Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

6-Sám Hối

26/04/201319:12(Xem: 20908)
6-Sám Hối


Phật Học Phổ Thông

HT. Thích Thiện Hoa


Khóa Thứ Nhất
Nhân Thừa Phật Giáo

--- o0o ---

Bài Thứ 6

Sám Hối

A.- Mở Ðề

Chúng ta sống trên đời này không ai là hoàn toàn trong sạch. Phật thường dạy: "Phàm còn xuống lên ba cõi, lăn lộn trong sáu đường, thì không một loài nào được hoàn toàn trong sạch, không một giống nào dứt hết tội lỗi".

Thật thế, cõi đời này đã được gọi là cõi trần, thì làm sao trong sạch được? Người ta thường nói "ở bầu thì tròn, ở ống thì dài"; vậy thì ở trong buị tất phải lấm buị. Buị đời đã lâu đời lâu kiếp phủ lên thân, lên đầu chúng ta, vào trong buồng gan lá phổi
của chúng ta. Nó làm cho chúng ta mờ mắt không thấy được đường chánh; nó làm cho chúng ta đục lòng, không thấy được chân tâm. Nếu chúng ta muốn sống mãi trong cảnh buị nhơ, muốn đắm mình trong tội lỗi, thì không nói làm gì. Nhưng khi
chúng ta đã muốn được trong sạch thảnh thơi, muốn trút bỏ tội lỗi cho lòng được nhẹ nhàng, thư thới, thì tất nhiên chúng ta phải tìm phương pháp để trừ cho hết buị bặm, tẩy trừ cho hết tội lỗi. Trong Ðạo Phật, phương pháp tẩy trừ ấy gọi là sám hối.

B.- Chánh Ðề

I.- Ðịnh Nghĩa:

Chữ "Sám", tiếng Phạn gọi là Samma; Tàu dịch là "Hối quả". Kinh nói: "Sám gỉa sám kỳ tiền khiên, Hối gỉa hối kỳ hậu quá". Nghĩa là, Sám là ăn năn lỗi trước, còn Hối là chừa bỏ lỗi sau. Nếu dùng một chữ Sám hay một chữ Hối không thì chưa đủ ý nghĩa, nên các Tổ xưa ghép hai chữ lại thành danh từ "Sám hối", dịch theo tiếng Việt là "ăn năn chừa lỗi". Như thế trong chữ Sám hối có hàm nghĩa ăn năn, hối hận vì những lỗi lầm trong quá khứ, bất luận là lâu mau, và bây giờ cho đến về sau, mình nguyện là không tái phạm nữa. Nếu biết lỗi cũ là bậy, bây giờ mình xin chuộc lỗi, mà sau nầy vẫn còn làm lại, thì không phải là đúng nghĩa Sám hối trong Ðạo Phật.

II.- Các cách Sám Hối.

1.- Sám hối sai lầm.

Ðúng ra chữ Sám hối là danh từ riêng của Ðạo Phật. Khi Sám hối mà gọi là sai lầm, thì không phải là Sám hối nữa rồi. Nhưng để tiện việc diễn đạt, chúng ta hãy tạm dùng hai chữ ấy để nói chung những cách chuộc tội ở thế gian hay trong các đạo ngoài (ngoại đạo).

Người thế gian, khi có tội lỗi với ông bà, làng nước, thường dùng trầu ruợu, hay heo gà, tiền bạc để tạ tội, xin lỗi. Có khi người ta lại dùng hình thức "đoái công chuộc tội", nhưng khi phạm tội với triều đình hay trong quân ngũ chẳng hạn. Hình thức lấy công chuộc tội cũng có chỗ hay, nhưng chưa hoàn hảo và còn thô thiển. Nó chỉ áp dụng để đối phó với bên ngoài, chứ bên trong trường hợp những tội lỗi xảy ra trong nội tâm của chúng ta, những tội lỗi rất vi tế, rất sâu xa, thì khó có thể mà áp dụng được hình thức nói trên.

Trong các ngoại đạo, người ta cũng có dùng nhiều hình thức chuộc tội: như có đạo dùng máu thú vật để xin rửa tội với thần linh; có đạo chủ trương xuống tắm ở những sông, suối mà người ta cho là linh thiêng thì hết tội; có đạo lại đem phẩm vật để xin
Thánh Thần xả tội; có đạo lại chủ trương khổ hạnh, ép xác như đánh đập thân mình, nhịn đói khát, chịu nóng rét, nằm gai nếm mật để được giải thoát tội lỗi. Những cách chuộc tội như thế đều sai lầm hết. Tội lỗi thuộc về tâm lý, không có hình tướng. Vậy thì làm sao có thể lấy vật chất như nước, máu huyết, phẩm vật hay xác thân để làm sạch tội được.

2.- Sám hối chân chính.

Ðức Phật dạy rằng tội lỗi do tâm của người tạo ra, không ai có quyền thưởng phạt được. Kẻ gieo giống xấu thì ăn trái dở, người trồng giống quý thì hưởng qủa ngon. Tội lỗi đã từ tâm tạo, thì cũng phải từ tâm mà sám. Lời nói thật rõ ràng, chí lý, hợp với thực nghiệm. Vậy chúng ta muốn hết tội, phải y theo những pháp Sám hối chân chánh của Ðạo phật mà thật hành. Trong Ðạo Phật, có 4 pháp sám hối sau đây, có pháp thuộc về sự, có pháp thuộc về lý:

a) Tác pháp sám hối: Pháp sám hối này thuộc về sự, phải lập giới đàn và thỉnh thanh tịnh Tăng chứng minh, nên gọi là tác pháp. Khi vào giới tràng, mình phải thành thật tỏ bày tội lỗi một cách thành khẩn, chí tâm ăn năn và nguyện về sau không tái phạm nữa. Một lòng thành kính sám hối như vậy, khi giới thể được thanh tịnh, tức là hết tội.

b) Thủ tướng sám hối: Pháp nầy thuộc về sự, và khó hơn pháp trước. Phật chế pháp này, là sám hối thuộc quán tưởng, cho những người tu hành có trình độ cao, hoặc ở cỗ không có Tăng, hay có, nhưng không được thanh tịnh. Muốn tu pháp này, hành giả phải đến trước Tượng Phật hay Bồtát, thành tâm lễ bái, trình bày những tội lỗi đã phạm, và nguyện ăn năn chừa bỏ. Làm như thế từ 1 ngày, 3 ngày, 7 ngày, 49 ngày, và mãi mãi đến khi nào thấy được hảo tướng: như thấy hào quang, hoa sen báu, thấy Phật, Bồ tát đến xoa đầu v.v... thì mới thôi.

c) Hồng danh sám hối: Pháp sám hối này cũng thuộc về sự, do Ngài Bất Ðộng Pháp Sư đời nhà Tống bên Trung hoa soạn ra. Ngài rút 53 danh hiệu Phật trong Kinh "Ngũ Thập Tam Phật" tức là từ Ðức Phật Phổ Quang cho đến Ðức Phật Nhứt Thế Pháp Tràng Mãn Vương, và rút 35 hiệu Phật trong Kinh "Quán Dược Vương, Dược Thượng", với Pháp thân Ðức Phật A-Di-Ðà, sau thêm vào kệ Phổ Hiền Ðại Nguyện, thành nghi thức sám hối này, tổng cộng là 108 lạy, để ám chỉ trừ 108 phiền não. Nghi thức sám hối này, nếu ai chí thành kính lễ, thì sẽ diệt trừ được những phiền não và tội lỗi đã tạo, trong đời hiện tại cũng như nhiều đời quá khứ. Ðức Phật Tỳ-Bà-Thi nói: "Nếu chúng sanh nào nghe danh hiệu 53 vị Phật này, thì trăm ngàn ức kiếp không đọa vào ba đường ác". Ðức Phật Thích Ca nói: "Thuở xưa, đời Phật Diệu Quang, ta đi tu nhằm đời mạt pháp, nhờ được nghe danh hiệu 53 vị Phật này, và thành tâm lễ bái, mà tránh khỏi những đau khổ trong đường sanh tử luân hồi nhiều kiếp". Còn 35 danh hiệu Phật sau, từ Ðức Phật Thích Ca cho đến Ðức Phật Bửu-Liên-Hoa Thiện-Trụ-Ta-La-Thọ Vương, thì trong Kinh Bưủ-Tích nói: "Nếu tất cả chúng sanh, hoặc phạm tội ngũ nghịch hay thập ác, đến muôn kiếp không thể sám hối, chỉ xưng danh hiệu 35 vị Phật này và lễ bái, thì bao nhiêu tội chướng đều tiêu trừ".

Hồng danh của Chư Phật có công đức không thể nghĩ bàn như vậy, nên Ngài Bất Ðộng Pháp sư mới soạn ra để làm nghi thức sám hối. Pháp hồng danh sám hối hiện nay, hầu hết các chùađều thực hành theo. Về sau Ngài Từ Vân Pháp sư vì những
người yếu đuối hoặc không quen lạy nhiều, nên đã soạn ra một nghi thức sám hối, rất gọn dễ và đầy đủ ý nghĩa, cũng gọi là pháp tiểu sám hối, để cho Phật tử hằng ngày có thể sám hối tội lỗi của mình.

d) Vô-sanh sám hối: Pháp này thuộc về lý sám hối, rất cao và khó, bực thượng căn mới có thể thực hành được

- QUÁN TÂM VÔ SANH: Nghĩa là quan sát tự tâm mình hiện tiền không sanh. Như trong Kinh Kim-Cang nói: "Tâm quá khứ không thể được, tâm hiện tại chẳng có, tâm vị lai cũng không". Quán trong ba thời gian đều không có tâm, thì vọng niệm không từ đâu mà có, nếu vọng niệm không có, thì các tội lỗi cũng không. Kinh nói: "Tội từ nơi tâm sanh mà cũng từ nơi tâm diệt. Nếu tâm này không sanh, thì tội cũng chẳng còn, thế mới thật là sám hối".

- QUÁN PHÁP VÔ SANH: Nghĩa là quan sát thật tướng (chơn tánh) củacác pháp không sanh. Chữ "thật tướng", nghĩa là cái tướng ấy không sanh không diệt, không hư dối; từ xưa đến nay nó vẫn thường như thế, không bị thời gian thay đổi, hay không gian chuyển dời, suốt xưa thấu nay, nên gọi là thật tướng (Tướng chân thật). Nó cũng có tên là chơn như hay chơn tâm... Khi nhận được thật tướng rồi, thì các gỉa tướng đều không còn. Lúc bấy giờ những tội lỗi (gỉa tướng) kia, không còn gá nương vào đâu mà tồn tại. trong Kinh Quán Phổ Hiền có chép: "Muốn sám hối, phải quán thật tướng của các pháp, thì tội mới hoàn toàn tiêu diệt.

III .- Phát Triển Hạnh Lành mời Ðể Tiêu Trừ Tội Lỗi Cũ

Làm lễ sám hối xong , phải phát triển những hạnh lành cho nhiều, để tiêu trừ những tội lỗi cũ.

1.- Luận về tội lỗi thời gian đã qua. Những tộilỗi xưa của chúng ta rất nhiều, có thể nói là vô số. Sự sống của chúng ta tiếp nối liên lạc với nhau từ đời nọ đến đời kia, như một xâu chuỗi dài vô tận. Rồi cứ trong mỗi đời, từ sanh đến tử, từ tử đến sanh, chúng ta cứ tạo thêm tội mãi. Từ cái tệ này bắt qua cái dở khác, rồi từ cái lỗi nhỏ đi đến cái tội lớn, cái đà ấy cứ tăng tiến mãi tạo thành một sức mạnh gọi là nghiệp lực, dắt dẫn chúng ta vào đường khổ não, mê lầm, tức là dòng sanh tử mà chúng ta đang thọ vậy. Trong Kinh Hoa Nghiêm Ðức Phổ Hiền Bồtát có nói: "Nếu tội lỗi chúng sanh có hình tướng, thì tất cả hư không cũng không chứa hết". Thật thế, tội lỗi của chúng sanh chất chồng từ muôn vạn kiếp, và truyền nối qua thời gian, bỡi di truyền, phong tục, thói quenv.v ... Chẳng hạn như tánh tham, chúng ta mới sanh, nào có ai dạy cho chúng ta đâu, thế mà chúng ta vẫn biết! Cũng không ai bảo chúng ta giận hờn, vậy mà gặp điều gì trái ý, là chúng ta cău co,ù la lối liền. Những tánh xấu ấy có một lần với thân và rất sâu sắc, khó dứt trừ. Trong Kinh gọi chúng nó là "câu sanh phiền não", hay "bổn hữu chủng tử", nghĩa là những hạt giống có từ lâu. Những hạt giống xấu này lại còn làm duyên sanh ra các tội lỗi khác, mà trong Kinh luận gọi là "phân biệt phiền não" hay "thỉ khởi chủng tử", nghĩa là hạt giống mới nhiễm do ảnh hưởng thời đại, tập quán, phong tục chi phối. "Phân biệt phiền não thì có thể dễ trừ, nhưng "câu sanh phiền não" rất khó trừ. Chúng như cỏ cú, đâm sâu gốc rễ rất xa; nếu người làm vườn khinh thường nó thì không dễ gì dọn đất sạch cỏ.

Cho nên chúng ta không nên sám hối lấy lệ, lấy có được! Chúng ta phải làm sao cho:

a) Những tánh xấu kia yếu bớt dần dần, do sức mạnh của lòng thành khẩn và chí cương quyết;

b) Rồi dứt tuyệt các tính xấu không cho chúng tái sanh.

Muốn dứt tuyệt chúng, mà nếu không có phương pháp thích hợp, thì chẳng khác gì lấy đá đè cỏ: nó nằm bẹp tạm thời, nhưng khi dời đá đi, nó sẽ mọc lên mạnh mẽ hơn trước. Phương pháp thích hợp trong sự sám hối là: Phát triển hạnh lành, để tiêu trừ tội lỗi cũ.

2.- Phát triển hạnh lành. Trong lòng mỗi chúng ta không phải toàn chứa đựng những tánh xấu xa. Nếu tánh xấu đã có từ muôn đời, thì tánh tốt cũng đã có từ vô thỉ. Chúng ta mỗi người đều có Phật tánh là cái mầm của muôn hạnh lành, cái mầm ấy
đã bị chôn vùi dưới bao lớp dục vọng, si mê. Bây giờ muốn tiêu trừ dục vọng thì chúng ta phải tạo điều kiện, cho cái mầm Phật tánh trổ lá, lên hoa, kết trái Bồ đề. Ðiều kiện làm cho mầm Bồđề phát triển là những hạnh lành như: Từbi, Hỷxả, Bốthí,
Trìgiới, Nhẫn nhục, Tinhtấn v.v... Nếu chúng ta phát triển những tính tốt ấy, tất nhiên những tánh xấu không có đất để mọc lên nữa.

C.- Kết Luận:

Như chúng ta đã thấy ở các đoạn trên, người thế gian hay các tôn giáo đều có những cách thức ăn năn ngừa lỗi cả. Song, chỉ có pháp sam1 hối của Ðạo Phật mới dứt trừ được tội lỗi, do chỗ lấy sự cải ác, tùng thiện làm cốt yếu. Trong bốn
pháp sám hối của Ðạo Phật, có pháp về sự, có pháp về lý, có pháp cao, có pháp thấp. Vậy phải tùy theo căn cơ và hoàn cảnh của mỗi người mà áp dụng. Người thượng căn, thì quán pháp vô sanh sám hối. Người không gặp cảnh thuận tiện, không có giới đàn, không gặp cao Tăng, thì dùng pháp thủ tướng sám hối. Người được cảnh thuận tiện có giới đàn thanh tịnh, có cao Tăng Ðại đức thì dùng pháp tác pháp sám hối. Còn thấy mình tội chướng nặng nề, và thấy các pháp trên khó thực hành được, thì cứ mỗi đêm, hay trong những bữa ăn chay và ngày sóc vọng, tuỳ tiện đến chùa hay ở nhà chí tâm lạy Hồng Danh sám hối, hoặc tiểu sám hối cũng tốt.

Trong các pháp sám hối của Ðạo Phật, mặc dù có lạy, có quỳ, có lễ bái, nhưng không phải để cầu cạnh van xin được tha tội đâu. Trong cái lạy, cái quỳ ấy, có chứa không biết bao nhiêu ý nghĩa và ích lợi. Vẫn biết lạy và quỳ, nhứt là trong pháp Hồng danh sám hối, thật là hao hơi mệt xác, nhưng trong cái mệt xác thân, có cái vui tinh thần, trong cái sự tướng bên ngoài có hàm cái ý nghĩa bên trong. Thật vậy, tuy có lạy nhiều, niệm lâu, nhưng vẫn không ra ngoài những mục đích sau:

1.- Tìm cách thiết thực làm cho tâm tánh con người được trong sạch, hết sự lỗi lầm ở trong đời hiện tại, mà cũng tiêu trừ những tội ác trong những đời quá khứ.

2.- Tìm cách phát triển những hạnh cao cả, noi theo những gương mẫu sáng suốt của các bậc Thánh hiền.

Tóm lại, các pháp sám hối của Ðạo Phật, nếu thực hành một cách đứng đắn, sẽ đem lại những kết quả quí báu sau đây:

- Làm phát triển lòng thành thật.

- Trau dồi đức tánh cương quyết trong sự diệt trừ tánh xấu.

- Dứt được tội, sanh phước.

- Mau thắng đến chỗ giải thoát an vui.

Nhờ pháp sám hối của Ðạo Phật, con người có thể cải hóa lòng mình tốt đệp hơn. Nhờ pháp sám hối, con người có thể làm cho đời sống cá nhân được hạnh phúc, và đời sống xã hội được hòa bình, an lạc.

Vậy ai là người muốn hết tội lỗi; ai là người muốn giải thoát sanh tử luân hồi; ai là người yêu chuộng chân lý, hãy cùng nhau nghiên cứu và thực hành các pháp sám hối của Ðạo Phật cho kỹ lưỡng, để trước là cải thiện đời sống cá nhân, sau là đời sống của giống hữu tình được bớt đau khổ, và thêm an vui.

---*^*---


Chân thành cảm ơn Đạo hữu Tâm Diệu đã gởi tặng phiên bản điện tử tập sách này
( Trang nhà Quảng Đức, 02/2002)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/06/2024(Xem: 860)
Đọc tụng Chú Đại Bi chẳng phải để cầu phước mà nương theo oai lực của ngài Quán Thế Âm Bồ Tát để tạo an vui lợi lạc cho đời. Do đó, theo học hỏi riêng tư: -Khi đến chùa, với tâm Đại Bi bạn sẽ không thấy ai là Phật tử thông minh, ai là Phật tử ngu độn. Bạn sẽ không thấy ai là Phật tử giàu sang, ai là Phật tử nghèo hèn. Bạn sẽ không thấy ai đẹp mà cũng chẳng thấy ai xấu. Bạn nhớ lời Phật dạy trong Kinh Viên Giác, “Không kính người trì giới, không ghét người phá giới, không trọng người học lâu, không khinh người mới học. Vì sao vậy? Tất cả là tính giác. Ví như con mắt sáng, thấy rõ cảnh trước mắt. Cái sáng ấy tròn khắp, không có yêu, không có ghét.”
04/06/2024(Xem: 1539)
“Kiếp xưa ắt có nhân duyên, Nếu không ai dễ chống thuyền gặp nhau”. HT đã giới thiệu, trên 50 năm tôi rời khỏi Huế từ Tết Mậu Thân đi du hóa, tu học phương xa, luôn vọng về quê hương đất Tổ, nơi chôn nhau cắt rốn của Tổ tiên ông bà, nơi đã có nhiều kỉ niệm của thuở ấu thơ tu học tại Huế, sinh hoạt tại Huế, trên 50 năm vắng mặt, chỉ có năm này với tuổi đã 87, năm nay Lễ Phật Đản của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất tổ chức tại Chùa Phật Ân, cử hành sớm vào ngày 12 vừa rồi
04/06/2024(Xem: 2806)
Cùng toàn thể giới tử thọ trì Bát quan trai giới một ngày một đêm tại trú xứ Tăng già-lam Phước duyên, thành phố Huế, hiện diện quý mến. Một ngày một đêm quý vị ở trong Tịnh giới với niềm tin thanh tịnh, kiên cố, bất hoại đối với Tam bảo. Nhờ niềm tin này mà quý vị không để cho Giới pháp của mình bị sứt mẻ ở trong đi, ở trong đứng, ở trong nằm, ở trong ngồi, ở trong sự nói năng, giao tiếp. Quý vị có được niềm tin này là nhờ quý vị nuôi lớn sáu tính chất của Tam bảo, khiến cho ba nghiệp của quý vị được an tịnh, an tịnh về thân hành, an tịnh về ngữ hành, an tịnh về ý hành. Sáu tính chất của Tam bảo, quý vị phải thường quán chiếu sâu sắc, để thể nhập và tạo ra chất liệu cho chính mình, ngay đời này và đời sau. Sáu tính chất của Tam bảo gồm:
30/04/2024(Xem: 2547)
Con người thường hay thắc mắc tại sao mình có mặt ở cõi giới Ta Bà này để chịu khổ triền miên. Câu trả lời thường được nghe là: Để trả nghiệp. Nhưng nghiệp là gì? Và làm sao để thoát khỏi? Then chốt cho câu trả lời được gói ghém trong 2 câu: “Ái bất trọng, bất sanh Ta Bà Niệm bất nhất, bất sanh Tịnh Độ” Có nghĩa là: “Nghiệp ái luyến không nặng, sẽ không tái sanh ở cõi Ta Bà Niệm Phật không nhất tâm, sẽ không vãng sanh về Tịnh Độ”
18/02/2024(Xem: 3080)
Bát Chánh Đạo là con đường thánh có tám chi nhánh: Chánh Tri Kiến, Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng, Chánh Tinh Tấn, Chánh Niệm và Chánh Định. Đây là con đường trung đạo, là lộ trình kỳ diệu giúp cho bất kể ai hân hoan, tín thọ, pháp thọ trong việc ứng dụng, thời có thể chuyển hóa nỗi khổ, niềm đau thành an lạc, giải thoát, niết bàn. Bát Chánh Đạo là Chơn Pháp vi diệu, là con đường đưa đến khổ diệt, vượt thời gian, thiết thực trong hiện tại, được chư Phật quá khứ, Đức Phật hiện tại và chư Phật tương lai chứng ngộ, cung kính, tán thán và thuyết giảng cho bốn chúng đệ tử, cho loài người, loài trời để họ khai ngộ, đến để mà thấy, và tự mình giác hiểu.
07/02/2024(Xem: 6026)
Từ 1983 đến 1985 khi đang ở Singapore, bận bịu với chương trình nghiên cứu Phật giáo tại Viện Phát triển Giáo Trình, tôi được Tu viện Phật giáo Srilankaramaya và một số đạo hữu mời giảng bốn loạt bài pháp nói về một vài tông phái chính của Phật giáo. Các bài giảng được ưa thích, và nhờ các cố gắng của Ô. Yeo Eng Chen và một số bạn khác, chúng đã được ghi âm, chép tay và in ấn để phát miễn phí cho các học viên. Kể từ đó, các bài pháp khởi đi từ hình thức của các tập rời được ngưỡng mộ và cũng được tái bản. Sau đó, tôi nhận thấy có vẻ hay hơn nếu in ấn bốn phần ấy thành một quyển hợp nhất, và với vài lần nhuận sắc, xuất bản chúng để cho công chúng dùng chung.
20/01/2024(Xem: 2226)
Thông thường người ta vào học Phật ít nhiều cũng do có động lực gì thúc đẩy hoặc bởi thân quyến qua đời, hoặc làm ăn thất bại, hoặc hôn nhân dở dang v.v... nhưng cũng không ít người nhân nghe giảng pháp hay gặp một quyển sách khế hợp căn cơ liền phát tâm tu hành hay tìm hiểu học Phật pháp. Phần lớn đệ tử xuất gia hoặc tại gia của Hòa Thượng cũng vì cảm mộ pháp giải của Ngài mà quy y Phật. Quyển vấn đáp này góp nhặt từ những buổi giảng thuyết trong các chuyến hoằng pháp của Hòa Thượng, hy vọng cũng không ngoài mục đích trên, là dẫn dắt người có duyên vào đạo hầu tự sửa đổi lỗi lầm mà giảm trừ tội nghiệp.
19/12/2023(Xem: 8187)
Cách đây chừng 30 năm, Tổ Đình Viên Giác tại Hannover Đức Quốc chúng tôi có nhận được bộ Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh (Taisho Shinshu Daizokyou) bằng Hán Văn gồm 100 tập do cố Hòa Thượng Thích Tịnh Hạnh từ Đài Loan giới thiệu để được tặng. Bộ Đại Tạng Kinh giá trị này do Phật Đà Giáo Dục Cơ Kim Hội xuất bản và gửi tặng đến các nơi có duyên. Phật Đà Giáo Dục Cơ Kim Hội dưới sự chứng minh và lãnh đạo tinh thần của cố Hòa Thượng Thích Tịnh Không đã làm được không biết bao nhiêu công đức truyền tải giáo lý Phật Đà qua việc xuất bản kinh điển và sách vở về Phật Giáo, với hình thức ấn tống bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau như: Hoa Ngữ, Anh Ngữ, Pháp Ngữ, Đức Ngữ, Việt Ngữ. Nhờ đó tôi có cơ hội để tham cứu Kinh điển rất thuận tiện.
13/12/2023(Xem: 14960)
Hành Thiền, một nếp sống lành mạnh trong sáng, một phương pháp giáo dục hướng thượng (Sách pdf của HT Thích Minh Châu)
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com