để không bị những kiến giải, tưởng giải của các Tổ lường gạt. Như vậy, rõ ràng đức Phật đã biết trước, sau này các Tổ sẽ làm sai lệch kinh sách Phật, cho nên Ngài đã chuẩn bị cho người đời sau còn có chỗ dựa vững chắc để loại trừ những tà pháp của ngoại đạo đang pha trộn trong giáo pháp Nguyên Thủy của Phật."

Vậy thì ‘thằng Tỗ trác’ nào xạo ke chúng ta đây? Miệt thị các Tỗ củng oan cho họ, vì họ chả có ăn cái giải rút gì nếu chúng ta tự mình giác ngộ hay được cứu độ.  Tôi chưa thấy Tỗ nào giàu có, quyền quý ở kinh thành, thánh đường như Giáo Hoàng, Giáo Chủ của các tôn giáo khác cả. Tất cả các Tỗ đều vô sản thật sự, một y một bát, ăn khổ, ở cực và ẩn dật nơi thâm sơn cùng cốc. Hay chính họ củng bị lường gạt? Nếu gọi đó là lường gạt thì củng là cái tình thương lường gạt của phụ mẫu – các con đau bệnh ảo, tưỡng tượng, thì cha mẹ dổ cho con uống thuốc ảo.  Chúng nó tự hết bệnh vì thuốc ngụy ảo chứ không có ‘con mẹ, thằng cha’ nào chửa được cái bệnh tưởng của chúng nó được cả. Sau khi hết bệnh ảo vì uống thuốc ảo, đa số nhửng đứa con thượng mạn này lại cho cha mẹ nó là Tỗ trác.  Nhưng đả quá muộn vì chúng nó đả hoàn toàn bình phục, giác ngộ thành Phật hết trơn hết tráo.  Mà đả là Phật rồi thì phải cười mĩm chi, từ bi hỷ xã, không ngờ mình đã tự vô sanh, thay vì muốn trở lại bờ bên kia.

 

Theo Kinh Ngụy Tạo (Apocrypha) của Prof. Kyoto Tokuno, PhD, Phạm Doãn dịch ra Việt Ngữ, “Trong bộ sưu tập các kinh giả, phải nói “kinh dị” nhất là các kinh giả của Đạo Phật Đông Á. Các kinh này mạo nhận cấp bậc cao nhất của truyền thống Ấn Độ bằng cách tự nhận là lời nói của chính Đức Phật. Hiển nhiên khi kinh ngụy tạo mạo nhận là thánh điển, nó không thể không bị phát hiện bởi các nhóm bảo thủ hay tự do trong cộng đồng Phật tử. Trong thời kỳ trung cổ các kinh giả trở thành đối tượng bị khinh bỉ nhưng ngược lại chúng cũng đã trở nên công cụ và lực lượng vật chất làm biến đổi ý nghĩa của Phật giáo.

Như vậy kinh ngụy tạo của đạo Phật Trung quốc là hình ảnh thu tóm tất cả sự phức tạp xung quanh các vấn đề lịch sử, lý lịch và chức năng của nó bao gồm một lãnh vực rộng hơn trong kinh điển Phật giáo.”

Tôi không hiểu nổi tâm địa của người Trung Hoa, họ có nền văn hóa rất cao trước cả bất cứ dân tộc nào trên thế giới, họ có thể tự mình sáng tạo và chế biến ra nhửng gì được du nhập, họ dư thừa kinh nghiệm để cải thiện và làm cho hoàn mỹ hơn giống như người Nhật làm mà không cần phải ngụy tạo, gian dối, lừa người ngoài, lừa cả chính mình lẫn lừa luôn dân mình.  Mà nạn nhân bị ãnh hưỡng xấu, bị tại hại trầm trọng nhất, muôn đời không thoát ra được ảnh hưỡng Tàu vẫn là dân Việt. Cho dù, dân Việt có bỏ nước mà đi khắp thế giới thì Tàu củng chạy theo như hình với bóng.  Tàu chỉ có thể buôn tha cho mình nếu mình thành Tàu mà thôi. Nguy tai, nguy tai!

Trong nhửng kinh điển của Phật Giáo Đại Thừa thường chỉ trích và xem Phật Giáo Nguyên Thủy như là một tông phái thấp kém chỉ có đạt được trình độ A La Hán, Thanh Văn là cùng chứ không bao giờ giác ngộ được như các bật bồ tát hay cao nhất là tri kiến Phật, thành Phật.  Dĩ nhiên, củng như truyền thống bất hủ, tự kiêu, tự đại cho mình là cái rốn của vũ trụ - Trung Hoa. Phật Giáo Đại Thừa Trung Hoa, tự cho mình là Đại còn tất cả không phải từ Tàu ra là Tiễu. Họ kỳ thị nhửng văn hóa khác là nhược tiễu  man di, phương Nam họ gọi là Man Di (Nam Man) như Việt Nam, phương Tây thì họ gọi là rợ Hồ, Liêu Cẫu, và Tây Phương Bạch Quỹ (Qũy Da Trắng ở Âu Châu.)  Văn minh Trung Quốc suy đồi củng vì tự cho mình là độc tôn, cho đến bây giờ họ củng không bao giờ mở mắt, không được như người Nhật, tự cho người Trung Hoa là văn minh nhất không thèm học văn hóa di tộc ngoại lai.  Nhưng họ rất giỏi về ăn cắp, ngụy tạo rồi tự nhận là của mình sáng tác.  Dĩ nhiên, hai nền văn hóa tối cổ, Ấn Độ và Trung Hoa không bao giờ hòa hợp được. Phật Giáo là một trường hợp đặc biệt, ngoại lệ.  Phật Giáo dung hòa được với đạo Lão và Khỗng của Trung Hoa và đã được bành trướng mạnh mẽ, ảnh hưởng các nước chư hầu của Trung Hoa trở thành Tam Giáo Đồng Nguyên cả ngàn năm nay sau khi bị Tàu đồng hóa thành đạo của họ.  Điễn hình, Phật Giáo Đại Thừa du nhập từ phương Bắc ở Việt Nam được xem là tông phái lớn nhất, có ảnh hưởng rất sâu đậm đối với quần chúng VN so với Phật Giáo Nguyên Thủy được du nhập vào VN từ phương Tây từ Ấn Độ qua đường Thái Lan, Cam Bốt và Lào.  Đa số chúng ta nhắm mắt thọ trì kinh điển Đại Thừa, coi thường Nguyên Thủy cho là lạc hậu.  Điều đáng nói, không phải vì vậy mà chúng ta nên lập tức phủ nhận Đại Thừa Trung Hoa vì đó là giã mạo, ngụy tông, như Nam Tông thường cảnh cáo mà phải can đảm nhìn thẳng vào sự thật và đặc lại vấn đề cho phù hợp với lịch sữ, công bằng với sự thật.  The truth will set us free.

Phật Giáo Nguyên Thủy gọi là Nam Tông, Theravada không công nhận danh từ Tiểu Thừa mà Phật Giáo Đại Thừa gán cho họ.  Họ luôn luôn còn nói rằng: Kinh điễn Đại Thừa không phải là lời dạy của Phật mà là ngụy tạo, dựa vào các luận cứ sau đây:

Đại cương, Kinh Đại thừa rất dài, viết bằng tiếng Sanskrit, rất cao siêu, rất linh động, khi thực, khi hư và chỉ bắt đầu xuất hiện sau hơn 500 năm, kể từ khi đức Phật nhập diệt.                                                                                      

Theo Tiểu phẩm Cullavagga trong Tạng Luật, Hòa Thượng Rewata Dhamma viết: Đức Phật không có dạy Kinh Đại Thừa cho 10 Đại đệ tử của Ngài.  Vì thế, hoàn toàn không có Kinh Đại Thừa, trong lần kết tập kinh điển thứ nhất, tại động Thất Diệp, Satiapanni, thành Vương Xá, Rãjagãha, do ba Đại đệ tử: Ma- Ha- Ca- Diếp, Ưu- Ba- Ly (luật) và A-Nan-Đà (kinh) đồng chủ toạ, dưới sự bảo trợ của vua A-Xà-Thế, Ajatasattu.

Nếu đúng như vậy, Đức Phật cũng không có dạy Kinh Đại thừa cho bất cứ ai!  Hay nói rỏ ra, Đức Phật chưa bao giờ nghe qua nhửng kinh điển này. Oan cho Phật bị gán là mình nói cho dù kinh có cao siêu hơn mình giảng hay là ngụy ma kinh.

Trong Kinh Đại Thừa thường lập luận rằng: Đức Phật chỉ giảng dạy Kinh Đại Thừa cho những chúng sinh nào có trình độ hiểu biết cao, cở hàng Bồ Tát … là không hợp lý, không hợp với chủ đích bình đẳng của Đức Thế Tôn. Cho dù, trước nay, nhửng bật thượng tri thức đều công nhận tư tưởng Đại Thừa rất cao siêu qua việc giảng giải kinh Phật.  Ngay chính các đại đệ tử của Phật, cũng có trình độ hiểu biết rất cao, nhưng không hề biết gì về kinh Đại Thừa cả. Theo kinh Đại Thừa, nhửng đại đệ tử Ấn Độ này nghe Phật giảng bằng tiếng mẹ đẻ mà vì chưa đạt tới trình độ để hiểu nổi nên van xin Phật giải thêm chi tiếc. Trong khi đó, hình như các Tỗ Tàu biết về Phật còn hơn là Phật biết mình nửa?  Cái này, được gọi là đi guốc trong bụng Phật. Họ giảng giải lời Phật dạy còn cao hơn cả Phật biết nửa?

Lập luận khác, thực tế hơn và khả tín hơn cho rằng: Sau hơn 500 năm, kể từ khi Phật nhập diệt, khoảng thế kỹ thứ nhất của Tây Lịch các Tổ Sư của Phật giáo như ngài: Hiếp Tôn Giả, Mã Minh, Long Thọ, Vô Trước, Thế Thân … mới suy diễn và thêm thắt kinh Nguyên Thủy để viết ra kinh Đại Thừa. Sự việc cũng tương tự như Ngài Huệ Năng, cũng suy diễn từ Kinh Nguyên Thủy để viết ra Kinh Pháp-Bảo-Đàn, ở thế kỹ thứ 7.  (Viết theo tài liệu tham khảo, Sau hơn 500 năm kể từ khi Phật nhập diệt, PG Đại Thừa mới xuất hiện, Nguyễn Trung Hiếu)

Trước tác, sáng tác được xem là có giá trị với References, mà đừng có đạo văn, ăn cắp ý người khác, cho người khác nói, mà không chú thích, trừ khi vô tình trùng ý, làm cho công trình nghiên cứu, tìm tòi, khám phá, phóng/trước tác của mình tăng thêm giá trị bác học, luôn luôn được độc giả hoan nghinh, kính trọng và khâm phục.  Vậy thì vì lý do gì mà phải kém tự tin gán huy chương cho Phật, cho Phật tất cả credit của công trình trước tác kinh, hay hơn Phật, của mình?  Con hơn cha là nhà có phúc.  Đồ tử, đồ tôn mà tài giỏi hơn sư phụ, sư tổ là phúc cho tông phái.  Tại sao người Tàu không được như Nhật, như Mỹ, hãnh diện với nhãn hiệu – Made in USA, Made in Japan mà phải dấu diếm cái nhãn hiệu Made in China, ăn cắp nhãn hiệu của người khác? Hỏi là tự trã lời:  Đồ dỡm mới mạo danh lừa bịp chứ vàng thật thì đâu có sợ lữa thử thách mà dấu nhẹm sự thật.

Tôi không tin nhửng kinh điển được truyền khẫu rồi thì được ghi lại bởi nhửng tỳ kheo vài trăm năm sau khi Phật nhập diệt là tuyệt đối không sai một chữ.  Mà cho dù được ghi âm như thị ngã âm đi nửa thì hơn 2500 năm rồi dù cho là chân lý thì tự kinh bị tam sao thất bổn.  Rồi bị nhửng tỳ kheo, giáo sĩ Ấn Độ Giáo, lẫn tăng sĩ Tàu chế biến thêm như là Thánk Kinh của những tôn giáo khác.  Tự cho là chân lý tuyệt đối, không bao giờ sai, là mạc khải của thượng đế không được phỉ báng, thắc mắc mà phải tuyệt đối tin thờ không thì sẻ bị trừng phạt, bị đọa đày xuống địa ngục.  Nếu đây là chủ trương của Phật Giáo thì tôi không cần theo Phật theo Pháp làm gì vì có nhửng tôn giáo khác đả buôn bán món ăn tâm linh này hấp dẫn và thực tiễn hơn đạo Phật nhiều.

14.0   Phương tiện của kinh điển

Tuy hàng trăm kinh điển của Đại Thừa được vài học giả hiện nay và giới trí thức chứng minh rất khoa học là ngụy kinh của các Tổ Tàu và các cao tăng Trung Hoa.  Điều khám phá này chẳng có gì là mới lạ, Phật Giáo Nguyên Thủy đả báo động cái trò ‘ngụy tạo’ này hơn cả ngàn năm rồi nhưng Đại Thừa Trung Hoa bành trướng rất mạnh mẻ với sự hổ trợ của vương quyền, càng ngày càng thắng thế.  Hơn nữa, nhửng kinh điển của Đại Thừa được ngụy tạo bởi nhửng học giả có trình độ tâm linh, văn chương, giác ngộ rất cao cho nên lộng giả thành chơn.  Đa số chúng ta học Phật từ Đại Thừa kinh điển cho nên bị ảnh hưởng rất sâu đậm cho dù có thể đó là nhửng ngụy kinh, Phật không nói củng mạo nhận là đức kim khẩu.  Khẫu chứng vô bằng!

Thật ra, tất cả thánh kinh của bất cứ tôn giáo nào trên thế giới củng điều là ngụy thánh kinh, được viết ra bởi nhửng giáo sĩ với mục đích duy nhất là muốn làm chủ tinh thần của con chiên (trườu.)  Các giáo chủ, ngoại trừ Phật Thích Ca, đều là vô học, không biết chữ, xuất thân lao động, nên chỉ truyền đạo bằng miệng (khẫu truyền.)  Sau khi họ chết đi vài trăm năm mới bị con người quật xác lên lại, phong cho là thượng đế cho hợp với nhửng ngụy tạo trong thánh kinh của họ.  Nhưng, nếu không nói đó là lời của God (Cod,) không tin hay vâng lời thì sẻ bị trừng phạt tra tấn dã man, giết chết hay thiêu sống.  Đối với họ nếu không làm như vậy thì dễ dàng gì mà bắt được cái lũ ác nhân này ngoan ngoãn tôn sùng chúa của họ được?  Có thể củng vì lý do đó mà các Tổ, và cao tăng Ấn lẫn Tàu phải mượn lời Phật thay ý mình, chêm thêm mê tín dị đoan, để giáo dục cái đám nhân sinh thượng mạn cùng lũ vương quyền ngoan cố ở bên Tàu, củng như Huệ Năng phải sống ấn náu trong đám thợ săn?

Phật Thích Ca Mâu Ni củng truyền đạo bằng khẫu truyền, có thể hồi đó chưa có văn tự, sau khi ngài nhập diệt được vài tháng, kim khẫu thâm diệu của ngài được các đệ tử và tỳ kheo cùng ghi lại qua nhửng đại hội kinh điển. Kinh điển Đại Thừa củng được xuất hiện rất sớm cùng thời với nhửng đại hội kể trên trong vòng thế kỷ thứ 2, trước Công Nguyên.  Nhưng nhửng kinh điển phổ thông của Đại Thừa được truyền vào Trung Hoa và được giảng dạy thì chỉ khoảng 500 năm sau ngày Phật nhập diệt.  Rồi một số được trước tác bởi các Tỗ, Cao Tăng và Thiện Tri Thức được xem là nhửng kinh điển rất cao siêu.  Đa số, nhửng chi tiếc trong kinh cố tình dựa vào tinh thần Phật Đà nhưng giải thích cho thích hợp với sở tại.  Họ không trích y nguyên văn kim khẫu của Phật trong kinh điển Nguyên Thuỷ nhưng đã dựa vào tinh thần của tự kinh, mượn ý Phật để giảng giải thêm cho rõ ràng, dể hiểu và cho thích hợp với trình độ chúng sinh thời đó.  Dĩ nhiên, củng có nhửng kinh điển ‘lạ’ được chêm vào mà ngày nay chúng ta gọi là “rác rưới,” đầy mê tín, dị đoan phải cần điểm danh và loại bỏ vì đó thật sự là ngụy kinh làm lu mờ Phật Pháp, đi ngược với lời Phật dạy.

Đa số nhửng kinh điển của Đại Thừa đã được chú thích với nguồn gốc rỏ ràng trong phần nhập đề, dịch từ kinh gì, ai dịch, lúc nào, hoàn cảnh nào, ... Theo quan niệm ngày nay, họ đả viết đúng tiêu chuẫn khoa học và luật viết lách của thời đại hiện tại.  Họ không hẳn đạo kinh mà đả chứng minh nguồn tài liệu dịch thuật, references, và nhất là cố gắng duy trì được mục đích của kinh nguyên thủy.  Dùng chữ Ngụy Kinh có vẻ không được fair cho tiền nhân. Có thể hồi đó họ kiêm nhường, không dám thượng mạn đề tên mình đả trước tác hay viết ra.  Khác thời bây giờ, nếu tôi viết kinh hay hơn kinh Phật thì tôi sẻ mạnh dạn nhận là mình viết, với references, ghi chú, trích từ đâu,...để được best seller.  Nhưng dĩ nhiên tôi sẻ không bán được một cuốn, ngay cả vợ con tôi, cho không, chúng nó củng không thèm đọc, vì tôi không phải là Phật, Đạt La Lạt Ma, thiền sư, hay học giã. Nếu có đọc, họ cho tôi là ngạo mạn, chấp ngã độc tôn, và sẻ không đồng ý với nhửng điều tôi trình bày.  Tuy nhiên, họ không thể nói tôi ‘pirate’ được. 

Tôi học Phật củng nhờ nhửng ‘Ngụy Kinh’ của Đại Thừa này.  Bắt đầu từ Bát Nhã Tâm Kinh, rồi học ngược lại Tứ Diệu Đế, Bát Chính Đạo, Thập Nhị Nhân Duyên, mà tiếp tục học lóm các kinh khác.  Điều không thể chối cải được, văn hóa Việt Nam từ Trung Hoa mà ra, chúng ta chịu ảnh hưỡng văn minh, lẫn ‘kém văn minh’ của Tàu.   Hơn mấy ngàn năm về trước, chúng ta từ sông Dương Tữ bên Tàu di cư xuống phương Nam. Chúng ta có thể không ưa Tàu xâm lăng chứ không thể ghét cái văn hóa Trung Hoa, không thể từ bỏ cái gốc văn chương bác học của Hán-Việt trong ngôn ngữ của mình được.  Like it or not!  Như chúng ta không ưa Thực Dân Tây chứ love văn hoá Pháp, củng như bây giờ hấp thụ văn hoá Mỹ. Chúng ta bây giờ chống Trung Cộng hà hiếp mình, chống ‘kém văn hoá’ của Trung Cộng đả ảnh hưởng xấu cho dân tộc từ cái đám VC Việt Gian nhập cảng từ Tàu Cộng chứ các Tỗ Trung Hoa ngày xưa không phải là kẻ thù của chúng ta.  Dù quá khích cho tất cả dân Trung Hoa là kẻ thù của chúng ta đi nửa thì cách học tốt nhất là learn from the enemy, tri kỷ, tri bỉ, mới mong thắng được người, mới mong sẻ vươn lên, tự lực, tự cường như nước Đức, nước Nhật sau ngày bại trận thế chiến II. 

Tóm lại, cái gì tốt của người thì nên học, nên bắt chước.  Cái gì xấu của mình thì nên cải thiện, bỏ hẳn đi.  Chứ đừng theo thói quen cố hữu, tự cho mình tài hơn người, ‘học một biết mười,’ học xấu lẫn tốt của người lại làm cho nó xấu hơn người.

Theo tôi, phần nhiều kinh điển Đại Thừa Trung Hoa, bị một số học giả Tây Phương ngày nay gọi là Ngụy Kinh (Apocrypha,) có nhửng tư tưởng rất cao siêu thích hợp cho nhửng bật trí thức, nhửng học giả và nhửng khoa học gia của Đông lẫn Tây và đáng cho tất cả mọi tầng lớp chúng ta học hành và thọ trì.  Căn cứ vào nhửng công trình nghiên cứu và chứng minh nhửng kinh quan trọng của Đại Thừa không phải là Phật thuyết của họ, chúng ta phải can đãm với tinh thần bi trí dũng của Phật Giáo để mà công nhận và cám ơn họ đả báo động cho đa số chưa biết hay quên là nó đã ‘như vậy.’  Thật ra nhửng điều này không có gì mới lạ, Phật Giáo Nguyên Thủy đả đề cập, đả kích Đại Thừa hơn cả ngàn năm rồi.  Ngược lại, Đại Thừa cho họ là Tiễu Thừa, hột chết không trổ nổi quả Phật Thừa. 

Phật Tử Đại Thừa chúng ta không nên giao động, đọc kinh để trì kinh, chứ không để bị kinh trì.  Cái gì hay ho, cao siêu, đúng với tinh thần Phật Giáo thì lắng nghe, học hỏi.  Cái gì mình thấy và nghĩ là mê tín dị đoan không thích hợp với tâm thì gát qua một bên, hỏi nhửng bật tri kiến, hay suy nghiệm cái ý tiền nhân, đặc mình trong thời đại đó, để thử nghiệm xem cái ẩn ý bên trong của họ. 

Cái thần thông đôi khi không khác với mê tín.  Nếu một ngày nào đó, khoa học có thể back to the future, chúng ta bắt được tần số online thấy được Phật đang giảng kinh 2600 năm về trước thì đó có phải là dị đoan mê tín không? Lúc Phật đang thuyết tôi recording, iphone text, và email cho Phật, rồi thì Phật bảo các đệ tử, chờ một chút thằng Trứ nó text tau từ tương lai, để tau text lại, trong vòng 2 sátna là nó nhận được, thì lúc đó các đại đệ tử ngài sẻ nghỉ gì trong đầu?  Chắc chắn sẻ có hơn 5000 thượng mạn tăng đứng dậy bỏ đi vì cho Phật xạo, nói chuyện mê tín dị đoan trừ khi Phật dạy họ internet, computer, TV và dùng cell phone.

Theo tôi, ngụy hay chính gì củng không thành vấn đề, miển hay là tôi đọc, dở là tôi vất sọt rác PC, delete.  Rất nhiều bật trí thức từ Đông Phương lẫn Tây Phương theo đạo Phật vì được cơ duyên đọc được nhửng triết lý cao thâm của Đại Thừa Trung Hoa.  Phật nói hay không nói, chả ai kiểm chứng được.  Phật nói hơn 40 năm giảng đạo, cả ngàn lời, ngài củng không nhớ mình có nói hay không nửa.  Nếu Phật nói có lý thì tôi nghe, vô lý thì tôi không phải nghe.  Đa số là tôi nghe vì đó là nhửng lời hay ý đẹp.

15.0   Trì Kinh, Kinh Trì

Chúng sinh là Phật sáng mắt (vô sanh) sờ voi trong bóng tối rồi chấp vào vô minh, tưởng là mình bị vô minh che lấp. Diệu Pháp Liên Hoa dạy cho Phật biết dùng mắt Phật, dạy chư tăng biết dùng và xữ dụng thần thông đệ nhất này, thu phát tùy tâm.  Thần thông Phật cao siêu hơn cả Lục Thông mà trong mấy phút đầu tiên của đại hội Phật đả biễu diễn cho thấy, rồi sau đó biểu Xá Lợi Phất thôi đừng nói nữa.  Phật đả mở đầu buỗi thuyết pháp cuối cùng của ngài trong vòng vài phút thần thông của Tri Kiến Phật và tiếp theo đó Đức Thế Tôn đả kết thúc: ‘Đừng nói thêm nữa!’  Sở dĩ kinh này dài và chi tiếc là vì có nhiều câu hỏi/ trã lời của các bật Bồ Tát.  Kinh được nhiều người chép lại, đối chứng sau khi Phật tịch diệt, rồi được dịch ra nhiều ngôn ngữ.  Thậm chí có vài phẩm được thêm vào làm cho tối nghĩa, mâu thuẫn với tự kinh.  Củng vì vậy mà có một môn phái từ Nhật thờ kinh như đạo Cơ Đốc, Tin Lành tôn thờ Thánh Kinh, chỉ cuồng tín, mê muội tưởng tụng kinh là thoát khỏi tham sân si, được cứu rỗi. Chính nhửng tín đồ này củng thú thật, khi họ làm lễ ‘không khí?’ (Perform the air ceremony?) và trong lúc tụng kinh họ thấy rất thanh thản nhưng sau đó, thời gian còn lại, họ vẫn tham sân si. Thực tế thì họ không phải là kẻ đơn độc mà tất cả chúng ta củng đồng hành trên con đường tham sân si đó như họ.  Họ không cần phải từ bỏ cái họ đang tin đang tụng nhưng nên học hỏi thêm ý kinh thay vì bị kinh trì. 

Lotus Sutra là kinh điển rất cao siêu nhiệm mầu để thành Phật, chỉ trì tụng kinh mà không ngộ được ý kinh củng như lạy thờ viên Ngọc Phật mà không hiểu cái công dụng của Phật Ngọc.  May thay, đa số nhửng phẫm trong Kinh Hoa Nghiêm này vẫn còn giữ được truyền thống “như thị.”

16.0   Nhửng công án trong kinh điển Đại Thừa

Trong Kinh Hoa Nghiêm, Đức Thế Tôn nói, “Ta [Như Lai. THL] từ thành Phật đến nay thật rất lâu xa, còn thọ mạng thì dài vô lượng a-tăng-kỳ kiếp, và luôn luôn trú trong [bất sinh. THL] bất diệt. Tuy nhiên, vì phương tiện giáo hóa chúng sanh, ta nói là sẽ diệt độ, tuy không thực diệt độ [nói vậy chứ không phải vậy! THL] và vẫn luôn ở tại đây để thuyết pháp, dẫn dắt chúng sanh.”

Lời trích dẫn này từ Diệu Pháp Liên Hoa Kinh (Lotus Sutra), phẩm “Như Lai Thọ Lượng.”  Tôi dùng Logic of Negation trong Bát Nhã Ba Mật Đa Tâm Kinh để diễn tã: Không thực Diệt Độ là không Diệt Độ. Cho nên, nó là không thực Diệt Độ. (Tru Le, Quantum Logic of Negation, 2014)  Đây là ý nghĩa cao tột của toàn bộ diệu pháp kinh này.

Tương Tự như trên.  Có người viết, Đức Phật nói:

“Ta cũng thế. Từ thành Phật đến nay, vô lượng vô biên trăm ngàn muôn ức na-do-tha a-tăng-kỳ kiếp, nhưng vì muốn cứu độ chúng sanh, cho nên phương tiện mà nói là sẽ diệt độ. Như vậy đối với sự thật, cũng không thể nói rằng ta đã phạm tội nói sai, nói dối.”

Sau cùng, đức Phật khẳng định rằng Ngài đã thành Phật từ vô lượng vô biên A tăng kỳ kiếp, nhưng vì muốn cứu độ chúng sinh nên Phật mới phương tiện nói rằng Như Lai sẽ diệt độ để chúng sinh thức tỉnh mà nỗ lực tinh tấn tu hành. Chớ thật ra Như Lai đâu có diệt độ.

16.1    Diệu Pháp Tối Thượng

Diệu Pháp Liên Hoa Kinh củng chính được chư Phật hằng hộ niệm mà Giáo Bồ Tát Pháp là phương pháp giáo hóa các Bồ Tát tu để thành Phật.  Hàng Thanh Văn, hay Duyên Giác chưa có thể hiểu tới. Dỉ nhiên, hàng phàm phu như chúng ta không thể tiếp thu nổi nếu chưa kiến Phật Tâm.

Trong Kinh Hoa Nghiêm, Đức Thế Tôn xuất định bảo Xá-Lợi-Phất:

Trí tuệ của chư Phật sâu sa vô lượng, hàng Thanh Văn, Duyên Giác, Bích-Chi-Phật không thể biết được.  Bởi vì trí tuệ đó là kết quả của quá trình gần gũi vô số chư Phật, tu hành vô lượng đạo pháp viên mãn, dũng mãnh tinh tấn.  Trí tuệ và sự hiểu biết sâu xa chưa từng có của Phật, giáo hóa theo thời, tuy cơ nói pháp ý nghĩa khó lường.”

Trong phẩm tựa, đức Phật phóng hào quang, hiện điềm lành rồi nhập chánh định Vô Lượng Nghĩa Xứ. Đến phẩm này, đức Phật nhận biết căn cơ của thính chúng đã thuần thục nên Ngài mới xuất định để nói thời pháp tối quan trọng, cái chân lý tối thượng mà Ngài đã ấp ủ suốt 40 năm.   Dạy chúng sinh, tự mình Tri Kiến Phật.

Trong kinh Hoa Nghiêm, Phật cũng dạy người tu cần tri thức, không có Phật nào không xả thân học đạo cầu tri thức và chính Đức Phật Thích Ca cũng đã từng làm như vậy.  Tương tự, quy cách của Phật Di Đà, tập hợp những người có tri thức và đức hạnh, có học và có phước, theo mô hình Tịnh Độ của chư Phật mười phương.  Thế giới của Phật Di Đà xây dựng đầu tiên theo tiêu chuẩn là những người được Ngài mời tới là người sạch nghiệp, trong kinh gọi là hàng Thượng Thiện Tri Thức Nhân. Nếu tu theo Nhị Thừa, thì phải là La Hán, Bích Chi Phật, Thanh Văn; nếu tu theo Đại thừa, phải là hàng Nhứt Sanh Bổ Xứ A Bệ Bạt Trí.

Tôi củng nghe nói, Kinh Pháp Hoa này rất là cao siêu, vua của các kinh Đại Thừa.  Dùng để giáo hoá Bồ Tát tu để thành Phật chớ kinh này không nhắm vào Thanh Văn, Duyên Giác.  Thậm chí, hàng phàm phu không đủ trình độ để có thể tiếp thu nổi kinh này. Phật Sở Hộ Niệm nghĩa là kinh này cũng chính chư Phật hằng hộ niệm. Thoạt nghe, có vẻ như vọng ngữ, ‘chấp độc tôn’ trên các kinh điễn khác? Vậy thì, ngay kinh củng còn chấp ngã?  Nghe nói, kinh này củng là pháp kinh cuối cùng được Phật thuyết trước khi Đức Thế Tôn nhập diệt? I don’t know don’t know.

Tôi củng nghe nói: Tu Pháp Hoa là tu trên Quả chớ không phải tu từ Nhân để đi đến Quả nghĩa là hành giả triển khai sự tu hành ngay trên Quả của Phật đã thành vì thế kinh mới được tôn vinh là “vua của các kinh.” Quả mà kinh Pháp Hoa diễn bày ở đây chính là Phật tánh vốn có sẵn trong tất cả mọi chúng sinh.  Thêm nữa, hoa sen là một loại hoa có thể được gọi là “nhân quả đồng thời.” Bởi vì ngay trong búp sen đã có sẵn gương, hột và cánh nhụy rồi. Một đặc tính cao thượng của hoa sen là tuy mọc từ sình lầy tanh hôi, vẫn vươn lên mà không hề bị bùn lầy nước đục làm hoen ố sắc hương. (Lê Sỹ Minh Tùng)

Có thể vì vậy mà “Bồ Tát sợ quả, chúng sinh sợ nhân.” Prof. Lê Sỹ Minh Tùng diễn giải: Nhất thừa là con đường duy nhất để thành Phật. Do đó, tôn chỉ của Pháp Hoa là tu để thành Phật, cứu cánh tối thượng là Phật quả, là Bảo Sở chớ không không có con đường nào khác. Vì vậy nhất thừa Phật nghĩa là một là tất cả và tất cả chính là một tức là Bất Nhị. Như thế, muốn hòa nhập vào trong hội Pháp Hoa, chúng sinh phải thấy mình sống trong cái nhất thừa đó, phải biết mình cũng có đủ tri kiến Phật để giúp mình sáng suốt hóa giải những phiền não đau khổ của thế gian. Nhất thừa đưa hành giả đến chỗ vô phân biệt, không còn thấy mình tu theo Thanh Văn, Duyên Giác hay Bồ Tát mà tất cả quy về thành Phật đạo tức là con đường duy nhất để thành Phật. Nếu con người sống trong tinh thần Nhất thừa thì sẽ không còn tranh chấp giữa các tông phái cũng như trăm sông cùng đổ về biển lớn. Xa hơn nữa, nhất thừa giúp chúng sinh nhìn thế gian rộng rãi rốt ráo hơn. Đó là xóa sạch những dị biệt tư tưởng cho nên tranh chấp, xung đột đưa đến tranh đấu sẽ không còn. Bởi vì nhất thừa là cứu cánh tối thượng của trí tuệ và từ bi và cũng là hòa bình của thế giới.

Theo tôi hiểu, cứu cánh của Phật Giáo không phải tu để thành Phật mà kiến cái Phật tánh nguyên thủy của mình.  Phật không thành Phật!

Bất nhị (non-dualism) có nghĩa là không phải một mà củng không phải là hai (dualism,) dĩ nhiên là bất quá tam. Vì, vậy được gọi là bất nhị thay vì nhất thể, nhất nguyên.  Bật Bồ Tát quán Bát Nhã Ba La Mật Đa đạt được tính bất nhị chứ chưa đạt tới Nhất Phật Thừa.  Đó là, không bất nhị! Thân ngũ uẩn không bao giờ đạt được tới nhất nguyên. Cái nhất thể đó có thể ở chính giửa tử-sinh, sinh-tử. Cái Nhất Thừa này không thể giải thích được, bất khả tư nghị chỉ có Trí Tuệ Phật mới giác ngộ được.

Trì Kinh Pháp Hoa, tôi chỉ thấy có ba chữ, rồi thì 2 chữ và cuối cùng năm ba chữ đó trở thành chỉ ‘một chữ’ đáng cho tôi để tâm chú ý trong hơn 750 trang với mấy trăm ngàn chữ.  Phần còn lại quá huyền bí, thâm sâu tôi không có khả năng diễn tả bằng ngôn ngữ, phải tự hành trước, nên chưa thể chia sẻ với qúy vị thiện tri thức, chắc hột. 

Sau khi đọc qua Kinh Pháp Hoa, tôi củng bị nhửng xung đột nội tâm vì hình như nó đi ngược lại lý luận và kiến thức đầy khoa học trong đạo Phật mà tôi đả tự học ở nhửng kinh điển khác. Tôi có thể dễ dàng rơi vào thượng mạn, dễ dàng bát bỏ nhửng luận điệu giảng giải của Kinh Pháp Hoa rồi thì kết luận đây là một “thánh kinh”đầy mê tín, dị đoan được viết bởi các “giáo sĩ” nhân danh Phật.  Hội Pháp Hoa có thể đã xảy ra, Đức Thế Tôn đã có thể thuyết giảng vài phần trong kinh nhưng đa số thì do tam sao thất bổn, đề cao kinh này quá đáng? Kinh đi vào chiều cao thâm (dimesions) của siêu hình học, là kinh ‘Phật dạy Phật,’cho nên, nó có thể không bổ ích mà có thể còn có hại cho nhửng người thượng mạn chưa đạt được một chút trí huệ Bát Nhã.  I don’t know don’t know.

Tuy có thể đây là ‘Ngụy Kinh,’ 30% đúng như ý Phật, 70% huyền thoại, mê tín nhưng tôi đang suy nghiệm và sẻ trình bày nhửng lời tâm linh này với cái nhìn khoa học hơn trong bài khác. Tôi chỉ muốn chia sẻ đều này với tri kỹ chứ không dám tự cho mình giác ngộ.  Vì tôi biết, tôi vẫn còn mê muội, tham sân si và chấp ngã.  I know known.  Tin hay không tin tùy người đọc.

Thiền sư Bạch Ẫn dạy cách thọ trì kinh: Tùy căn cơ chúng sinh mà có những cách thọ trì khác nhau, như người hạ căn thì đọc tụng và tìm hiểu nghĩa lý, người trung căn thì nương theo kinh mà quay về quán tâm mình, còn người thượng căn thì dùng pháp nhãn thấu suốt được kinh, thấy kinh như thấy tâm mình vậy.  Nhưng thọ trì đúng nghĩa nhất là buông kinh mà vẫn thấy kinh, không nghe giảng pháp mà vẫn nghe được pháp âm. Đó chính là kinh vô tự, là chân kinh vậy.  Điều đó, chỉ đạt được khi dứt mọi suy luận, ngưng mọi tìm kiếm và nhận ra Chân Liên Hoa của mình luôn luôn hiện tiền. (Bạch Ẩn Huệ Hạc, cuộc đời, ngữ lục, thư pháp, họa phẩm, Ngọc Bảo trích)

Tôi xin góp thêm ý kiến, tụng kinh như con vẹt có thể làm cho ta an lạc trong lúc tụng nhưng không có thể phát sinh trí tuệ Phật nếu không được chân sư giảng giải ý kinh.  Nương theo kinh mà quay về quán tâm mình thì có thể đọc Kinh Pháp Đàn hay Tâm Kinh thích hợp hơn. Dùng pháp nhãn (con mắt thứ ba chứ chưa được là Phật Nhãn) thấu suốt được kinh, thấy kinh như thấy tâm mình vậy.  Tâm Kinh dạy rồi, đó là Minh Tâm Kiến Tánh (Phật gọi là Tâm, Bồ Tát gọi là Tánh.)

Nếu dùng được Phật Nhãn để thọ trì kinh thì đã đạt được cứu cánh Tri Kiến Phật rồi cần gì sở trụ vào phương tiện của kinh nửa. Cho nên, đọc mà không đọc, thấy mà không thấy chữ, quán âm mà không nghe, sờ kinh mà không biết, ngửi được mùi thơm của hoa sen mà không ngửi.  Nếu làm được ‘như vậy’ thì sẻ có được Huệ.  Chỉ có bật Bồ Tát có Lục Thần Thông mới ngộ được chân lý này, thọ kinh để thành Phật.  Phàm phu như chúng ta chưa đủ trình độ để thực hành nổi.

Tuy nhiên ‘to be fair even life is not fair,’ đời không bao giờ được như ta mong muốn.  Những người bị Phật gán cho là thượng mạn tăng này không được các đệ tử Phật chạy theo phỏng vấn là tại sao họ ùn ùn bỏ đi như vậy? Đạo Phật rất là dân chủ, tự do củng như lời Phật dạy trong kinh Kalama rằng, "Không được tin bất cứ gì Ta nói là đúng, chỉ vì đấy là do Ta nói. Trái lại phải mang ra thử nghiệm những lời giáo huấn của Ta giống như một người thợ kim hoàn thử vàng. Nếu sau khi quán xét các lời dạy của ta mà nghiệm thấy là đúng, thì lúc ấy mới nên mang ra thực hành. Dầu sao thì nhất định cũng không phải là vì kính trọng ta mà mang ra thực hành."  

Thí dụ kinh dạy rằng: Đức Thế Tôn tự xưng là đấng Chánh Đẳng Chánh Giác.” Thế mà khi có vị Tỳ kheo từ phương xa đến thì Phật thường hỏi thăm rằng: “Trụ có an lạc không?  Hay là Khất thực có được không?”  Trong đám Tỳ kheo có người liền đặt câu vấn nạn rằng: “ Nếu Phật là bậc Chánh Đẳng Chánh Giác thì việc gì chẳng biết, thế mà nay lại hỏi người khác, sao lại có chuyện trái ngược như vậy?” Phật mới trả lời rằng: “Sở dĩ ta hỏi là vì để chinh phục kẻ đến khiến họ phát tâm thắng trội, nghe Phật thăm hỏi sẽ phát Bồ Đề Tâm. Làm thế để mọi người thấy rằng Phật biết mà còn hỏi, huống hồ những người khác chẳng biết.” Do đó, đối với Phật thấy người đến phát tâm thì dẫn nhiếp, thăm hỏi chớ chẳng phải là Phật chẳng biết. Vì thế Như Lai đối với những lời vấn nạn này vì có chánh kiến nên không nao núng, được an lạc trụ. Dù gặp vấn nạn, đối phó với những kẻ dị tâm mà Như Lai vẫn thanh thản, tự tại và không hề hoảng sợ, thật xứng đáng với vô sở úy.

Cho nên nếu tôi là họ vì chưa hiểu chân lý, không đem lại sự ‘lợi ích không vị kỹ’ gì cho mình và cho người, hay không đồng ý với nhửng gì Phật nói thì thay vì đối chất, thưa thốt hay dựa cột mà nghe, tôi củng có thể làm như họ.  Tôi đả tuân theo lời Phật dạy ở trên, không vội tin, lễ phép, lịch sự bỏ đi.  Cho nên gọi họ là thượng mạn tăng củng hơi oan cho họ.  Họ im lặng bỏ đi chứ chưa bao giờ nói một câu, viết một chữ phản đối, hay chỉ trích Phật.  Hơn nửa, 5000 thượng mạn nhân này bỏ đi, điều này không có nghĩa là họ chưa bao giờ thấm nhuần mưa móc của Phật Pháp trước đó.  Họ biết an phận, đạt được tới đó là ân huệ lắm rồi, không cao vọng hơn nữa để thành Phật.  Nhưng họ không biết, “nếu họ có thể đạt được cái đó, thời họ có thể mất đi cái đó.  Nếu họ là cái đó, thời cái đó sẽ không bao giờ mất cả.” (Niết Bàn, Nirvana In A Nutshell, Scott Shaw, Barnes & Noble ấn hành năm 2003)

Nhửng điều phỏng đoán này, đối với nhửng kẻ ngu muội như chúng ta không dể gì biết được, chỉ có Phật và họ biết thôi.  Cho nên, thượng mạn chưa hẳn là thượng mạn. Ngược lại, cung cúc tận tụy tôn thờ chưa hẳn là đúng với tinh thần trí huệ của Phật Đà.  Vì như Prof. Lê Sỹ Minh Tùng viết trong chương thứ I, Phẫm Tựa của Kinh Pháp Hoa Giảng Giải, “Giác là thức tỉnh, là sáng suốt, là có chánh niệm. Mê là ai nói gì cũng nghe, cũng tin, không dám bát bỏ, sợ tội. Do đó khi nghe bộ kinh nào không phù hợp với chân lý, không đem lại sự lợi ích gì cho mình và cho người, cho dù kinh có để tên ông Phật hay Bồ Tát nào thì cũng cần phải xét lại mà không hề có tội lỗi gì hết.  Tại sao? Bởi vì chính đức Phật không viết kinh nào cả mà mãi đến gần 500 năm sai khi Ngài nhập diệt kinh điển mới bắt đầu được ghi chép lại...Tôn chỉ của đạo Phật là ‘Duy tuệ thị nghiệp’ nghĩa là lấy trí tuệ làm sự nghiệp, làm nền tảng cho cuộc sống để sống theo chân lý, sống đúng với chân lý và sống phù hợp với chân lý. Đây là tinh thần khách quan bình đẳng, dân chủ nhân bản của nhà Phật, khác hẳn với giáo điều chủ nghĩa của những tôn giáo khác nghĩa là thấy sai mà không được phép cải lại.” Tuy nhiên, đối với những Tỳ Kheo hay Phật Tử ác tính, Phật dạy nên dùng Phạm Đàn mà trị bởi vì Phạm Đàn lẳng lặng, không cần chửi rủa, cứ lẳng lặng đuổi họ đi. Nói cách khác nên tránh xa họ và lấy sự sự yên lặng đối đãi với họ. Từ sự lạnh nhạt đó khiến lòng họ hổ thẹn, hồi tâm trở về với chánh đạo. Nhưng như đả nói ở trên, nếu họ không cải tà quy chánh thì củng tốt, tăng đoàn khỏi phải thanh lý môn hộ. Phật Giáo cần tinh chứ không cần đa (số đông.)  Những thượng mạn tăng bỏ Phật Giáo mà đi chỉ làm trong sạch hơn cho Phật Giáo chứ không hại cho chánh pháp.

Prof. Lê Sỹ Minh Tùng viết, “Đệ tử Phật có hai hàng Pháp khí: Chân là các Tôn giả Xá Lợi Phất, Anan,…và Giả là ám chỉ hạng Tăng tượng mạn. Đối với hạng Chân Pháp khí, tâm thánh đã đầy đủ, thích nghe diệu pháp nên tuy nghe Phật nói “Thôi đi! Không cần nói nữa” khiến họ nài xin vì họ nghĩ rằng Phật không cần nói nữa là Phật không muốn nói những pháp nào? Ngược lại, đối với hạng Giả pháp khí thì họ tự cho mình là tâm thánh đã đầy đủ, nhưng vẫn ngồi đó chưa đi đến khi nghe Phật bảo “Thôi đi! Không cần nói nữa” khiến họ đứng lên bỏ đi. Tại sao họ lại bỏ đi? Bởi vì họ nghĩ rằng tất cả các pháp giải thoát họ đều chứng được cả rồi cho nên chẳng còn pháp gì quan trọng để nghe Phật nói cả.  Thập Như Thị là tinh hoa, là giáo lý rất thâm sâu của kinh Pháp Hoa bởi vì chỉ có Phật với Phật mới có khả năng thấy biết cùng tận thật tướng của các pháp.” Dù họ có ở lại củng không hiểu nổi.  Vì cả ‘Chân’ còn không hiểu tới, phải nài nỉ Phật giải thích thêm chi tiếc.  Vậy thì, ‘Giả’ làm sao ngộ được?  Nên, ‘Giả’ giã từ là tốt nhất.

16.2    Thượng Mạn Nhân

 

Lúc Đức Thế Tôn mới bắt đầu giảng kinh Pháp Hoa tại đồi Linh Thứu, có tới 5000 thượng mạn tăng đứng dậy, cung kính đãnh Phật rồi bỏ đi.  Số lượng này tuy lớn nhưng so với chúng sinh tới từ cỏi Ta Bà, ‘cởi phi thuyền, đàng vân giá vũ, tham dự last seminar,’ để cầu nghe pháp thì chỉ là số lượng nhỏ, không đáng kể nhưng đả được Phật noticed và commented lúc bắt đầu của đại hội. Chưa bao giờ ta lại thấy Đức Thế Tôn ‘chỉ trích’ những thượng mạn nhân này thẵng thừng như kinh thuật lại, như quán như thị ngã văn.  Có thể Ngài đã không nói như vậy mà Ngài đả nhập đề bằng tiếng Mỹ, They don’t know what they missed.  They don’t know don’t know but they only know known.

Ngài phải dùng micro hay sư tữ hống để diễn thuyết thì 7000 người còn lại mới có thể nghe được?  Theo Kinh Lăng Nghiêm, “Phật trải tòa ngồi yên vì đại chúng khai thị pháp chưa từng có, chưa nghe chưa hiểu, nên nói nghĩa lý thâm sâu. Tiếng thuyết pháp của Phật gọi là diệu âm, khi thuyết pháp vang khắp 10 phương thế giới, không phải ở trong hội Lăng Nghiêm. Hằng sa Bồ Tát đều đến tụ hội, trong đó có Văn Thù Sư Lợi là bậc thượng thủ.”

Theo TT Thích Nhật Từ, 3 lần qua Ấn Độ, từng thăm viếng nhửng nơi lịch sữ đó, thì nơi Phật thuyết kinh ngày đó không chứa nổi 5000 người.  Vậy thì chứa được bao nhiêu người?

Thì cứ tiện lợi đỗ oan cho Phật, viết tiếp: Phật biết trước như vậy, thay vì đuổi khéo, lịch sự để họ ‘tự giác’ bỏ đi, chờ họ đi rồi ngài mới bắt đầu giảng Diệu Pháp Liên Hoa Kinh cho những người “chắc hột [có cái nhân vững chắc]” nán ở lại nghe thuyết pháp.  Đây là những Junior Phật, là rường cột vửng chắc và hột giống tốt nhất của Phật Giáo được Đức Thế Tôn gián tiếp chọn lựa.

Thí dụ: Tỳ kheo Thiên Thụ thường làm các việc ác nên bị Phật mắng mỏ. Ngược lại Chấp Nhật thường làm những điều tốt nên được Phật tán thán ngợi khen, nói lời yêm dịu. Thấy thế có kẻ vấn nạn rằng Phật tự xưng phiền não đã dứt, các lậu đã tận thế mà lại mắng mỏ nặng lời với Thiên Thụ và dịu dàng với Chấp Nhật tức là tham sân chưa dứt thì làm sao các lậu tận được? Đối với Phật, Thiên Thụ ví như con ngựa ác, phải đánh đau mới điều phục được. Nếu chẳng quát mắng thì y lại nói là “sợ ta”. Còn Chấp Nhật cũng như con voi tinh khôn biết chiều theo lòng người nên chỉ nói ngọt là thuần phục được ngay. Thế thì Phật chẳng phải là còn có tham sân và lậu chẳng hết. (Kinh Pháp Giảng Giải, Chương 2, Phẫm Phương Tiện, Lê Sỹ Minh Tùng) 

Thương chướng đồ cho voi cho vọt, thương hiền đồ cho ngọt cho bùi.  Đó gọi là công tâm, tùy tâm tánh mà giáo huấn, không thiên vị.  Thưởng phạt công minh!  Không chấp sân, chấp lậu! Tuy nhiên, có nhửng ác đồ, ác tăng, tà đạo luôn luôn muốn hãm hại Phật thì Phật củng đành bó tay, hết thuốc chửa nổi nghiệp chướng của họ.  Một ngày trước khi Phật nhập diệt, lần đầu tiên ngài nhìn về hướng hoàng cung.  Không biết ngài nghỉ gì, nhưng nơi đó, hậu duệ của ngài, đương kim thiên tử đang tàn sát nhửng hoàng tộc họ Thích. Ông vua này tiêu diệt chính giòng họ Thích của mình vì ông ta cho rằng, nhửng người hoàng tộc thượng lưu này khinh khi mẹ con ông xuất thân từ giai cấp hạ tiện. Chuyện này tôi đọc từ lâu mà không biết là hư hay thực.  Cho nên, ngay cả Phật, thần thông quãng đại, củng không thể thay đổi nghiệp nhân quả của chúng sinh.  Biết vậy, cho nên Phật đả độ vợ và con mình thành tỳ kheo và tỳ kheo ni và giảng pháp cho phụ hoàng và mẫu hậu của mình sau khi ngài giác ngộ thành Phật.

16.3    Không Diệt gì cả

“The First Law of Thermodynamics (Conservation) states that energy is always conserved; it cannot be created or destroyed but transformed (thay hình đổi dạng từ sắc, đến không [thể khí, vô hình, particles, wave form]) hay từ không ra sắc.”  Vật chất (sắc, form, matter) được cấu tạo bởi năng lượng (energy) là vô sinh vô diệt (không có sinh (sáng tạo), không thể diệt [tử]) nhưng đầu thai (transformed) rồi lại theo chu kỳ sinh trụ hoại diệt. “Vạn pháp trong thế gian tuy có sinh, nhưng không thật sự sinh và diệt, nhưng không thật sự mất hẳn chỉ là huyễn diệt. Khi nhân duyên hòa hợp thì gọi là sinh và khi nhân duyên tan rã thì gọi là diệt vậy thôi cho nên không có cái gì vĩnh viễn tồn tại hay mất hẳn cả vì thế mọi được gọi là bất sinh bất diệt. Đây chẳng qua bản thể duyên sanh ra hiện tượng thì gọi là sinh và khi nhân duyên ly tán, hiện tượng quy về với bản thể thì gọi là diệt chớ không có cái gì thật sinh hay thật diệt cả.” (Prof. Lê Sỹ Minh Tùng viết trong chương thứ I, Phẫm Tựa của Kinh Pháp Hoa Giảng Giải)

Trong đoạn kinh trên, Đức Thế Tôn củng nhấn mạnh về không thực diệt độ mà phá chấp độ.  Đây là chân lý rất quan trọng cho người học Phật.  Có người không hiểu chân lý ‘diệt’ khác với ‘phá’ của Phật Giáo, mượn chữ diệt ngã thay vì phá ngã của giáo sĩ ngoại đạo giảng bậy bạ với mục đích chê bai Phật Giáo.  Rồi nhửng giáo sĩ này kết luận: đạo tôi củng tương tự như vậy nhưng hay hơn và giáo hội tôi là tốt nhất.  Ngay chính ông Phật đến lúc gần chết vẫn không diệt được ngã, chưa chứng đắc, giác ngộ gì cả, độ chính mình còn chưa xong.  Cho nên, chỉ có thượng đế là chân lý, là cứu cánh, là vĩnh hằng.  Đây là nhửng điều chính bản thân tôi bị kinh nghiệm ngày xưa còn trẽ.  Vì còn ngu muội không học Phật nên không đủ kiến thức, trí tuệ và trí dũng để biện luận với nhửng kẻ được trui luyện rành nghề trong việc dụ dỗ cải đạo.  Từ đó, tôi bỏ vài chục năm nghiên cứu đạo Phật, nghiên cứu Thánh Kinh, đọc nhửng tranh luận của các bật thiện tri thức trên internet.  Bây giờ, tôi có thể tự vổ ngực nói tôi là Phật Tử, thay vì được Mẹ tôi quy y Tam Bão với thầy Viên Thông ở Huế lúc còn nhỏ (8 tuổi) mà không nhớ Pháp Danh của mình. Tôi không cần pháp danh mới vì tôi đả quy y rồi, không cần tái quy y với một Pháp Danh mới như có người đả làm.  Tôi không cần Visa, hay Passport để thành citizen của nước Phật vì tôi đã citizen by birth từ vô lượng kiếp.  Tôi ưa làm Phật lang thang, ôm ngọc Phật, du hí tử sinh trong cỏi Ta Bà, không bờ không bến đẹp như kiếp chúng sinh, để làm nhửng việc cho mình cho người hơn là trở về quê nhà để tái thành Phật vì ‘I have been there, many times.’

 Cho nên, đạo Phật không diệt ngã vì ngã không diệt được.  Tương tự như Đức Thế Tôn đả nhấn mạnh rõ ràng ở trên: ta nói là sẽ phá ngã, tuy không thực phá ngã vì không có ngã (vô ngã.)  Vì vậy, ngay cả cái phá ngã củng không thiệt phá ngã.  Cho nên, chúng ta không thể phá, không thể chấp trụ, bám vào hư vô. 

Chúng ta thấy rất nhiều chữ diệt này, nhan nhãn trong kinh điển Phật Giáo, nhưng đừng nên vội vọng ngôn, phải biết cho rõ ràng từng ý kinh trước khi đòi diệt hư vô (không, emptiness.)  Nói mà không hiễu, lại tin tưởng là mình biết mình nói gì, cố tình giải thích cái mê muội của mình là điều rất nguy hiễm cho mình lẫn người nhẹ dạ dể tin theo.  Đây củng là điều tự răn mình, càng học Phật càng thấy mình ngu muội, không hiểu gì cả hay thấy được nhửng điều mà mình không dám nói ra, không diễn tã được.  Cho nên tôi đả gần đến lúc im lặng, vi tiếu, không phân biệt thị phi nửa, thay vì còn sân, muốn xăng tay đại khai sát giới.  Tuy nhiên, vì tôi vẫn thích du hí trên cỏi giang hồ, bắn súng bút giữa trận tiền mà vẫn kiến tánh cho nên dù có đại khai sát giới đi nửa vẫn coi như là không sát vậy.

16.4    Như Lai Thọ Lượng

Củng trong Kinh Pháp Hoa, “Đức Phật nói phẩm Như Lai Thọ Lượng là để trả lời cho Bồ Tát Di Lặc rằng tại sao số Bồ Tát xuất hiện từ dưới đất đông như thế mà những vị đó có uy đức, trí tuệ phải là những người đã tu tập đến đệ tam A Tăng Kỳ tức là gần thành Phật. Thế thì trải qua quá trình tu tập dài lâu như vậy thì ai là thầy giáo hóa cho họ? Khi đức Phật Thích Ca trả lời chính Ngài đã giáo hóa họ thì đại chúng và Bồ Tát Di Lặc không khỏi hồ nghi. Bởi vì dựa theo sự nhận xét qua hình tướng thì đức Phật mới thành đạo trên bốn mươi năm thì làm sao Ngài có thể giáo hóa cho vô số Bồ Tát trong suốt thời gian gần như vô tận được?

Lượng là số lượng và thọ là tuổi thọ. Vì vậy Như Lai Thọ Lượng là đức Phật dạy cho chúng sinh biết về tuổi thọ của Như Lai. Tuổi thọ của đức Phật Thích Ca là 84 tuổi thế thì tuổi thọ của Như Lai là bao nhiêu?”

Theo Kinh Lăng Nghiêm, “Phi Tưởng Phi Phi Tưởng là cõi trời cao nhất, tuổi thọ 80.000 đại kiếp. 1 đại kiếp có 4 trung kiếp,1 trung kiếp có 20 tiểu kiếp, 1 tiểu kiếp có 16.000.000 năm.  16.000.000 năm x 20 x 4 x 80.000 = 102.400.000.000.000 năm, là tuổi thọ của Phi Tưởng Phi Phi Tưởng. Nhưng họ cũng ở trong chiêm bao.” Đây chắc chắn không phải là tuổi thọ cho chúng sinh trên trái đất và nhất là của con người. Có thể kinh ám chỉ tuổi thọ của nhửng hành tinh trong vũ trụ, kể cả tuổi thọ của thái dương hệ ảnh hưởng tới tuổi thọ của quả đất, ảnh hưởng tới chúng sinh (nhân sinh.)  Củng có thể là nhửng con số chỉ về số lượng tuổi thọ của vô lượng (tỷ tỷ) hành tinh trong vũ trụ mà chúng ta không đếm xuể?  Khoa học chưa chứng minh được nên có thể gọi là ngụy ngôn cho đến ngày nào chúng ta tìm ra được nhửng hành tinh không có sanh diệt với kiếp thần tiên đó.  Nhửng con số này nếu ám chỉ kiếp nhân sinh thì không có lý chút nào vì nó già hơn cả vũ trụ hiện hữu, trước khi có dấu chân con người trên trái đất.  Hay có thể là tuổi thọ của vũ trụ (14 tỷ năm cọng với tương lai?) Các nhà nghiên cứu, học giã hiện đại cho nhửng kinh này là ngụy kinh đầy mê tín dị đoan, phản khoa học củng không là quá đáng.  Có thể họ chưa biết nhiều về nhửng khám phá mới của khoa học hiện đại về vũ trụ vô cùng vô tận.  Hay là kinh này ám chỉ các hành tinh trong vũ trụ cỗ, nếu có vũ trụ cỗ?

Tôi nghỉ, vô lượng kiếp của con người, không phải là vô lượng mà là hữu lượng là 70,000 kiếp.  Con người tiến hoá chừng 20,000,000 năm, thật sự thành con người khoảng 7,8 triệu năm, văn minh khoảng 6000 năm. Cho nên, 7,000,000/100 của một đời người, tương đương đương cở 70,000 kiếp +, chả có gì là vô lượng đối với vũ trụ.

Nhửng điều mà chúng ta thấy trong Kinh Pháp Hoa, Lăng Nghiêm của Đại Thừa với nhửng dẩn chứng trên đây có vẻ tiếu lâm, nực cười như là chuyện thần thoại kể cho trẽ con.  Vì kinh nói ngụy tặc như vậy trừ khi có ẩn ý cao siêu, tượng thanh, tượng hình gì đó?  Tỗ ngụy được thì tôi củng có quyền giảng giải theo đầu óc tưởng tượng phong phú của tôi.

Vì bất sinh bất diệt nên tuổi Phật, không có số tuổi, không trẻ không già, dài vô lượng kiếp, phi không gian thời gian, không có qúa khứ, hiện tại, lẫn tương lai, không có trước sau. 

Trong Kinh Pháp Hoa Giảng Giải, Prof. Lê Sỹ Minh Tùng viết, “Phật thuyết kinh trong quá khứ, hiện tại (2600 năm về trước), tương lai (từ bây giờ cho đến ngày sau) chỉ là một.  Không có giới hạng bởi không gian lẫn thời gian.....

Thâm ý của phẩm Tựa này là chuẩn bị tinh thần cho đại chúng trong hải hội Pháp Hoa biết rằng mọi người sắp được nghe một diệu pháp rất thâm sâu huyền diệu mà xưa nay chưa từng được nghe tới. Những người có duyên lớn như Bồ tát Diệu Quang tức là Bồ Tát Văn Thù đã từng nghe và thuyết giảng lại kinh Pháp Hoa. Tuy thế Bồ tát Di Lặc đã từng thực tập, học hỏi từ rất nhiều vị Phật mà có lẽ vẫn chưa được nghe pháp vi diệu này lần nào.

Nét đặc thù của phẩm này là giới thiệu tư tưởng Bồn Môn và Tích Môn để chúng ta quen thuộc về sự liên hệ giữa những vị Phật quá khứ và Phật Thích Ca. Phật Nhật Nguyệt Đăng Minh đã từng nói kinh Pháp Hoa vì thế chuyện Phật Thích Ca nói kinh Pháp Hoa ngày nay chỉ là sự lặp lại chứ không có gì mới lạ. Cái mới lạ ở đây là dựa vào góc độ thời gian trong giai đoạn nào đó trong lịch sử đối với con người hôm nay. Nhưng đứng trên phương diện bản thể tức là thế giới của chân không thì vượt thời gian và không gian là chuyện bình thường không có gì mới lạ cả. Phải chăng Phật Nhật Nguyệt Đăng Minh đã thuyết kinh Pháp Hoa ngày xưa có phải là Phật Thích Ca ngày nay chăng? Sự thật là như vậy, hai vị Phật này tuy hai nhưng mà một. Chẳng những thế, chương sau có vị Phật Đa Bảo ngày xưa cũng thuyết kinh Pháp Hoa cho nên Phật Đa Bảo ngày xưa cũng chính là Phật Thích Ca ngày nay. Do đó nếu đứng trên phương diện Tích môn mà nói thì Phật Thích Ca hiện giờ đang thuyết giảng kinh Pháp Hoa ở  thế giới Ta Bà này. Nhưng bây giờ nếu dựa theo Bổn Môn mà lý luận thì Phật Thích Ca chính là Phật Nhật Nguyệt Đăng Minh, Phật Đa Bảo đã từng thuyết pháp ngày xưa và chưa bao giờ ngừng thuyết pháp. Tóm lại, đứng về mặt Bổn Môn thì Phật Thích Ca là Phật Nhật Nguyệt Đăng Minh, cũng là Phật Đa Bảo và Phật Thích Ca không có giây phút nào ngừng nói kinh Pháp Hoa. Nhưng đứng về mặt Tích Môn thì Phật Thích Ca đã thuyết pháp ròng trong suốt 49 năm. Nói cách khác, kinh giới thiệu cho chúng ta hai cái nhìn: Một là con người lịch sử và cái khác là chân lý, vượt ra ngoài những phạm trù đối đãi của thời gian và không gian.”

16.5    Thiên bá ức cùng thuyết pháp

Kinh Pháp Hoa nói, “Phật thuyết kinh Pháp Hoa, đồng thời có thiên bá ức hóa thân cũng thuyết kinh Pháp Hoa ở nơi các quốc độ khác.” Trong lịch sử Thiền tông nói: “Kinh Hoa Nghiêm gồm có 81 quyển, Hoa Nghiêm Bồ Tát (người Trung Quốc),cho mỗi người cầm một quyển, rồi ông đọc mà mọi người cùng nghe lời ông đọc quyển của mình đang xem.” Như vậy thời đó có nhà in sách cho vài chục ngàn người tới dự hội nghị? Ai ngồi chép nhửng cuốn kinh này?

Hòa Thượng Duy Lực nói, “chỉ có một mình ông đọc mà có 81 thứ, mỗi người nghe khác. Người coi quyển 1 thì nghe ông đọc quyển 1, người coi quyển 2 thì nghe ông đọc quyển 2, người coi quyển 3 thì nghe ông đọc quyển 3, người coi quyển 80 thì nghe ông đọc quyển 80, nếu 80 người đều nghe một lượt, thì một triệu người cũng có thể nghe một lượt vậy!”  Tôi không hiểu được ý ngài, chúng ta thử làm như vậy thử xem “một triệu người cũng có thể nghe một lượt vậy” không?

Câu hỏi, “Trên một triệu người nghe pháp, vậy chỗ nào có đủ để ngồi?” Chỗ nào họ ăn, ở, làm vệ sinh? Họ từ dâu tới? Phương tiện giao thông, cấp cứu, an ninh, thương mại nào? Được cho phép bởi chính quyền nào, và tổ chức bởi đoàn thể nào vào thời đó để có thể cung cấp cho một triệu người?  Ai đếm được số một triệu?

Hoà Thượng đáp:

“Ông có coi kinh Duy Ma Cật không? Phòng nhỏ mà chứa 36 tòa sư tử lớn như núi Tu Di, tòa to lớn mà các vị A La Hán có thần thông không lên được trên đó ngồi.”  Như vậy phải nhờ thần thông của Duy Ma Cật? Nên tin hay không? Vậy thì câu trả lời trên đây mượn từ kinh Duy Ma Cật có thoã mãn được cái câu hỏi rất thực tiễn ở trên hay củng làm cho nó càng thêm tối nghĩa?

Tôi không giải thích nổi logic của ý kinh nhưng tôi trì được ý Tỗ.  Như tôi đã luôn luôn nhắc nhỡ, chúng ta nên học Phật, đọc kinh với một đầu óc cởi mở, như đọc lịch sữ, lẫn một chút tiếu chứ không nên quá cuồng tín, serious như người xưa.  Hơn nửa, chúng ta không nên lấy bụng hiện đại mà suy ra bụng tiền nhân hơn 2600 trước.  Mà phải tự đặc mình vào hoàn cảnh lịch sữ, không gian thời gian, phong tục tập quán, văn hóa của sỡ tại cùng với ngôn ngữ diễn đạt thời đó mới có thể thông cảm được ý tiền nhân.  Mình phải đi guốt của tiền nhân mới hiểu được ý của tỗ tiên.  Củng như chúng ta không thể duy bụng chúng ta với tụng hậu duệ 2600 năm sau, trong tương lai.

Ví dụ, nếu tôi viết cái bài này, post nó online trên internet, có đến một tỷ người trên thế giới đọc bất cứ lúc nào, 20 năm sau vẫn được 4 tỹ người đọc được, vậy thì chổ nào cho họ ngồi đọc? Làm sao họ có thể download nó trong 2 seconds trên laptops, hay cell phones mà 35 năm trước phải cần nhửng super computer với cả building để chứa đựng, cùng cả trăm người operate nhửng tỷ tỷ data bằng một thư viện lớn mà có thể đọc (web pages,) nghe đọc (audio,) thấy bằng video, như điện, như thật? Tiếu lâm một chút, tất cả các Phật điều là ca sĩ thượng thặng cùng ca một bài hát vượt thời gian nhưng với điệu nhạc, âm điệu khác nhau.  Người thì ưa điệu tango, slow, bebop, country music, cha cha cha, ... được followed (free) by triệu người trên internet, nghe trên TV, radio.  Phật Thích Ca hát hay nhất cho nên chúng ta chỉ biết có ngài còn mấy ‘ôn’ ‘tê’ hát dở ‘dữ sợ’ nên không ai muốn nghe.

Chúng ta, bây giờ đâu có thèm hỏi nhưng câu hỏi ở trên về nhửng tiến bộ vượt bực, nhanh chóng của kỷ thuật khoa học hiện đại.  Đa số không biết tại sao miển là mình thấy như vậy và dùng được như vậy.  Mình có nên tin như vậy hay cho như vậy là mê tín dị đoan?  Vậy thì, nếu tôi trở về qúa khứ 2600 trước, nói với tiền nhân như vậy thì họ có tin tôi như vậy không hay vì vậy họ đem tôi lên dàn hõa, thiêu sống tôi, cho tôi là mê tín dị đoan, tà phép ma quỹ?  Nếu tôi nói trong vòng 100 năm nữa chúng ta sẻ di cư lên ở trên cung trăng có ai tin tôi không? Đa số bán tín bán nghi?

16.6    Cứu cánh biện minh cho phương tiện

Phật Giáo không lập chân lý.  Chơn lý không có thể lập ra; có thể lập ra không phải là chơn lý.  Chân lý là chân lý! Chân lý là như vậy, như vậy là chân lý! Phật Thích Ca nói: “49 năm ta chưa từng nói một chữ.” Nên Phật không có lập chân lý và không phủ định chân lý.  Tôi xin mượn ý Phật chứ không mượn lời Phật, không dám nói là Phật nói vì Phật không có nói nhưng ngài sẻ mĩm cười approved.  Để cho dể tin và có thêm uy tín, tôi nói là Buddha said:  Như Lai kiến lập ‘như chân lý nhưng không thiệt chân lý’, chỉ là ‘phương tiện chân lý,’ rồi Ngài phủ định luôn chân lý, như không có tam thừa mà nói có tam thừa, không có Phật mà nói có Phật. Đến tối thượng thừa thì phủ nhận hết ráo.  Phật ưa negatives, yếm thế, bi quan, mâu thuẫn? Hay Ngài muốn chứng minh cái lối nhìn của bờ bên kia?

Hòa Thượng Thích Duy Lực giảng, “Nếu thông minh là thông minh của thế gian, như Chứng Đạo Ca nói: ‘Ngoại đạo thông minh chẳng trí huệ.’ Trí huệ của Phật tánh gọi là Bát Nhã, không dịch là trí huệ [huệ = tuệ? THL]; vì không tác ý nổi niệm, được dùng ra là tự động; không những tự động ở một chỗ, mà tự động cùng khắp không gian thời gian, mới gọi là Bát Nhã.” Tự động với virtual intelligence như internet, databases, softwares, mobile phone, iPads, laptops,...?

Mới mấy chục năm về trước, lúc đó chúng ta chưa có được nhửng kỷ thuật và kiến thức khoa học như bây giờ, HT Thích Duy Lực, một cao tăng đắc đạo, rất uy tín, giảng như vậy chứ đừng nói chi xa vời, 2600 năm về trước. Vậy thì chúng ta có thể vội vàng kết luận là Ngài giảng không đúng hay không?

Tôi xin suy bụng tôi ra bụng ngài.  Kinh điển Phật Giáo giảng ý, tâm truyền tâm, chứ không trì vào phương tiện của vô tự kinh.  Chúng ta đọc kinh, thọ trì kinh, tụng niệm kinh như là một phương tiện.  Phật Tử trân trọng kinh chứ không tôn thờ kinh điển như ngoại đạo.  Đối với nhửng tôn giáo tôn thờ kinh điển, nếu không có kinh điển, hay kinh điển đó bị tín đồ nghi ngờ là ngụy kinh thì tôn giáo đó sẻ bị sụp đổ tức khắc.  Khác với Phật Giáo, dù có hay không có Kinh Pháp Hoa hay Lăng Nghiêm củng không làm Phật Giáo Đại Thừa được truyền trên 1600 năm sụp đổ một sớm một chiều.  Cho dù không có 84,000 tự kinh (chỉ số lượng tượng trưng) Phật Giáo vẫn được truyền dạy trên thế gian, chân lý của Phật Đà vẩn được nhiều Phật Tử hoan nghinh.  Cho dù, 30% kinh điển Đại Thừa là Phật Thuyết, 70% là ‘rác rưới,’ mê tín, vô lý, bất đồng (contradiction,) hay được cho là kinh ngụy tạo đi nửa vì ta chưa hiểu rỏ ẩn ý của tiền nhân, thì không vì vậy mà Bắc Tông sẻ bị sụp đổ trong một ngày.  Đơn giản, cái thuốc Bắc ảo ngụy ngày xưa dĩ nhiên không thể hiệu nghiệm hơn cái Rx antibiotic precriptions của khoa học, y khoa hiện đại bây giờ.  Tất cả nhưng thuốc (pháp) này điều là ảo ngụy, là phương tiện, dùng để chửa bệnh ảo (đau khổ) của bệnh nhân.  Người y sĩ có lương tâm không thể dùng thuốc trụ sinh thật để chửa cho người không có bệnh, trừ khi cho họ thuốc bỗ để bệnh nhân tin là thuốc trị bệnh mà được an tâm.  Cứu cánh của phương tiện là giúp họ vượt qua khỏi ảo tưởng khổ đau.  Mặt trăng chứ không phải ngón tay.  Trong khi đó ngoại giáo tôn thờ kinh điển tưởng ngón tay (giáo sĩ lưu manh) là cứu cánh, mặt trăng (thiên đường ảo tưởng) là phương tiện.

17.0    Người Trí và kẻ kém Trí

Đức Phật giải thích sự khác biệt giữa người cuồng dại với người trí và dạy rằng thật không gì nguy hiểm bằng, khi người ngu tưởng rằng mình có trí:

 (Pháp Cú 63)

Người ngu tự biết mình ngu

Thế là có trí, người xưa dạy rồi,

Ngu mà cứ tưởng khôn thôi

Mới là một kẻ muôn đời thật ngu.

Theo Kinh Pháp Cú, chánh pháp đóng một vai trò rất quan trọng trong trách nhiệm phát huy chánh kiến, tu tập trí tuệ, đưa người hành giả dần đến mục đích giác ngộ và giải thoát. Chánh pháp cũng giữ một vai trò rất quan trọng trong trách nhiệm hướng dẫn nhân quần. Như lời căn dặn của Đức Phật trong kinh Đại Bát Niết Bàn: “Này A Nan, hãy tự mình là ngọn đèn cho chính mình, hãy tự mình y tựa chính mình, chớ y tựa người khác. Dùng chánh pháp làm ngọn đèn, dùng chánh pháp làm chỗ tựa.” Lời căn dặn trong kinh Đại Bát Niết Bàn này hình như có vẻ hơi tối nghĩa giữa chữ ‘dựa, ỷ, dùng’ khi được dịch ra Việt Ngữ?  Theo tôi, người trí phải biết tự tin, trì chánh pháp để được thân tâm tịnh lạc mà cứu độ chúng sinh chứ không bị chánh pháp trì, không nên dựa vào chánh pháp mà quên mục đích. Dùng chánh pháp như là phương tiện để đạt tới cứu cánh như ngón tay chỉ mặt trăng.

(Pháp Cú 158)

Đầu tiên hãy tự đặt mình

Vào đường chân chính quang minh rạng ngời

Về sau mới giáo hóa người,

Kẻ hiền, kẻ trí luôn noi gương này

Nào ai chê trách nữa đây.    

18.0   Thay lời kết

Đọc bất cứ kinh gì, phải biết dùng trí tuệ để trì kinh chứ không nên bị kinh trì dù đó là chân kinh hay ngụy kinh.  Chân kinh chưa hẳn là hay, phải đọc và Ngụy kinh chưa hẳn là dỡ, không nên đọc.

Sự thật, chúng ta đả bị mê muội gần 2000 năm vì nhửng kinh điển ngụy tạo made in China của Đại Thừa Trung Hoa.  Có nhửng tài liệu của Đại Thừa rất hay, rất triết lý, rất cao siêu, rất đáng cho chúng ta học hỏi và suy ngẫm nhưng nhửng Tỗ Sư, cao tăng thượng mạn Trung Hoa này không nên bỏ thêm chút xì dầu, ‘hầm bà lằng xí cấu’ với kim khẫu của Phật Thích Ca Mâu Ni để ngụy tạo ra nhửng món thập cẫm mê tín, dị đoan độc hại, rồi gian dối, không tự trọng dán nhãn hiệu ‘authentic, made in Phật from India’ để xuất cảng được. 

Cho nên, thấy kinh ‘như vậy’ mà đến nghe ‘như vậy,’ hay không thấy ‘như vậy’ mà không đến nghe ‘như vậy,’ hay ‘như vậy’ mà bỏ đi vì không muốn nghe ‘như vậy,’ và không muốn thấy ‘như vậy,’ củng không sao.  Phật vẫn luôn luôn tử bi hỷ xả, mĩm cười.  Từ vô lượng kiếp, chánh pháp vẫn soi sáng khắp thế giới Ta Bà. Diệu Pháp Phật Thừa của Đức Thế Tôn không vì ‘như vậy’ mà u minh hay dễ dàng bị ma thuật xuyên tạc được, nhất là dưới tuệ nhãn của nhửng bật thiện tri thức ngày nay với nhửng phương tiện hiện đại không gì che mắt được họ. 

Phật Giáo bao trùm tất cả vũ trụ mà Phật Thừa không có trong ngoài, trên dưới, cao thấp, đại tiễu như vô môn quan, không có cữa để mà gỏ chứ đừng nói chi ra vào, lên xuống, đến đi hay ngụy tạo kinh, bịp bợm mãi mãi được.

Sự thật là sự thật ! Nhửng điều khám phá về Ngụy Kinh đả được Phật Giáo Nguyên Thủy cảnh cáo cả hơn ngàn năm rồi.  Vài bài chứng minh của nhửng bậc trí thức và học giả hiện đại với nhửng bằng chứng bất khả phản bác làm cho đa số các Phật Tử lẫn Tăng Ni lúng túng không biết giải thích tiến thối như thế nào.  Nhiệm vụ của các bật lãnh đạo tôn giáo, các cư sĩ tại gia, các thiện tri thức lẫn các Phật Tử chân chính là phải thảo luận nghiêm chỉnh, tôn trọng sự thật.  Vì Việt Nam từ lâu đã có Đại Thừa, có Tiễu Thừa, chúng ta vẫn có thể dung hòa, học hỏi bổ khuyết cho nhau. Mời các ni sư của Phật Giáo Nguyên Thủy tới giảng kinh Nam Tông và cùng học.  Chúng ta không nên hoàn toàn phủ nhận nguồn gốc của mình, củng không cần phải hoàn toàn lệ thuộc vào Phật Giáo từ Bắc xuống lẫn Nam qua mà có thể độc lập thành một Phật Giáo VN như nhửng tôn giáo VN khác, chẳng hạng, Phật Giáo Hòa Hão hay Cao Đài. 

Như đả đề cập ở trên, vạn pháp giai không, chỉ là phương tiện không phải là cứu cánh, không nên sở, không nên trụ vào cái mớ tự kinh đó. Thọ trì kinh điển chứ không nên bị kinh điển thọ trì. 

Phật rất sợ người ta chấp lời của Phật là chân thật. Kinh Kim Cang nói, “Như Lai thuyết pháp 49 năm chưa từng nói một chữ,” vì nói không được.  Bạch tịnh thức rất vi tế, nên Phật không muốn khai giảng, vì sợ chúng sinh chấp thật.

Trong Giảng Kinh Lăng Nghiêm, Hòa Thượng Duy Lực giảng,  “Phật sợ người ta đuổi theo lời nói, cứ dặn đi dặn lại hoài. Ý của Phật không phải trong lời nói, lời nói đều chẳng có nghĩa thật. Như kinh Lăng Nghiêm nói: ‘Phàm có lời nói đều chẳng có nghĩa thật,’ vì vậy người đọc phải biết chỗ này đọc hay lướt qua không để ý.  Nhiều người đọc kinh hay chấp thật lời kinh, ít có người không chấp thật. Chỉ có người tin tự tâm đầy đủ, thì tự nhiên sẽ không chấp thật. Bởi tất cả đều ở ngoài tâm, kỳ thật không phải ở ngoài tâm, vì nó không dính dáng với chân tâm.” Ngài giảng tiếp, “Linh tri là cửa vi diệu, vọng tri là cửa tai họa.  Linh tri không nhờ lục căn, không nhờ ngoại cảnh, vì không gián đoạn. Lục căn và ngoại cảnh có sanh diệt, không sanh diệt thì không cần nhờ đến sanh diệt. Mục đích tham thiền dùng linh tri để thay thế vọng tri.” Phải biết dùng linh tri, tự động thay thế vọng tri, để thiền kinh điển. 

Còn chấp ngôn thuyết, chấp tự kinh là người chưa ngộ. Kinh Kim Cang nói: “Ai nói Phật có thuyết pháp, người ấy phỉ báng Phật.”  Kinh Đại Thừa nói dùng một niệm đem pháp môn này khai thị cho người sơ học trong đời mạt pháp liền được tiêu diệt, biến nhân khổ thành cõi an lạc, ấy là ám chỉ người liễu ngộ mới có thể liền tiêu nghiệp chướng, người không kiến tánh thì không thể được.

Cho nên, nếu biết phá chấp, “vô sở đắc, vô sở cầu, vô sở sợ,” thì dù lâu đài Đại Thừa có xây trên cát vô thường hơn cả ngàn năm với kinh điển ngụy tạo thì củng như ‘vô sở, vô trụ, vô ngại.’  Vì Bắc Tông không đi ra ngoài đường lối của Phật Thừa, không chấp ngôn thuyết, không chấp tự kinh.  Đại Thừa là tông phái bình đẵng chúng sinh, nhưng bất đồng phương tiện cho hạ căn, trung căn lẫn thượng căn. Dùng vạn pháp ngụy tạo như phương tiện ảo để chửa nhửng bệnh ảo của chúng sinh đúng với tôn chỉ của Phật.  Kinh điển Đại Thừa diễn ý Phật chứ không câu chấp phải đúng từng chữ, từng câu Phật nói. Mà lời Phật dạy sau 2600 năm, khẫu chứng vô bằng, học giả nào có thể chứng minh được?

Tóm lại, (tôi có thể nói) Phật nói: Không có ngụy pháp để thuyết mới gọi là thuyết pháp ngụy.  Không có chánh pháp để thuyết mới gọi là thuyết pháp chánh.  Did Buddha really say that? Tỗ mượn/mạo ý Phật? Không thành vấn đề ! Vấn đề là nhửng cái ý này có phù hợp với Phật Thừa, đúng với tôn chỉ của Đức Thế Tôn hay không? Approved or disapproved!  “Y văn giải nghĩa tam thế Phật oan!”

Cho nên, ‘ngụy tĩnh’ hay ‘chính mê’ củng vô thường, như điện như ảo.  Tất cả đều là mù, dù là trong tranh sáng hay lúc tranh tối, cùng sờ soạn bờ bên này mà cứ tưởng như bờ bên kia.

Ý kiến bạn đọc
14/07/201813:46
Khách
tội lỗi, khẩu nghiệp nặng rồi. Kinh A Di Đà mà nói ngụy tạo? Chưa thấy chưa chứng kiến chưa tham ngộ pháp môn niệm Phật đừng có nói năng lung tung.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com