Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Khóa IX

02/05/201314:07(Xem: 24513)
Khóa IX

Phật Học Phổ Thông

HT. Thích Thiện Hoa

--- o0o ---

Khóa Thứ IX

DUY THỨC HỌC VÀ NHƠN MINH LUẬN

--- o0o ---


LỜI NÓI ĐẦU[^]

Giáo lý của Phật có đến tám vạn bốn ngàn (84.000) pháp môn, chia ra làm mười tôn, chung quy chỉ có hai loại: Pháp tánh và Pháp tướng. Duy thức tôn thuộc về Pháp tướng. Nghiên cứu, phân tích, tìm hiểu Duy thức tôn gọi là Duy thức học. Môn học này là một môn triết học rất cao siêu và rộng rãi, nên từ xưa đến nay không biết bao nhiêu học giả đã phải bóp trán nặn đầu vì nó.

Cái khó khăn trong việc nghiên cứu duy thức có nhiều nguyên nhân:

1. Rất nhiều danh từ chuyên môn mới lạ mà học giả chưa quen nghe;
2. Phân tích các Hành tướng về tâm lý cũng như vật chất rất nhiều, và quá tỉ mỉ, làm cho học giả khó nhớ.
3. Sách vở Duy thức quá nhiều, học giả không biết nên xem quyển nào trước, quyển nào sau;
4. Những sách ấy phần nhiều là sách chữ Hán, văn lại quá cổ nên người nay khó học;
5. Phải có tu quán mới hiểu rõ được Duy thức. Vì những nguyên nhân trên, học giả phần đông đành bỏ lỡ một môn triết học thâm thuý, cao siêu là Duy thức học!
Muốn nghiên cứu môn học này một cách có hiệu quả, cần phải có những phương pháp và người hướng dẫn.

Chúng tôi còn nhớ, khi đang tòng học tại Phật học đường Lưỡng Xuyên (Vĩnh bình), một hôm Sư cụ Tuyên Linh (Lê Khánh Hoà) Giám đốc Phật học đường Lưỡng Xuyên đưa cho chúng tôi quyển "Đại thừa bá pháp minh môn luận" mà dạy rằng:

"Duy thức là một môn học khó vô cùng. Văn chương đã khó danh từ lại nhiều, và hành tướng Tâm Vương, Tâm sở cũng rất phiền phức. Tôi đã ba năm nghiên cứu bộ Thành duy thức luận, mà như người đi vào rừng rậm, không tìm được lối ra. Đến năm Đinh Mão nhờ ban tổ chức trường hương chùa Long Khánh ở Quy Nhơn mời tôi làm Pháp sư. Tôi được may mắn gặp Hoà thượng Thập Tháp. Tôi thuật lại sự khó khăn trong việc nghiên cứu Thành duy thức của tôi. Hoà thượng Thập Tháp nghe xong, đem biếu tôi quyển "Đại thừa bá pháp minh môn luận chuế ngôn" và nói: "Tôi biếu ngài một cái chìa khoá để mở kho Duy thức. Người nghiên cứu Duy thức mà trước không đọc Luận này, thì cũng như người gỡ nùi tơ rối mà không tìm được mối. Vậy Ngài nên đọc quyển Luận này cho kỹ rồi nghiên cứu Thành Duy thức. Ngài sẽ thấy dễ dàng ..."

Quả thật như thế. Sau khi tôi trở về Nam, chuyên chú đọc quyển "Đại thừa bá pháp minh môn luận" trong ba tháng, tôi trở lại nghiên cứu Thành Duy thức, thấy không còn khó khăn như trước nữa. Bởi thế, quyển "Bá pháp" này đối với tôi quý báu vô cùng: Ngoài cái kỹ niện vô giá của Hoà thượng Thập Tháp, nó còn là một cái chìa khoá cho tôi mở cửa vào Duy thức.

"Hôm nay, tôi trao lại cho các ông quyển Luận này để các ông khởi công trong việc nghiên cứu Duy thức".

Mặc dù Sư cụ Thập Tháp và Sư cụ Tuyên Linh đã về cõi Phật gần hai chục năm rồi, song những kỹ niệm cao quý của hai Sư cụ mà chúng tôi được vinh hạnh theo hầu trong mấy năm, vẫn còn ghi đậm nét trong tâm hồn chúng tôi, và những lời vàng ngọc trên vẫn còn văng vaüng bên tai chúng tôi.

Ngày nay, để nhắc nhỡ công đức lớn lao của hai Sư cụ, những vị đã lập công đầu trong phong trào chấn hưng Phật giáo Việt Nam, và cũng để cho học giới nước nhà nghiên cứu được dễ dàng môn học Duy thức, chúng tôi đánh bạo, cố gắng phiên dịch và giải thích quyển "Đại thừa bá pháp minh môn luận" này và đổi danh đề là "Duy thức nhập môn" cho dễ hiểu. Quyển Duy thức nhập môn này, như danh đề của nó` đã nêu lên, sẽ hướng dẫn quí vị độc giả đi đúng vào cửa của toà nhà Duy thức. Quí độc giả hãy đọc và nhớ kỹ quyển sách này, rồi tiếp tục đọc những quyển Duy thức học tập I,II,III, v.v...thì quí vị sẽ thấy mình đang bước dần một cách dễ dàng và thú vị lên toà lâu đài rực rỡ và đồ sộ của Duy thức.

Mong quí vị sẽ chóng đạt được mục đích.

Biên tại Phật học đường Nam Việt

Mạnh Đông năm Mậu Tuất (1958)

THÍCH THIỆN HOA

--- o0o ---

Trình bày : Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/01/2025(Xem: 163)
Thiền Tông dạy rằng người nào sống với Vô tâm là giải thoát. Trần Nhân Tông, vị Thiền sư nổi tiếng của Việt Nam trong thế kỷ 13, từng viết rằng khi gặp cảnh, giữ được vô tâm, thì không cần hỏi tới Thiền nữa. Đức Phật trước đó đã dạy pháp Vô tâm trong Kinh Phật Tự Thuyết Ud 1.10. Bài này sẽ viết theo nhiều bản Anh dịch trên Sutta Central. Một đạo sĩ tên là Bahiya cư trú ở thị trấn Supparaka. Bahiya được cư dân tôn kính, cúng dường y phụ, nhà ở và nhiều thứ. Bahiya tự tin rằng đã chứng quả A la hán, hoặc sắp thành A la hán. Một vị cõi trời, kiếp trước từng là người thân của Bahiya, muốn điều tốt lành cho Bahiya, nên hiện ra, nói với Bahiya rằng Bahiya chưa phải là A la hán, và cũng chưa tu đúng con đường để trở thành A la hán.
15/01/2025(Xem: 159)
Trong rất nhiều truyện cổ dân gian Việt Nam, cũng như truyện cổ của nhiều quốc gia khác trên thế giới, có một niềm tin vững chắc rằng mỗi người chúng ta đều có một kiếp sau ở tương lai. Không chỉ riêng với Phật giáo dân gian, hầu hết (và có thể là tất cả) các tôn giáo khác, đều tin rằng có một kiếp sau, hay một đời sau. Chuyện kiếp sau này cần được phân tích minh bạch, để không rơi vào một niềm tin nhầm lẫn.
15/01/2025(Xem: 146)
Bài này sẽ viết trong tinh thần đối chiếu Kinh Pháp Cú với Thiền Tông. Để nói lên một phương pháp của Thiền rằng, trong khi thiền tập, hễ tin Phật hay nghi Phật đều sẽ hỏng, đều rơi vào bất thiện pháp, sẽ không thấy được pháp Vô Vi. Muốn vào đạo Phật, trước tiên phải tin và phải quy y Phật, Pháp, và Tăng. Người tu theo lời Phật dạy phải tin vào Tứ Thánh Đế, tức là Khổ, Tập, Diệt, Đạo. Trong khi tu tập, người tu phải thành tựu tín, giới, văn, thí, huệ mới có thể đoạn trừ bất thiện pháp. Như vậy, người không có lòng tin chắc thật vào Đức Phật sẽ không đi được con đường dài như thế để thành tựu giải thoát.
15/01/2025(Xem: 129)
Bài này sẽ nói về vai trò của người cư sĩ với nhiệm vụ nên học nhiều về Kinh điển, nên hiểu Phật pháp cho thâm sâu, nên tu tinh tấn để làm gương cho người đời thường, và nên sống đơn giản nhằm thích nghi với mọi hoàn cảnh cần để hoằng pháp. Không phải ai cũng có cơ duyên để học nhiều về Kinh điển. May mắn, thời nay chúng ta đã có kinh điển dịch ra tiếng Việt rất nhiều. Các Kinh điển, Bộ Nikaya và Bộ A Hàm đều đã dịch ra tiếng Việt. Trong khi đó, các buổi giảng Kinh do nhiều vị tăng ni thực hiện đã phổ biến nhiều trên YouTube và các trang web về Phật học. Những gì thắc mắc, có thể hỏi trên mạng Google hay các mạng trí tuệ nhân tạo, như ChatGPT hay Gemini, đều có thể được giải thích ở mức độ tổng quát. Tuy nhiên các giải thích này đều khả vấn, có khi là trích dẫn theo sự giải thích của các học giả Ky Tô Giáo hay không phải Phật tử, cần kiểm chứng.
15/01/2025(Xem: 123)
Trong khi học Phật, chúng ta thường đọc thấy ba pháp ấn là vô thường, khổ, và vô ngã. Đôi khi, chúng ta đọc thấy trong kinh nói về bốn pháp ấn là vô thường, khổ, vô ngã và Niết Bàn. Tùy theo dị biệt bộ phái, mỗi vị thầy ưa nói cách này hay cách kia. Thực tế, nói cách nào cũng đúng, cũng phù hợp kinh điển. Trong khi đó, theo cách nhìn của Thiền tông Việt Nam, tất cả các pháp tự thân đã là tịch diệt, bời vì lìa phiền não thì không có bồ đề, lìa sanh tử thì không có Niết bàn. Cũng như sóng không lìa nước, và ảnh không lìa gương. Do vậy, Thiền tông nêu lên ý chỉ là phải nhìn thấy để sống với pháp tánh, với Niết bàn tự tâm.
15/01/2025(Xem: 148)
Trong nhiều kinh, Đức Phật khi giải thích về vô thường đã hỏi rằng có phải mắt và cái được thấy là vô thường hay không, rồi hỏi có phải tai và cái được nghe là vô thường hay không, và rồi vân vân. Như thế, đối với nhiều người tu, quán sát nơi con mắt sẽ là bước đầu để học đạo giải thoát. Tuy nhiên, đối với Thiền Tông Việt Nam, có một số vị thầy dạy rằng hãy nhìn như một người mù nhìn, và hãy nghe như một người điếc nghe. Lời dạy về con đường giải thoát này là như thế nào?
15/01/2025(Xem: 151)
Khi chúng ta nói rằng nhiều người Việt Nam đã học đạo từ khi nằm nôi, chỉ là một hình ảnh cho thấy Phật giáo đã gắn bó với lịch sử dân tộc Việt Nam từ nhiểu ngàn năm. Nhiều lời dạy trong Kinh Phật đã ăn sâu vào trong chính sử, và cả huyền sử của dân tộc Việt.
15/01/2025(Xem: 139)
Khi đọc Thiền sử Trung Hoa và Việt Nam, chúng ta thường gặp một số vị sư truyền dạy, hay trả lời bằng những cách không dùng lời nói. Người ta thường gọi đó là vô ngôn, là không sử dụng ngôn ngữ. Chữ này có lẽ không thích nghi, vì chữ vô ngôn có khi chỉ là sự im lặng, khi không muốn nói. Có lẽ, chữ thích hợp nên là cái biết xa lìa khái niệm không thể mô tả bằng ngôn ngữ được.
19/10/2024(Xem: 840)
Tứ y pháp (四依法; S: Catuḥpratisaraṇa; E: The four reliances) là 4 pháp phương tiện quan trọng theo quan điểm của Phật giáo Bắc truyền, với mục đích giúp hành giả rõ biết pháp nào nên hoặc không nên nương tựa, nhằm thành tựu giác ngộ, giải thoát.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]