Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương Tịnh Chư Nghiệp Chướng

02/05/201314:04(Xem: 18128)
Chương Tịnh Chư Nghiệp Chướng

Phật Học Phổ Thông

HT. Thích Thiện Hoa

--- o0o ---

BÀI THỨ CHÍN

IX. CHƯƠNG TỊNH CHƯ NGHIỆP CHƯỚNG

1. Ngài Tịnh Chư Nghiệp Chướng bồ tát hỏi Phật

2. Phật khen ngài Tịnh Chư Nghiệp Chướng bồ tát

3. Phật trả lời: Do chúng sanh vọng chấp 4 tướng

4. Ðem vô minh cầu Ðạo, không thể thành Ðạo được

5. Phật nói bốn tướng

6. Vì không rời được bốn tướng nên tu chẳng thành Phật

7. Thương, Ghét là gốc của sanh tử luân hồi

8. Phật chỉ ngã tướng núp ẩn trong tàng thức

9. Không thấy người hủy nhục, không thấy mình thuyết pháp độ sanh, lúc bấy giờ ngã tướng không còn.

10. Vì còn ngã tướng nên không nhập được Viên Giác

11. Phật dạy phương pháp nhập Viên giác

12. Phật nói bài kệ tóm tắt lại các nghĩa trên


IX.CHƯƠNG TỊNH CHƯ NGHIỆP CHƯỚNG

1.Ngài Tịnh Chư Nghiệp Chướng bồ tát hỏi Phật

Khi ấy ngài Tịnh Chư Nghiệp Chướng bồ tát(1)ở trong đại chúng đứng dậy đi quanh bên hữu của Phật ba vòng, rồi lạy Phật và qùy thẳng chắp tay, bạch rằng:

-Bạch đức Ðại bi Thế Tôn, Ngài đã vì chúng con rộng nói “nhơn địa tu hành(2)của các đức như Lai, toàn những việc cao siêu mầu nhiệm, không thể suy nghĩ và luận bàn được, khiến cho đại chúng đặng lợi ích chưa từng có.

Chúng con là hàng Bồ tát rất vui mừng, vì tất cả cảnh giới tu hành cần khổ của đức Ðiều Ngự(3)trải qua vô số kiếp, nhiều như cát sông Hằng, mà chúng con chỉ thấy như trong một niệm

-Bạch đức Thế Tôn, nếu cái tâm Viên giác này tánh nó vốn thanh tịnh, vậy nhơn cái gì mà nhiễm ô và vì sao khiến cho c húng sanh mê muội, chẳng nhập được tánh Viên giác?

Cúi xin đức Như Lai, rộng vì chúng con, khai ngộ Pháp tánh(4), làm cho đại chúng hiện tại và chúng sanh đời sau, đều được con mắt trí huệ.

Ngài Tịnh Chư Nghiệp Chướng bồ tát thưa thỉnh như vậy ba lần, cúi đầu kính lạy rồi trở lui.

LƯỢC GIẢI

Ðại ý đoạn này Ngài Tịnh Chư Nghiệp Chướng Bồ tát hỏi Phật: “.. tánh Viên giác đã thanh tịnh, vậy nhơn cái gì mà nhiễm ô? Va vì sao làm cho chúng sanh mê muội không nhập được tánh Viên giác...”. Ðoạn này giống như trong kinh Lăng Nghiêm, Ông Phú Lâu Na hỏi Phật: “Tất cả chúng sanh vì sao có vọng, tự che lấy chơn tâm mà phải chịu trầm luân?...”

_________

(1) Câu “Tịnh Chư Nghiệp Chướng bồ tát” Cổ đức dạy: “Phật cao nhứt xích, ma thắng nhứt trượng”, nghĩa là Phật cao 1 thước thì ma hơn 10 thước. Khi chưa tu, vì thuận theo phiền não nghiệp chướng, nên chẳng thấy phiền não nghiệp chướng làm chướng ngại. Ðến khi hạ thủ công phu, đi ngược dòng phiền não, lúc bấy giờ mới thấy phiền não nghiệp chướng các bịnh hiện ra vô số. Các phiền não nghiệp chướng này do bốn tướng Ngã, Nhơn, Chúng sanh và Thọ giả mà sanh ra. Vì thế nên chương này, Ngài Tịnh Chư Nghiệp Chướng bồ tát đứng lên thưa hỏi, cầu Phật chỉ dạy phương pháp dẹp trừ các nghiệp chướng về Tâm bệnh. Ðến chương dưới Phật sẽ nói rõ về bệnh tà sư

(2) Nhơn địa tu hành tức là ba pháp môn Phật dạy ở chương trên (xa ma tha, Tam ma bát đề và Thiền na). Nhơn nghe thấy Phật dạy pháp môn tu, cũng như thấy tất cả công dụng tu hành của các đức Phật trải qua bao nhiêu kiếp lao khổ, như trong một niệm, cho nên nói là “việc không thể nghĩ bàn”

(3) Ðiều ngự: Ðiều phục ngự trị các phiền não ma quân. Ðây là một hiệu trong 10 hiệu của Phật (Như Lai, Ứng cúng, Chánh biến tri, v.v..)

(4) Pháp tánh: Tánh các pháp. CÁc pháp tuy ngàn sai muôn khác, nhưng đồng một bản tánh nên gọi là “pháp tánh”, tức là biệt danh của Viên giác.

******

2.Phật khen Ngài Tịnh Chư Nghiệp Chướng bồ tát

Khi ấy đức Thế Tôn bảo ngài Tịnh Chư Nghiệp Chướng bồ tát mà dạy rằng:

-Này Thiện nam, hay lắm và quý lắm! Ông vì các vị Bồ tát hiện tại và chúng sanh đời sau, thưa hỏi Như Lai, phương tiện như vậy. Các ông nên chăm chú nghe, ta sẽ vì các ông chỉ giáo.

Khi ấy Ngài Tịnh Chưa Nghiệp Chướng bồ tát cùng đại chúng đều hoan hỷ và yên lặng vâng nghe lời Phật chỉ dạy

LƯỢC GIẢI

Ðoạn này Phật khen ngài Tịnh Chư Nghiệp Chướng bồ tát, vì đại chúng hiện tại và chúng sanh đời sau, thưa hỏi những lời rất hữu ích.

***

3.Phật trả lời: Do chúng sanh vọng chấp bốn tướng

-Này Thiện nam! Tất cả chúng sanh từ hồi nào đến giờ, do vọng tưởng điên đảo, chắp bốn tướng: Ngã, Nhơn, Chúng sanh và Thọ mạng, cho là thật thể của ta; rồi sanh ra hai cảnh: thương và ghét. Thế là ở nơi thân thể này đả hư vọng, lại chấp them cái hư vọng nữa.

Bởi hai lớp vọng nương nhau, sanh ra các vọng nghiệp. Vì có vọng nghiệp nên vọng thấy có sanh tử luân hồi. Những người nhàm chán sanh tử luân hồi thì lại vọng thấy có Niết bàn.

Bởi thế nên không thể nhập được Viên giác thanh tịnh; chớ không phải tánh Viên giác này chống cản không cho chúng sanh nhập. Và những người nhập được, cũng không phải tại tánh Viên giác chấp thuận hay cho họ nhập vậy. Thế nên kẻ khởi niệm hay người dứt niệm cũng đều là mê muội. Tại sao thế? - Bởi vì vô minh đã khởi sẵn (bổn khởi vô minh) và làm chủ tể từ vô thỉ vậy.

LƯỢC GIẢI

Ðoạn thứ nhứt, Ngài Tịnh Chư Nghiệp Chướng Bồ tát hỏi Phậ: “... Cái tâm viên giác này vốn đã thanh tịnh, vậy nhơn cái gì mà nhiễm ô? Và vì sao khiến cho chúng ta sanh mê muội chẳng nhập được viên giác?..”

Ðến đoạn này Phật trà lời, đại ý nói: Bởi tất cả chúng sanh từ hồi nào đến giờ, do vọng tưởng điên đảo, chấp bốn tướng (Ngã, Nhơ, chúng sanh, Thọ mạng) là thật thể của Ta, là lớp hư vọng thứ nhứt. Rồi khi gặp cảnh thuận với ta thời thương, cảnh nghịch với Ta lại ghét, là lớp hư vọng thứ hai. Vì thế mà nhiễm ô. Ðây là Phật trả lời về câu hỏi thứ nhứt: Nhơn gì mà nhiễm ô?

Nhơn cố chấp thật có Ta, cho nên mới sanh ra thương ghét, vì thương ghét nên trở lại chấp thật có Ta. Bởi hai lớp vọng này nương nhau, nên sanh ra các vọng nghiệp. Vì thế mà chúng phàm phu vọng thấy có sanh tử luân hồi trong 6 đạo. Hàng Tiểu thừa nhằm chán sanh tử luân hồi thì lại vọng thấy có Niết bàn; rồi trầm không thú tịch tham luyến nơi cảnh Niết bàn. Bởi thế nên không nhập được tánh viên giác thanh tịnh, chớ chẳng phải tánh Viên giác không cho họ nhập vậy.Ðây là Phật trả lời câu hỏi thứ hai: Vì sao khhiến cho chúng sanh mê muội, chẳng nhập được Viên Giác?

Phật lại dạy tiếp: Những người nhập được, cũng không phải do tánh Viên giác chấp thuận cho họ nhập. Bởi thế nên chúng phàm phu khởi niệm, hay hàng Nhị thừa dứt niệm, đều là vô minh mê muội cả, chớ không dính líu gì đến tánh Viên giác vậy.

******

4.Ðem vô minh (ngã, tướng v.v...) mà cầu đạo, thì không thể thành đạo được

-Này Thiện nam! Tất cả chúng sanh, sống không có con mắt trí huệ, nên không tự thấy cả thân tâm này (ngã tướng) đều là vô minh. vì ngã tướng (thân tâm) do vô minh sanh, nên chúng sanh không đủ can đảm tự tiêu diệt ngã tướng, cũng như người không thể tự sát lấy mình được.

Bởi chấp thân này là Ta, nên cảnh nào thuận với ta thì sanh ra thương yêu; còn cảnh nào nghịch với Ta thì lại sanh ra oán ghét. Do tâm thương ghét này, trở lại tiếp tục nuôi dưỡng vô minh. Vì thế nên chúng sanh cầu Ðạo, đều không th ành được Ðạo

LƯỢC GIẢI

Ðại ý đoạn này Phật dạy rằng: TẤt cả thân tâm của chúng sanh đều do vô minh sanh; song vì chúng sanh (ngã tướng) đã từ vô minh sanh, nên không đủ can đảm tiêu diệt vô minh (ngã tướng) của mình. Cũng như người không thể tự sát mình được.

Vô minh đã sanh ra ngã tướng, rồi từ ngá tướng sanh ra thương ghét, rồi trở lại làm tăng thế lực cho nước. Bởi vô minh huân tập và tu dưỡng lẫn nhau, tiếp nối không ngừng, nên chúng sanh dầu có cần khổ tu đạo mà bốn tướng (ngã, Nhơn, v.v..) không rời, thì quyết định chẳng thành Ðạo.

Giống như trong Kinh Lăng NGhiêm, Phật dạy: “... Nếu dùng gốc rễ của vọng tâm làm tu nhơn, thì không thể nào thành được Ðạo). Ðem tâm đời mà làm Ðạo, thì Ðạo cũng trở thành đời!

Trong kinh Viên giác lược sớ chép: “Dùng tâm mê muội (Vô minh) mà cầu đạo, dầu cho siêng năng khổ hạnh tu đủ các pháp môn, cũng chỉ giúp thêm lực lượng cho vô minh mà thôi, chớ không thành được quả vị Phật.

Phải biết: Gốc từ vô minh sanh ra thương ghét, rồi do thương ghét trở lại huân tập thành vôminh. Từ chủng tử sanh hiện hành, rồi hiện hành huân làm chủng tử nối nhau không dứt. Chúng sanh đem cái vô minh này mà cầu Ðạo thì trọn đời không thể thành tựu.

Kinh Bảo Tích chép: Ðối với thân này, sanh yêu quý, thế là không rời tướng Ngã, Nhơ; dùng cái tướng Ngã, Nhơn này mà tu hành thì trở lại đọa ác thú.

****

5.Phật nói bốn tướng:

A.NGÃ TƯỚNG

-Này Thiện nam! Thế nào là “Ngã tướng”? - Tất cả chúng sanh tự tâm chứng nhận biết có Ta (ngã tướng) vậy. Thí như có người thân thể điều hòa không có chút gì trái ý, tợ hồ như quên mình (lúc ấy không thấy ngã tướng hiện). Ðến khi điều dưỡng bị thất thường, thân thể mất thăng bằng, hoặc gặp phải những cảnh trái nghịch, như gai đâm hay lửa đốt v.v... lúc bấy giờ mới thấy cái Ta (ngã tướng) hiện ra rất rõ rệt. Vì thế mà chứng biết có cái Ta.

-Này Thiện nam! SÂu t hêm một từng nữa, cái Ngã tướng có phần vi tế hơn trước, là người tu hành, tron glúc thấy minh có chứng quả, có đắc đạo. Cho đến khi chứng quả Như Lai, hay đặng Niết bàn thanh tịnh của Phật, mà nếu còn cái tâm biết mình có chứng và có đặng, như thế cũng đều còn “Ngã tướng”.

LƯỢC GIẢI

Ðoạn này Phật chỉ rõ cái Ngã tướng (ta) có thô và tế.

1.Trong lúc bình thường thì cái Ta hiện ra không rõ rệt, đến khi nghịch cảnh, bị người đánh đập hoặc hủy nhục v.v.. lúc bấy giờ cái Ngã tướng hiện ra mới rõ ràng. Ðâylà cái NGã tướng thô.

2.Người tu hành, một mình ở trong núi sâu rừng thẳm, không gặp các cảnh thuận nghịch, tâm không phân biệt mình với người, lúc bấy giờ tưởng mình đã chứn gđược “vô ngã” rồi. Ðến khi gặp cảnh buồn vui thử thách, tâm mừng giận nổi lên, lúc bấy giờ Ngã tướng hiện ra y nguyên. Cho đến lúc tự thấy mình đắc Ðạo hay chứng Niết bàn tịch tịnh của Như Lai cũng đều còn NGã tướng, song có phần vi tế hơn trước. Bởi vì còn biết có Niết bàn hay quả Phật sở chưng (được chứng), tất nhiên phải có cái Ta “năng chứng”. Nếu năng chứng và sở chứng chưa hết (bỉ, thử chưa trừ) tức là còn Ngã tướng.

B.NHƠN TƯỚNG

-Này thiện nam! Thế nào là Nhơn tướng? -Tất cả chúng sanh, tự tâm hiểu ngộ Ta đây là người vậy (nhơn tướng), nghĩa là hiểu ngộ ta là người và các ngươi cũng là người (nhơn tướng). Nói rộng ra, hiểu ngộ ngoài TA (ngã) thì tất cả đều là người vậy.

-Này thiện nam! Ði sâu vào một từng nữa, cái “nhơn tướng” có phần vi tế hơn, là cái tâm này, cho đến hiểu ngộ rắng: “còn biết mình viên ngộ Niết bàn”, cũng dều còn Ngã tướng; nghĩa là ở nơi tâm, nếu còn một chút ngộ rắng : “Chứng lý đầy đủ”, thì đều gọi là “Nhơn tướng”.

LƯỢC GIẢI

Ðoạn này Phật chỉ rõ cái “nhơn tướng” có thô và tế.

1.CHúng sanh tự công nhận mình là người (nhơn) và các người cũng là người (nhơn). Nói rộng ra, ngoài mình (Ta) thì tất cả kẻ khác đều là người (nhơn). Ðây là cái nhơn tướng thô thiển

2.Ði sâu vào một từng nữa, cái Nhơn tướng có phần vi tế hơn, là cái “tâm hiểu biết” này, cho đến nếu còn hiểu biết: “mình có viên ngộ Niết bàn”, cũng còn Ngã tướng. Nghĩa là: hễ còn có một chút hiểu biết, thế là con “nhơn tướng”. CÁi nhơn tướng này rất là vi tế.

Tóm lại, nếu còn có một chút hiểu ngộ rằng: “Mình viên ngộ Niết bàn”, thế là cái “hiểu ngộ” và có cái “mình viên ngộ” khác nhau. Vậy thời ngoài mình (mình viên ngộ) còn có Nhơn tướng (cái hiểu ngộ) vậy.

Nói lại cho dễ hiểu: còn có TA viên ngộ Niết bàn, tức là NGã tướng, cái “biết ta viên ngộ” đó là nhơn tướng.

C.CHÚNG SANH TƯỚNG

-Này thiện nam! Thế nào là chúng sanh tướng? - Tất cả chúng sanh ở nơi tự tâm không còn chấp mình là Ngã và Nhơn mà lại chấp là chúng sanh. Tỷ như có người nói như thế này: “Tôi đây là chúng sanh”. Bởi thế nên biết: Người kia nói “Tôi là chúng sanh” thì biết không phải Ngã và Nhơn.

-Này thiện nam! Những chúng sanh rõ biết hai món tướng trước (sở chứng, sở ngộ) là thuộc về Ngã và Nhơn, nay không còn chấp Ngã, Nhơn nữa; nhưng còn cái “tâm rõ biết”, đó là chúng sanh tướng.

LƯỢC GIẢI

Ðoạn này Phật nói chúng sanh tướng có hai phần thô và tế.

1.Không còn chấp ta đâylà Ngã hay Nhơn mà lại chấp là chúng sanh. Như thế là chấp về phần thô.

2.Rõ biết hai tướng Ngã và Nhơn là phi, nên không còn chấp; thế là đã cao hơn trước một từng, nhưng còn cái “rõ biết hai tướn gNgã, Nhơn là phi”. Ðó cũng là cái vi tế Ngã tướng còn ẩn phục bên trong, gọi là chúng sanh tướng.

D.THỌ MẠNG TƯỚNG

-Này thiện nam! Thế nào là thọ mạng tướng? – Các chúng sanh tâm chiếu soi (phân biệt) đã thanh tịnh. Nhưng còn cái trí giác ngộ tưởng chúng sanh trước (giác sở liễu giả). Bởi còn có cái “trí giác ngộ”, tương tục tu tập các nghiệp vô lậu, chưa có thể tự trừ đưọc; cũng như mạng căn tương tục, không tự đoạn được, nên gọi là “thọ mạng tướng”.

-Này thiện nam! Nếu còn tâm soi thấy (biết) tất cả cái giác (biết) trước (3 tướng trên) đó thì cũng còn ở trong vòng trần cấu (tâm chưa trong sạch). Bởi còn năng giác và sở giác nên chưa rời trần cấu vậy.

Cũng như nước nóng làm tiêu băng, thì toàn băng là nước, lúc bấy giờ không còn nước nóng năng tiêu và băng bị tiêu nữa. Nếu còn chút nước nóng và băng, thế là nước chưa thuần nhứt. Cũng thế, nếu còn cái Ta để giác ngộ cái TA trước, thì chưa rời được bốn tướng.

LƯỢC GIẢI

Ðại ý đoạn này nói: Người tu hành khi phá trừ được Ngã, Nhơn, chúng sanh ba tướng trên rồi, tâm đã được thanh tịnh, nhưng còn cái trí tiếp tục tu vô lậu nghiệp, để phá trừ tướng trên. Vì cái trí này còn tiếp tục trong một thời gian chưa có thể tự trừ được. Cũng như mạng sống của người, sống tiếp tục trong một thời gian, không thể tự đoạn được, nên gọi là “thọ mạng tướng”.

Phật dạy thêm, đại ý: Nếu còn tâm phân biệt để phá trừ các tướng ( Ngã, Nhơn, CHúng sanh, thọ mạng) thế là còn vọng vì năng, sợ, bỉ, Thử đối đãi nhau, nên tâm chưa trong sạch. Bởi còn vọng là còn nhiễm ô, vì thế nên gọi là trần cấu. NGhĩa là: nếu còn một chút biết rằng: “Ta trừ Ngã”, thế là còn mắc trong bốn tướng, chưa thoát ly được vọng – Cũng như nước nóng làm tiêu băng, khi băng “tiêu rồi thì “nóng” cũng không chỉ còn nước.

Ngài Tôn Mật giải: Nước là dụ cho “chơn tâm” băng là dụ cho “bốn tướng”. Nước nóng là dụ cho “trí huệ”. Nước vì lạnh mà đóng thành “băng”; cũng như Tâm vì mê nên thành “bốn tướng’. Dùng nước nóng làm tiêu băng, cũng như dùng trí huệ làm tiêu bốn tướng. KHi băng tiêu rồi thì nóng (nước nóng) cũng không chỉ còn một tánh nước mà thôi. Cũng như ngã tướng hết, thì trí phá Ngã cũng không chỉ còn một thể tánh chơn tâm.

Tóm lại, tướng “thọ mạng” cũng là tướng NGã rất vi tế đó thôi. Chúng sanh trước phân biệt chấp Ta, tức là Ngã tưóng. KHi phá được Ngã tướng, nhưng còn cái “trí biết mình phá Ngã” là nhơn tướng. Khi phá được Nhơn tướng, nhưng còn cái “trí biết mình đã phá nhơn tướng” gọi là chúng sanh tướng. Hi phá được chúng sanh tướng, nhưng vẫn còn cái “trí biết mình đã phá chúng sanh tướng”. Cái trí đó vẫn tiếp tục tu các nghiệp vô lậu, chưa có thể tự đoạn được, cũng như mạng căn tương tục sống trong một thời gian và không thể tự đoạn được, nên gọi là “thọ mạng tướng”.

VẬy thì bốn tướng trên, cũng là một ngã tướng, chẳng qua từ thô vào tế, từ thiển đến thâm mà thôi. Theo trong văn Kinh chữ Hán, dùng bốn chữ riêng biệt, chỉ rõ bốn tướng có thô và tế khác nhau.

1.Chứng là ngã tướng

2.NGộ là nhơn tướng

3.Liễu là chúng sanh tướng

4.Giác là thọ mạng tướng

******

6.Vì không rời được bốn tướng, nên tu chẳng thành Phật

-Này thiện nam! Các chúng sanh đời sau, bởi không rời được bốn tướng, nên tuy trải qua nhiều kiếp, siêng năng tu hành khổ hạnh, nhưng chỉ thành hữu vi mà thôi, chớ không thể chứng được Thánh quả.

LƯỢC GIẢI

Trong kinh LĂng nghiêm Phật đã cặn kẽ căn dặn: “Nếu các ông nhận lầm căn bản của sanh tử là vọng tâm làm nhơn địa tu hành, thì không bao giờ thành quả vị Phật. Cũng như người nấu cát làm cơm, dầu trải qua bao nhiêu kiếp cũng chẳng thành cơm được, vì nó gốc là cát”

Giống với đoạn kinh này, Phật dạy đại ý: Người mang tâm nhơn, ngã v.v... thuộc về hữu vi hữu lậu của chúng sanh, mà muốn cầu quả vô vi vô lậu của Phật, dầu cho cực khổ tu hành, trải qua nhiều kiếp cũng không thể được, vì gốc nó là Ngã tướng, là chúng sanh và hữu lậu vậy.

******

-Tại sao thế? Bởi nhân các ngã tướng: có chứng có ngộ, cho là thành tực quá Niết bàn. Chẳng khác nào người nhận giặc làm con, nó sẽ phá tan gia tài quý báu vậy.

LƯỢC GIẢI

Ngài Như Sơn giải rằng: TẠi sao siêng năng tu hành trải lâu nhiều kiếp, mà không chứng được thánh quả? - Bởi vì lầm nhận ngã tướng làm Niết bàn vậy. Cũng như lầm nhận giặc làm con, đã không được nhờ, trái lại còn bị nó phá hại chẳng ít.

Trên văn kinh, chữ “các ngã tướn” tức chỉ cho bốn tướng: Ngã, Nhơn, Chúng sanh và Thọ mạng.

Trên văn kinh, chữ “có chứng có ngộ”; nghĩa là biết mình có chứng quả Phật, có ngộ Ðạo, thế là chưa rời NGã tướng. Bởi hành giả đem “ngã tướng” này, cho là đặng thánh quả, nên nói “nhận giặc làm con vậy”.

******

7.Thương (tham) ghét (sân) là gốc của sanh tử luân hồi

-Này thiện nam! NẾu hành giả còn ưa (thương) Niết bàn (pháp ái) tức là còn NGã tướng (ta ưa); chẳng qua cái Ngã tướng ấy bị ẩn phục, rồi lầm cho đó là tướng niết bàn.

Còn ghét sanh tử, tức là còn Ngã tướng (ta ghét). chúng sanh riêng ghét sanh tử, ưa Niết bàn, chớ đâu biết rằng: cái “ưa” đó chính là gốc sanh tử, còn “ghét” là gốc triền phược (không giải thoát).

-Này thiện nam! Làm sao biết “ưa” và “ghét” là gốc của của sanh tử triền phược? Bởi các chúng sanh tu đạo Bồ đề, nếu còn đôi chút biết mình chứng được Ðạo quả thanht ịnh, thế là chưa diệt trừ được tận gốc Ngã tướng, nên còn sanh tử triền phược.

LƯỢC GIẢI

Ðại ý đoạn này nói: “còn” thương ghét là còn ngã tướng; mà ngã tướng là gốc rễ của sanh tử luân hồi.

Chúng sanh đem tâm “thương ghét” này mà cầu đạo Bồ đề, thì không bao giờ được giải thoát, vì nó là gốc của sanh tử luân hồi vậy.

Mặc dầu ghét sanh tử là việc phải, ưa cảnh Niết bàn tịch tịnh là một điều hay; nhưng cũng còn ở trong vòng thương ghét, nên chẳng rời Ngã tướng.

Phải không “thương ghét”, thì ngã tướng mới không; ngã tướng không, mớinhập được Viên giác. Vì hiểu nghĩa này, nên cổ nhơn có làm bài kệ rằng

HÁN VĂN:

Thập phương đồng tụ hội

CÁ cá học vô vi

Thử thị tuyển Phật trường

Tâm không cập đệ quy

DỊCH NGHĨA

Mười phương đồng tu hội

Người học vô vi

Ðây là trường thi Phật

“Tâm không” mới được đậu

Bài kệ này quan trọng nhứt là hai chữ “Tâm không”. Người còn “ưa ghét” tức là còn tham sân; thâm sân còn thì sanh tử luân hồi còn. Bởi thế nên trường thì làm Phật này, nếu ai Tâm không còn tham sân tật đố, Tâm không còn nhơn ngã bỉ thử, Tâm không còn mừng giận thương ghét v.v... thì được “đậu”

********

8.Phật chỉ “Ngã tướng” ẩn núp trong tạng thức

-Này Thiện nam! Trong khi có người đến khen ngợi kính phục, hành giả lại sanh vui mừng, muốn tế độ người đó. Trái lại, nếu bị người chê bai hủy báng, thì hành giả lại sân hận. Do đó mà biết cái ngã tướng vẫn còn kiên cố núp ẩn trong tạng thức; nó thường lai vãng trogn các căn của hành giả, không gián đoạn vậy. Người tu hành bởi không đoạn trừ được “ngã tướng”, cho nên không thể nhập được Viên giác thanh tịnh.

LƯỢC GIẢI

Người đời khi gặp cảnh thuận hay nghịch, cái Ngả tướng thô trọng nổi lên rất dễ biết. Ðến như người tu hành cổi lột được Ngã tướng thô trọng bên ngoài, nhưng còn cái Ngã tướng vi tế tiềm tàng trong tạng thức. Nó thường xuất đầu lộ diện, lai vãng ở nơi các căn: mắt, tai, mũi, lưỡi.

BẰng chứng: trong lúc được người khen kính thì ta sanh tâm hoan hỷ, muốn độ người ấy. Trái lại, khi bị người hủy báng chê bai, thì ta lại không vui. Ðó là cái Ngã tướng hiển lộ, có phần tế nhị hơn trước. Bởi không trừ được tướng ngã, nên không nhập được Viên giác.

Thân ôi! Núi không cao, trời không cao

Ngã tướng mới cao

Sông chẳng sâu, biển chẳng sâu

Ngã tướng mới sâu

**********

9.Không thấy người hủy nhục, không thấy mình thuyết pháp độ sanh, lúc bấy giờ ngã tướng mới không còn.

-Này thiện nam! Nếu hành giả muốn biết mình được vô ngã chưa, cứ xem trong lúc bị người hủy nhục, mà không thấy có ngưòi hủy nhục như thế là được Vô ngã.

Trái lại, trong lúc thuyết pháp độ người mà còn thấy có Ta thuyết pháp, thế là Ngã tướng chưa đoạn. Còn nhơn tướng, chúng sanh tướng và thọ mạng tướng cũng thế.

LƯỢC GIẢI

Ðược người khen không mừng bị người chê chẳn buồn, cũng chưa chắc đã hết Ngã tướng. Trong khi được khen bị chê, mà không thấy có người khen chê, như t hế mới là vô ngã. Trái lại, nếu thấy có người khen chê, cố nhiên phải có Ta được khen, bị chê, nên Ngã tướng hãy còn rõ ràng.

Một thí dụ thứ hai: trong lúc thuyết pháp độ người, không thấy có Ta thuyết pháp, có người nghe pháp, không thấy có Ta tế độ, có người được độ; như thế mới được vô ngã. Trái lại, nếu còn thấy có Ta thuyết pháp, có Ta tế độ, thế là Ngã tướng chưa đoạn.

Trong kinh Kim Cang, Phật nói:

“Bồ tát độ vô số chúng sanh mà không thấy chúng sanh có độ, nếu còn thấy có Ta độ sanh tức không phải Bồ tát”; vì còn ngã tướng, nên không phải bồ tát vậy.

Kinh Kim Cang lại nói:

“Bồ tát thuyết pháp, không thấy có mình thuyết, nếu còn thấy có Ta thuyết pháp, tức không phải Bồ tát”; vì còn ngã tướng, nên không phải bồ tát vậy.

******

10. Vì còn “ngã tướng” nên không nhập được viên giác

-Này Thiện nam! NGã tướng là cái trọng bịnh của hành giả. Song, chúng sanh đời sau, lại nhận làm cái trọng bịnh này, cho là mình chứng được pháp Niết bàn, thật đáng thương xót! Bởi thế nên chúng càng tinh tấn tu hành chừng nào thì lại càng thêm cái bịnh NGã tướng chừng nấy; vì thê nên không nhập được Viên giác thanh tịnh

-Này thiện nam! Chúng sanh đời sau chấp theo sự kiến giải và hạnh của Như Lai, làm chỗ hiểu biết và hạnh của mình, song vì không biết bốn tướng còn ẩn núp bên trong, nên chẳng thành tựu được Thánh quả

Hoặc có chúng sanh chưa đặng đạo mà nói mình đã đặng Ðạo, chưa chứng quả mà nói mình đã chứng quả; thấy người tinh tấn tu h ành lại sanh tật đố. Bởi chúng sanh này chưa đoạn trừ được ngã ái nên không nhập được Viên giác thanh tịnh.

LƯỢC GIẢI

Ðại ý dodạn này nói vì có ba nguyên nhân, nên Hành giả không nhập được viên giác thanh tịnh

1.Bởi hành giả không biết bốn tướng rất tế nhị, lầm cho mình chứng được đạo quả, nên càng tu chừng nào lại càng tăn gtrưởng bịnh Ngã tướng chừng nấy. Vì vậy mà chẳng nhập được viên giác.

2.Hành giả chỉ bắt chước theo chỗ kiến giải và hạnh của Như Lai làm của mình, không biết bốn tướng vẫn còn tiềm tàng trong tạng thức của hành giả, nên không được nhập Viên giác. Thí như hành giả thấy trong kinh Phật dạy bố thí v.v... rồi thực hành theo. Nhưng không biết trong khi ấy, lại bị bốn tướng thường theo dõi. Nhưng trong khi bố thí, thấy có người thọ thí (nhơn tướng) và ta bố thí (ngã tướng). Bố thí để cầu cho ta được giàu sang, Ta được mạnh giỏi v.v.. vì cái Ngã tướng còn nguyên hiện như thế, nên không nhập được Viên giác

3.Cũng vì Ngã tướng chưa đoạn nên hành giả trong lúc tu hành thấy kết quả được đôi phần, lúc bấy giờ tánh kiêu căng nổi lên, chưa phải chứng ngộ đắc đạo, mà tự cho mình đã chứng ngộ hoặc đắc đạo. Hay thấy người hơn mình, lại sanh ra tật đố v.v... Vì thế mà không thể nhập được Viên Giác.

*****

11. Phật dạy phương pháp nhập Viên giác

-Này Thiện nam! chúng sanh đời sau trông mong thành Ðạo, mà không cầu cho ngộ đạo; chỉ ưa học nhiều nói suông, để tăng trưởng ngã tướng.

Hành giả phải phát tâm đại dõng mãnh, hàng phục các phiền não. Những pháp lành chưa chứng được phải tinh tấn tu cho chứng; các pháp ác chưa đoạn cho đưọc; khi xúc ảnh không sanh tham, sân, si, mạn, ái và tật đố v.v.. nào nhơn, ngã, bỉ, thử, ân ái v.v.. đều vắng lặng. Như Lai ấn chứng cho người này, lần lượt sẽ thành tựu được Viên giác.

Trên đường tu hành, hành giả phải cầu thiện hữu tri thức chỉ dẫn mới khỏi bị đọa tà kiến. Song, nếu hành giả đối với THiện tri thức, lại phân biệt sang hèn, sanh tâm thương ghét, thì cũng không thể nhập được biển Viên giác thanh tịnh.

LƯỢC GIẢI

Ðại ý đoạn này, Phật chỉ đường lối tu hành để nhập Viên giác, có 3 đoạn

Ðoạn thứ nhất, đại ý Phật dạy: Muốn được đạo thì phải tu hành mới ngộ được đạo. Nếu học nhiều nói suông mà không tu, thì chỉ tăng trưởng Ngã tướng.

Ðoạn này giống như trong kinh Lăng Nghiêm, ngài A Nan tự trách: “.. Bạch Thế Tôn, vì con ỷ lai con là em của Phật, có lẽ Phật thương yêu sẽ ban cho con đạo quả, không cần phải tu hành cực khổ, chỉ lo học nhiều nói suông nên không lợi ích cho mình...”

Ðoạn thứ hai, đại ý Phật dạy: Phương pháp tu hành để nhập Viên giác, là phải phát tâm đại dõng mãnh, đoạn trừ các phiền não, tức là bốn tướng nói trên. Siêng năng đoạn các ác pháp, tu chứng các thiện pháp. TẤt cả thời, tâm đều vắng lặng, khi đối cảnh không sanh các phiền não như tham, sân, si v.v.. Phật ấn chứng cho người ấy sẽ đặng nhập Viên giác.

Ðoạn này giống như trong kinh Lăng Nghiêm Phật dạy bốn c hữ “Bất tùy phân biệt”, nghĩa là: khi đối cảnh không khởi phân biệt thì vọng niệm chẳng sanh, vọng niệm không sanh chơn tâm hiển lộ.

Ðoạn thứ ba, đại ý Phật dạy: Trên đường tu hành, hành giả phải cầu Minh sư chỉ giáo, mới tránh khỏi đoạ tà kiến. Song khi đối v ới Minh sư không được phân biệt giàu nghèo, sang hèn v.v.. (y pháp bất y nhơn) phải sanh tâm kính trọng. Nếu trại lại thì không thể nhập được Viên giác.

***

12. Phật nói bài kệ tóm lại các nghĩa trên

Khi ấy đức Thế Tôn, muốn tóm lại nghĩa trên nên nói bài kệ rằng:

Tịnh NGhiệp! Ông nên biết:

TẤt cả các chúng sanh

Luân hồi từ vô thỉ

Ðều do chấp ngã vậy.

Nếu không trừ bốn tướng

Chẳng chứng quả Bồ đề.

Nếu tâm còn thương ghét

hoặc tật đố si mê

Ấy là kẻ mê muội,

Không được nhập Viên giác.

Người muốn được giác ngộ,

Trước phải trừ tham, sân,

Tâm hết chấp ngã, pháp,

Mới được nhập Viên giác

Thân này còn chẳng có

Thương ghét do đâu sanh

Hành giả phải cầu Thầy

Mới khỏi đọa tà kiến,

Cầu thầy, mà phân biệt

Thời không nhập Viên giác

LƯỢC GIẢI

Ðại ý bài kệ này: Chúng sanh bị sanh tử luân hồi từ hồi nào đến giờ, đều do chấp bốn tướng. Nếu bốn tưóng không trừ thì không thể chứng bồ đề. Vì các phiền não như tham, sân, si v.v.. nó làm mê muội, nên chúng sanh chẳng nhập được Viên giác. Hành giả muốn nhập Viên giác trước phải đoạn tham, sân v.v.. Bao giờ tâm không còn ngã chấp và pháp chấp, mới chứng đặng Viên giác.

Song trên đường tu hành, hành giả phải cầu Minh sư chỉ giáo, mới khỏi lạc tà kiến. Khi cầu thỉnh Minh Sư, nếu hành giả còn phân biệt sang hèn, sanh tâm thương ghét, thời cũng không nhập được Viên giác.

--- o0o ---

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18/02/2024(Xem: 672)
Bát Chánh Đạo là con đường thánh có tám chi nhánh: Chánh Tri Kiến, Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng, Chánh Tinh Tấn, Chánh Niệm và Chánh Định. Đây là con đường trung đạo, là lộ trình kỳ diệu giúp cho bất kể ai hân hoan, tín thọ, pháp thọ trong việc ứng dụng, thời có thể chuyển hóa nỗi khổ, niềm đau thành an lạc, giải thoát, niết bàn. Bát Chánh Đạo là Chơn Pháp vi diệu, là con đường đưa đến khổ diệt, vượt thời gian, thiết thực trong hiện tại, được chư Phật quá khứ, Đức Phật hiện tại và chư Phật tương lai chứng ngộ, cung kính, tán thán và thuyết giảng cho bốn chúng đệ tử, cho loài người, loài trời để họ khai ngộ, đến để mà thấy, và tự mình giác hiểu.
07/02/2024(Xem: 1300)
Từ 1983 đến 1985 khi đang ở Singapore, bận bịu với chương trình nghiên cứu Phật giáo tại Viện Phát triển Giáo Trình, tôi được Tu viện Phật giáo Srilankaramaya và một số đạo hữu mời giảng bốn loạt bài pháp nói về một vài tông phái chính của Phật giáo. Các bài giảng được ưa thích, và nhờ các cố gắng của Ô. Yeo Eng Chen và một số bạn khác, chúng đã được ghi âm, chép tay và in ấn để phát miễn phí cho các học viên. Kể từ đó, các bài pháp khởi đi từ hình thức của các tập rời được ngưỡng mộ và cũng được tái bản. Sau đó, tôi nhận thấy có vẻ hay hơn nếu in ấn bốn phần ấy thành một quyển hợp nhất, và với vài lần nhuận sắc, xuất bản chúng để cho công chúng dùng chung.
20/01/2024(Xem: 780)
Thông thường người ta vào học Phật ít nhiều cũng do có động lực gì thúc đẩy hoặc bởi thân quyến qua đời, hoặc làm ăn thất bại, hoặc hôn nhân dở dang v.v... nhưng cũng không ít người nhân nghe giảng pháp hay gặp một quyển sách khế hợp căn cơ liền phát tâm tu hành hay tìm hiểu học Phật pháp. Phần lớn đệ tử xuất gia hoặc tại gia của Hòa Thượng cũng vì cảm mộ pháp giải của Ngài mà quy y Phật. Quyển vấn đáp này góp nhặt từ những buổi giảng thuyết trong các chuyến hoằng pháp của Hòa Thượng, hy vọng cũng không ngoài mục đích trên, là dẫn dắt người có duyên vào đạo hầu tự sửa đổi lỗi lầm mà giảm trừ tội nghiệp.
19/12/2023(Xem: 3779)
Cách đây chừng 30 năm, Tổ Đình Viên Giác tại Hannover Đức Quốc chúng tôi có nhận được bộ Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh (Taisho Shinshu Daizokyou) bằng Hán Văn gồm 100 tập do cố Hòa Thượng Thích Tịnh Hạnh từ Đài Loan giới thiệu để được tặng. Bộ Đại Tạng Kinh giá trị này do Phật Đà Giáo Dục Cơ Kim Hội xuất bản và gửi tặng đến các nơi có duyên. Phật Đà Giáo Dục Cơ Kim Hội dưới sự chứng minh và lãnh đạo tinh thần của cố Hòa Thượng Thích Tịnh Không đã làm được không biết bao nhiêu công đức truyền tải giáo lý Phật Đà qua việc xuất bản kinh điển và sách vở về Phật Giáo, với hình thức ấn tống bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau như: Hoa Ngữ, Anh Ngữ, Pháp Ngữ, Đức Ngữ, Việt Ngữ. Nhờ đó tôi có cơ hội để tham cứu Kinh điển rất thuận tiện.
13/12/2023(Xem: 9881)
Hành Thiền, một nếp sống lành mạnh trong sáng, một phương pháp giáo dục hướng thượng (Sách pdf của HT Thích Minh Châu)
13/12/2023(Xem: 9168)
Đức Phật của Chúng Ta (Sách pdf của HT Thích Minh Châu)
12/12/2023(Xem: 4385)
Chánh Pháp và Hạnh Phúc (Sách pdf của HT Thích Minh Châu)
20/08/2023(Xem: 1556)
CHÙA PHẬT LINH 248A Quốc lộ 51, Xã Tân Hòa Thị xã Phú Mỹ, Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Điện thoại: 0254 – 3891583 Email: thichhanhdinh@yahoo.com Website: WWW.chuaphatlinh.com Facebook: facebook.com/Chùa Phật Linh Youtube: Thích Hạnh Định Đường nối kết trang youtube https://www.youtube.com/channel/UCXkVoGAVPcN6tvFJyH2LnKg/videos Biên soạn Tỳ kheo Thích Hạnh Định
19/05/2023(Xem: 4346)
Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ XIV, nhà lãnh đạo tinh thần của Phật giáo Tây Tạng đã kêu gọi đạo Phật ở thế kỷ 21, với sự nhấn mạnh không phải vào nghi lễ, cầu nguyện và lòng sùng mộ, đúng nghĩa hơn là nghiên cứu, tu học đặc biệt là các tác phẩm của 17 vị Luận sư vĩ đại thuộc Nalanda trường Đại học đầu tiên của Phật giáo. Để phù hợp với phương tiện thiện xảo của Đức Phật, nghiên cứu cần phải thích nghi với hoàn cảnh của thế kỷ 21, và phù hợp với các phương pháp truyền thống của Thời đại kỹ thuật số. Nhằm duy trì hiệu quả trong giáo dục Phật giáo, thì phải thích ứng với những nhu cầu thời đại, như nó đã luôn thực hành trong quá khứ. Đặc biệt là để tiếp tục truyền thống vĩ đại của giáo dục Phật giáo Nalanda, cần phải đáp ứng với các phương pháp giáo dục hiện đại, để cung cấp cho các thế hệ trẻ khả năng tiếp cận. Tôi xin dẫn chứng một số bối cảnh lịch sử để chứng minh rằng việc thích nghi với thời đại là phù hợp với truyền thống đạo Phật.
17/05/2023(Xem: 4508)
Hiện nay có một hiện tượng đáng ngại là một số tu sĩ thuyết pháp có một số tín đồ nghe theo, hoặc là trụ trì, trở nên vô cùng ngã mạn có những hành động, cử chỉ, lời nói khinh mạn tín đồ và tự cho mình đã chứng đắc có khi còn hơn cả Phật. Câu hỏi đặt ra là: Là trụ trì, hoặc thuyết pháp có cả triệu tín đồ đi theo, phát hành cả trăm băng đĩa, như thế đã là Phật chưa?
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567