Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hoàn Tướng Hồi Hướng

03/05/201100:01(Xem: 4389)
Hoàn Tướng Hồi Hướng

HOÀN TƯỚNG HỒI HƯỚNG
Tác giả: J. Paraskevopoulos
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển – 24/03/2011

Lời người dịch:

Tôi có một người bà, em ông tôi, bà rất tinh tấn niệm Phật Di Đà cầu vãng sinh. Trong nhà, bà cho tiền mấy đứa cháu nội niệm Phật một xâu chuỗi trường thì được mấy đồng. Dĩ nhiên, bà biết không phải mướn nó niệm Phật cho bà, mà bà muốn mấy đứa cháu niệm Phật để được phước, và gieo duyên với Đức Phật Di Đà. Khi tôi hỏi bà, vậy chứ khi bà về đến Cực Lạc rồi, bà có trở lại Ta bà để cứu giúp người khác không, thì bà lắc đầu, nhăn mặt trả lời: “T- h- ô- i…!”. Một trong những ý nghĩa của hồi hướng [[i]] là hồi tịnh độ, hướng ta bà[[ii]].

a- Hồi Tịnh Độ: Vãng tướng hồi hướng –Chuyển công đức trong phương diện đi [đến Cực Lạc], hành trình đến Cực Lạc hay ‘vãng sinh Tịnh Độ’

b- Hướng Ta Bà: Hoàn tướng hồi hướng –Chuyển công đức trong phương diện trở lại [từ Cực Lạc], lộ trình về nhân gian hay ‘hồi nhập Ta bà’. Như tác giả bài viết đã nói: “Nếu Đức Phật Di Đà không ‘trở lại” (nói cách khác, trở thành Pháp thân Từ Bi), Ngài sẽ tiếp tục một cách đơn thuần Pháp thân Như Lai [[iii]]: không biết và không thể biết.” Quả vậy, nếu Đức Phật Di Đà không có trở lại thế gian thì đã không có câu “Đức Phật ấy hào quang vô lượng chiếu mười phương cõi nước không có chướng ngại nên có tên là A Di Đà” và chúng ta cũng không biết Đức Phật Di Đà là ai. Một hành giả khi được vãng sinh và hoa nở thấy Phật chứng vô sinh, tức là chứng Pháp thân, tức là hoàn thành sự nghiệp tự lợi, ‘vãng tướng hồi hướng’, mà nếu không có ‘hoàn tướng hồi hướng’, tức là hướng về Ta bà để lợi tha thì cũng như một người học hành tốt nghiệp, có bằng cấp, có năng lực thì liền về hưu và… cũng tức là từ chối hành trình “y cẩm hoàn hương” ().Nói như thế để thấy rằng Pháp môn Tịnh Độ không chỉ là yếm thế tự lợi mà có cả từ bi lợi tha và há chẳng phải trong kinh Di Đà có câu: “Đức Phật ấy có vô lượng vô biên Thinh Văn đệ tử đều là bậc Đại A la hán không có toán số nào có thể tính đếm, và các vị Bồ tát số đông cũng như vậy.” Do thế, ‘vãng tướng hồi hướng’ tức là viễn ly tự lợi và ‘hoàn tướng hồi hướng’ là từ bi lợi tha vậy. Nhưng có phải tất cả những hành giả Tịnh Độ đều phải chờ đến khi xả bỏ tấm thân tứ đại này mới có thể vãng sinh Cực Lạc, “vãng tướng hồi hướng”, hoàn thành sự nghiệp tự lợi, diện kiến Đức Phật Di Đà, rồi mới có thể hồi nhập Ta Bà, “hoàn tướng hồi hướng” để thực hành lợi tha. Theo Đại sư Vạn Đức Trí Tịnh thì người niệm Phật đến Vô Niệm thì “muốn về Cực Lạc lúc nào thì về”, và Vô Niệm tương đương kiến tính của Thiền Tông, điều này cho thấy sự tu đạo và chứng đạo của pháp môn Tịnh Độ cũng hiện thực trong hiện tiền chứ không phải chờ chết rồi mới có thể đạt đạo hay vãng sinh. “Muốn về Cực Lạc lúc nào thì về” cũng minh chứng thực tế cho câu “Nhất cú Di Đà vô biệt niệm, bất lao đàn chỉ đáo Tây phương”tương tự như đã được Thiền sư Nhất Hạnh giải thích hai câu “Năng lễ, sở lễ tánh không tịch,Cảm ứng đạo giao nan tư nghì; chúng ta đã thoáng thấy cái nguyên tắc đầu của phương pháp cầu nguyện. Đó là: Cái cảm ứng đạo giao, cái sự thông cảm giữa ta và đấng ta cầu nguyện phải được thiết lập trước. Sự thông cảm đó không cần thời gian, mà cũng không bị không gian chi phối…, ta không cần chờ đợi chút nào cả, dù chỉ là một sát-na[[iv]].”

Nam mô A Di Đà Phật
Tuệ Uyển – ngày 01/05/2011

HOÀN TƯỚNG HỒI HƯỚNG

Một chủ đề tột bực của Thân Loan Thánh Nhân là sự quan tâm sâu sắc của ngài rằng sự cứu độ cá nhân của chúng ta không được xem như tách rời với nguyện vọng thân chứng sự cứu độ tất cả chúng sinh. Phù hợp với Đại Nguyện Nguyên Sơ của Đức Di Đà Thế Tôn , chỗ mà Đức Phật tuyên bố rằng Ngài sẽ không nhập Niết Bàn ngoại trừ khi Ngài có thể giải thoát tất cả những chúng sinh khổ đau [[v]]. Thân Loan cổ vũ một thái độ tương tự trong những hành giả của pháp môn Tịnh Độ. Bất cứ sự giải thoát nào tách rời với tất cả chúng sinh được xem như trái với tinh thần đại từ đại bi mà chính Đức Phật Di Đà mở rộng đến tất cả chúng ta. Như một kết quả, Thân Loan không xem Niết Bàn như một thể trạng diệu lạc tự dụng an nhàn, nơi mà chúng sinh hiện hữu vô tư đối với khó khăn sầu khổ của những kẻ bị bỏ lại phía sau.

Khi chúng ta đạt được giác ngộ, chúng ta đạt đến lòng đại bi bằng việc trở lại đại dương luân hồi nhằm để hóa độ tất cả chúng sinh(Duy Tín Sao Văn Ý [[vi]]-).

Trong việc nhấn mạnh thái độ này, Thân Loan Thánh Nhân đã phục hồi một chủ đề đầu tiên được Thiên Thân Bồ Tát khởi xướng, sau ngài, là đại sư Đàm Loan, nhưng bị hầu hết những đạo sư sau này quên lãng. Thân Loan quan tâm đến việc làm nổi bật những phức tạp của tư tưởng Bồ Tát Đạo rằng một người khao khát cho việc giác ngộ cá nhân là tương đồng với một người ngưỡng vọng cho việc giải thoát tất cả chúng sinh khỏi vòng xoay xiềng xích khổ đau của thế giới ta bà này. Hoàn tướng hồi hướng thế thì là là ‘phương diện trở lại thế giới của những đam mê xấu ác này’ nhằm để hóa độ tất cả chúng sinh sau khi một người, chính người ấy, đã được vãng sinh Cực Lạc và đạt đến Phật quả.

Tuy nhiên, một tình thế lúng túng lập tức tự nó hiện hữu: nếu Đức Phật Di Đà là hoàn toàn đầy đủ cho việc cứu độ chúng ta, thế thì chúng ta cần gì đến những vị Bồ Tát và những vị Phật khác để hoàn tất cùng kết quả như thế? Để khuyến nghị rằng chúng ta cần trở lại thế giới này nhằm để hóa độ những chúng sinh khác hàm ý rằng năng lực hóa độ của Đức Phật Di Đà là không trọn vẹn hay không hoàn toàn thế nào ấy; chắc chắn đấy là một ý tưởng không biện hộ được trong con mắt của Thân Loan. Đức Phật Di Đà Vô Lượng Quang, đã thực hiện tất cả mọi việc cho sự đạt đến giác ngộ của chúng ta; đấylà tại sao, một cách chính xác, Ngài là đối tượng duy nhất của sự tôn kính trong pháp môn Tịnh Độ. Tôn kính hay thờ phụng những vị Phật khác được kiêng cử một cách kiên quyết trong truyền thống này và vì một lý do hợp tình; duy chỉ Đức Phật Di Đà đã thệ nguyện cứu độ vô điểu kiện tất cả chúng sinh nghiệp báo nặng nề và không ai khác hổ trợ cho việc giác ngộ được đòi hỏi đến. Đức Phật Di Đà là hóa thân siêu việt từ bi của Pháp Thân bất sinh bất diệt, là chân lý duy nhất và thực tại vững chắc có được, và một cách chắc chắn không có cội nguồn nào khác tối thượng hơn cần thiết cho sự giải thoát của chúng ta. (Hình bên trái: Tượng Đức Phật A Di Đà quay đầu nhìn lại)

Vấn đề khác để lưu tâm là điều này: Thân Loan thường bình luận rằng khi chúng ta thâm nhập vào Tịnh Độ lúc lâm chung, chúng ta trở thành một với Đức Phật Di Đà. Nói cách khác, trong việc đạt đến cùng Quả Phật như Đức Thế Tôn Di Đà, chúng ta trở thành Phật A Di Đà . Niết Bàn, trên tất cả, là thế giới bất nhị nơi mà những sự phân biệt, phân chia, và riêng lẻ bất cứ loại nào không còn chiếm ưu thế nữa. Thực tại chân thật, Pháp Thân, là cảnh giới nhất thống của tự chính Như Lai; nơi không ẩn chứa những sự đa dạng và thay đổi là một bộ phận và một đồng phạm của thế giới luân hồi này. Nếu chúng ta có thể chấp nhận điều này, thế thì nó trở nên khó khăn hơn đương đầu, một cách chính xác, đề cập truyền thống của Cực Lạc như một nơi đông đảo những vị Bồ Tát từ bi những người liên tục trở lại ‘những vùng sinh tử’ nhằm để hóa độ những chúng sinh si mê và đau khổ. Thực tại chân thật là một thực thể sinh động. Nó hiện lên từ bản chất vô tướng của nó (Pháp Thân là Như Lai) nhằm đề mang lấy ‘danh và sắc’ (Pháp Thân như Từ Bi) vì lợi ích của những chúng sinh phiền não. Dĩ nhiên, đây là bậc mà chúng ta biết là Đức Phật Di Đà.

Rồi thì, làm thế nào chúng ta điều hòa làm cho nhất trí với quan điểm truyền thống về ‘hoàn tướng hồi hướng’ với những sự quan tâm tôn kính này? Nói rằng ‘chúng ta’ – như những cá nhân – không nên tiếp nhận ở giá trị bề mặt [của sự trở lại]; sau khi thể nhập hoàn toàn với Pháp thân lúc lâm chung, ‘chúng ta’ trở lại như A Di Đà; hay đúng hơn, trong ‘năng lực’ của chúng ta như A Di Đà. Rốt cuộc, Thân Loan thường nhắc nhở chúng ta rằng A Di Đà tạo thành chân ngã của chúng ta; Phật tính tiềm tàng của chúng ta chỉ hoàn toàn thể chứng ở Cực Lạc và là cội nguồn thật sự của toàn bộ ‘nhân bản’. Với sự hiện hữu phù du của chúng ta trong thế giới nhiễm ô này, thì trân bảo diệu kỳ - Phật tính - hàm chứa sâu thẩm trong chúng ta tiếp tục bị che lấp không chỉ bởi năm uẩn mà chúng đã quyết định sự cấu thành cá nhân con người của chúng ta, một cách đặc thù và nghiệp chướng mà cũng là phiền não của chúng ta, vô số những đam mê mù quáng đã làm chướng ngại pháp tính bản nhiên và kềm hãm chúng ta bị trói buộc một cách chặc chẽ với bánh xe luân hồi tẻ ngắt [với vô vàn kinh khiếp]. Vào thời điểm lâm chung, con người tín tâm, qua hành hoạt diệu thường của A Di Đà, làm cắt đứt tất cả những trói buộc làm tách rời họ với bản chất thánh thiện; mà đấy không gì khác hơn là chính thực tại tối hậu – Niết Bàn. Trong Tịnh Độ Hòa Tán (浄土和讃), chúng ta đọc:

Phật tính là Như Lai … Như Lai là Niết Bàn … Niết Bàn là Phật tính

Trong việc thâm nhập vào Cực Lạc, chúng ta có thể nói, như Thân Loan đã thực hiện trong sự liên hệ với tín tâm, đấy là chúng ta ‘giống như nước của dòng sông, đi vào đại dương, trở thành một vị với nó’(Lời Ghi Trên Thánh Quyển)[[vii]]. Không có chỗ cho cá nhân con người ở đây nữa. Bất nhị chỉ có thể tuyên bố một cách chính xác cho một thực tại: được mệnh danh là A Di Đà với Ngài trong căn bản sâu xa nhất là đồng nhất với chúng ta, mặc dù nhiễm ô, cấu thành nên nhân duyên khốn cùng của chúng ta. Nếu không vì nền tảng nhất quán này, sẽ không có phương tiện gì cho sự nhất thống tâm linh giữa chính chúng ta và Đức Phật Di Đà.

Không có sự quán chiếu nào trước đây phải đến như bất cứ một sự soi sáng thật sự nào. Chúng hoàn toàn liên hệ với nhận thức bất nhị của Đại Thừa, và để đón nhận nó một cách nghiêm chỉnh, người ta bắt buộc một cách hợp lý để hình thành trên những kết luận liên hệ đến vị thế của chúng ta trong kiếp sống tương lai. Nếu thể trạng tâm linh tối cao là khả dĩ cho chúng ta hợp nhất với vô thượng và vô lượng – A Di Đà – thế thì sẽ không có chỗ cho bất cứ điều gì khác; tất cả những thực tại bề ngoài khác [do so sánh] sẽ là những sản phẩm giả dối và ảo tưởng của Luân Hồi (Samsara). Tương tự thế, vậy thì, nó phải hoàn toàn đầy đủ cả là đối tượng tin tường độc nhất cũng như hoàn toàn là nguyên nhân cho sự giác ngộ của chúng ta.

Thế thì, tại sao chúng ta thừa nhận sự khẳng định mạnh mẽ trong kinh luận về ‘hoàn tướng hồi hướng’ như một sự thông hiểu truyền thống? Tôi nghĩ, chúng ta có thể thấu hiểu nó trong cung cách sau. Có lẽ, không ngạc nhiên rằng ‘huyền bí’ bên dưới của‘hoàn tướng hồi hướng’ là nền tảng quan trọng đối với phương tiện cống hiến đến sự trau dồi lòng bi mẫn phổ quát đối với tất cả chúng sinh phối hợp với khát vọng tương ứng để cứu độ họ khỏi xiềng xích thảm thương của thế gian này. Đúng hơn là cho phép chúng ta lòng toại nguyện vững vàng trong niềm tin rằng chỉ cứu độ là kết quả cho chính chúng ta mà thôi, nó thúc đẩy ý tưởng của sự hợp nhất và hòa hiệp của tất cả những tạo vật khổ đau trong cõi luân hồi. Nó cũng làm cho vô nghĩa để nghĩ về việc giải thoát cá nhân của bản thân mình tách rời khỏi sự giải thoát của tất cả, vì, trong sự phân tích cuối cùng, tất cả chúng ta tham dự trong cùng ‘cốt tủy’ tâm linh – Vô lượng quang và vô lượng thọ của Đức Phật Di Đà.

Nếu ‘luân hồi tức thị niết bàn’(hay phiền não tức bồ đề), thế thì rắc rối lo âu của khổ đau và những sự tồn tại lừa dối, tất yếu, phải là sự quan tâm sâu sắc nhất của Như Lai mà lý do duy nhất của Như Lai cho sự mang lấy ‘danh-và-sắc’ (đấy là Niệm Phật) chính xác vì lợi ích của những chúng sinh mộng huyển như vậy. Tuy nhiên, thực tế chúng ta đạt đến sự hợp nhất với Đức Phật Di Đà lúc lâm chung không loại trừ chúng ta, như những con người bây giờ-và-ở đây, lìa khỏi sự ngưỡng vọng cứu độ tất cả chúng sinh một khi chúng ta được ‘sinh’ ở Tịnh Độ. Nó vốn là trong bản chất của từ bi mà người ta được thúc đẩy để nuôi dưỡng một cách sâu sắc nhất một thái độ như vậy. Nhưng hơn là trở lại như những bồ tát cá nhân, thì chúng ta sẽ ‘trở lại’ như Đức Di Đà, vì chúng ta không khác hơn A Di Đà trong thể trạng tinh khiết của niết bàn. Không cần thiết cho một sự hoàn tướng hồi hướng tương tục giống như bằng cách nào đấy ‘bổ xung’ năng lực cứu độ toàn hảo của Đức Phật Di Đà – bởi vì pháp tính bản nhiên, trong tính chất duy nhất của nó, hoàn thành mọi thứ. Trong bất cứ trường hơp nào, những sự biểu hiện mà người ta có thể đảm đương (trong khả năng của chúng ta về việc thân chứng giác ngộ) vì lợi ích của chúng sinh trong cõi luân hồi, dĩ nhiên, là bất tận. Mặc dù những sự biểu hiện này cho phép sự hiện hữu của những hình thức cá nhân, nhưng đơn giản là những khía cạnh vô tận của sự ‘dấn thân’ của Đức Phật Di Đà với thế giới của sinh tử.

Trong Duy Tín Văn Sao Ý đã viết:

Niết bàn được gọi là sự tận diệt của những đam mê, sự tạo tác, hòa bình hạnh phúc, diệu lạc bất diệt, thực tại chân thực, pháp thân, chân như, duy nhất, pháp tính bản nhiên,…Chúng ta sẽ luôn luôn đạt đến tịnh độ hạnh phúc, ngay lúc ấy chúng ta sẽ được đưa đến để thực chứng sự giác ngộ tương đồng đại niết bàn như A Di Đà Thế Tôn.

Điều này là mục tiêu cuối cùng không thể tranh cải của tất cả chúng sinh: không phải là tiến trình vô tận của sự trở lại này mà hoàn tướng hồi hướng một cách chắc chắn cũng không phải là một sự chấm dứt trong tự nó. Nó là ý nghĩa của việc đem tất cả chúng ta đến “Đại Niết Bàn” không ngoại lệ nào; và điều này, một cách chính xác, là điều mà chúng ta đạt được ở Tịnh Độ. Tuy thế, trong thực tế, chính Đức Phật là người thực hiện đầy đủ một cách viên mãn hoàn tướng hồi hướng. Ở Cực Lạc, bất cứ sự phân biệt nào giữa Đức Phật Di Đà và những ai sinh ra ở đấy biến mất, bởi vì, trong việc đạt đến vãng sinh, chúng ta lìa bỏ những vị thế của chúng ta như những kẻ với lớp áo vọng tưởng và rong ruỗi đam mê; chúng ta đi vào Cực Lạc và trở thành một với Đức Phật Di Đà Vô Lượng Quang. Thực tế, chúng ta có thể nói, một cách ẩn dụ, đấy là sự hoàn tướng của Đức Phật Di Đà là sự tương tục và không chấm dứt, biểu hiện tự nó trong tín tâm và năng lực cứu độ của Niệm Phật. Nếu Đức Phật Di Đà không ‘trở lại” (nói cách khác, trở thành Pháp thân – như – Từ Bi [[viii]]), Ngài sẽ tiếp tục một cách đơn thuần Pháp thân – như – Như Lai: không biết và không thể biết.

Điều nên rõ ràng từ điều đã từng được nói rằng, sâu xa từ việc thể hiện như một ẩn dụ không tác dụng, quan điểm truyền thống của hoàn tướng hổi hướng sở hữu tâm linh và tác động đạo đức to lớn trong chính điều ấy. Nó giúp chúng ta trau dồi một thái độ đúng đắn đến đồng loại chúng ta phù hợp với tinh thần của từ bi, cũng như hành động như sự điều chỉnh hữu ích đến những khuynh hướng cá nhân vị kỷ và tâm hồn hẹp hòi trong nguyện vọng tâm linh của chúng ta. Thực tế, đấy là một cung cách năng động, cảm động và tác động trong việc nhắc nhở chúng ta về sự nối kết tâm linh sâu sắc của chúng ta với tất cả chúng sinh, trong sự hổ trợ để gieo rắc tinh thần rất cần thiết về lòng từ bi của Đức Phật Di Đà trong thế giới ta bà vô vàn rắc rối này của chúng ta. Mặc dù chúng ta có thể không thể giải thoát hoàn toàn người khác như chúng ta mong ước – khi chính chúng ta chỉ là những phàm phu giới hạn và khiếm khuyết – thì tối thiểu chúng ta có thể duy trì thái độ từ bi và ân cần đến tất cả những ai trong khốn cùng, khổ sở và đau buồn. Điều này, trong tự nó, là một cung cách hết sức căn bản trong việc chia sẻ lòng từ bi của Đức Phật Di Đà ôm ấp thế gian. Hoàn tướng hồi hướng là một cung cách của việc nhấn mạnh sự thống nhất và hòa hiệp tâm linh của chúng ta với đồng loại của chúng ta là không bao giờ bị chia cách ngay cả khi chúng ta rời khỏi thế gian này: và điều này trong công đức của ánh sáng trùm khắp và vô chướng ngại của Đức Phật Di Đà không ngừng thẩm thấu và chiếu sáng ngay cả những nơi thầm kín tối tăm nhất của chúng ta.

Nguyên tác: REFLECTIONS ON GENSO-EKO
Tri ân:Chân thành cảm ơn Mục sư Paraskevopoulosđã cung cấp tên một số tác phẩm của Thân Loan Thánh Nhân bằng Hoa ngữ.
J. Paraskevopoulos:là nhân viên của Bộ Ngoại Giao Úc Đại Lợi. Ông học Triết tại Đại Học Melbourne trước khi thọ giới thành Mục Sư trong truyền thống Tịnh Độ của Đại Thừa Phật Giáo tại Tây Kinh (Kyoto) vào năm 1994. Ông là tác giả của một số bài báo trong Tịnh Độ Chân Tông và cộng tác với Sacred Web. Đề tài của ông là, “Tính Tuyệt Đối của Đại Thừa và Pháp Môn Tịnh Độ” xuất hiện trong > Ánh Sáng từ Phương Đông: Tuệ Trí Đông Phương cho Tây Phương Hiện Đại (Light from the East: Eastern Wisdom for the Modern West ).
Ẩn Tâm Lộ ngày 04/04 /2011
http://www.nembutsu.info/gensoeko2.htm


Phụ chú:

[[i] ] Hồi tự hướng tha, hồi nhân hướng quả, hồi tiểu hướng đại, hồi tịnh độ hướng ta bà.

[[ii] ]Một trong những ý nghĩa của hồi hướng: Hồi Tịnh Độ - Hướng Ta Bà :

a- Hồi Tịnh Độ: Vãng tướng hồi hướng – oso eko.

b- Hướng Ta Bà: Hoàn tướng hồi hướng – genso eko.

[[iii]]Như lai giả vô sở tùng lai, diệc vô sở khứ cố danh Như lai

[[iv] ] Xin xem Hiệu Lực Cầu Nguyện - http://old.thuvienhoasen.org/hieuluccaunguyen-00.htm

[[v]] Tượng Đức Phật Di Đà Quay Nhìn Lại:Yokan (1033-1111), tự mệnh danh là ‘Niệm Phật Tử Vĩnh Quán’, vào buổi sáng sớm ngày 15 tháng Hai năm 1082, khi Vĩnh Quán kinh hành niệm Phật ở chính điện Thiền Lâm Tự (Vĩnh Quán Đường Phong Diệp), đột nhiên, Đức Phật Di Đà từ trên bàn thờ bước xuống đi phía trước dẫn đường, Vĩnh Quán kinh ngạc và dừng lại, rồi thì Đức Phật Di Đà quay nhìn lại bên phía vai trái và nói “Vĩnh Quán, con chậm quá” , “Vĩnh Quán nhanh lên”. Vĩnh Quán sực tỉnh và cực kỳ ấn tượng với tư thế của Đức Phật Di Đà. Ông cầu xin Đức Phật hãy giữ tư thế ấy mãi mãi. Và từ đấy có bức tượng Đức Phật Di Đà Quay Nhìn Lại. Cũng biểu lộ rằng Đức Phật Di Đà không bao giờ bỏ quên những kẻ chậm chạp.

[[vi]]Duy Tín Văn Sao Ý – Yuishin Sho Moni – Luận Giải về Bản Chất Tín Tâm: là một luận giải của Thân Loan về tác phẩm Bản Chất của Tín Tâm của Thánh Giác – Seikaku - 聖 覚(1167-1235)

][vii]][3]- Tôn Hiệu Chân Tượng Minh Văn - 尊号真像銘文 - Songo Shinzo Meimon – Lời Ghi Trên Thánh Quyển –một tác phẩm của Thân Loan.

[[viii]]Từ năng dữ lạc, bi năng bạt khổ: Từ là ban vui, bi là cứu khổ.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16/03/2024(Xem: 683)
Nam Mô có nghĩa là Trở về A, nghĩa là: vô Di Đà, nghĩa là: Lượng Phật, nghĩa là Giác, tánh biết Niệm danh hiệu: Nam Mô A Di Đà Phật, có nghĩa là “ trở về với tánh giác vô lượng của bản thân mình, đó là A Di Đà tánh, là ông Phật của chính mình” Cứu cánh của Pháp môn Tịnh Độ là đạt tới điểm chung của Thiền cũng là khám phá ra ông chủ của mình . Tịnh Độ là ông Phật của chính mình chứ không phải ở ông Phật Tây Phương Cực Lạc. 🏵️🌼🍁🌺🍀🌹🥀🌷🌸🏵️
23/10/2023(Xem: 3749)
Hôm nay là ngày 21/11/2020, là một ngày đáng để kỷ niệm. Từ hôm nay trở đi tôi bắt đầu phúc giảng kinh Vô Lượng Thọ lần thứ hai, nguyện đem công đức này hồi hướng cho lão pháp sư thượng Tịnh hạ Không. Báo đáp ân sư ơn tri ngộ, Y giáo phụng hành an lòng Thầy. Ân pháp nhũ thật khó báo đáp, Toàn tâm toàn lực hoằng đại kinh. Thỉnh cầu ân sư thương xót chúng sanh khổ mà trụ thế độ quần manh! Chúng ta đều làm học trò ngoan biết nghe lời. Hôm nay là ngày 21/11/2020, là ngày kỷ niệm Bồ-tát Lưu Tố Thanh vãng sanh thế giới Tây Phương Cực Lạc tròn 8 năm, chúng tôi giảng kinh Vô Lượng Thọ lần thứ hai, lấy việc này biểu đạt sự tưởng nhớ và cảm ân sâu sắc của chúng ta dành cho Bồ-tát Lưu Tố Thanh.
14/03/2023(Xem: 4914)
Trong xã hội bận rộn ngày nay, con người phải đối mặt với nhiều vấn đề tâm lý làm ảnh hưởng đến chất lượng sống, và đã đến lúc chúng ta cùng thư giãn, chú trọng đến sức khỏe tinh thần nhiều hơn. Cách thực hành dễ nhất, nhanh nhất, hiệu quả nhất là cùng Headspace, 10 phút thiền định mỗi ngày để thay đổi cuộc sống. Với những kiến thức mới về thiền trong bộ sách 3 cuốn rất mỏng và dễ đọc để ứng dụng này, chúng ta chắc chắn có lối sống tích cực, vui vẻ hơn và bình an hơn. Bộ sách gồm 3 cuốn mang đến những lợi ích khác nhau, từ quản lý sự căng thẳng đến trân trọng và biết ơn cuộc sống. Hướng dẫn những kỹ thuật căn bản nhất về thực hành thiền là mấu chốt để thay đổi cuộc sống của bất cứ ai may mắn đọc sách này.
02/12/2021(Xem: 15852)
Nam Mô A Di Đà Phật. Kính bạch Chư Tôn Thiền Đức, Kính thưa quý đồng hương Phật tử thân mến, Kể từ ngày 12/04/2020, nước Úc của chúng ta cũng như các nước khác trên toàn thế giới đã bắt đầu bị đại dịch Covid hoành hành và lây lan một cách nhanh chóng. Hai năm qua toàn thế giới đã phải chịu ảnh hưởng về mặt kinh tế, chính trị, xã hội, thương trường. Ngay cả đời sống tinh thần của mọi người dân cũng bị ảnh hưởng không ít, nhất là đối với những gia đình đã phải nhìn thấy người thân ra đi trong sự cô đơn lạnh lẽo, không người đưa tiễn. Biết bao hoàn cảnh đau thương... Tính đến hôm nay nước Úc của chúng ta đã được ổn định phần nào, trên 80% người dân đã được tiêm ngừa theo quy định của chính phủ, cũng như việc không còn phải lockdown, người dân được đi lại tự do giữa các tiểu bang cũng như được hội họp, sinh hoạt hội đoàn và tôn giáo. Trong đại dịch, 2 năm qua nước Úc số người bị nhiễm Covid lên đến 113,411 người và số người không may mắn đã ra đi vĩnh viễn là 1,346 người.
03/09/2021(Xem: 29708)
(Thắp đèn đốt hương trầm xong, đứng ngay ngắn chắp tay để ngang ngực mật niệm) 1. TỊNH PHÁP GIỚI CHƠN NGÔN: Án, lam xóa ha. (3 lần) 2. TỊNH KHẨU NGHIỆP CHƠN NGÔN: Tu rị, Tu rị, Ma ha tu rị, Tu tu rị, Ta bà ha. (3 lần) 3. TỊNH TAM NGHIỆP CHƠN NGÔN Án, Ta phạ bà phạ thuật đà ta phạ, đạt ma ta phạ, bà phạ thuật độ hám. (3 lần) 4. PHỔ CÚNG DƯỜNG CHƠN NGÔN: Án, Nga nga nẵng tam bà, phạ phiệt nhựt ra hồng (3 lần) 5. AN THỔ ĐỊA CHƠN NGÔN: Nam mô tam mãn đa một đà nẫm, Án, độ rô độ rô, địa vỷ ta bà ha (3 lần) Hộ pháp, Vĩ Đà thị chứng minh Thân trụ Phật tiền Tâm Tư nguyện Tưởng bằng bí chú đắc oan linh Hà chơn bất thức trì niệm Luật Thiên kinh vạn quyển vô nhất tự Nẳng mô tô tất đế, đa rị, đa rị, mạn đà, mạn đà, ta bà ha (3 lần)
03/09/2021(Xem: 8451)
Pháp hành Trì để vượt thoát Đại Nạn Covid-19
03/09/2021(Xem: 8224)
5.1). Đệ tử tên là: Một lòng quy kính Đức Phật A Di Đà, Thế giới Cực Lạc, Nguyện lấy hào quang, Trong sạch soi cho, Lấy thệ từ bi, Mà nhiếp thọ cho, Con nay chánh niệm, Niệm hiệu Như Lai, Vì đạo Bồ Đề, Cầu sanh Tịnh Độ. Phật xưa có thệ: “Nếu có chúng sinh, Muốn sinh về nước ta, Hết lòng tín nguyện, Cho đến mười niệm, Nếu chẳng đặng sinh, Chẳng thành Chánh Giác”. Do vì nhân duyên, Niệm hiệu Phật nầy, Được vào trong bể, Đại thệ Như Lai, Nhờ sức Từ Bi, Các tội tiêu diệt, Căn lành tăng trưởng, Khi mạng gần chung, Biết trước giờ chết, Thân không bệnh khổ, Tâm không tham luyến, Ý không điên đảo, Như vào Thiền định. Phật và Thánh Chúng, Tay nâng kim đài, Cùng đến tiếp dẫn, Trong khoảng một niệm, Sinh về Cực Lạc, Sen nở thấy Phật, Liền nghe Phật thừa, Chóng mở Phật tuệ, Khắp độ chúng sanh, Trọn Bồ Đề nguyện.
21/06/2020(Xem: 8277)
Do một thiện niệm vừa phát sinh sau khi TT Thích Nguyên Tạng chấm dứt 48 bài pháp thoại liên tục được livestream trên Facebook của trangnhaquangduc trong mùa cách giản xã hội vì đại dịch Corona vào mỗi sáng sau thời công phu khuya ( với kinh Lăng Nghiêm, Đại Bi và thập chú ) mà người viết mới có dịp ôn lại những gì trong “ PHÁP NGỮ CỦA HT TỊNH KHÔNG” đã được TT Thích Nguyên Tạng Việt dịch và được xuất bản từ 2004. Thời gian trôi qua nhanh quá , thấm thoát đã 16 năm mà đến bây giờ đây là lần thứ ba tôi mới đọc lại , phải nói là rất ân hận cho sự vô minh của mình trong nhiều năm và đã uổng phí thời gian để có thể tu tập đúng hơn nữa .
17/06/2018(Xem: 3931)
(A) "Niệm Phật" nghĩa là xưng danh hiệu - hay nhớ tưởng đến hình tướng, bản nguyện hay công đức của một đức Phật - như Phật Thích-ca hay Phật A-di-đà. Nói chung,có ba cách niệm Phật sau đây: 1) Xưng danh niệm Phật: miệng thường xưng danh hiệu của một đức Phật, thí dụ như xưng Nam-mô A-di-đà Phật. 2) Quán tưởng niệm Phật: ngồi yên lặng một chỗ mà tưởng nhớ công đức, bản nguyện hay các tướng hảo của đức Phật (32 tướng chánh và 80 tướng phụ). 3) Thật tướng niệm Phật (hay Tham cứu niệm Phật: ngồi yên lặng mà quán tưởng lý Trung đạo, quán Pháp thân của Phật cho đến lúc nhập diệu, đắc Chơn như chẳng sanh chẳng diệt. Đây là cách niệm Phật rất cao và khó nhứt, ít người làm được.
12/11/2017(Xem: 17610)
Có tu có học có hành Đêm ngày tự có phước lành phát sanh Không tu không học không thành Dù trăm tài sản cũng đành bỏ đi .
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567