Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương IV: Asoka- vị hoàng đế Phật tử

22/05/201316:23(Xem: 4945)
Chương IV: Asoka- vị hoàng đế Phật tử

A DỤC VƯƠNG (ASOKA)

CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP

THÍCH TÂM MINH

---o0o---

Chương IV

Asoka - VỊ HOÀNG ĐẾ PHẬT TỬ

Trong các chương trước chúng ta đã mô tả khá đầy đủ về Asoka, vương quốc Maurya của ông cũng như các chính sách mà vị vua này đã đề ra nhằm điều hành quốc gia to lớn của mình và thiết lập quan hệ hòa hiếu với các nước láng giềng. Tiếp theo chúng ta sẽ xem xét vị hoàng đế này trong vai trò một Phật tử, những cống hiến của ông đối với Phật giáo; Asoka trong vai trò một Pháp vương (Dharmaràja) , theo đuổi lý tưởng Chánh pháp (Dharma) và cai trị bằng Chánh pháp; Giáo pháp của Asoka ; và đặc biệt ảnh hưởng Phật giáo trong đường lối trị quốc của ông.

Có một thời các học giả đã tỏ ra lúng túng không biết Asoka là ai và tín ngưỡng hay tôn giáo mà ông theo đuổi là gì. [142]Ngày nay với số lượng thông tin thu nhập được từ các nguồn sử liệu văn học và đặc biệt là tù khoa khảo cổ học, việc xác định thân thế và sự nghiệp của vị hoàng đế này không còn là vấn đề khó khăn. Các truyền thuyết và sử liệu khác nhau đều thống nhất Asoka là một Phật tử, mặc dù có vài sai khác nhỏ về vị thầy đầu tiên đã ảnh hưởng đến việc cải giáo của ông. Edward Thomas cho rằng Asoka từng là tín đồ Kỳ Na giáo trước khi trở thành một Phật tử, [143]nhưng theo sử liệu Tích Lan thì trước khi quy y Tam bảo, Asoka, giống như cha mình, theo tín ngưỡng Bà-la-môn. Trong chỉ dụ ghi ở tiểu bia ký I, Asoka thông báo với chúng ta các giai đoạn tiếp cận Phật giáo của ông và tự nhận là đệ tử Phật (upàsika).trong bia ký Bhabrù, Asoka khẳng định niềm tin đối với Phật, Pháp, Tăng, tuyên bố giáo pháp của đức Phật là khéo thuyết, đồng thời nêu rõ bảy bài kinh trong số các kinh điển Phật giáo mà ông cho là quan trọng và khuyên tất cả Tăng, Ni, nam nữ Phật tử cần phải thường xuyên đọc tụng và thực hành. Ở bia ký VIII và trụ đá Rummindeì, Asoka là nhà chiêm bái Phật tích. Trụ đá Nigliva đánh dấu tấm lòng ngưỡng mộ Phật pháp của Asoka qua việc trùng tu bảo tháp đức Phật Câu Na Hàm Mâu Ni (Kanakamana) .Asoka hiện rõ trong các trụ đá Sàrnàth, Kauśàmbì và Sàñchì là người bảo vệ Phật pháp bởi lời tuyên bố tẩn xuất những ai gây chia rẽ Tăng già. Truyền thuyết Ấn Độ và ký sự của các nhà chiêm bái Trung Hoa xem Asoka là người xây dựng nhiều chùa tháp Phật giáo và là nhà bảo trợ chính của phái Nhất thiết hữu bộ (Sarvàtisvàda). Truyền thống Tích Lan gắn Asoka với hội nghị kiết tập lần thứ ba và công tác truyền bá Phật pháp đánh dấu sự phát triển của đạo Phật ở bên trong và bên ngoài lục địa Ấn Độ.

I.Các truyền thuyết về sự cải giáo của Asoka :

Các tài liệu và truyền thuyết liên quan không thống nhất với nhau về bưóc đầu Asoka tiếp cận Phật giáo. Theo tài liệu Mahàvamsa thì Nigrodha là vị tu sĩ Phật giáo đầu tiên đã cảm hóa Asoka từ tín ngưỡng Bà-la-môn sang đức tin Phật giáo. Truyền thuyết này nói rằng Nigrodha là con trai Sumana, anh trai Asoka, người bị Asoka sát hại trong cuộc chiến tranh giành ngôi vị vương triều Maurya. Khi Sumana bị sát hại, mẹ của Nigrodha khi ấy đang mang thai ông bị buộc phải rời hoàng cung sinh sống trong một ngôi làng dành cho cư dân giai cấp hạ lưu. Vào ngày rời hoàng cung, bà hạ sinh Nigrodha, đứa bé có nhiều dấu hiện đặc biệt lúc chào đời và bảy năm sau xuất gia thành một tu sĩ Phật giáo. Một hôm, sa-di trẻ Nigrodha đi ngang qua hoàng cung và lọt vào tầm mắt của Asoka bởi dáng vẻ thánh thoát và trầm tỉnh lạ thường. Asoka cảm thấy hoan hỷ, cho mời vị sa-di nhỏ tuổi vào hoàng cung và bảo : “ Con thân, hãy chọn chổ ngồi mà con nghĩ là thích hợp.” Nigrodha liếc nhìn ngai vàng đang bỏ trống và Asoka hiểu ra rằng vị sa-di trẻ này có ý muốn trở thành chủ nhân của hoàng cung. Ông dắt tay Nigrodha và đặt cậu bé ngồi lên ngai vàng, sau đó thết đãi vị sa-di các món ăn đặc biệt dành riêng cho ông. Sau buổi tiếp đãi trang trọng, Asoka hỏi vị sa-di trẻ về giáo lý của đức Phật và Nigrodha nói cho ông về Appamàda, nêu rõ lòng nhiệt thành mến đạo đưa đến kết quả bất tử và thái độ xem thường đạo lý dẫn đến khổ đau sinh tử. Cảm kích bởi lời dạy này, Asoka tuyên bố từ bỏ tín ngưỡng Bà-la-môn và chấp nhận giáo lý của đức Phật. Sự kiện xảy ra vào năm thứ tư kể từ khi Asoka chiếm ngai vàng Pàtaliputra, tức vào năm Asoka đăng quang , khoảng 270 hay 269 trước Tây lịch.

Nhưng trong khi truyền thuyết Mahàvamsa xem Nigrodha là người đầu tiên chuyển hóa Asoka thành một Phật tử và Moggaliputta Tissa được xem là vị thầy thứ hai của ông, thì tài liệu do Huyền Trang (Yuan Chwang) cung cấp cho rằng, chính trưởng lão Upagupta là người đã chuyển hóa tín ngưỡng của Asoka. Theo Huyền Trang, Asoka gặp Upaguta sau sự kiện ông phá bỏ chế độ ngục tù dã man do ông lập ra ở Ujjain. Tài liệu Aśokàvadàna đề cập việc Asoka cho thiết lập hệ thống lao tù ở Pàtaliputra (Huyền Trang bảo là ở Ujjain) được mệnh danh là địa ngục trần gian bởi những ai đã rơi vào đây thì không còn cơ may sống sót. Một hôm , có vị tu sĩ tên Balapandita vô tình bưóc vào cửa nhà lao thì liền bị các cai tù tống giam vào ngục. Mấy ngày sau Balapandita bị ném vào vạc dầu đang cháy sôi sục nhưng không hề bị thương tổn. Sự việc đến tai Asoka, ông liền đến hiện trường xem xét và bị cảm kích bởi cảnh tượng phi thường và lời khuyên giáo của tu sĩ Balapandita. Ông bắt đầu theo đuổi tôn giáo chân chính và từ bỏ con đường tội ác. Ngục tù được phá bỏ và các cai tù hung ác bị thiêu sống .[144]

Như vậy, cứ theo lời Huyền Trang thì Asoka gặp Upagupta sau khi chế độ ngục tù được phá bỏ, nghĩa là sau khi Asoka đã được Balapandita cảm hóa. Do đó, nếu bảo Upagupta là người đầu tiên chuyển hóa Asoka thì điều đó hoàn toàn trái với những gì được mô tả trong truyền thuyết Aśokàvadàna. Lại nữa, theo khảo cứu của Waddell thì Upagupta của Huyền Trang không ai khác chính là Moggaliputta Tissa của tài liệu Mahàvamsa ,[145]Bởi vậy nếu cho rằng Upagupta hay Moggaliputta là người đầu tiên chuyển hóa tín ngưỡng của Asoka thì nhận định như vậy không phù hợp với tài liệu Mahàvamsa xem Nigrodha là người thầy đầu tiên của Asoka. Tài liệu do Huyền Trang cung cấp cũng không thống nhất với Mahàvamsa về sự kiện Asoka cho xây dựng bảo tháp tôn thờ xá lợi Phật ở khắp nơi trong vương quốc của ông. Theo Huyền Trang thì do lời khuyên của Upagupta, Asoka cho triệu tập các thợ giỏi trong nước và ra lệnh cho xây dựng các bảo tháp khắp nơi trong xứ sở của mình nhằm tôn thờ xá lợi đức Phật. Các xá lợi này được lấy ra từ tám ngôi bảo tháp gốc và được phân ra tôn thờ tại các bảo tháp mới được xây dựng. Tuy nhiên theo tài liệu Mahàvamsa [146]thì sau khi được Nigrodha cảm hóa, Asoka nhân một buổi thết đãi chư tăng tại hoàng cung đã hỏi xem giáo lý của đức Phật có bao nhiêu pháp môn. Khi biết rằng giáo lý bậc Đạo sư gồm 84.000 pháp môn, Asoka quyết định cứ mỗi pháp môn của bậc Đạo sư sẽ được cúng dường bằng một bảo tháp. Ông hạ chỉ cho quan lại các địa phương lo việc xây dựng 84.000 bảo tháp tại nhiều thành phố khác nhau của Ấn Độ, riêng ông chịu trách nhiệm xây dựng tinh xá Asoka (Aśokàràma) tại kinh đô Pàtaliputra.

Tài liệu bia ký và trụ đá không hé cho chúng ta bất kỳ thông tin nào về các đạo sư đầu tiên đã ảnh hưởng đến việc cải giáo của Asoka. Các bia ký và trụ đá của ông chỉ thông báo việc Asoka tín ngưỡng Tam Bảo, tự nhận là đệ tử Phật cùng một số Phật sự mà ông đã làm với tư cách là một hoàng đế Phật tử. Theo các truyền thuyết Ấn Độ, Tích Lan và tài liệu của Huyền Trang được nêu trên thì ba nhân vật quan trọng đã ảnh hưởng đến cuộc đời và sự nghiệp của Asoka là Nigrodha, balapandita và Moggaliputta Tissa hay Upagupta, gọi theo truyền thuyết Ấn Độ và tài liệu của Huyền Trang. Tài liệu Tích Lan lưu giữ trong tác phẩm Mahàvamsa xem Nigrodha là người đầu tiên cảm hóa đức tin của Asoka, tuy nhiên càng về sau vai trò Nigrodha càng mờ dần và nhường chỗ cho Moggaliputta Tissa trong vị trí bậc thầy tinh thần của Asoka. Tài liệu Bắc truyền chép trong tác phẩm Aśokàvadàna cũng cho thấy Moggaliputta Tissa hay Upagupta là nhân vật quan trọng đối với Asoka. Mahàvamsa nói đến việc hai người con Asoka, Mahendra và Sanghamitra, xuất gia trở thành hai tu sĩ tài đức nhờ ảnh hưởng của Moggaliputta Tissa .[147]Truyền thuyết Ấn Độ ghi nhận rằng sau khi thực hiện xong công trình xây dựng các bảo tháp, Asoka tỏ ý muốn du hành chiêm bái các thánh tích Phật giáo và ông cho mời Upagupta đang sống ẩn cư tại núi Urumunda gần Mathura để thực hiện ý định của mình.Upagupta do đó trở thành người hướng dẫn của nhà vua trong cuộc hành trình này.[148]

Trong sử liệu Tích Lan , tên tuổi Moggaliputta Tissa gắn liền với nhiều Phật sự quan trọng được tiến hành dưới sự bảo trợ của Asoka. Trước hết là công tác thanh tịnh hóa tổ chức Tăng già đang ở trong thời kỳ phân hóa và chia rẽ trầm trọng bởi danh vọng và lợi dưỡng. Mahàvamsa thuật rằng với sự quy ngưỡng Phật giáo của Asoka, chùa chiền được xây dựng khắp nơi và tăng sĩ Phật giáo được cung phụng đầy đủ các tiện nghi vật chất. Những người ngoại đạo bị tổn thất danh lợi liền tìm cách xâm nhập Tăng già. Số lượng ngoại đạo xuất gia tu Phật ngày càng lớn, tập quán và kiến giải củ của họ khiến ảnh hưởng đến thanh danh và uy tín của giáo hội. Các bậc chân tu không chấp nhận sinh hoạt chung với các tăng sĩ gốc ngoại đạo. Tranh chấp nổ ra ngày càng gay gắt trong tổ chức Tăng già đến độ các lễ Bố tát (Uposatha) và Tự tứ (Pavàranà) đã không được tiến hành trong vòng bảy năm.

Tài liệu này nói rằng Asoka hết sức lo lắng cho hiện trạng của giáo hội nên ông đã cho triệu hồi Moggaliputta Tissa về kinh đô Pàtaliputra nhằm tìm giải pháp cho vấn đề. Được Moggaliputta gợi ý, Asoka cho triệu tập tăng chúng tại tinh xá Asoka (Aśokàràma) để tiến hành thanh lọc Tăng già. Biện pháp thanh lọc được thực hiện bằng cách chất vấn các tu sĩ Phật giáo về giáo lý của bậc Đạo sư. Những ai cho rằng Phật giáo chủ trương lý thuyết linh hồn bất tử hay các vấn đề tương tự thì liền bị trục xuất khỏi Tăng già. Chỉ những ai nói rằng bậc Đạo sư chử trương giáo lý phân tích (vibhajjavàda) thì mới được giữ lại trong giáo hội. Truyền thuyết này nói rằng 60.000 tăng sỉ gốc ngoại đạo đã bị buộc phải hoàn tục sau sự kiện thanh lọc Tăng già và giáo hội trở lại các sinh hoạt thanh tịnh. Tài liệu Mahàvamsa ghi nhận thêm rằng sau khi giáo hội trở lại thanh tịnh, Moggaliputta chọn 1000 Tỷ-kheo thông suốt giáo lý nhằm đọc tụng và kiết tập tam tạng, công việc được hoàn tất sau chín tháng, riêng Moggaliputta, cho ra đời tập Kathàvatthu đánh đổ các quan điểm sai quấy của ngoại đạo. Thành công của hội nghị kiết tập kinh tạng lần này được đánh dấu bởi sự kiện các phái đoàn truyền giáo sau đó lần lượt được gởi đi nhiều quốc gia nhằm mục đích phổ biến Chánh pháp. Theo B.Jinananda, các đoàn truyền giáo đã được gởi sang các quốc gia, xa xôi ở châu Á, châu Phi và châu Âu.[149]

Nư vậy, từ các thông tin trên ta có thể nói rằng mặc dù Nigrodha (hay Balapandita) là người đầu tiên cảm hóa đức tin của ông, chính Moggaliputta Tissa đóng vai trò quan trọng trong cuộc đời và sự nghiệp của Asoka. Asoka trở nên nổi tiếng với nhiều hoạt động tôn giáo và văn hóa một phần nhờ công lao của Moggaliputta Tissa.

II. Sự ngưỡng mộ Phật giáo của Asoka :

Các bia ký va truyền thuyết nói rất nhiều về tấm lòng nhiệt thành của Asoka đối với tôn giáo mà ông vừa mới quy ngưỡng. Theo các tài liệu này thì sau khi quy y Tam bảo, Asoka dành nhiều tình cảm ưu ái cho tôn giáo của mình. Trước hết , trong các bia ký, Asoka tự nhận là đệ tử Phật (upàsika), [150]khẳng định niềm tin và bày tỏ lòng tôn kính của mình đối với Tam bảo, Phật, Pháp, Tăng.[151]Ông đối đãi nồng hậu với chư tăng và khuyên thần dân có thái độ tương tự đối với hàng xuất gia. Truyền thuyết Tích Lan thuật rằng sau khi được Nigrodha cảm hóa, mỗi ngày Asoka đón tiếp hàng vạn tu sĩ Phật giáo đến thọ trai và nói pháp tại hoàng cung. Theo tài liệu này thì mỗi ngày Asoka phải chi hết 40.000 tiền vàng cho việc thết đãi 60.000 tu sĩ Phật giáo. Tác phẩm Samantapàsàdika [152]nêu con số Asoka dành ủng hộ cho giáo hội Phật giáo mỗi ngày lên tới 500.000 tiền vàng, được chia như sau: 100.000 dành cho Nigrodha chi tiêu các Phật sự; 100.000 dành cho việc mua sắm hương hoa cúng dường các điện Phật; 100.000 dành cho việc hoằng pháp lợi sanh; 100.000 dùng cung cấp các tiện nghi vật chất cho các tăng sĩ; 100.000 dành cho việc điều trị các tu sĩ đau ốm. Tài liệu Bắc truyền còn đi xa hơn trong việc mô tả tấm lòng ngưỡng mộ Phật giáo của Asoka bằng cách thuật câu chuyện rằng sau khi hoàn tất công trình xây dựng các bảo tháp, Asoka hiến tặng toàn bộ vương quốc của mình cho Tăng già và rồi ông đã ba lần mua lại nó từ giáo hội. Trong ký sự của mình, Pháp Hiển (Fa-hsien) nhắc lại chuyện này và nói thêm rằng Asoka đã cho xây một tòa tháp lớn ở Pàtaliputra và một trụ đá gần bên cạnh trên đó ghi rằng “ Asoka đã hiến tặng toàn cõi Diêm Phù Đề (Jambudvìpa) cho giáo hội Tăng già và rồi đã xin chuộc lại bằng tiền. Ông đã tặng đi và chuộc lại vương quốc của mình trong ba lần.” [153]

Asoka cũng biểu lộ tấm lòng ngưỡng mộ Tam bảo của mình bằng cách tự thân chiêm bái các thánh tịch, lập các bia ký và trụ đá tại các địa danh Phật giáo và cho xây dựng nhiều bảo tháp nhằm tôn thờ xá lợi và xiển dương Phật pháp. Bia ký VIII ghi rằng mười năm sau khi lên ngôi, Asoka hành hương chiêm bái thánh tích Bodhgayà, chỗ đức Phật giác ngộ, thăm viếng và tặng quà cho các Sa-di và Bà-la-môn. Một số tranh điêu khắc tìm thấy ở các cổng đại bảo tháp Sàñchì xác nhận các sự kiện được nêu trong tài liệu bia ký Asoka và các truyền thuyết Tích Lan và Ấn Độ. Bức tranh trên cổng phía đông đại bảo tháp Sàñchì vẽ cây Bồ đề và ngôi bảo tháp Bodh-Gayà ở chính giữa. Bên trái là một đám đông các nhạc công và các tín đồ mang các bình nước. Bên phải vẽ cảnh nhà vua Asoka và hoàng hậi Tisyaraksità đang rời kiệu voi và đảnh lễ câ Bồ đề. Bức tranh điêu khắc trên cổng phía nam đại bảo tháp mô tả cuộc viếng thăm bảo tháp Ràmagrama của Asoka. Bên phải bức tranh vẽ cảnh vua Asoka đang ở trên một cỗ xe ngựa theo sau là một đoàn tùy tùng, bên trái là cảnh các loài rồng (nàga) đang lễ bái ngôi bảo tháp.

Trụ đá Nigliva thông báo mười bốn năm kể từ lúc đăng quang, Asoka cho xây rộng gấp đôi ngôi bảo tháp tôn thờ đức Phật quá khứ Kanakamuni và sáu năm sau, tức hai mươi năm sau khi lên ngôi, nhà vua ngự giá lễ bái ngôi bảo tháp và cho dựng một trụ đá tại đây. Trụ đá Rummindeì cho hay hai mươi năm sau khi đăng quang, hoàng đế Priyadarśì ngự giá chiêm bái chỗ đức Phật đản sanh, cho dựng một trụ đá và giảm tô thuết cho dân làng Lumbinì “ bởi đức Thế Tôn đã ra đời tại đây.” Theo tài liệu Bắc truyền [154]thì sau khi cho xây dựng các bảo tháp tôn thờ xá lợi Phật khắp nơi trong nước, Asoka đã thực hiện chuyến hành hương chiêm bái các thánh tích Phật giáo dưới sự hướng dẫn trực tiếp của Upagupta. Tài liệu này mô tả khá chi tiết về cuộc hành trình của Asoka:

Trước tiên, đoàn đến thăm vườn Lumbinì, chỗ đức Phật đản sanh. Nhà vua tặng 100.000 tiền vàng cho dân chúng vùng này và cho xây dựng một bảo tháp (Stùpa) tại đây. Sau đó đoàn viếng thăm Kapilavastu, quê hương của đức Phật. Tiếp theo phái đoàn đến Bodhayà, chiêm bái gốc cây Bồ đề, chỗ đức Phật giác ngộ, tại đây nhà vua trao tặng số tiền hơn 100.000 tiền vàng vá cho xây dựng một điện Phật (Chaitya) Các địa danh tiếp theo mà đoàn hành hương đến chiêm bái gồm Rishipatana hay Ispatana gần Banares, chỗ đức Phật thuyết bài pháp đầu tiên gọi là “ Chuyển vận bánh xe Chánh pháp” (Dhammacakkappavattana) , và kusinagana, nơi bậc Đạo sư trút hơi thở cuối cùng hay nhập niết bàn. Tại hai điểm này Asoka cũng biểu lộ sự tôn kính của mình bằng cách cúng dường tiền vàng và xây dựng các bảo tháp như ông đã làm đối với hai thánh tích trước. Ở Sravasti, đoàn viếng thăm tịnh xá Jetavana, nơi đức Phật đã từng sống và thuyết giảng Chánh pháp trong một thời gian dài, chiêm bái bảo tháp ba vị đại đệ tử của đức Phật là Xá Lợi Phất (Sàriputra) Mục Kiền Liên (Maudgalàyana) và Đại Ca Diếp (Maha Kasyapa). Chuyện kể rằng khi nhà vua viếng thăm bảo tháp tôn giả Vakkula, ông chỉ cúng một tiền đồng bởi nghe đâu lúc sinh thời vị tôn giả này đã gặp nhiều trắc trở trên con đường tu tập và không làm nhiều việc công đức, trong đó tại bảo tháp tôn giả Ànanda, quà tặng của hoàng gia lên tới 6.000 tiền vàng.

Truyền thống Nepal đề cập sự kiện Asoka hành hương xứ Nepal dưới sự hướn dẫn của Upagupta và nói rằng ông đã cho xây dựng một bảo tháp (stupa) tại trung tâm thành phố Patan, cách Katmandu hai dặm về hướng đông nam, và bốn bảo tháp khác tại bốn địa điểm chính của thành phố mà nay còn dấu vết.[155]

Trong khi tài liệu bia ký chỉ đề cập việc Asoka cho xây rộng gấp đôi ngôi bảo tháp tôn thờ đức Phật quá khứ Câu Na Hàm Mâu Ni (Kanakamana) đã có từ trước và chứng cứ khảo cổ học xác nhận đại bảo tháp Sàñchì và bảo tháp Bharhut thuộc thời đại của ông, [156]các truyền thuyết nói rằng Asoka đã cho xây dựng khắp nơi trong vương quốc của mình 84.000 bảo tháp nhắm tôn thờ xá lợi Phật. Dù con số rất lớn và mang tính rất tượng trưng, các truyền thuyết đề cập các bảo tháp do Asoka cho xây dựng không phải không có cơ sở. Trong ký sự của mình, Pháp Hiển dành nhiều trang viết để mô tả tập tục tôn thờ bảo tháp xá lợi ở Ấn Độ, Tích Lan và nói đến nhiều bảo tháp do Asoka xây cất ở nhiều nơi khác nhau của Ấn Độ. Huyền Trang, nhà chiêm bái và học giả Trung Hoa đến Ấn Dộ vào các thập niên đầu thế kỷ thứ bảy, bảo rằng ông đã trông thấy nhiều bảo tháp cổ của Asoka ở Ấn Độ và ở bên ngoài các biên giới phía bắc Ấn Độ. [157]Theo tài liệu Mahàvamsa thì sau khi được Nigrodha cảm hóa, Asoka đã sai xây dựng 84.000 bảo tháp tại nhiều thành phố và địa phương khác nhau, riêng ông chịu trách nhiệm xây dựng tinh xá Asoka (Aśokàràma) tại kinh đô Pàtaliputra. Tất cả công trình này được hoàn tất trong thời gian ba năm. [158]Theo Huyền Trang thì do lời khuyên của Upagupta, Asoka cho triệu tập các nghệ nhân trong nước và ra lệnh cho xây dựng các bảo tháp ở khắp nơi trong vương quốc của mình nhằm tôn thờ xá lợi Phật .[159]Truyền thuyết Avadàna nói rằng Asoka muốn phân xá lợi của đức Phật thành 84.000 ngôi bảo tháp vừa mới xây xong nên đã cho khai quật ngôi bảo tháp mà vua A Xà Thế (Ajàtasatru) dùng để tôn thờ xá lợi Phật được hom góp lại từ bảy bảo tháp gốc. Bảo tháp thứ tám tại Ràmagrama do các loài rồng (naga) canh giữ không thể khai quật. Các xá lợi lấy ra từ bảy ngôi tháp này được chia đều và tôn thờ tại 84.000 bảo tháp vừa mới xây dựng. [160]Truyền thuyết Avadàna bằng văn kệ nêu con số bảo tháp do Asoka xây dựng còn lớn hơn nhiều so với truyền thuyết Avadàna viết theo thể loại văn xuôi. Theo tài liệu này thì 3.510 triệu bảo tháp đã được xây cất do yêu cầu của dân chúng Taxila và 10.000.000 bảo tháp khác được xây ở các bờ biển bởi các loài dạ xoa (yaksha). [161]

Một bằng chứng khác nói rõ tấm lòng ngưỡng mộ Phật pháp của Asoka là việc ông sẵn sàng để cho bà con và con cháu mình xuất gia phục vụ đạo pháp và riêng ông cũng từng sống với Tăng già. Tài liệu Tích Lan thuật rằng bốn năm sau khi lên ngôi, em trai Asoka là Tisya, phó vương xứ Ujjain, cháu trai và là con rể Agni-Brahmà và cháu ngoại ông Sumana đều xuất gia đầu Phật. Sau khi Tisya xuất gia, chức phó vương Ujjain bọ bỏ trống, bấy giờ Asoka định cử con trai Ujjain nhưng Mahendra và cả Sanghamitra nữa đều tỏ ý xuất gia dưới sự dẫn dắt của Moggaliputta Tissa. [162]Tên tuổi của Mahendra. Sanghamitra và Sumana gắn liền với lịch sử Phật giáo Tích Lan . Mahendra và Sumana có công rất lớn trong việc giới thiệu Phật giáo vào Tích Lan, trong khi Sanghamitra mở đường cho sự ra đời của giáo hội Tỷ-kheo ni tại đây.

Các học giả nêu nhiều ý kiến khác nhau xoay quanh lời tuyên bố của Asoka về việc hơn một năm ông gần gũi Tăng già. Trong tiểu bia ký I, Asoka bảo rằng hơn hai năm rưỡi làm một đệ tử cư sĩ (upàsika) ông đã không cố gắng nhiều, nhưng hơn một năm gần gũi Tăng già ông đã nỗ lực rất lớn. Theo K.Hazra, câu nói này ngụ ý rằng khi Asoka trở thành một Phật tử ông đã không tha thiết đối với Phật giáo và đã không nỗ lức làm bất cứ điều gì cho tôn giáo này. Nhưng khi gần gũi với Tăng già ông đã làm mọi thứ cho sự phát triển của Phật giáo. [163]B.M. Barua cho rằng sự chuyển sang tín ngưỡng Phật giáo của Asoka được bắt đầu kể từ khi ông tiếp cận hay gần gũi Tăng già .[164]Nói khác đi, Barua cho rằng chỉ sau khi Asoka tiếp xúc và gần gũi Tăng già như bia ký của ông đã nói thì lòng tin Phật của ông mới bắt đầu lớn mạnh. R.Mookerji nêu nhận xét tương tự : “ Trước trận chiến Kalinga, nghĩa là khoảng 265 trước Công nguyên, Asoka đã là một cư sĩ Phật tử. Ông duy trì tín ngưỡng này từ 265 đến 262, khi lòng tin Phật của ông trở nên mạnh mẽ hơn do kết quả sự hối hận về những thảm cảnh ông đã gây ra trong trận chiến Kalinga và chính điều này đã khiến ông trở nên gần gũi Tăng già.” [165]

Ý kiến của ba học giả này chỉ đúng một phần, tức là sau hơn một năm gần gũi Tăng già đức tin Phật giáo của Asoka càng trở nên mạnh mẽ. tuy nhiên nếu cho rằng, như quan điểm của K. Hazra, Asoka không tha thiết đối với Phật giáo và không nỗ lực làm bất cứ điều gì thì cho tôn giáo này khi trở thành một cư sĩ Phật tử thì một nhận định như vậy không hoàn toàn hợp lý. Xét về mặt tâm lý, Asoka là một người rất nhạy cảm và năng động. Bằng chứng là ngay sau chiến thắng Kalinga ông đã nhận ra nỗi bất hạnh của những kẻ chiến bại và tỏ ý hối tiếc về việc xâm lăng của mình. Và ông đã làm ngay những gì có thể làm để bù đắp phần nào sự tổn thất không thể bù đắp đối với một xứ sở bị chiến bại. Các tài liệu liên quan cũng cho thấy Asoka từng là một kẻ hiếu chiến và theo tín ngưỡng Bà-la-môn. Như vậy việc ông trở thành tín đồ Phật giáo chắc chắn không phải là chuyện ngẫu nhiên mà phải vì một lý do nào đấy. Đa số học giả ngày nay đều tin rằng việc hối hận về thảm cảnh chiến trận Kalinga là động cơ khiến Asoka quy ngưỡng Phật giáo và nỗ lực làm điều thiện. Như vậy ta có thể nói rằng Asoka trở thành Phật tử là do động cơ nội tâm. Một người do hối tiếc việc đã qua và mong muốn làm cho tâm hồn mình được thanh thản như Asoka thì không thể không nỗ lực làm ngay điều gì đó để xóa đi ký ức cũ.

Tài liệu Mahàvamsa cũng thông báo cho chúng ta ngay sau khi được Nigrodha cảm hóa (vào năm 270 hay 269 trước Công nguy6en theo tài liệu này),Asoka đã thể hiện mạnh mẽ lòng tin của mình đối với Tam bảo. Ông tiếp đãi nồng hậu tăng sĩ Phật giáo mỗi ngày tại hoàng cung, lắng nghe chư tăng thuyết pháp và tỏ ý xây dựng nhiều bảo tháp tôn thờ xá lợi Phật .D.R .Bhandarkar cũng không đồng tình với quan điểm trên khi cho rằng rất lâu trước khi Asoka chính thức viếng thăm Tăng già (như bia ký của ông đã đề cập), ông đã tiếp đãi 60.000 tăng sĩ Phật giáo mỗi ngày tại hoàng cung và xây dựng 84.000 tinh xá (vihàra) . Bhandarkar bảo lưu quan điểm của Mahàvamsa cho rằng ngay sau khi được Nigrodha cảm hóa, Asoka đã tiếp xúc với Tăng già, bởi vậy, theo ông, “ chúng ta không thể nói rằng nhà vua hơn một năm thăm viếng Tăng già mà đúng hơn là hơn một năm sống với Tăng già.” [166]

Lời tuyên bố của Asoka trong tiểu bia ký I cũng gây không ít tranh luận xoay quanh việc ông có xuất gia trở thành một tu sĩ hay không. Theo một số học giả thì Asoka từng xuất gia làm một tu sĩ Phật giáo. [167]Các học giả này cho rằng lời tuyên bố tiếp cận Tăng già của ông trong bia ký có nghĩa là Asoka đã nhập Tăng già làm tu sĩ ở vào một giai đoạn nào đó trong cuộc đời của ông.[168]Nhận định này được củng cố bởi truyền thuyết Divyàva-dàna nói rằng lúc về già Asoka xuất gia và trở thành một vị Bích Chi Phật (Pratyeka Buddha) [169]Nghĩa Tịnh (I-tsing) cũng nói đến việc ông từng thấy một pho tượng Asoka mặc áo cà sa khi ông viếng thăm thánh tích Phật giáo Ấn Độ.[170]Tuy nhiên không một chứng cứ nào trong các bia ký cho thấy Asoka rời bỏ vương vị và theo tài liệu Tích Lan [171]thì Asoka mất sau khi trị vì được 37 năm. Theo các thông tin Mahàvamsa và Divyàvadàna thì Asoka lên ngôi năm 270 hay 269 và mất vào năm 232 trước Công nguyên. Như vậy con số 37 hay 38 năm Asoka trị vì mà tài liệu Tích Lan đề cập là khớp với các niên đại nêu trên và chứng tỏ Asoka không rời bỏ ngai vàng cho đến lúc qua đời. tài liệu Aśokàvadàna cũng nói đến sự kiện Asoka không ngừng cúng dường chư tăng cho đến giây phút cuối cùng, mặc dù bị cháu trai là hoàng thái tử Sampadi hay Samprati nhiều phen ngăn cản .[172]

B.M.Barua cho rằng trong bia ký Bhabrù, trụ đá Kauśàmbì và trụ đá Lumbinì, Asoka luôn tỏ rõ là một vị vua và là một cư sĩ đệ tử đức Phật. Theo ông không một nơi nào trong các tài liệu ấy cho hay Asoka rút lui khỏi cuộc đời.[173]Nhưng nếu Asoka không trở thành tu sĩ thì lời tuyên bố hơn một năm gần gũi hay tiếp cận Tăng già của ông cần phải được hiểu như thế nào ? K.Hazra cho rằng ý nghĩa câu nói này có thể được giải thích bởi một đoạn văn trong Luật tạng (Vinaya Pitaka) đề cập trường hợp một người ở điạ vị giữa cư sĩ (upàsika) và một Tỷ -kheo (bhikkhu) được gọi là Bhikkhugatika, Buddhaghosa giải thích rằng Bhikkhugatika dùng để chỉ một người cùng sống trong một tinh xá (vihàra) với các Tỷ-kheo nhưng chưa thọ giới đầy đủ như vị Tỷ-kheo mà đang hướng đến địa vị Tỷ-kheo.[174]

Như vậy theo quan điểm của Hazra thì mặc dù không chính thức trở thành một tu sĩ, Asoka từng có một thời gian sống với Tăng già. Sử gia R.C.Mazumdar nêu ý kiến rằng Asoka không trở thành một tu sĩ Phật giáo nhưng ông đã từng sống với Tăng già hơn một năm.[175]Học giả N.Dutt cũng đồng tình với quan điểm trên khi nói rằng không có một gọi ý nào trong các bia ký của ông và truyền thống Phật giáo tỏ cho thấy Asoka trở thành một Tỷ -kheo. Theo ông, Asoka là một cư sĩ tận tâm và có lẽ đã từng sống một thời gian trong tu viện Phật giáo.[176]Theo D.R.Bhandarkar, Asoka tiếp xúc với Tăng già ngay sau khi được Nigrodha cảm hóa, do đó câu nói của ông trong tiểu bia ký I không có nghĩa là Asoka viếng thăm mà ông đã sống với Tăng già trong thời gian hơn một năm. [177]Kết quả đó, theo Bhandarkar, được đánh dấu bởi bia ký VIII nêu rõ sự kiện rằng bắt đầu từ năm thứ mười trở đi kể từ khi lên ngôi Asoka đã thay thế các cuộc du hành hưởng lạc (vihàra-yàtrà) bằng các chuyến du hành thuyết pháp hay khuyến khích nếp sống đạo đức (Dharma-yàtrà). [178]

III.Những cống hiến của Asoka đối với Phật giáo :

Tấm lòng ngưỡng mộ Phật pháp đã thôi thúc Asoka làm nhiều việc cho tôn giáo này mà chúng ta đã có dịp nêu trên đây. Tiếp theo chúng ta sẽ xem xét một số cống hiến quan trọng khác ông đã dành cho Phật giáo với tu cách la một hoàng đế Phật tử. Trong các trụ đá sàrnàth, Kauśàmbì và Sàñchì, Asoka tỏ rõ là một hoàng đế Phật tử luôn lo lắng cho sự thịnh suy của đạo pháp được thể hiện bởi lời cảnh báo tẩn xuất những ai gây chia rẽ Tăng già (Sangha). Chỉ dụ nhấn mạnh: “ Không một tăng ni nào được phép gây chia rẽ Tăng già . Bất cứ ai, dù là tăng hay ni, cố tình tạo ly gián hay gây chia rẽ Tăng già, sẽ bị buộc mặc áo trắng và bị trục xuất khỏi Tăng già.”

Theo quan điểm của đạo Phật, Tăng già là một thực thể sống động của Phật pháp, Tăng già còn là Phật pháp còn. Nói khác đi, Tăng già tiêu biểu cho tiếng nói của Chánh pháp, đóng vai trò quan trọng trong việc gìn giữ và phát huy Chánh pháp, do đó sự thịnh suy của Chánh pháp tùy thuộc rất lớn vào sự thịnh suy của Tăng già. Gây chia rẽ hay tạo ly gián là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự suy tàn của Tăng già, cũng có nghĩa là suy tàn của Phật pháp. Bởi vậy, việc gây chia rẽ hay phá hòa hợp Tăng được xem là một trọng tội trong giới luật Phật giáo. Đạo Phật nói đến “ngũ nghịch” (pañca-parikuppà) tức năm tội lớn [179]mà bất cứ ai vi phạm thì không tránh được quả báo phải đọa địa ngục, rất hiếm cơ may được trở lại làm người. Trong số năm trọng tội này, gây chia rẽ hay phá hòa hợp Tăng được xếp ở vị trí cuối cùng. Tác ohẩm Cullavagga thuộc luật tạng Pàli (Pàli Vinaya Pitaka) đề cập trường hợp Đề Bà Đạt Đa (Devadatta) vi phạm trọng tội gây chia rẽ Tăng già phải chịu quả báo sanh vào địa ngục (niraya) trong một kiếp (kalpa). [180]Trong bộ luật Pàti-mokkha dành cho tu sĩ Phật giáo, tội danh gâ chia rẽ Tăng già được xếp vào nhóm trọng tội thứ hai gọi là Sanghàdisesà. Sanghàdisesà bao gồm 13 điều luật quy định một vị Tỷ -kheo không được sống chung với tăng chúng nếu vi phạm một trong số 13 điều luật này. Trong 13 điều luật ấy, điều thứ mười và mười một ngăn cấm mọi hành vi gây chia rẽ hay phá hòa hợp Tăng già. Như vậy ta có thể nói rằng những gì được ghi trong các trụ đá Sàrnàth, Kauśàmbì và Sàñchì là hoàn toàn phù hợp với tinh thần giới luật Phật giáo. Các chỉ dụ Sàrnàth,Kauśàmbì và Sàñchì một mặt nói rõ mối quan tâm của Asoka đối với tiền đồ Phật pháp nhưng mặt khác cũng gián tiếp phản ánh một thực tế có lẽ không mấy sáng sủa của sinh hoạt Tăng già vào thời kỳ này. Tài liệu Tích Lan nói đến sự kiện phân hóa trầm trọng xảy ra trong Tăng già và Asoka với tư cách là một hoàng đế Phật tử đã nổ lực rất lớn trong việc cứu vãn tình thế.

Theo tài liệu biên niên sử Tích Lan thì vào những năm đầu triều đại Asoka Phật giáo bị biến nhiễm rất nặng một mặt bởi sự tiếp tục ra đời của nhiều chi phái Phật giáo khác nhau và mặt khác bởi số lượng tu sĩ ngoại đạo gia nhập Tăng già ngày càng đông dẫn đến tình trạng giáo lý đức Phật bị hiểu nhầm và hành trì sai lạc. Việc Asoka quy ngưỡng Phật giáo và đặc biệt sự sủng ái của ông dành cho tôn giáo này đã hấp dẫn các tu sĩ ngoại đạo với số lượng rất lớn đến với tổ chức Phật giáo. Tuy nhiên một khi gia nhập Tăng già, các tu sĩ này vẫn duy trì nếp sống cũ và dẫn giải lời Phật dạy theo quan điểm ngoại đạo. Uy tín và thanh danh của giáo hội bị sút giảm. Các bậc chân tu không chấp nhận sinh hoạt chung với các tu sĩ gốc ngoại đạo. Tranh chấp nổ ra ngày càng gay gắt trong nội bộ Tăng già đến độ các lễ Bố tát (Uposatha) và Tự tứ (Pavàranà) đã không được tiến hành trong suốt thời gian bảy năm. Tài liệu Mahàvamsa thuật rằng mặc dù Asoka đã nỗ lực rất lớn nhằm cứu vãn tình trạng bất đồng, Tăng già đã không thể hòa hợp và thanh tịnh. Sau cùng Asoka buộc phải triệu hồi trưởng lão Moggaliputta Tissa về kinh thành Pàtlaputra để tiến hành việc thanh lọc Tăng già. Theo nguồn tin Mahàvamsa thì 60.000 tăng sĩ gốc ngoại đạo đã bị Asoka trục xuất khỏi Tăng già trong dịp này và giáo hội trở lại các sinh hoạt thanh tịnh. Sự kiện này khẳng định quyết tâm của Asoka trong việc lành mạnh hóa tổ chức Phật giáo.

Tuy nhiên, từ những sự kiện trên ta không thể không thắc mắc phải chăng việc Asoka dành nhiều tình cảm ưu ái cho Phật giáo đã ít nhiều khiến cho tôn giáo này lâm vào cảnh phân hóa? Con số 60.000 tu sĩ ngoại đạo bị tẩn xuất khỏi giáo hội như tài liệu Mahàvamsa mô tả phải chăng chỉ nói lên sự quan tâm của Asoka đối với tiền đồ Phật pháp hay còn phản ánh một sự thực rằng Asoka đã nhận ra sai sót của mình đối với tổ chức Phật giáo và nỗ lực chấn chỉnh ? Rhys Davids cho rằng sự quy ngưỡng Phật giáo của Asoka và sự hào phóng của ông đối với Tăng già là bước thứ nhất trên con đường tụt dốc của Phật giáo và cũng là bước đầu tiên dẫn đến việc Phật giáo biến mất khỏi Ấn Độ. Phản bác quan điểm quy kết nặng nề này của Rhys Davids đã có D.R.Bhandarkar . [181]Tuy thế ta vẫn phải thấy rằng việc Asoka dành quá nhiều ân điển cho Tăng già đã ít nhiều khiến cho Phật giáo rơi vào cảnh phân hóa để rồi sau đó ông đã nỗ lực chấn chỉnh.

Theo các tài liệu Tích Lan thì sau khi quy ngưỡng Tam bảo, Asoka đã dành cho tăng sĩ Phật giáo quá nhiều ân sủng đến độ các tu sĩ ngoại đạo đã tìm cách xâm nhập Tăng già để mong thỏa mãn danh lợi. Số lượng các tu sĩ ngoại đạo gia nhập giáo hội ngày càng đông vượt quá số lượng các tăng sĩ Phật giáo chân chính. Sự kiện này dẫn đến tình trạng giáo lý của đức Phật bị hiểu nhầm và hành trì sai lạc và Tăng già trở nên phân hóa trầm trọng. Bởi sự kiện phân phái vốn đã nảy sinh rất lâu trước thời Asoka và cho đến thời Asoka thì sự việc càng trở nên phức tạp, ta không thể quy kết toàn bộ trách nhiệm phân hóa Tăng già cho Asoka. Tuy nhiên việc Asoka quá sùng tín đối với tôn giáo của mình đã khiến ông khó tránh được sai lầm. Asoka không sai lầm khi tín ngưỡng Phật giáo, nhưng ông sai lầm khi không lường được mức độ lạm phát ở trong tố chức Tăng già do tấm lòng sùng tín thái quá của ông. Việc một nhà vua dành quá nhiều ân sủng cho tăng sĩ là cơ duyên không hay lắm cho sinh hoạt Tăng già bởi từ đây những biểu hiện tiêu cực có thể nảy sinh trong tăng chúng. Asoka đã dành quá nhiều ân điển cho tăng sĩ Phật giáo đến độ nhiều người đã nhầm tưởng Phật giáo là con đường mưu sinh và giáo hội là nơi người ta dễ dàng tìm kiếm danh lợi. Và như vậy ta có thể kết luận rằng sự ra đời của các trụ đá Sàrnàth, Kauśàmbì và Sàñchì cũng như sự kiện thanh lọc Tăng già được nói đến trong tác phẩm Mahàvamsa là kết quả nỗ lực mà Asoka đã làm nhằm bảo vệ sự trong sáng của Phật pháp và nhằm điều chỉnh phần nào sự sai sót của ông trong vai trò một hoàng đế có trách nhiệm bảo đảm sự phát triển ổn định của các tổ chức tôn giáo và xã hội nằm dưới quyền quản lý của ông. Thông tin từ các trụ đá cho hay để giữ cho Tăng già và các đoàn thể xã hội khỏi tình trạng phân hóa, Asoka đã chỉ thị mỗi quan chức Mahàmà tra ở kinh đô Pàtaliputra và ở các nơi khác trong quốc gia phải có trách nhiệm hướng dẫn và thực thi các điều khoản đã được ghi trong các chỉ dụ.

Sau cùng Asoka càng nổi bật trong vai trò một hoàng đế Phật tử bởi hai sự kiện tôn giáo quan trọng mà ông đã trực tiếp bảo trợ và thực hiện liên quan đến lịch sử phát triển Phật giáo. Hội nghị kiết tập kinh tạng lần thứ ba được tổ chức dưới sự bảo trợ của ông nói rõ quyết tâm của Asoka trong việc gìn giữ và bảo vệ sự trong sáng của Chánh pháp, trong khi việc các phái đoàn truyền giáo đi khắp nơi trong nước và sang các quốc gia láng giềng phản ánh ước muốn mở rộng đức tin Phật pháp của ông. Sử liệu Tích Lan thuật rằng sau khi Tăng già trở lại hòa hợp và thanh tịnh, trưởng lão Moggaliputta Tissa tuyển chọn 1.000 Tỷ -kheo tinh thông giáo lý để tiến hành hội nghị kiết tập tam tạng. Hội nghị được tổ chức ở kinh đô Pàtaliputra, đặt dưới sự chủ tọa của Moggaliputta Tissa và do Asoka chính thức bảo trợ. Hội nghị kéo dài trong chín tháng, thảo luận đầy đủ tam tạng (tipitaka) gồm kinh tạng (suttapitaka), luật tạng (vinaya-pitaka) và luận tạng (abhidhammapitaka), riêng trưởng lão Moggaliputta cho ra đời tập Kathà-vatthu đánh đổ mọi quan điểm sai quấy của ngoại đạo. Kết thúc hội nghị, Asoka gởi các phái đoàn truyền giáo sang nhiều quốc gia khác nhau nhằm phổ biến giáo lý của đức Phật. Ngày nay phần lớn các học giả đều cho rằng sự hiện diện hầu như nguyên vẹn của tạng Pàli và sự kiện quốc tế hóa Phật giáo là thành quả nổi bật của hội nghị kiết tập lần này.

Truyền thống Tích Lang hi nhận sự kiện rằng chính trưởng lão Mahinda là người đã đưa Phật giáo vào Tích Lan và mang theo mình các bài kinh được sưu tập trong thời gian hội nghị kiết tập lần thứ ba được triệu tập dưới thời đại đế Asoka. Những bài kinh này đầu tiên được truyền khẩu từ đời này sang đời khác cho đến dưới thời vua Vattagàmani (29-17 trước Công nguy6en) chúng mới được viết ra thành văn bản. theo M. Winternitz thì chínhtạng kinh được sưu tập trong thời kỳ kiết tập lần thứ do Mahinda mang đến Tích Lan và được ghi chép dưới thời vua Vattagàmani là khớp với tam tạng Pàli mà hiện chúng ta đang có .[182]R.F.Gombrich nêu nhận xét tương tự, cho rằng tạng Pàli mà ít nhiều chúng ta có ngày nay hẳn đã có mặt trong thời Asoka và do Mahinda mang đến Tích Lan. Giống như M.Winternitz [183]và W.Geiger,[184]Gombrich rút ra kết luận này trên cơ sở các văn bản giống nhau được tìm thấy giữa tạng Pàli hiện có và bia ký Bhabrù của Asoka. Việc Asoka gởi các phái đoàn truyền giáo đi nhiều nơi trong nước và sang các nước khác được nói đến khá đầy đủ trong các tác phẩm Mahàvamsa, Samantapàsàdikà và được củng cố bởi nguồn tài liệu bia ký liên quan cũng như ký sự của các nhà chiêm bái Trung Hoa. Theo tài liệu Mahàvamsa thì chín phái đoàn truyền giáo đã được gởi đi chín xứ sở sau đây:

1.Phái đoàn do Majjhantika dẫn đầu được gởi đi Kashmir và Gandhàra.

2.Phái đoàn do Mhàraksita dẫn đầu đi Yavana hay xứ sở Hy Lạp.

3.Phái đoàn do Majjhima dẫn đầu đến vùng Himàlaya.

4.Phái đoàn do Dharmaraksita dẫn đầu sang Aparàntaka.

5.Phái đoàn do Mahàdharmaksita dẫn đầu đến Mahàràstra.

6.Phái đoàn do Mahàdeva dẫn đầu sang Mahisamandala hay Mysore.

7.Phái đoàn do Raksita dẫn đầu đi Vanavàsi.

8.Phái đoàn do Sona và Uttra dẫn đầu sang Suvarnabhùmi.

9.Phái đoàn do Mahendra dẫn đầu sang Srilanka.

Tác phẩm Samantapàsàdikà của Buddha-ghosa nhắc lại danh sách các đoàn truyền giáo này và thêm bớt một vài chi tiết như sau ; Majjhantika đến xứ sở Kashmir và Ganghàra, thuyết bài kinh Asìvisùpamà và chuyển hòa 80.000 người theo Phật pháp. Mahàraksita thuyết bài pháp Kàla-kàràma tại xứ sở Yanarattham, hóa độ cho 73.000 người. Majjhima đến Hima-vantapradeśa, giảng kinh Dhammaraksita đến Aparànta, giảng kinh Aggikkhandopamà và quy y Tam bảo cho 37.000 người. Mahàdeva thuyết kinh Devadùta ở Mahim-sakamandala, độ 40.000 người. Raksita giảng pháp thoại Mahà-nàradakassapajàtaka tại Vanavàsi, chuyển hóa 84.000 tín đồ. Sona và Uttara thuyết kinh Brahmajàlà ở Suvarnabhùmi, cảm hóa 60.000 người theo đức tin Phật giáo.

Tài liệu Dìpavamsa cho hay không chỉ một mình Majjhima đến Himàlaya hay Himavanta mà cùng đi với ông còn có Kassapagotta, Dundu-bhissara, Sahadeva và Mùlakadeva. Một số tài liệu viết bằng tiếng Bràhmi cổ thế kỷ thứ nhất hay thứ hai trước Công nguyên được tìm thấy tại các bảo tháp Sañchì có nói đến tên tuổi các vị này. Một văn bản nằm bên cạnh một bình đựng xá lợi được phát hiện ở bảo tháp số 2 ghi rằng : “Đây là xá lợi của các đạo sư, trước hết là A la hán Kassapagotta và A la hán Vàchhi Suvijayata.” [185]Ngoài ra, người ta còn phát hiện thêm bốn bình xá lợi khác co chứa các văn bản ở bên trong . Các văn bản này nói đến danh tánh một số đạo sư mà xá lợi của họ được lưu giữ trong những chiếc bình này, đó là Kassapagotta (Sava-hemavata-àcàriya-dạo sư của dân chúng Hemavata), Majjhima, Hàritìputra, Vàchhi Suvijayata,Mahavànaya, Àpagiva, Kodiniputa, (Kaundiniputra), Kosikiputa, Gotiputa (Gauptiputra) và Mogaliputta (Maudgaliputra).[186]Như vậy, từ nguồn thông tin trên chúng ta có thể nói rằng Kasapagotta và Majjhima là những nhà truyền giáo được phái đến các quốc gia vùng Himàlaya và những vị khác có lẽ là những trưởng lão đã từng tham gia hội nghị kiết tập lần thứ ba được tổ chức dưới thời Asoka.

Theo một số học giả thì Mogaliputta (Maudgaliputra) được nói đến trong các văn bản Bràhmi phát hiện ở Sàñchì chính là Mogaliputta Tissa, chủ tịch hội nghị kiết tập kinh điển lần thứ ba, của sử liệu Tích Lan. Tên tuổi của Majjhima cũng được tìm thấy trên hàng chữ ghi bên ngoài một chiếc bình xá lợi được tìm thấy tại bảo tháp số 11 ở Sonari [187]và Kassapagotta được nói đến trong một văn bản khác phát hiện ở địa điểm tương tự dưới tên gọi Kotiputa.[188]Trong một văn bản khác người ta cũng tìm thấy danh tánh Gotiputa và Dadabhisàra. Tất cả các tài liệu này xác nhận tên tuổi của các nhà truyền giáo thời Asoka, nghĩa là Kassapagotta, Majjhima và Dundudhissara như được nói đến trong các biên niên sử Tích Lan. Điều đáng chú ý là tác phẩm Mahàvamsa đề cập Majjhima là trưởng phái đoàn truyền giáo được gởi tới vùng Himàlaya, trong khi các văn bản phát hiện ở Sàñchì xem Kassapagotta là đạo sư của tất cả dân chúng Himavanta (Sava-hemavata-àcàriya). Phái Phật giáo Hemavata, một chi phái của Phật giáo Thượng tọa bộ (Theravàda) , được xem là ra đời ở Himàlaya và Kassapagotta có thể đã là vị đạo sư chuyển hóa dân chúng xứ sở này theo Phật giáo. D.R.Bhandarkar nói rằng Asoka đã gởi hai phái đoàn truyền giáo, một đến vùng Himàlaya bao gồm Kashmir và Gandhàra và một sang các quốc gia phía tây. Học giả này cho rằng dẫn đầu phái đoàn truyền giáo, một đến vùng Himàlaya là Kassapagotta chứ không phải Majjhima và ông xem Majjhantika, người mà sử liệu Tích Lan bảo là dẫn đầu đoàn truyền giáo đến Kashmir và Gandhàra, không ai khác chính là Majjhima. Theo Bhandarkar, Kassapagotta ,trưởng đoàn truyền giáo được phái đi Kikàlya trong đó Majjhima là một thành viên, đã yêu cầu Majjhima lãnh trách nhiệm truyền bà Phật pháp tại xứ sở Kashmir và Gandhàra.[189]Bhandarkar cũng cho rằng Rakkhita, Dhammarakkita, Mahà-dhammarakkhita và Mahàrakkhita mà tài liệu biên niên sử Tích Lan xem là dẫn đầu các đoàn truyền giáo đi các xứ sở Vannavàsi, Aparàntaka, Mahà-rattha và quốc gia Yavana thực ra không phải là bốn nhân vật đi riêng rẽ mà cùng nằm trong một phái đoàn truyền giáo được gởi sang các quốc gia phía tây Ấn Độ bao gồm Vanavàsi, Aparànta, Mahàrattha và Yonaloka.[190]

Ngoài các tài liệu chữ viết được phát hiện ở Sàñchì, người ta không tìm thấy văn bản nào khác nói đến các nhà truyền giáo dưới thời Asoka và sự kiện phổ biến Chánh pháp của ông như được ghi lại trong các biên niên sử Tích Lan. Mặc dù không lấp đầy các chi tiết của nguồn sử liệu Tích Lan, các văn bản này chứng minh rằng nguồn thông tin sử liệu Tích Lan đề cập sứ mạng truyền giáo của Asoka sau sự kiện kiết tập kinh điển Phật giáo lần thứ ba là hoàn toàn xác thực.T.W.Rhys Davids [191]cũng cho rằng các biên niên sử Tích Lan không những xác nhận mà còn bổ sung cho nguồn thông tin về các đoàn truyền giáo của Asoka.

Theo sử liệu Tích Lan thì sau khi Mahendra đến Anuràdhapura, toàn bộ đảo quốc này dần dần chuyển sang tín ngưỡng Phật giáo và sau cùng được mệnh danh là Dhammdìpa- đảo quốc Chánh pháp. Thành công lớn nhật của phái đoàn truyền giáo do Mahinda dẫn đầu ở Tích Lan là đã biến đất nước này thành căn cứ địa vững chắc của Phật giáo Thượng tọa bộ, nơi lưu giữ khá chân xác các truyền thống và kinh văn của đạo Phật nguyên thủy cho đến ngày nay. Ngoài ra, theo W.Rahula thì bước chân truyền giáo của Mahinda không chỉ mang đến cho Tích Lan một tôn giáo mới mà còn cả một nền văn minh rực rỡ đang ở đỉnh cao của nó. Mahinda đã giới thiệu nghệ thuật và kiến trúc Ấn Độ vào Tích Lan cùng với các mô hình chùa tháp Phật giáo. Ông cũng được xem là cha đẻ của nền văn học Tích Lan.[192]Trong bản sớ giải kinh Trung bộ (Papañcasùdanì) của mình, Buddhaghosa nói rằng Mahinda đã mang sang Tích Lan các sớ giải tam tạng kinh, luật,luận Phật giáo và chuyển dịch ra tiếng Tích Lan vì lợi ích của dân chúng đảo quốc này.

Từ các tài liệu Trung Hoa chúng ta biết rằng Asoka đóng vai trò quan trọng trong việc đưa Phật giáo vào Kashmir. Trong ký sự viết về Asoka, Huyền Trang nói rằng Asoka đã gởi các tu sĩ Phật giáo đến Kashmir nhằm mục đích phổ biến đạo Phật ở đây. Cũng theo Huyền Trang, Asoka đã cho xây dựng nhiều chùa tháp ở Kashmir và hiến tặng toàn bộ xứ sở này cho giáo hội.[193]Các tài liệu Bắc truyền xem Asoka là ủng hộ viên đắc lực của phái Nhất thiết hữu bộ (Sarvàstivàda) có trung tâm sinh hoạt ở Kashmir. Theo sử gia Tây Tạng Tàranàtha, Asoka hộ trì cho các tu sĩ Nhất thiết hữu bộ ở Aparàntaka, Kashmir và Tukhara.[194]

Nguồn tài liệu bia ký và trụ đá Asoka không nhắc đến hoạt động của các đoàn truyền giáo nhưng nói rõ việc Asoka đã gởi nhiều sứ giả đi khắp nơi trong nước và sang nước ngoài nhằm phổ biến đường lối đức trị (Dharma-vijava) của ông . Bia ký XIII ghi chỉ dụ nhấn mạnh nguyên lý đức trị hay sự chinh phục đạo đức (Dharma-vijaya) mà Asoka muốn giới thiệu và mở rộng cho quần chúng không chỉ ở trong nước mà còn ở các quốc gia và dân tộc khác như Yona, Kamboja, Nabhaka, Pitimika, Andhra,Palida, quốc gia Antiocho phía tân bắc do người Hy Lạp cai quản và một số quốc gia Hy Lạp khác kế cận Antiocho, cùng các quốc gia Chola, Pàndya, Satiyaputra, Keralaputra, Tàmpraparnì ở phương nam. Bia ký này còn nói thêm rằng những noi nào các sứ giả không đến được thì quần chúng ở những nơi ấy sau khi nghe chỉ dụ của hoàng đế Devànampiya Priyadaśì hãy theo đuổi và thực hành Chánh pháp (Dharma). D.R.Bhandarkar cho rằng bia ký XIII nói rõ các hoạt động truyền giáo mà Asoka đã tiến hành không chỉ ở khắp nơi trong vương quốc của ông và Tích Lan mà còn ở nhiều nơi khác của Syria, Ai Cập, Macedonia, Epirus và Cyrene. Bhandarkar cũng xem Trung Quốc và Miến Điện là các quốc gia ít nhiều chịu ảnh hưởng đường lối đức trị của Asoka bởi câu nói “ những nơi các sứ giả không đến được” ghi trong bia ký XIII.[195]

So sánh hai nguồn tài liệu, các tài liệu Tích Lan đề cập tên các quốc gia mà Moggaliputta Tissa gởi các đoàn truyền giáo đến truyền bá Phật pháp (Buddhavacana) và tài liệu bia ký Asoka ghi nhận tên các dân tộc mà ông đã gởi các sứ giả đến để giới thiệu đường lối đức trị (Dharmavijava) , E.Frauwaller cho rằng hai tài liệu này đề cập những vấn đề giống nhau từ những cách nhìn khác nhau. Các tài liệu Tích Lan nói đến các quốc gia trong khi các bia ký Asoka đề cập các dân tộc. Do đó, theo Frauwallner, các quốc gia được đề cập bởi các tài liệu Tích Lan phủ kín các xứ sở tương tự được nói đến trong các bia ký Asoka.[196]Lại nữa, tất cả các tài liệu này đều nói đến công tác truyền bá Chánh pháp (Dharma) được khuyến khích và hậu thuẫn bởi Asoka. Các tài liệu Tích Lan xác nhận sự kiện các đoàn truyền bá Phật pháp (Buđha-dhamma) do Asoka bảo trợ, trong khi tài liệu bia ký Asoka nêu rõ công tác truyền bà đường lối đức trị (Dharmavijava) do Asoka chủ trương. Như vậy phải chăng hai nguồn tài liệu cùng ám chỉ một sự kiện nhưng được mô tả dưới hai lăng kính khác nhau ? Vấn đề ở đây là tìm xem tại sao một hoạt động truyền giáo quan trọng như vậy lại không được Asoka cho ghi vào bia ký hay chỉ được đề cập tế nhị dưới hình thức các sứ giả Dhammavijava ? Nghi vấn này được học giả K. Hazra giải đáp đầy đủ hơn nếu chúng ta chứng minh được giáo pháp mà Asoka muốn truyền bá và mở rộng là Phật pháp.

Theo K. Hazra, [197]“ việc Asoka gởi các sứ giả đi nhiều nơi trong nước và sang nước ngoài nhằm mục đích khuyến khích Chánh pháp là một sự kiện quan trọng của lịch sử Phật giáo thế kỷ thứ ba trước Công nguyên. Ước muốn mở rộng Phật pháp của Asoka lớn đến độ các hoạt động truyền giáo của ông không chỉ giới hạn ở Ấn Độ mà còn mở rộng sang các quốc gia láng giềng. Nhờ các nỗ lực này của Asoka mà Phật giáo đã được thiết lập vững chắc ở nhiều nơi trên đất nước Ấn Độ và ở một số quốc gia khác. Asoka là vị hoàng đế Ấn Độ đầu tiên có tầm nhìn và tư tưởng mở rộng giáo lý dạo Phật sang các quốc gia khác và ông đã thành công. Đây quả là một sự kiện đầy ý nghĩa trong lịch sử Phật giáo. Tuy nhiên Asoka đã hết sức thận trọng trong công việc ghi lại những gì ông đã làm cho sự phát triển Chánh pháp. Mặc dù các bia ký của ông chứa đựng nhiều thông tin liên quan đến sự cống hiến của ông đối với Phật giáo, nhưng lạ thay chúng không hề nói đến sự kiện truyền giáo vốn được xem là một trong số các sự kiện quan trọng nhất của lịch sử Phật giáo Ấn Độ cổ đại. Chúng ta có cảm tưởng rằng hoặc là Asoka quyết định không cho ghi lại sự kiện hoặc là ông ngại lưu lại tên tuổi của mình như một nhà truyền bá Phật pháp cho hậu thế. Có lẽ Asoka đã nghĩ rằng những gì ông đã làm đối với Phật giáo là bình thường, không phải là những gì quá đặc biệt nên đã không gnghĩ đến việc cho ghi lại trong các bia ký của ông. Nhưng dù không được nói đến trong các bia ký, chúng ta không có gì nghi ngờ về tính xác thực của toàn bộ câu chuyện liên quan đến các phái đoàn truyền giáo mà các tác phẩm Dìpavamsa và Mahàvamsa đã nói đến. Các biên niên sử này cung ứng cho chúng ta những thông tin giá trị liên quan đến lịch sử văn hóa và tôn giáo Tích Lan cũng như các quốc gia láng giềng. Những gì các tác phẩm này đề cập thường được chứng thực bởi các bia ký và vì thế chúng là nguồn thông tin trung thực và đáng tin cậy. Do đó thông tin biên niên sử Tích Lan nói về các đoàn truyền giáo của Asoka được gởi đi nhiều nơi khác nhau của Ấn Độ và sang nước ngoài hẳn là có giá trị về mặt lịch sử, dù rằng chúng không được nói đến trong các bia ký của ông.”

Sử gia Will Durant cho rằng [198]về phương diện tôn giáo Asoka đã thực hiện được một nhiệm vụ lớn nhất trong lịch sử. trong khoảng hai trăm năm sau khi ông mất, đạo Phật lan tràn khắp Ấn Độ và bắt đầu xâm chiếm châu Á một cách hòa bình. Theo Durant, nếu cho tới ngày này, từ Kandy ở đảo Tích Lan tới Kamakura ở Nhật bản, nét , mặt an tĩnh của đức Thích Ca còn gợi cho người ta khoan hồng với người đồng loại và yêu mến hòa bình, thì một phần là nhờ công lao của một con người đầy mơ mộng- có thể một vị thánh, chưa biết chừng-đã có thời làm vua Ấn Độ. Cũng theo Durant thì công cuộc truyền bá Chánh pháp sang thế giới Hy Lạp do các tu sĩ Phật giáo thực hiện dưới sự hậu thuẫn của Asoka đã giúp cho dân chúng phương Tây sau này dễ chấp nhận luân lý Ki Tô giáo.[199]Riêng đối với châu Á, đạo Phật đã đóng vai trò rất lớn trong việc làm giàu thêm vốn văn hóa của các dân tộc ở đây đến độ các quốc gia Phật giáo châu Á đã không ngừng tìm kiếm và thường lấy làm tự hào nếu họ phát hiện chút dấu vết nào đó, dù rất nhỏ và không bảo đảm cho lắm về mặt lịch sử, cho thấy quốc gia của họ đã có cơ duyên tiếp thu Chánh pháp từ thời Asoka.


[142]James Prinsep đã tỏ ra lúng túng với tước hiệu Priyadarśì của Asoka khi ông nghiên cứu về các bản chữ Bràhmì. Học giả này đã không biết Priyadarśì là ai, thuộc triều đại nào. Chỉ đến lúc Turnour phát hiện từ biên niên sử Tích Lan Piyadasi là tước hiệu hay tên gọi khác của Asoka, cháu nội Chadragupta, thuộc vương triều Maurya thì nhân vật Asoka mới bắt đầu ló dạng (Xem D.R.Brandarkar, Asoka,tr.3)

[143]D.R.Brandarkar, Asoka,tr.69.

[144]V.A.Smith, Asoka,tr.224-25.

[145]JASB,1897,tr.76-84.

[146]V.A.Smith, Asoka, tr.208.

[147]V.A.Smith,Asoka,tr.210.

[148]V.A.Smith,Asoka,tr.226.

[149]P.V.Bapat,2500 years of Buddhism,tr.42.

[150]Tiểu bia ký I.

[151]Bia ký Bhabrù.

[152]SP,I,tr.52.

[153]RBK,tr.80.

[154]V.A.Smith, Asoka,tr.226-28.

[155]EB,II, Fasciscle 2,tr.185.

[156]R.Mookerji, Asoka,tr.81.

[157]EB,II, Fascicle 2,tr.189.

[158]V.A.Smith, Asoka,tr.208.

[159]V.A.Smith ,Asoka,tr.225.

[160]V.A.Smith, Asoka,tr.225-26.

[161]V.A.Smith, Asoka,tr.226.

[162]V.A.Smith,Asoka,tr.210.

[163]RPBAI,tr71.

[164]B.M.Barua ang his Insciptions,tr.215-16.

[165]R.Mơkerji, Asoka,tr.23-24.

[166]D.R.Bhandarkar, Asoka,tr.73-74.

[167]Will Durant chẳng hạn cho rằng Asoka từng mặc áo cà sa trong một thời gian. Xem Nguyễn Hiến Lê, Lịch sử Văn minh Ấn Độ,tr.100.

[168]RPBAI,tr.72-73.

[169]DVY,tr.140-44.

[170]ARBRIMA,tr.73.

[171]V.A.Smith, Asoka,tr.220.

[172]RPBAI,tr.82-83.

[173]B.M.Barua, Asoka and his Inscriptions, tr.262-64.

[174]RPBAI,tr.72.

[175]AIU,tr.75.

[176]N.Dutt,Early Monastic Buddhism,tr.262-64.

[177]D.R.Bhandarkar, Asoka,tr.74.

[178]Như trên, tr.74-75.

[179]Tức giết cha, giết mẹ, giết A la hán, sát thương đức Phật và phá hòa hợp Tăng. (Xem Kinh Bộ Tăng Chi, tập II, tr.546-47, viện NCPHVN, 1996.)

[180]Rhys Davids & H.Oldenberg, Vinaya Texts,part III, tr.254.

[181]D.R.Bhandarkar, Asoka,tr.207-08.

[182]M.Winternitz.AHistory of Indian Literature, tâp II,tr.40.

[183]M.Winternitz,A History of Indian Literature,tr.16.

[184]W,Geiger,Pàli Literature and Language,tr.10-11.

[185]AR,tr.34.

[186]AR,tr.35.

[187]AR,tr.35.

[188]AR,tr.35.

[189]D.R.Bhandarkar,Asoka,tr.150.

[190]D.R>Bhandarkar,Asoka,tr.150.

[191]T.W.Rhys Davis,Buddhist India,tr.301.

[192]W.Rahula, History of Buddhism in Ceylon,tr.59.

[193]DVY,I,tr.269,BSI,tr.138.

[194]STGB,tr.38.GM.I,tr.9.

[195]D.R.Bhandarkar,Asoka,tr.139-40.

[196]E.Frauwallner, The earliest Vinaya and the Beginnings of Buddhist Literature,tr.16-17.

[197]RPBAI,tr.88.

[198]Nguyễn Hiến Lê, Lịch sử Văn minh Ấn Độ,tr.103.

[199]Nguyễn Hiến Lê, Lịch sử Văn minh Ấn Độ,tr.102.

---o0o---

Đánh máy: Kim Thư

Trình bày: Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com 
KHÁCH VIẾNG THĂM
50,000,000