Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

[B] Kinh Suy Đồi

24/05/201319:28(Xem: 4963)
[B] Kinh Suy Đồi



Đức Phật và Phật Pháp
(The Buddha and His Teachings)
Hòa thượng Narada, 1980
Phạm Kim Khánh dịch Việt, 1998

---o0o---

Phụ Bản 2

Kinh Suy Đồi
(Parabhava Sutta)

---o0o---

Tôi có nghe như vầy:

Vào một thời nọ Đức Thế Tôn ngự tại Jetavana (Kỳ Viên), của Trưởng Giả Anathapindika (Cấp Cô Độc), gần thành Savatthi (Xá Vệ).

Lúc bấy giờ, đêm về khuya, có một vị Trời hào quang chiếu diệu sáng tỏa toàn khu Kỳ Viên, đến hầu Phật, lại gần nơi Phật ngự, đảnh lễ Đức Thế Tôn, rồi đứng sang một bên. Khi đã đứng yên, vị Trời cung kính bạch với Đức Thế Tôn bằng lời kệ:

1. Con xin đến đây hầu Đức Thế Tôn và bạch hỏi Ngài về con người suy đồi. Kính xin Đức Gotama (Cồ Đàm) mở lượng từ bi, hoan hỷ chỉ dạy chúng con vì nguyên nhân nào người ta suy đồi.

2. Tình trạng tiến bộ dễ hiểu biết, tình trạng suy đồi dễ hiểu biết. Người biết thương Giáo Pháp (Dhamma) là tiến bộ. Ghét bỏ Giáo Pháp là suy đồi.

3. Điều này như vậy, chúng con được học, là nguyên nhân đầu tiên làm cho con người suy đồi. Kính bạch Đức Thế Tôn, xin Ngài chỉ dạy nguyên nhân thứ nhì đưa con người đến tình trạng suy đồi.

4. Thân thiện với kẻ hư hèn, không thấy gì tốt nơi người đạo đức, người thật lòng vui thú với thói hư tật xấu - đó là nguyên nhân làm cho con người suy đồi.

5. Điều này như vậy, chúng con được học, là nguyên nhân thứ thì làm cho con người suy đồi. Kính bạch Đức Thế Tôn, xin Ngài chỉ dạy nguyên nhân thứ ba đưa con người đến tình trạng suy đồi.

6. Người dể duôi dã dượi, ham vui ở chỗ đông người, không chuyên cần, biếng nhác và nóng nảy - đó là nguyên nhân làm cho con người suy đồi.

7. Điều này như vậy, chúng con được học, là nguyên nhân thứ ba làm cho con người suy đồi. Kính bạch Đức Thế Tôn, xin Ngài chỉ dạy nguyên nhân thứ tư đưa con người đến tình trạng suy đồi.

8. Người giàu có mà không cấp dưỡng cha mẹ già đã quá tuổi xuân xanh - đó là nguyên nhân làm cho con người suy đồi.

9. Điều này như vậy, chúng con được học, là nguyên nhân thứ tư làm cho con người suy đồi. Kính bạch Đức Thế Tôn, xin Ngài chỉ dạy nguyên nhân thứ năm đưa con người đến tình trạng suy đồi.

10. Người giả dối, gạt gẫm một vị Bà La Môn, một vị đạo sĩ ẩn dật hay một đạo sĩ du phương hành khất - đó là nguyên nhân làm cho con người suy đồi.

11. Điều này như vậy, chúng con được học, là nguyên nhân thứ năm làm cho con người suy đồi. Kính bạch Đức Thế Tôn, xin Ngài chỉ dạy nguyên nhân thứ sáu đưa con người đến tình trạng suy đồi.

12. Người có tiền của dồi dào, nhiều vàng, lắm vật thực, nhưng chỉ thọ hưởng riêng mình - đó là nguyên nhân làm cho con người suy đồi.

13. Điều này như vậy, chúng con được học, là nguyên nhân thứ sáu làm cho con người suy đồi. Kính bạch Đức Thế Tôn, xin Ngài chỉ dạy nguyên nhân thứ bảy đưa con người đến tình trạng suy đồi.

14. Người kiêu căng, tự phụ với dòng dõi, với tài sản sự nghiệp hoặc giai cấp mình và khinh khi những người khác - đó là nguyên nhân làm cho con người suy đồi.

15. Điều này như vậy, chúng con được học, là nguyên nhân thứ bảy làm cho con người suy đồi. Kính bạch Đức Thế Tôn, xin Ngài chỉ dạy nguyên nhân thứ tám đưa con người đến tình trạng suy đồi.

16. Người trụy lạc, say sưa rượu chè và phung phí tài sản - đó là nguyên nhân làm cho con người suy đồi.

17. Điều này như vậy, chúng con được học, là nguyên nhân thứ tám làm cho con người suy đồi. Kính bạch Đức Thế Tôn, xin Ngài chỉ dạy nguyên nhân thứ chín đưa con người đến tình trạng suy đồi.

18. Không biết an phận với chính vợ nhà, ăn ở với gái giang hồ và vợ người khác - đó là nguyên nhân làm cho con người suy đồi.

19. Điều này như vậy, chúng con được học, là nguyên nhân thứ chín làm cho con người suy đồi. Kính bạch Đức Thế Tôn, xin Ngài chỉ dạy nguyên nhân thứ mười đưa con người đến tình trạng suy đồi.

20. Người đã quá tuổi xuân xanh, cưới về bà vợ quá trẻ và ăn ở sống chung không phải vì tình thương chăm sóc - đó là nguyên nhân làm cho con người suy đồi.

21. Điều này như vậy, chúng con được học, là nguyên nhân thứ mười làm cho con người suy đồi. Kính bạch Đức Thế Tôn, xin Ngài chỉ dạy nguyên nhân thứ mười một đưa con người đến tình trạng suy đồi.

22. Người tự đặt mình dưới quyền một người đàn bà hay một người đàn ông phung phí, vô độ lượng - đó là nguyên nhân làm cho con người suy đồi.

23. Điều này như vậy, chúng con được học, là nguyên nhân thứ mười một làm cho con người suy đồi. Kính bạch Đức Thế Tôn, xin Ngài chỉ dạy nguyên nhân thứ mười hai đưa con người đến tình trạng suy đồi.

24. Người có ít phương tiện mà nhiều tham vọng, dòng dõi chiến sĩ mà khát khao cần quyền tối thượng - đó là nguyên nhân làm cho con người suy đồi.

25. Thấu rõ những nguyên nhân đưa đên tình trạng suy đồi trên thế gian, bậc Hiền Trí Cao Thượng sống với trí tuệ trong cảnh giới nhàn lạc.



Chú thích:

[1] Sau khi nghe Đức Thế Tôn thuyết giảng thời Pháp đề cập đến những điều kiện dẫn đến hạnh phúc và thịnh vượng, các vị Trời muốn nghe Ngài giảng về những gì có khuynh hướng dẫn đến tình trạng suy đồi. Do đó các Ngài đến hầu Phật và bạch hỏi.



| Thư Mục Tác Giả |

--- o0o ---

Chân thành cám ơn anh Hứa Dân Cường và các thiện hữu đã phát tâm giúp tổ chức đánh máy vi tính; đạo hữu Bình Anson đã gửi tặng phiên bản điện tử bộ sách này.
( Trang nhà Quảng Đức, 02/2002)

Trình bày : Nguyên Hân Ngọc Hạnh

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/10/2024(Xem: 670)
Tứ y pháp (四依法; S: Catuḥpratisaraṇa; E: The four reliances) là 4 pháp phương tiện quan trọng theo quan điểm của Phật giáo Bắc truyền, với mục đích giúp hành giả rõ biết pháp nào nên hoặc không nên nương tựa, nhằm thành tựu giác ngộ, giải thoát.
19/06/2024(Xem: 1254)
Đọc tụng Chú Đại Bi chẳng phải để cầu phước mà nương theo oai lực của ngài Quán Thế Âm Bồ Tát để tạo an vui lợi lạc cho đời. Do đó, theo học hỏi riêng tư: -Khi đến chùa, với tâm Đại Bi bạn sẽ không thấy ai là Phật tử thông minh, ai là Phật tử ngu độn. Bạn sẽ không thấy ai là Phật tử giàu sang, ai là Phật tử nghèo hèn. Bạn sẽ không thấy ai đẹp mà cũng chẳng thấy ai xấu. Bạn nhớ lời Phật dạy trong Kinh Viên Giác, “Không kính người trì giới, không ghét người phá giới, không trọng người học lâu, không khinh người mới học. Vì sao vậy? Tất cả là tính giác. Ví như con mắt sáng, thấy rõ cảnh trước mắt. Cái sáng ấy tròn khắp, không có yêu, không có ghét.”
04/06/2024(Xem: 1966)
“Kiếp xưa ắt có nhân duyên, Nếu không ai dễ chống thuyền gặp nhau”. HT đã giới thiệu, trên 50 năm tôi rời khỏi Huế từ Tết Mậu Thân đi du hóa, tu học phương xa, luôn vọng về quê hương đất Tổ, nơi chôn nhau cắt rốn của Tổ tiên ông bà, nơi đã có nhiều kỉ niệm của thuở ấu thơ tu học tại Huế, sinh hoạt tại Huế, trên 50 năm vắng mặt, chỉ có năm này với tuổi đã 87, năm nay Lễ Phật Đản của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất tổ chức tại Chùa Phật Ân, cử hành sớm vào ngày 12 vừa rồi
04/06/2024(Xem: 4021)
Cùng toàn thể giới tử thọ trì Bát quan trai giới một ngày một đêm tại trú xứ Tăng già-lam Phước duyên, thành phố Huế, hiện diện quý mến. Một ngày một đêm quý vị ở trong Tịnh giới với niềm tin thanh tịnh, kiên cố, bất hoại đối với Tam bảo. Nhờ niềm tin này mà quý vị không để cho Giới pháp của mình bị sứt mẻ ở trong đi, ở trong đứng, ở trong nằm, ở trong ngồi, ở trong sự nói năng, giao tiếp. Quý vị có được niềm tin này là nhờ quý vị nuôi lớn sáu tính chất của Tam bảo, khiến cho ba nghiệp của quý vị được an tịnh, an tịnh về thân hành, an tịnh về ngữ hành, an tịnh về ý hành. Sáu tính chất của Tam bảo, quý vị phải thường quán chiếu sâu sắc, để thể nhập và tạo ra chất liệu cho chính mình, ngay đời này và đời sau. Sáu tính chất của Tam bảo gồm:
30/04/2024(Xem: 3541)
Con người thường hay thắc mắc tại sao mình có mặt ở cõi giới Ta Bà này để chịu khổ triền miên. Câu trả lời thường được nghe là: Để trả nghiệp. Nhưng nghiệp là gì? Và làm sao để thoát khỏi? Then chốt cho câu trả lời được gói ghém trong 2 câu: “Ái bất trọng, bất sanh Ta Bà Niệm bất nhất, bất sanh Tịnh Độ” Có nghĩa là: “Nghiệp ái luyến không nặng, sẽ không tái sanh ở cõi Ta Bà Niệm Phật không nhất tâm, sẽ không vãng sanh về Tịnh Độ”
18/02/2024(Xem: 3703)
Bát Chánh Đạo là con đường thánh có tám chi nhánh: Chánh Tri Kiến, Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng, Chánh Tinh Tấn, Chánh Niệm và Chánh Định. Đây là con đường trung đạo, là lộ trình kỳ diệu giúp cho bất kể ai hân hoan, tín thọ, pháp thọ trong việc ứng dụng, thời có thể chuyển hóa nỗi khổ, niềm đau thành an lạc, giải thoát, niết bàn. Bát Chánh Đạo là Chơn Pháp vi diệu, là con đường đưa đến khổ diệt, vượt thời gian, thiết thực trong hiện tại, được chư Phật quá khứ, Đức Phật hiện tại và chư Phật tương lai chứng ngộ, cung kính, tán thán và thuyết giảng cho bốn chúng đệ tử, cho loài người, loài trời để họ khai ngộ, đến để mà thấy, và tự mình giác hiểu.
07/02/2024(Xem: 7427)
Từ 1983 đến 1985 khi đang ở Singapore, bận bịu với chương trình nghiên cứu Phật giáo tại Viện Phát triển Giáo Trình, tôi được Tu viện Phật giáo Srilankaramaya và một số đạo hữu mời giảng bốn loạt bài pháp nói về một vài tông phái chính của Phật giáo. Các bài giảng được ưa thích, và nhờ các cố gắng của Ô. Yeo Eng Chen và một số bạn khác, chúng đã được ghi âm, chép tay và in ấn để phát miễn phí cho các học viên. Kể từ đó, các bài pháp khởi đi từ hình thức của các tập rời được ngưỡng mộ và cũng được tái bản. Sau đó, tôi nhận thấy có vẻ hay hơn nếu in ấn bốn phần ấy thành một quyển hợp nhất, và với vài lần nhuận sắc, xuất bản chúng để cho công chúng dùng chung.
20/01/2024(Xem: 2735)
Thông thường người ta vào học Phật ít nhiều cũng do có động lực gì thúc đẩy hoặc bởi thân quyến qua đời, hoặc làm ăn thất bại, hoặc hôn nhân dở dang v.v... nhưng cũng không ít người nhân nghe giảng pháp hay gặp một quyển sách khế hợp căn cơ liền phát tâm tu hành hay tìm hiểu học Phật pháp. Phần lớn đệ tử xuất gia hoặc tại gia của Hòa Thượng cũng vì cảm mộ pháp giải của Ngài mà quy y Phật. Quyển vấn đáp này góp nhặt từ những buổi giảng thuyết trong các chuyến hoằng pháp của Hòa Thượng, hy vọng cũng không ngoài mục đích trên, là dẫn dắt người có duyên vào đạo hầu tự sửa đổi lỗi lầm mà giảm trừ tội nghiệp.
19/12/2023(Xem: 9246)
Cách đây chừng 30 năm, Tổ Đình Viên Giác tại Hannover Đức Quốc chúng tôi có nhận được bộ Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh (Taisho Shinshu Daizokyou) bằng Hán Văn gồm 100 tập do cố Hòa Thượng Thích Tịnh Hạnh từ Đài Loan giới thiệu để được tặng. Bộ Đại Tạng Kinh giá trị này do Phật Đà Giáo Dục Cơ Kim Hội xuất bản và gửi tặng đến các nơi có duyên. Phật Đà Giáo Dục Cơ Kim Hội dưới sự chứng minh và lãnh đạo tinh thần của cố Hòa Thượng Thích Tịnh Không đã làm được không biết bao nhiêu công đức truyền tải giáo lý Phật Đà qua việc xuất bản kinh điển và sách vở về Phật Giáo, với hình thức ấn tống bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau như: Hoa Ngữ, Anh Ngữ, Pháp Ngữ, Đức Ngữ, Việt Ngữ. Nhờ đó tôi có cơ hội để tham cứu Kinh điển rất thuận tiện.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]