- Chương 1: Vòng Trầm Luân
- Chương 2: Thời Thơ Ấu ở Bá Linh
- Chương 3: Cuộc Sống Tha Hương
- Chương 4: Thời Chiến Tranh ở Thượng Hải
- Chương 5: Thế Giới Mới, Cách Sống Mới
- Chương 6: Thám Hiểm Trung Mỹ Bằng Xe Jeep
- Chương 7: Thám Hiểm Nam Mỹ
- Chương 8: Trên Đảo Indus
- Chương 9: Cuộc Sống Tự Do
- Chương 10: Con Đường Của Riêng Tôi
- Chưong 11: Bắt Đầu Cuộc Sống Nơi Tu Viện
- Chương 12: Ilse Trở Thành Ayya Khema
- Chương 13: Đảo Của Các Ni
- Chương 14: Ngôi Nhà Phật Ở Allgau
- Chương 15: Cái Chết An Lành
Quà Tặng Cuộc Đời
Tự Truyện Của Một Ni Sư Phật Giáo Người Tây Phương
Dịch từ tiếng Đức: Sherab Chodzin Kohn
Dịch từ tiếng Anh: Diệu Đạo
---o0o---
- Thám Hiểm Trung Mỹ Bằng Xe Jeep
Khi chúng tôi còn sống ớ Rancho La Puerta, có một đoàn gồm các nhà khoa học gia ghé qua, họ đang nghiên cứu về một bộ tộc sắp diệt chủng trong các cánh rừng ở Mễ Tây Cơ. Họ muốn tìm hiểu xem những người nầy sống như thế nào, ăn uống ra làm sao, khi bịnh hoạn họ làm gì, tôn giáo của họ ra sao. Giờ chúng tôi cũng muốn làm một cuộc thám hiểm để khám phá những điều tương tự như thế.
Xe jeep của chúng tôi có bốn mã lực. Gerd làm thêm một cái thùng bự trên nóc xe để chứa đồ đạc. Bên trong xe, ngoài giường ngủ của chúng tôi, còn có thêm một bếp lò nhỏ dùng khi đi cắm trại.
Nhưng chúng tôi lại không giống một đoàn lữ hành nào -một người đàn ông, một phụ nữ và một cậu bé trai. Thời đó, những du khách bụi đời chỉ có ba-lô trên vai chưa có. Năm 1961, khi chúng tôi bắt đầu cuộc hành trình, khách ngoại quốc cũng là một hiện tượng lạ đối với các người dân bản xứ. Người ta trố mắt nhìn chúng tôi, nhưng ở đâu chúng tôi cũng đưọc đối xử rất tử tế. Có lẻ cũng nhờ có Jeffrey. Vì có lẻ họ nghĩ những người có con nhỏ, chắc không dám bày trò gì mờ ám. Từ đầu cuộc hành trình, Jeffrey đã giúp chúng tôi nhiều hơn là làm chướng ngại cho chúng tôi.
Tôi xin nói trước là cuộc hành trình của chúng tôi đã kéo dài hơn dự định rất nhiều. Dự định ban đầu của chúng tôi là sẽ ổn định ở một vùng quê nào đó. Nhưng chúng tôi không thể thực hiện đưọc điều đó cho mãi đến sau nầy, nhưng không phải là ở Nam Mỹ, mà ở xứ Uùc xa xôi.
Jeffrey lúc nào cũng ở bên cạnh chúng tôi. Thỉnh thoảng cậu bé cũng đưọc đến trường, nếu như chúng tôi dừng ở đâu đó một thời gian khá lâu. Nhưng phần lớn là do tôi dạy cho cháu tại 'nhà'. Ngày nay, cháu đã trở thành một chuyên gia máy tính ở đại học Brisbane.
Trong suốt thời gian đó, chỉ có một lần, Jeffrey bị bịnh rất nặng, do cháu đã uống nước bị nhiễm trùng. Ngoài ra, cháu luôn tỏ ra rất khỏe mạnh và là một cậu bé rất dũng mảnh, độc lập, tự tin. Cháu không cần ai phải luôn theo dỏi, chăm sóc mình. Làm gì cháu cũng tham gia làm, không hề than thở, chê bai thức ăn hay những thứ gì khác.
Trên những chặng đường chúng tôi đi qua không có khách sạn. Một đôi lần, chúng tôi nghỉ ở các nhà trọ nhưng luôn tự đi chợ và nấu nướng thức ăn cho mình. Jeffrey rất thích đi chợ với tôi. Cháu nói lưu loát tiếng Mễ, và trả giá như một bà nội trợ chánh cống. Vì thấy cháu nhỏ, các bà bán hàng cũng bán cho cháu mọi thứ rẻ hơn là bán cho chúng tôi. Cho đến giờ, Jeffrey cũng còn thích đi shopping (mua sắm), nhưng cháu không còn nhớ tiếng Mễ nữa. Không còn nhớ đã có lúc người ta gọi mình là Jeffrito hay là 'chú bé Jeffrey' (LND: Theo tiếng Mễ). Cũng thường thôi, như chúng ta đã quên những tiền kiếp của mình.
Bắt đầu, chúng tôi lái xe xuyên qua Mễ Tây Cơ đến quần đảo Yucatan, nơi Mayas và Aztecs đã xây dựng các đền thờ. Chúng tôi rất thích thú khám phá cuộc sống hằng ngày của một dân tộc đã qua thời vàng son. Thí dụ, chúng tôi viếng thăm những nơi chốn giờ hoang vu, để tưởng ra họ đã sống như thế nào khi không có máy móc, dòng điện; làm thế nào họ có thể làm ra đưọc những lu, hủ và các đồ gia dụng khác.
Sau đó, chúng tôi dừng chân ở San Miguel de Allende, một thành phố đưọc xây dựng bằng những mỏ bạc trong vùng, bởi những kẻ chiến thắng người Tây ban Nha. Ngày nay nó là một di tích lịch sử, một thành phố rất đẹp với một trường đại học ở đó tất cả chương trình đều đưọc giảng dạy bằng tiếng Anh.
Ở San Miguel de Allende, chúng tôi mướn đưọc một căn nhà đã đưọc xây dựng năm trăm năm trước của một người Mỹ, với giá năm mươi đô la. Trong nhà đã có sẳn đồ đạc, sẳn đủ mọi thứ kể cả hai người giúp việc, cùng hai con chó. Một con chó cái rất to bự, và một con chó sóc nhỏ trắng. Con chó cái rất nhát; ban đêm chỉ cần một tiếng động nhỏ, là nó lập tức nhảy vào giường tôi. Mổi lần như thế, tôi tưởng là mình bẹp dí vì sức nặng của nó.
Căn nhà có tường bao bọc chung quanh, có cổng lớn, bên trong là một khu vườn đầy các giống cây miền nhiệt đới, đưọc trồng theo phong cách người Mễ, rất đẹp. Vì thề chúng tôi ở lại nơi đó, và ghi tên học đại học.
Đây là lần đầu tiên trong cuộc đời, tôi bước chân vào đại học. Chồng tôi đã có một bằng đại học, nhưng tôi thì chỉ có những kinh nghiệm sống. Tôi rất sung sướng đưọc học hỏi những điều mới lạ. Tôi ghi tên học viết văn, lớp nhiếp ảnh báo chí, lịch sử, và dỉ nhiên là tiếng Tây ban Nha. Đó là một ngôn ngữ tuyệt vời mà cho tới bây giờ tôi vần còn lưu loát. Tôi nhớ lại cha tôi đã rất biết nhìn xa, khi ở Thượng Hải người bảo tôi đánh máy là một khả năng không thể thiếu. Những điều tôi học ở đại học San Miguel de Allende cũng rất thực dụng. Tôi viết cho các tạp chí Mỹ về những nơi chốn tôi đã đi qua, cũng với những hình ảnh tôi đã chụp và cũng chính tôi tự rửa lấy.
Jeff đưọc gửi đi học ở một trường mẫu giáo của các bà sơ. Cậu bé không thích lắm vì đã quen tự do. Một ngày kia cháu đi học về với vẻ hớn hở lắm. Tôi hỏi cháu có việc gì mà hân hoan thế. Cháu đáp: "Có bà sơ chết, nên tụi con đưọc nghỉ buổi chiều. Thích ghê".
Nhưng lúc đó thời gian tạm trú ở San Miguel de Allende, thành phố bạc, cũng vừa chấm dứt. Sau hai năm sống ở một chổ, chồng tôi cảm thấy đã đến lúc chúng tôi nên đi nơi khác ở Trung Mỹ, rồi Nam Mỹ. Như thường lệ, tôi làm theo anh như một người vợ ngoan ngoản. Tôi đang yên ổn với cuộc sống ở đây, mọi thứ đều còn rất hấp dẩn tôi. Nhưng tôi có bao giờ là người quyết định đâu.
Khoảng thời gian đó, các xa lộ liên lục ở Mỹ Châu đang đưọc xây dựng dang dở; có nhiều nơi vẫn chưa có cầu. Chúng tôi lái xe jeep trên xa lộ từ Mễ Tây Cơ đến Panama. Cứ vài kilo mét thì gặp một con sông. Lúc nào cũng như lúc nào. Chừng vài thước trước khi đến một con sông, sẽ có tấm bảng gổ ở giữa đường sơn chữ "desvio'. Desvio có nghĩa là quay trở lại. Nhưng làm sao có đường để quay trở lại. Không còn cách nào khác hơn, chúng tôi đành lái bừa xe jeep qua sông.
Có những con sông cạn, nhưng cũng có sông sâu, dòng nước cuộn xiết. Dỉ nhiên là tôi sợ chết đi đưọc. Chỉ có Jeff là không sợ hãi gì cả, còn thích thú là khác. Nhưng có lần chúng tôi gặp nguy hiểm. Xe chúng tôi bị lút giữa dòng sông. Gerd phải lội bộ trở lại, tìm kiếm mấy người thợ làm đường, cho họ ít tiền để họ kéo chúng tôi lên bờ. Đó là lần duy nhất chúng tôi cầu cứu đến người khác. Còn tất cả chúng tôi chỉ dựa vào chính mình.
Chúng tôi lại gặp động đất ở Costa Rica. Lúc đó chúng tôi đang ngủ ở môt quán trọ, bổng phòng chúng tôi chao đảo. Tôi lôi Jeffrey ra khỏi giường, chạy biến ra ngoài cửa. Không có gì xảy ra, nhưng đó là lần đầu tiên tôi biết đến động đất. Thật là ghê rợn. Nhưng Jeff thì cứ ngủ như không có gì xảy ra.
Ở El Salvador, tôi lại có đưọc những kỷ niệm vui. Ở đó có nhiều thác nước đổ xuống những hồ nhỏ chúng tôi có thể tắm trong đó. Người dân ở đây ai cũng vui vẻ, tử tế với chúng tôi. Tôi kết bạn với một nhà truyền đạo Thiên Chúa giáo, với các nông dân gốc người da đỏ. Ở mổi làng, chúng tôi đều ra chợ gặp gở, trò chuyện với những người da đỏ biết tiếng Tây Ban Nha. Chúng tôi tò mò muốn biết họ sống thế nào, vì chúng tôi cũng đang dự tính sống xa thế giới văn mình, kỷ thuật mà chúng tôi từng sống.
Sau bốn tuần di chuyển vất vả, cuối cùng chúng tôi cũng đến đưọc Panama. Có bao nhiêu thư từ -những nhắn nhủ từ một thế giới khác, đang chờ chúng tôi ở bưu điện. Panama cách biệt Nam Mỹ bằng những cánh rừng Darien dày đặc không xe hơi nào có thể chạy qua. Cũng có những nhà thám hiểm vượt qua đưọc, nhưng chúng tôi hoàn toàn bó tay. Tôi không biết bây giờ đã có những con đường đi xuyên qua đó chưa. Lúc đó, chúng tôi đành bỏ xe lại, lên máy bay đi Bogota, Columbia. Bogota là thủ đô có độ cao cao nhất thế giới: 2645 mét trên mực nước. Có lần tôi đang đi bộ xuống dốc, bổng nhiên tôi thấy không thể thở đưọc. Trong khi sức khỏe tôi vần đang tốt. Rồi Gerd cũng có cảm giác như thế, dầu anh cũng rất mạnh khỏe. Đó là vì chúng tôi chưa quen với độ cao. Chỉ có Jeff là không bị ảnh hưởng gì về sự khác biệt khỏang vài ngàn thước ở độ cao. Cháu vẫn chạy nhảy như lệ thường.
Từ Bogota, chúng tôi đi xe buýt xuống Quito, Ecuador. Xe buýt nêm chật người và gà. Đúng ra là có chổ cho bốn mươi người, nhưng có ít nhất là tám mươi người trên xe. Người ta vừa ngồi, vừa ăn uống, tán chuyện, đám gà thì kêu cạc cạc, các thứ nước sốt từ bánh mì đổ xuống sàn, nhưng trên tất cả là bác tài lái xe như một người điên. Đúng ra tất cả các bác tài lái xe buýt ở Nam Mỹ đều như thế cả. Họ lái xe với tốc độ cao, lại không hoàn toàn chú tâm vào đó. Lúc nào thấy các phụ nữ trẻ đẹp ở các góc đường, họ đều quay đầu nhìn chăm chú. Lúc đó để ra vẻ đàn ông, họ còn nhấn thêm gas, làm cho mấy con dê, con ngỗng ở ven đường chạy tán loạn.
Phải thú nhận rằng tôi không ưa thích kiểu lái xe như thế nầy. Nhưng tôi không dám nói gì, vì Gerd tỏ ra rất thích thú. Anh là người rất thích mạo hiểm. Khi anh thấy một ngọn núi cao, thì anh phải trèo lên. Còn tôi, thì thà ở dưới đất còn hơn. Giờ anh đã sáu mươi chín, nhưng cũng chẳng thay đổi gì. Vẫn còn đi trên những chuyến xe buýt như thế.
Chúng tôi đến Quito bình an, là điều mà tôi cho là phép mầu. Tôi hoàn toàn kiệt sức, người đầy bụi bậm, phân gà và sốt bánh mì. Chúng tôi mướn phòng, tắm rửa, và lần đầu tiền chúng tôi quyết định bỏ tiền đến một khách sạn sang trọng ăn tối. Nhưng nhân viên khách sạn từ chối không cho chúng tôi vào, vì Gerd không đeo cravát. Đó là điều làm tôi luôn nhớ đến mổi khi nghĩ về Quito.
- o0o -
Chân thành cảm ơn Đạo hữu Tâm Kiến Chánh đã gởi tặng phiên bản điện tử tập sách này
(Quảng Đức, 7-2000)
---o0o---
Trình bày: Nhị Tường