Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bài học thành đạo

08/04/201311:03(Xem: 3688)
Bài học thành đạo

Sakya_Muni_25

Bài Học Thành Đạo

Tâm Minh Vương Thúy Nga

Một mùa Thành Đạo nữa lại về. Thành Đạo là tên gọi của sự kiện chứng ngộ Niết Bàn . Một lầ nữa, lòng chúng ta lại rộn lên niềm hân hoan chào đón ngày Đức Thế Tôn hoàn thành công phu tu tập của Ngài, công phu chuyển đổi vọng tâm để Niết Bàn hiển lộ . Thời điểm Thành Đạo là lúc sao Mai mới mọc, đêm tối vô minh đã tan và ánh sáng trí tuệ đã đến: ánh sáng giải thoát và giác ngộ . Tất cả những sự kiện quan trọng trong cuộc đời Ngài từ Đản Sanh, Xuất Gia , cho đến Tu Khổ Hạnh, chiến đãu vói Ma Vương rồi Thành Đạo, Nhập Dìệt v..v.. Thế Tôn đều để lại cho chúng ta những bài học vô cùng quí giá . Hôm nay muà Thành Đạo đã về, chúng ta hãy cùng nhau đi vào ý nghĩa Thành Đạo và rút ra những bài học tu tập Đạo giải thoát qua thông điệp Thà Đạo của đức Thế Tôn.

Ý nghia thứ nhất của Thành Đạo là : con đường đi đến Giải Thoát là Trung Đạo.Sau khi từ bỏ con đường Khổ Hạnh và Thiền Định Ngoại Đạo, đức Thế Tôn nhập định theo hướng mới ( thiền định Phật Giáo) và đi đến chứng đắc Đạo Vô Thượng . Á dụng bài học này vào cuộc sống, anh chị em chúng ta cũng tránh xa hai thái cực : một bên là quá hăng hái năng nổ, nhiệt tình, một bên là quá giãi đãi, buông lung, phóng dật. Sau k6~i lần tu hoc hay mỗi kỳ Đại Hội, y như rằng chúng ta rất hăm hở về Đơn vị, gia đình riêng . . . áp dụng, truyền đạt ,tích cực đóng góp, xây dựng . . . nhưng cuối cùng thì thường thường là ngọn lửa nhiệt tình ấy đã bị thả nổi, buông lung, cho qua, rời rạc, và đâu lại vào đó . Chúng ta không có kế hoạch để nuôi dưỡng sự tu tập , vun bồi những chủng tử tốt, lọai bỏ những cái xấu v..v.. Chúng ta chưa tự tạo ra thói quen tốt thường soi rọi lại mình và tập cho đàn em chúng ta làm như vậy . Như thói quen ‘ Viết Sổ Việc Thiện’ chẳng hạn , đã có từ những ngày xưa ( bây giờ là Sổ Hiếu, Sổ Hạnh, sổ Dũng ) không được duy trì và nhắc nhở nên chúng ta không tiến bộ về mặt tu tập . Anh Chị em chúng ta cần lưu tâm về việc này để khỏi mang tiếng người con Phật, người Huynh Trưởng trong Gia Đình Áo Lam mà có khi bị Tam Độc chi phối còn mạnh hơn là một người chỉ mới đến với đạo Phật nữa .

Ý nghĩa thứ hai của Thành Đạo là : bằng nổ lực của tự thân, với sự tu tập đúng Pháp, con người có thể giác ngộ ngay tại đời này . Thật vậy, sinh ra là một con người, sống như một con người, Đức Phật đã thành đạt trạng thái giác ngộ bằng chính sự kiên trì và nổ lực cá nhân . Ngài không nói rằng chỉ một mình Ngài có thể thành Phật mà ngài dạy rằng : ‘ Ta là Phật đã thành, các con là Phật sẽ thành’ Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh , nghĩa là tất cả chúng sanh đều có thể tu tập để đi đến giác ngộ giải thoát khỏi phiền não khổ đau . Thế Tôn đã mở ra cho chúng ta một niềm tin thoát khổ. Sự kiện Thành Đạo vì vậy, như là một lời thọ ký cho tất cả chúng sanh sẽ thành Phật trong tương lai . Là con của Ngài, hơn nữa là Huynh Trưởng GĐPT, sau lưng còn có đàn em , chúng ta nguyện nổ lực tinh tấn trong sự tu sửa mình, xứng đáng là con của Như Lai . Như lai có nghĩa là nói gì làm vậy, làm gì nói vậy. Ở đây chúng ta còn học được thêm một bài học sâu sắc về Thân Giáo của người Huynh Trưởng : người Anh, người Chị phải luôn là tấm gương sáng cho đàn em noi theo . Chúng ta không những dạy Phật Pháp cho các em , mà còn phải hành Phật Pháp qua Thân, Miệng, Ý cho các em noi theo ; không chỉ ở Chùa, ở Đoàn , trong giờ dạy . . mà cả ở nhà, ở mọi nơi và trong mọi lúc nữa. Nhiều người nghe nói ‘ Thành Đạo trong hiện kiếp’ thì liền ‘la’ lên rằng ‘ làm sao tu trong 1 kiếp mà thành Phật được ?’ Nhưng họ đã quên rằng Thành Phật trong hiện kiếp không có nghĩa là mới tu trong kiếp này mà đã tu trong vô lương kiếp và kiếp này là kiếp sau cùng , cũng như Thái Tử Tất Đạt Đa vốn là Bồ tát Hộ Minh từ cung Trời Đâu Suất giáng trần vậy.

Một ý nghĩa nữa của ngày Thành Đạo là : nội dung của Thành Đạo là giải thoát, giải thóat đây là giải thoát khỏi Tham ái, Chấp thủ mà không cần thiết phải chạy trốn khỏi cuộc đời . Thạt vậy, tự ngã và lòng ham muốn mãnh liệt nơi ta là ngục tù to lớn nhất giam giữ ta trong sinh tử luân hồi, trong phiền não khổ đau. Trong cuộc sống trước mặt, dù đã có sẵn lý tưởng, châm ngôn . . . . đôi khi cúng ta cũng chán nản đến nỗi thốt lên rằng : làm việc GĐPT là vướng vào phiền não, vừa tốn kém năng lượng, thời gian và tiền bạc . . . Đó là vì chúng ta chưa biết áp dụng bài học này : cái làm cho chúng ta phiền não, tiêu hao năng lượng vô ích không phải là vì sinh hoạt GĐPT mà là vì trong khi sinh hoạt GĐPT , chúng ta còn quá nhiều tham vọng, cố chấp, thị phi .. .. .. Nếu chúng ta biết buông bỏ những thứ đó, ‘đặt những gánh nặng đó xuống’ , nghĩa là làm việc với tâm vô tư , không thành kiến, không phê phán, không kể công . . . thì ta sẽ được thanh thản nhẹ nhàng như lời đức Thế Tôn : ‘ Khi tâm ta thanh tịnh, ta thấy thế giới thanh tịnh’ Cũng thế, với tâm thanh tịnh và an lạc, bất cứ môi trường nào, hoàn cảnh nào, thời điểm nào và con người nào, đối vói người biết tu tập giải thoát đều thấy đó là môi trường lý tưởng,hôn cần phải thay đổi hoàn cảnh, cuộc sống . . .gì cả mà chỉ cần thay đổi cách nhìn, cách suy nghĩ đầy ngã tính đã thành tập khí lâu đời của chúng ta .

Ý nghĩa thứ tư của Thành Đạo là :Mười đạo quân của ma vương không phải là một thế lực vô minh từ bên ngoài mà chính là ngay tại tâm ta. Thật vậy, đức Phật đã chỏ tên rõ ràng 10 đạo binh của ma vương; đó là : ham muốn, nản chí, đói và khát, ái dục, đã dượi , hôn trầm , sợ hãi, hoài nghi, gièm pha & ngoan cố, chiếm đoạt, tự phụ &khinh thường người khác. Chúng ta thấy rõ ràng đây chính là 10 ‘kẻ thù’ , có thể làm cho chúng ta thân bại danh liệt, càng ngày càng lún sâu vào mê lầm của ngã chấp . Do vậy, thành công hay thất bại là do ta có thắng luớt được ‘10 tên giặc trong nhà’ này không chứ không có ai khác quấy phá chúng ta một cách mạnh mẽ và ác liệt hơn 10 tên giặc này. Ch1ng không những quấ phá bản than chúng ta mà còn làm ảnh hưởng xấu đến Đoàn thể, tổ chức của chúng ta ; ví dụ như ‘ con ma dèm pha & ngoan cố’ làm mất tình đoàn kết thương yêu giữa anh chị em mình, con ma ‘tự phụ &khinh thường nguời khác’ làm ngã chấp tăng trưởng, xét đóan sai lầm , làm cho ta trở nên dễ ghét & khó thân cận dưới mắt mọi người, bạn bè và anh chị em . Con ma ‘ đói khát’ cũng không kém nguy hiểm -đói khát đây không phải là đói cơm khát nước mà là lòng tham không đáy về mọi thứ ; đói khát đây sẽ đưa đến chiếm đọat ( = chiếm hữu không chân chánh) . Chiếm đọat đây cũng không phải là trộm cắp tiền bạc của cải mà là chiếm đoạt tiéng tốt danh thơm và công lao hay tiếng vỗ tay của người khác chẳng hạn . ‘Con ma’ này luôn thúc giục ta thấy mình đúng - người sai ,mình hay- người dở, mình phải-người trái v..v.. nó lôi kéo chúng ta quay cuồng trong dục vọng đen tối , điên đảo thị phi, làm cho ta mất đi cái tâm trong sáng bất sinh của thuở ban đầu . Quả thật đạo quân Ma vương có khả năng lôi ta xuống vực thẳm của khổ đau phiền não . Nhận diện được chúng, tất nhiên ta có cách đối phó rồi . Vì vậy, tu tập là luôn tỉnh thức để nhận biết khi chíng vừa xuất hiện dưới hình thức một vọng niệm nhỏ nhú lên trong tâm ta , đừng chạy theo chúng , nhìn thẳng vào chúng và duy trì chánh niệm , để cho chúng tự sinh tự diệt - tự đến tự đi- thì chúng không thể sai sử hay lôi kéo ta được . Đó là lúc chúng ta phải dùng tới sức mạnh của định tâm ; nhờ thường xuyên thiền tập, ta có thể quán chiếu tâm mình, nhạ diện chân tướng của 10 đạo quân này dưới bất cứ hình tướng nào , nổ lực tinh tấn loại bỏ chúng , từng tên giặc một, cho đến khi tâm ta đạt được sự an lạc thảnh thơi . Để đối trị và nhiếp phục chúng, ngay trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta phải chuyên tâm tu tập thực hành hạnh Ít Muốn, Biết Đủ , khiêm tốn, bao dung và luôn tinh cần soi rọi tâm mình, ghi nhớ lời Lục Tổ Huệ Năng : tự thấy lỗi mình, không nhìn lỗi người .

Từ bốn bài học chung của sự kiện Thành Đạo, chúng ta có thể rút ra những bài hoc nhỏ cụ thể riêng cho bản thân mình, tập thể mình, đơn vị mình, gia đình nhỏ của mình v..v. . Thân kính chùc Anh Chị Em một mùa Thành Đạo an lạc, thảnh thơi và giải thoát.

---o0o---

Trình bày: Linh Thoại

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06/01/2025(Xem: 767)
Kính lạy bậc kỳ vĩ xuất hiện, từ ngàn năm trong thế giới (1) Gây âm vang chấn động, mở ra một kỷ nguyên Mang ánh sáng đi vào đời, với phương pháp tịnh Thiền Giúp người người tìm về Chánh Pháp mầu nhiệm
22/06/2024(Xem: 2018)
Bộ hành là bước đi của chân. Nơi đây, trong bài này, chỉ có ý nói rằng xin mời gọi bước đi của tâm: khuyến tấn cả nước cùng nhau bộ hành theo dòng Kinh Phật, cùng tập thói quen đọc kinh, suy nghĩ về kinh, để tâm hướng theo lời kinh dạy, và hàng ngày hãy làm như thế trong những điều kiện có thể của từng Phật tử, từng ngôi chùa. Nói theo chữ cổ, hàng ngày hãy tự xem hành động đọc, nghĩ, và làm theo lời Phật dạy cũng là một hạnh đầu đà. Nếu chúng ta đi bộ bằng chân, độ dài chỉ có thể đo bằng kilômét trong lãnh thổ Việt Nam. Trong khi, nếu chúng ta bước đi bằng tâm, hàng ngày mở trang kinh ra, để đọc, để nghĩ và để làm – thì độ dài của kinh và luận sẽ là nhiều ngàn năm, trải rộng cả Ấn Độ, Tích Lan, Trung Hoa, Việt Nam, Hoa Kỳ, Úc châu… Và sẽ không làm cản trở giao thông của bất cứ ai, bất cứ nơi nào.
19/06/2024(Xem: 3015)
Khi nói tới chuyện trao truyền y bát, chỉ là sử dụng một kiểu ngôn ngữ ước lệ. Nơi đây, chúng ta muốn nói tới một thẩm quyền sau khi Đức Phật nhập Niết Bàn. Nghĩa là, một thẩm quyền tối hậu để nương tựa. Khi dò lại kinh, chúng ta sẽ thấy câu chuyện phức tạp hơn. Vì có nơi Đức Phật nói rằng sau khi ngài nhập Niết Bàn, tứ chúng hãy chỉ dựa vào Chánh pháp. Kinh lại nói rằng tứ chúng chỉ nên dựa vào Kinh và Luật. Mặt khác, Đức Phật nói rằng có những kinh cần giải nghĩa (tức là, hãy nhìn mặt trăng, chứ đừng chấp vào ngón tay, và từ đây mở đường cho các bộ Luận và Kinh Đại Thừa). Có lúc Đức Phật chia đôi chỗ ngồi và trao y cho ngài Ca Diếp. Có kinh ghi lời Đức Phật trao pháp kế thừa cho ngài A Nan. Và có kinh ghi lời Đức Phật ủy thác quyền lãnh đạo cho Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên. Thế rồi, một hình ảnh thơ mộng từng được kể qua truyện tích Niêm Hoa Vi Tiếu, rằng Đức Phật lặng lẽ, cầm hoa lên, và ngài Ca Diếp mỉm cười. Tích này kể lời Đức Phật nói rằng ngài có một pháp môn vi diệu, không dự
06/06/2024(Xem: 1299)
Trong nhà Phật, lời nguyện là một phần có thể gặp ở bất kỳ kinh sách nào. Hầu hết các lời nguyện đều lớn vô cùng, và trải dài vô cùng tận. Trong các chùa Thiền Tông, chúng ta thường nghe tới Tứ hoằng thệ nguyện, nơi câu đầu "Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ" (Nguyện giải thoát vô số chúng sinh) đã mang tâm lượng vô biên, vô cùng tận. Trong các chùa Tịnh Độ, các bộ Kinh A Di Đà, Kinh Dược Sư đều ghi những lời nguyện lớn của các vị Phật tương ưng. Tới đây, chúng ta có thể gặp một câu hỏi, rằng có lời nguyện nào sẽ thích hợp cho kiếp này thôi. Bởi vì, có những vị tuổi thọ chỉ còn chừng vài năm nữa là sẽ qua kiếp khác. Và Đức Phật đã dạy những gì cho lời nguyện trong một kiếp ngắn hạn này?
04/06/2024(Xem: 4484)
Cùng toàn thể giới tử thọ trì Bát quan trai giới một ngày một đêm tại trú xứ Tăng già-lam Phước duyên, thành phố Huế, hiện diện quý mến. Một ngày một đêm quý vị ở trong Tịnh giới với niềm tin thanh tịnh, kiên cố, bất hoại đối với Tam bảo. Nhờ niềm tin này mà quý vị không để cho Giới pháp của mình bị sứt mẻ ở trong đi, ở trong đứng, ở trong nằm, ở trong ngồi, ở trong sự nói năng, giao tiếp. Quý vị có được niềm tin này là nhờ quý vị nuôi lớn sáu tính chất của Tam bảo, khiến cho ba nghiệp của quý vị được an tịnh, an tịnh về thân hành, an tịnh về ngữ hành, an tịnh về ý hành. Sáu tính chất của Tam bảo, quý vị phải thường quán chiếu sâu sắc, để thể nhập và tạo ra chất liệu cho chính mình, ngay đời này và đời sau. Sáu tính chất của Tam bảo gồm:
23/05/2024(Xem: 678)
Một người con khi xa gia đình, xa quê hương, đã thổn thức mong chờ một chuyến về thăm nhà như thế nào thì người con phật cũng khát khao được về thăm xứ Phật một cách thiết tha như thế ấy!
04/05/2024(Xem: 1096)
Sen vàng tháp cổ quyện trầm hương Thị hiện Như Lai giữa nẻo thường Cõi mộng nhân gian Thầy xua lối (*) Cơ duyên chánh đạo pháp soi đường Triêm ân chỉ hướng nguyền xin tỏ Rõ lý qui nguồn xả hết vương Bát Nhã đèn thiền luôn sáng rạng Mê lầm hóa giải thoát tai ương.
16/04/2024(Xem: 992)
Thông thường chúng ta tổ chức kỷ niệm ngày đản sanh hay những ngày lễ khác trong Phật giáo rất long trọng tưng bừng, riêng ngày Phật thành đạo thì có vẻ im lìm và số Phật tử biết hay nhớ ngày này cũng rất ít. Thật sự thì ngày đức Phật thành đạo rất quan trọng, thậm chí có thể quan trọng hơn cả ngày nhập niết bàn. Vì ngày Phật thành đạo là một sự kiện có một không hai trong lịch sử loài người, đây là cái dấu mốc quan trọng mở ra con đường giải thoát cho loài người và cho cả chư thiên, phi nhân…
14/04/2024(Xem: 594)
Có một bạn trẻ, trí thức, mặt mũi sáng sủa mộ đạo tới hỏi một thiền sư như thế này: -Thưa thầy, con đọc kinh điển thấy Đức Phật nói, “Ta là Phật đã thành, chúng sinh là Phật sẽ thành” như vậy chúng sinh có thể tu thành Phật. Con rất muốn tu thành Phật. Xin thầy chỉ cho làm thế nào để thành Phật? Sư đáp: -Nếu tu để ngộ được tâm Phật, an nhiên tự tại như chư Tổ và các thánh tăng thì khác. Còn muốn trở thành một vị Phật lại khác. Về hình dáng: Phải cao. dung mạo phải đẹp đẽ, oai nghi, không khiếm khuyết bất cứ một bộ phận nào trên cơ thể. Về thân thế: Phải là vua, hoặc thái tử, hoàng tử của một vương quốc. Nếu là các nước cộng hòa thì phải là tổng thống, thủ tướng. Phải có chức vụ cao tột đỉnh như vậy để sau này không còn ham mê danh vọng nữa. Phải là con của một tỷ phú thừa kế một tài sản khổng lồ để sau này không còn ham mê tiền bạc. Một vị Phật không thể xuất thân từ một gia đình thấp kém, bần hàn, là con mồ côi hay con của một gia đ
24/03/2024(Xem: 2959)
Thành Kính Tưởng Niệm…. “Ngày Đức Phật nhập Đại Niết Bàn lúc 80 tuổi” Toàn bộ lời thuyết pháp lần cuối được ghi lại trong kinh Vừa căn dặn đệ tử tự là hòn đảo và tự thắp sáng chính mình, Vừa cô đọng, những điểm căn bản chính yếu trong giáo lý ! Phải luôn đi theo Chánh Đạo với BI, DŨNG, TRÍ !
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]