Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phần 1c

25/04/201313:24(Xem: 2870)
Phần 1c

Thiền,Ánh Bình Minh

PHƯƠNG TÂY

Nguyên Tác: Roshi Philip Kapleau
Việt dịch : Huỳnh Công Hoàng
Sàigòn 1999

---o0o---

PHẦN MỘT
Những tia sáng Thiền

19 NGỘ LÀ GÌ?(^)

NGƯỜI HỎI : Ngộ là gì?

LÃO SƯ: Khi một thiền sư được hỏi " Phật giáo là gì?" ông đáp, " Tôi không hiểu Phật giáo."

Phần tôi, tôi không hiểu về ngộ.

NGƯỜI HỎI : Nếu thầy không hiểu thì ai hiểu?

LÃO SƯ: Tại sao anh không hỏi người nào nói " Tôi đã đắc ngộ"?

20 THẦY ĐẮC NGỘ CHƯA? (^)

NGƯỜI HỎI : Thầy đắc ngộ chưa?

LÃO SƯ: Nếu tôi nói "rồi, tôi đã đắc ngộ," nhiều người trong qúi vị biết sẽ bước ra khỏi đây khinh bỉ. Nếu tôi nói " chưa, tôi chưa đắc ngộ," những người trong qúi vị hiểu lầm sẽ bước ra thất vọng.

Vậy…

21 CÓ THỂ ĐẮC NGỘ MÀ KHÔNG CẦN TU LUYỆN HAY KHÔNG?(^)

NGƯỜI HỎI : Lão sư, không phải có trường hợp ngộ đến thình lình tự phát sao? Cái gì thúc đẩy nó và nó khác với ngộ thiền như thế nào?

LÃO SƯ: Nói đúng ra, mỗi loại ngộ thình lình theo nghĩa nó xảy ra đột ngột như nước sôi; cái "dần dần" là được huấn luyện lâu dài thường đi trước nó. Từ " tự phát" anh muốn nói có nghĩa là ngộ mà không cần tu tập, phải không?

NGƯỜI HỎI : Đúng.

LÃO SƯ: Những cái gọi là ngộ thì thật sự như thế nào? Trong mười hai năm qua tôi đã thử hàng chục người tuyên bố là đắc ngộ và nhận ra chỉ một người tôi cảm thấy thật ngộ không được huấn luyện trước. Tuy nhiên, do không huấn luyện, cuộc sống của người đó sẽ không biến đổi đáng kể, vì người ấy không thể vận dụng sự ngộ đó và đến một lúc nào đó nó sẽ trở nên chỉ là ký ức được ấp ủ.

Nếu nghiên cứu những trường hợp của các người đã ngộ thật sự và sâu, qúi vị sẽ thấy hầu như mỗi trường hợp ngộ đến sau khi lắm sự xem xét nội tâm, thúc dục bởi những sự không thỏa mãn dày vò cuộc sống hay bởi những ray rức cá nhân lớn lên từ một kinh nghiệm tình cảm đau thương.

NGƯỜI HỎI : Tại sao một số người ngộ nhanh còn số khác phải mất nhiều năm?

LÃO SƯ: Ai có thể nói, trừ phi là nghiệp lực giải thoát nơi người này mạnh hơn một số khác; những thiền sư đã nói," Cách nhanh nhất để đắc ngộ là đấu tranh với một' khối nghi ngờ'." Khối hoài nghi là vấn đề căn bản gây bối rối không cho phép ta nghỉ ngơi, chẳng hạn, "Nếu, như Đức Phật và các thiền sư đã nói, thế giới vốn thiện và không ô uế, thì tại sao ta thấy qúa nhiều điều xấu xa đau khổ quanh ta?" Rõ ràng nếu qúi vị có đức tin tuyệt đối, các bậc thầy nói đúng, qúi vị sẽ bị lái đến chổ giải quyết mâu thuẫn giữa cái gì qúi vị tin, như một vấn đề đức tin và sự hiển nhiên của các giác quan. Tuỳ thuộc vào độ sâu và mức kiên trì, sự bối rối này tóm lấy qúi vị và qúi vị tìm được câu trả lời một cách thoải mái như thế nào mới có thể phán đoán ngộ chiếm thời gian ngắn hay dài hơn.

Sự chất vấn như vậy là tọa thiền. Và qúi vị kiên trì tưởng như cuộc đời qúi vị lệ thuộc vào việc tìm câu trả lời, quí vị sẽ không cần làm điều gì khác. "Để đắc ngộ viên mãn," như một thiền sư nói," Anh phải hành động như một người rơi xuống một cái hố sâu-trăm-thước. Hàng ngàn, hàng chục ngàn tư niệm của anh ta rút lại còn một suy nghĩ duy nhất' làm cách nào để ra khỏi cái hố này?' anh ta giữ nó từ sáng đến tối và từ tối đến sáng hôm sau mà không có tư niệm nào khác." Nhưng có bao nhiêu người bị dồn ép như thế này? Rất ít.

Huấn luyện thiền chính thức cơ bản không gì hơn cố gắng của người thầy kích thích điều chất vấn căng thẳng, kích thích khối nghi ngờ này, khi nó không nảy sinh tự phát. Tiên đề thiết yếu của những tra vấn như vậy, tuy nhiên, là sự xác tín không lay động, là người ta có thể xóa tan khối nghi ngờ và quyết tâm làm một cách nghiêm túc. Một học viên thật sự khát khao tự ngộ, thường được giao một công án. Nếu anh ta vật lộn với nó một cách nghiêm túc--và sự lội cuốn của anh ta tùy thuộc vào cường độ mà anh ta cảm nhận nổi đau của cuộc sống và sự thúc dục, sự khao khát thoát ra khỏi nó.--rồi anh ta sẽ ngộ. Hơn nữa, sự ngộ của anh ta sẽ rất nhanh với một công án, nhanh hơn bất cứ kiểu thực hành khác, gợi nhớ và xoáy vào khối nghi ngờ.

NGƯỜI HỎI THỨ HAI: Ở trường đại học tôi có nghiên cứu khoa tâm lý để tìm ra những cái đầu vĩ đại nhất có suy nghĩ gì về sự hiện hữu của loài người và vì tôi muốn biết ý nghĩa cuộc đời của chính tôi. Sự nghiên cứu này không những không dẫn tới ngộ, nó cũng không thỏa mãn tôi về mặt lý trí.

LÃO SƯ: Loài người tồn tại như thế nào ư? Anh hỏi điều đó với sự tò mò, hay với những trăn trở của tất cả con tim và khối óc? Câu hỏi lý trí nhận được một câu trả lời lý trí; chúng không thể biến đổi đời bạn. Chỉ khi bạn bị thúc ép bằng quyết tâm " Tôi phải, tôi sẽ tìm ra!" câu hỏi của bạn sẽ được trã lời. Vì nó sẽ là ngộ, vì theo nghĩa sâu sắc nhất, hỏi và trả lời không phải là hai; chúng chỉ có vẻ như vậy, vì trí phân biệt của bạn, phân chia các thiết yếu không thể phân chia được.

Để tôi kể cho qúi vị nghe một trường hợp ngộ tự phát của một người thợ ống nước ở Brooklyn, Nữu-ước. Anh ta không được học hành đầy đủ mà chỉ học hết bậc tiểu học, không có khuynh hướng tâm linh hay tín ngưỡng. Trong thế chiến thứ hai, anh đóng quân ở Thái bình dương, nơi anh ta chứng kiến rất nhiều trận đánh, đến cuối trận chiến thì hoàn toàn kiệt sức và mệt mỏi.

Khi trở lại Brooklyn anh ta không thể, theo chính cách nói của anh ta," làm việc, giải trí hay làm tình. Mọi thứ có vẻ vô ích. Một câu hỏi đeo đuổi làm tôi khó chịu: Thực tại là gì? Tôi chưa bao giờ học triết và không có đạo. Tôi không biết câu hỏi đến từ đâu nhưng nó không rời tôi. Nếu tôi đang đi trên đường và điều duy nhất trong đầu tôi là,'Thực tại là gì?' thỉnh thoảng tôi đụng phải người hay tòa nhà, tôi qúa ngạc nhiên bởi câu hỏi. Ngay cả buổi tối câu hỏi cũng không rời tôi. Tôi nhớ thỉnh thoảng thức dậy lúc hai, ba giờ sáng, không thể ngủ lại và điều trước tiên hiện ra trong đầu là ,'Thực tại là gì?'

" Điều này xảy ra suốt sáu tháng. Rồi một hôm sự bùng nổ xảy ra trong tôi làm tôi tràn ngập niềm vui mà tôi chưa từng có trong đời, câu hỏi vừa tan biến vào hư không và tôi có thể làm việc trở lại một cách bình thường như mọi người khác.

" Sự phấn chấn này--đôi khi tôi nghĩ như tôi có thể nhảy qua tường cao mười mét--kéo dài bốn tháng. Một câu hỏi mới dai dẳng làm tiêu tan trạng thái đó:'Điều gì xảy đến với mày? Tất cả niềm vui và khoan khoái này không bình thường đối với mày!' tôi bắt đầu cảm thấy xấu chỉ vì tôi cảm thấy qúa tốt.

"Gia đình tôi và bạn tôi nói,'Anh phải khám bác sĩ tâm thần. Anh trải qua kinh nghiệm của cuộc chiến tranh khá tàn bạo và cảm giác đó có lẽ là triệu chứng đầu tiên của điều tồi tệ hơn.'

" Bác sĩ tâm thần ở bệnh viện cựu chiến binh rất quan tâm đến trường hợp của tôi. Họ đặt tôi vào những kiểm tra thường lệ, cho tôi dùng một ít thuốc, và bắt đầu hỏi tôi mỗi ngày, hỏi chi tiết về kinh nghiệm chiến tranh của tôi và về cuộc sống tôi sau khi trở lại Mỹ. Tôi có một phòng riêng, và không giống nhiều bệnh nhân khác, được tự do rời bệnh viện. Cách điều trị này tốt trong khoảng một tháng. Nhưng rồi tôi trở nên bồn chồn, mệt mỏi về mọi thủ tục rườm rà, nên đã nói với một bác sĩ thần kinh của tôi,' Xem này, tôi phải ở đây bao lâu nữa? Chừng nào ông sẽ quyết định tôi bệnh gì?'

" Ngày mai chúng tôi có một cuộc hội chẩn về trường hợp của anh và tôi sẻ báo tin sau khi tôi có đủ tất cả dữ liệu,' ông ta nói. Vài ngày sau tôi nhận được tin,' Anh đã trải qua sự biến đổi' Tôi không biết tôi đã biến đổi từ đâu và trở thành cái gì, nhưng tôi qúa lo âu, bèn rời bệnh viện nên tôi không hỏi sự chuẩn đoán của họ và để nó trôi đi ở đó.

" Phải mười năm sau, sau khi một người bạn cho tôi mượn cuốn Ba trụ thiền, cuối cùng tôi hiểu những gì đã xảy ra trong tôi, tôi đã có kinh nghiệm kiến tánh hay ngộ."

NGƯỜI HỎI THỨ NHẤT: Lão sư, thầy có cho là anh ta ngộ thật sự không?

LÃO SƯ: Trước khi anh ta đến Rochester, anh ta đã viết cho tôi một bức thư dài trong đó kể lại tất cả những điều qúi vị vừa nghe. Đáp lại chúng tôi khuyên anh ta đến dự một buổi họ⩠thảo, lúc đó anh ta có thể nói tất cả về trường hợp mình, nếu muốn kiểm tra về sự chính xác kinh nghiệm của anh ta. Sau buổi hội thảo chúng tôi ôn lại tất cả sự việc, đặc biệt sự việc gần, dẫn đến "sự bùng nổ" và điều anh ta đã chứng kiến, cảm nhận trong biến đổi đột ngột của mình.

Khi anh ta làm sống lại những sự kiện của kinh nghiệm đó, mắt anh ta ngời sáng, điều nổi bật mà trước đó đã thiếu vắng trong suốt buổi hội thảo, vì tôi quan sát vẻ mặt và cử chỉ của anh ta một cách cẩn thận.

" Nói cho tôi biết, thực tại là gì? "Tôi hỏi anh ta.

Anh do dự, mĩm cười và đáp," cả cuộc đời tôi."

Anh nói "lúc sự bùng nổ xảy ra câu hỏi biến mất. Cái gì thay thế nó?"

" Tôi không nhớ. Không gì cả, tôi đoán thế. Tất cả tôi có thể kể cho thầy là tôi chưa bao giờ cảm thấy tốt hơn trong đời tôi. Nó giống như được tái sinh--tôi cảm thấy như một đứa bé. Mọi câu hỏi và vấn đề rơi mất, và lần đầu tiên từ khi tôi vào quân đội tôi có nhiều năng lượng và động cơ."

" Sau đó cái gì xảy ra?"

" Chậm chậm cảm giác thoải mái và an lạc phai đi và năng lượng phi thường đó cạn dần. Bây giờ tôi đọc được sách của thầy và đến buổi hội thảo này, tôi biết sự quan trọng của tọa thiền. Nhưng liệu tọa thiền có mang lại niềm vui kỳ diệu đó không?

" Hãy quên niềm vui," tôi bảo với anh ta," tọa thiền thường xuyên, lưu tâm và dấn thân đầy đủ vào công việc hàng ngày, anh sẽ có được cảm giác trong sáng đầy sinh khí và lòng biết ơn sâu sắc. Điều đó sẽ ảnh hưởng đời bạn một cách tích cực hơn sự lâng lâng khoái cảm bạn đã trải qua."

NGƯỜI HỎI THỨ HAI: Lão sư, thầy có thỏa mãn với những câu trả lời của anh ta không?

LÃO SƯ: Không, tôi thấy là những gì xảy ra với anh ta đủ thật, nhưng nó xảy ra nhiều năm về trước và bây giờ nó không còn hoạt động trong cuộc sống anh anh ta nữa; nó bây giờ chỉ là một nổi nhớ về hạnh phúc, một kỷ niệm đã tàn phai. Nếu lúc đó anh ta thực hành để duy trì và đào sâu nó hơn, anh ta đã trả lời câu hỏi tôi một cách khác.

NGƯỜI HỎI THỨ NHẤT: Niềm vui của ngộ kéo dài không?

LÃO SƯ: Không. Nếu anh muốn duy trì nó ở mãi mãi trên chín tầng mây, thì đâu có gì sai. Với ngộ thật, nhận thức không hề phai đi. Anh cần tọa thiền--định lực phát ra từ đó--nếu anh có thể sống theo thị kiến của anh, vì nghiệp lực qúa khứ luôn luôn kéo bạn trở lại kiểu cũ.

Qúi vị, ai đã đọc Ba trụ thiềnhẵn còn nhớ bài thuyết pháp dẫn nhập câu chuyện phúng dụ về Vajradatta, một người nữa điên nữa tỉnh. Ông ta không thích gì hơn ngoài việc ngắm nhìn trong gương. Một hôm ông ta không thấy đầu của mình trong gương nên hốt hoảng chạy quanh, thét lên ầm ĩ," Tôi bị mất đầu rồi! Tôi mất đầu rồi! Nó có thể ở đâu?" và thật là vui sướng, sau khi bị đập vào đầu khóc lên vì đau, ông ta nói," Đầu ta đây," và hiểu ra ông ta luôn có nó. Cái đầu trong chuyện phúng dụ này là chân tánh và sự khám phá của nó là ngộ. Không có gì kỳ lạ là vì qúa vui khi khám phá cái mà ta chưa có.Vấn đề là sau khi ngộ ta không thể sống cuộc sống tự nhiên chừng nào ta còn bám víu vào sự phấn chấn cực kỳ này.

NGƯỜI HỎI THỨ NHẤT: Giả sử có người giống như anh chàng thợ ống nước này đã có kinh nghiệm chiến tranh đau thương một cách sâu sắc và sau đó tọa thiền, liệu những kinh nghiệm đó có thật sự giúp anh ta đến ngộ, sâu và nhanh hơn người khác không?

LÃO SƯ: Sự kết hợp giữa kinh nghiệm đau thương và hành thiền đầy đủ có lẽ rất tốt cho sự ngộ sâu và kéo dài. Tôi biết có một bác sĩ người Nhật, thành viên của một nhóm tọa thiền ở Nhật. Một lần tôi hỏi ông ta," Cái gì đưa ông đến thiền?" Và đây là câu chuyện mà ông ta kể.

" Vào thời kỳ cuối chiến tranh thế giới lần thứ hai, tôi cũng vừa học xong y khoa và được tuyển vào quân đội. Người Nhật chúng tôi đang đánh nhau một trận khủng khiếp , người chúng tôi chết như rạ và không đủ bác sĩ để cứu họ. Cùng với những bác sĩ khác, tôi làm việc suốt ngày đêm với những người bị thương và hấp hối. Có lần tôi làm việc suốt tuần không ngủ một chút nào để chăm sóc những người bị thương.

" Sau chiến tranh tôi không thể trở lại ngành y. Tôi thường tự hỏi' Tại sao ta phải hành nghề y và cố gắng cứu mạng người khác? Dù sao họ cũng phải chết .' Lúc đó một người bạn thúc tôi thử thiền và tôi trở thành đồ đệ của lão sư Bạch vân. Ông hứa với tôi, nếu tôi tập luyện chăm chỉ và kiến tánh, cuộc sống tôi sẽ quay ngược 180 độ và tôi không chỉ muốn giúp người như một bác sĩ thuần tuý mà còn có lòng từ và yêu thương mọi người.

" Vì thế ba năm sau đấy tôi tọa thiền rất nhiệt thành và sùng mộ, thúc đẩy bởi những lời khuyến khích của lão sư và chính sự rối loạn không chịu được của mình. Tôi dự nhiều khóa nhiếp tâm. Rồi nó xảy đến: Bùng nổ nội tâm hủy diệt tất cả mọi suy nghĩ về sống chết--và mọi thứ khác. Tôi nhận ra bề ngoài không có gì sống chết nhưng cùng lúc trong chân tâm không có sanh và tử.

" Câu hỏi day rứt,' Tại sao tôi phải hành nghề thuốc?' được trả lời rồi phải không?" tôi hỏi.

" Vâng. Câu trả lời đơn giản, với ngộ,' vì tôi là bác sĩ!'"

22 CÓ SỰ KHÁC NHAU GIỮA NỘI KIẾN SIÊU HÌNH VÀ NGỘ HAY KHÔNG?(^)

NGƯỜI HỎI: Có sự khác nhau giữa nội kiến siêu hình và ngộ hay không?

LÃO SƯ: Chúng phát xuất từ cùng một nguồn--đó là Tâm. Mọi người, không ngoại lệ, có tâm như quyền thừa kế. Nhưng người ngộ đã đánh thức nó còn người có năng lực siêu nhiên thì không. Sự khác nhau quan trọng ở mức độ nhận thức hay tri kiến. Người có năng lưciêu nhiên quan hệ đến lãnh vực tâm không thể đến được với ý thức bình thường; người ngộ nhìn vào bản tâm. Vì tâm ngộ viên mãn nhận thức khía cạnh không giới hạn của ý thức, nó tự nhiên bao gồm nhận thức siêu hình.

NGƯỜI HỎI THỨ HAI: Về Edgar Cayce thì sao? Không phải anh ta đắc ngộ sao?

LÃO SƯ : Cayce có năng lực phi thường, nhưng anh ta đắc ngộ là một điều nghi ngờ lớn.

NGƯỜI HỎI THỨ BA: Nói về Cayce, tôi có nghe ông ta tiên đoán rằng trong bốn mươi năm nữa California sẽ bị hũy diệt bởi động đất hay lụt lội. Thầy có tin những lời tiên tri đó không?

LÃO SƯ: Trừ phi một người có năng lực siêu nhân có thể đưa ra thời gian chính xác của sự việc sẽ xảy ra trong tương lai-- đó là xác định rõ ngày, giờ, năm, tháng-- tôi đặt rất ít niềm tin vào sự tiên đoán đó. Điều đó không có nghĩa là phủ nhận tài năng của ông ta nhưng năng lực của ông ta có giới hạn.

Cho dù người có khả năng siêu nhiên có thể tiếp xúc với lãnh vực đặc biệt mà người bình thường không thể đến được, nhưng anh ta không thật sự hiểu nguồn gốc sức mạnh này. Hơn nữa," thiên tài" của ông ta không ảnh hưởng đến việc bào mòn cái ngã hay biến đổi nhân cách. Anh ta vẫn bị thống trị bởi khái niệm'cái tôi' này chống lại những 'cái tôi khác'. Trái lại, ngộ thật sự khái niệm cái ngã--tôi bị đẩy lùi và sự phân biệt nhị nguyên của 'tôi' và 'không phải tôi' bị vượt qua. Các hệ qủa của điều này rất lớn.

NGƯỜI HỎI THỨ HAI: Từ quan điểm thiền, những kinh nghiệm siêu nhiên không có giá trị?

LÃO SƯ: Những nhận thức siêu nhiên nào đó gở bỏ những nghi ngờ về tái sinh và giá trị của nghiệp, quả là có giá trị. Anh có thể tưởng tượng ai đó có thể hoàn nguyên đời trước, và giữ lại ký ức của họ, ai sẽ không bị thuyết phục bởi bóng tối nghi ngờ về cái vòng lẫn quẫn của cuộc đời? Sự thuyết phục này giải thoát người ta khỏi sự sợ hãi về " ta chỉ sống một lần, vì vậy ăn, uống và vui chơi đi" mà người ta tìm cách tận hưởng các thú vui để quên đi nổi lo sợ về cái chết mỗi lúc một gần kề.

Ngộ, bắt nguồn từ việc nhớ lại những kiếp quá khứ, rằng chết cũng như sống, là một điểm dừng tạm thời, cái trước và cái sau đều ảnh hưởng sâu sắc đến hành vi của con người trong kiếp này. Ai không phải là kẻ ngốc hay điên, ai là người thích hũy diệt cuộc sống nếu hắn ta biết rõ rằng có nghiệp báo dưới hình thức một cuộc sống như địa ngục sẽ theo sau kiếp này hay kiếp sau? Ai cũng sẽ ăn năng về những lỗi lầm của mình trong kiếp trước nếu như hiểu được rằng chết không phải là một sự kết thúc mà chỉ là sự tiếp tục, và một bước nhảy vô ý của mình anh ta chắc chắn sẽ phải trả giá với người chơi đàn, nếu không bây giờ thì kiếp sau?

Hãy để tôi kể một câu chuyện chứng minh sự khác nhau giữa khả năng huyền thuật và sự tự ngộ. Một giáo sư người Mỹ gặp tôi ở Nhật kể lại chuyện ông ta đến Ấn độ để tìm một bậc thầy đắc ngộ. Một hôm trong khi đang đi tìm kiếm người thầy khó tìm ấy, ông gặp một đám đông tại một ngôi làng nhỏ. Lách mình vào giữa, ông thấy một người Ấn thi triển các phép lạ. Nhìn thấy người Mỹ này, người ấy bước tới gần kể về cuộc đời ông, vợ con ông một cách rõ ràng chi tiết mặc dù người này trước đây không hề gặp họ. Đó là kinh nghiệm trực tiếp đầu tiên của giáo sư về ngoại cảm nên ông vô cùng sửng sốt. Điều là lùng là người này không nhận tiền thù lao của vị giáo sư như ông ta vẫn thường nhận của người khác mỗi khi ông ta đoán số.

Sau khi biểu diễn, người này gọi giáo sư đến bên cạnh và nói:

" Không phải ngài đến Ấn độ để tìm ngộ sao?"

" Vâng."

" Ngài không giống những người nước ngoài mà tôi gặp ở Ấn độ, nên tôi thành thực khuyên ngài. Có lẽ ngài bị ấn tượng bởi khả năng nhìn thấy qúa khứ và vị lai của tôi, nhưng đối với tôi nó là điều không đáng kể. Tôi có khả năng huyền bí này từ lúc còn nhỏ, cha tôi có nó trước tôi. Khi tôi còn là một thanh niên tôi cũng có ý nguyện tôn giáo sâu như ngài. Nhưng vì người ta bao quanh tôi để nhờ tôi đoán số mệnh của họ-- và cha tôi khuyến khích tôi dùng khả năng đặc biệt của mình để giúp ông nuôi dưỡng gia đình vốn đã nghèo mà lại đông con. Thế là sự khao khát giải thoát tâm linh bị bỏ qua một bên. Bây giờ tôi đã già và trực giác siêu nhiên của tôi không còn giống như sự tự ngộ của bốn mươi năm về trước.

" Ở Ấn độ này ngài sẽ gặp nhiều nhiều người có năng lực siêu nhiên đóng vai thánh nhân giác ngộ, nhưng ngài đứng để họ lừa. Những người có năng lực siêu nhiên chỉ biết liên hệ với những hiện thân huyền ảo về sự hiện diện của Thượng đế. Thánh nhân tự nhìn thấy Thượng đế. Có một cách để phân biệt chân sư với kẻ giả hiệu: một chân sư sẽ không cho phép đệ tử quan tâm hay phô bày phép thuật."

NGƯỜI HỎI THỨ BA: Có nguy hiểm gì không khi cố gắng luyện pháp thuật?

LÃO SƯ: Câu chuyện anh vừa nghe đã chứng minh rằng sự bận rộn phát triển năng lực kỳ bí gây chướng ngại cho sự tự ngộ. Không những thế còn có những nguy hiểm khác. Người cố gắng phát triển khả năng kỳ bí thường hành động để được trả giá không xứng đáng với nhân cách thực của họ. Họ trở nên một chiều và giả dối, kiêu căng tự phụ vì khả năng hiếm có và đặc biệt của mình. Thần thông cũng có sức quyến rủ-- ta càng dấn thân vào, ta càng khó thoát ra, cuối cùng như cá mắc lưới.

Bất cứ ai tọa thiền nghiêm túc sẽ có lúc phát triển những khả năng kỳ bí. Đức Phật có những cảm nhận kỳ bí như nhớ lại tiền kiếp, thấy được tương lai, và đọc được ý nghĩ của người khác nhưng không bao giờ Ngài khuyến khích những đồ đệ dùng thần thông như phương tiện để giác ngộ, hoặc phô trương những gì họ đã đạt tới.

Có một giai thoại nữa minh họa giá trị của thiền đối với vấn đề phép thuật. Một hôm một thiền sư nổi tiếng của Trung hoa cổ đang đi hành hương, khi đến bờ một con sông rộng, ngài còn lưỡng lự đứng đó, bổng có một người lạ xuất hiện không biết từ đâu đến, bảo," Nào, chúng ta cùng qua sông nhé." Cảm thấy không cần phải vội, sư đáp," Đạo huynh, nếu muốn thì huynh cứ sang bên ấy thì đi một mình đi." Vị tăng bước lên mặt nước như đi trên đất liền, và quay đầu dục ," nhanh lên." Vị sư mắng," Khoe khoang, nếu ta biết ngươi làm thế , ta đã đập ngươi què chân!"

23 KHÔNG VÀO HANG HÙM SAO BẮT ĐƯỢC CỌP(^)

NGƯỜI HỎI: Trước buổi hội thảo này tôi chưa hề tọa thiền và cũng không biết gì về nó, thật lạ là không mấy dễ chịu. Và tôi tưởng chừng như đợt ngồi thiền thứ hai sẽ không bao giờ chấm dứt! Tại sao cần phải chịu đựng sự khó chịu như vậy để làm trong sạch tinh thần?

LÃO SƯ: Qua suy nghĩ sai lầm và lười biếng, chúng ta cho phép tâm mình bị chi phối bởi những vọng tưởng vu vơ. Suốt ngày tư niệm lười biếng lượn qua lượn lại như những con ong vờn quanh tổ của nó. Tuy nhiên những tư niệm tồi tệ nhất, những kẻ thống trị vĩnh viễn, là những kiến chấp. Kiến chấp bắt rễ sâu trong tâm, giúp cái ngã cũng cố vị trí thống trị của nó.

Kiến chấp giống như những vết bẩn khó tẩy sạch. Vì chúng mà tâm ta trở nên một bãi rác khổng lồ với bao nhiêu năm tích luỷ những ý niệm đúng sai yêu ghét hy vọng, u sầu. Vì thế cần tập trung sức mạnh với sự bền bỉ mới có thể dọn sạch những rác rưởi trong tâm.

NGƯỜI HỎI THỨ HAI: Tôi thấy mình trở nên bồn chồn không yên vì không quen với việc ngồi bất động.

LÃO SƯ: Ít người bị như thế. Buổi hội thảo tôi vừa thực hiện ở Chicago, có một trong số những người tham gia, vị giáo sư, động đậy không ngừng trong buổi ngồi thiền. Mặc dầu mọi người được dạy cách ngồi đầu gối chạm chiếu, một vị trí thiết lập sự ổn định củatâm thân. Vì lý do nào đó, người này ngồi với đầu gối nâng cao. Vị trí vụn về này tạo sự căng thẳng lên tâm-thân khiến ông ta động đậy liên tục. Sau khi nhắc nhở ông nhiều lần phải ngưng động đậy vì nó cản trở sự tập trung của chính ông và làm ảnh hưởng đến người khác. Tôi ở phiá sau lưng ông ta và cầm cái roi đi lê chân để cho ông biết rằng tôi đang ở đó. Ông ta cố gắng ngồi yên đến cuối buổi, nhưng rồi hầu như không thể đứng dậy. Khập khiểng đến với tôi, ông ta rên rĩ nói," Đây là công việc khó khăn nhất đời tôi. Tồi tệ nhất là tôi đã khám phá ra rằng tôi không thể liên tục đếm hơi thở hơn số hai. Nhưng tôi cám ơn thầy không tỏ ra dể dãi với tôi. Trong hai mươi phút ngồi khổ sở đó tôi đã biết được nhiều về tôi hơn qua bất cứ điều gì khác."

Lý do mà nhiều người cảm thấy khó chịu khi ngồi yên là vì họ quen phát năng lượng của họ ra trong những hoạt động vô ích để tránh đương đầu với những khó khăn trong cuộc sống. Toạ thiền không những hạn chế tiêu hao năng lượng mà còn buộc họ nhìn vào trong và đương đầu trực diện với chính nó--đối đầu với những vấn đề họ đang cố tình lẫn tránh.Và vì tọa thiền phơi bày những vấn đề làm họ bực tức, họ bực tức thầy, người mà họ cho là chịu trách nhiệm trong việc gây ra tình trạng khó khăn mà họ đang chịu đựng. Vì vậy việc ngồi yên lặng trở nên một sự khổ sở.

Tuy nhiên, nơi đây là một ngã ba đường, là lúc quyết tâm của con người được kiểm nghiệm. Liệu bạn sẽ tiếp tục đi theo lối sống cũ--dể dải và hoang phí--hay đi theo con đường giải thoát? Nếu qúi vị thật sự hiểu rằng cho đến giây phút bây giờ cuộc sống của qúi vị đang đang dẫn quí vị đến một ngõ cụt, và niềm tin vào chân thực vào chân tánh của qúi vị đủ mạnh , thì quyết tâm của qúy vị để có được tự do sẽ ngang bằng với công việc toạ thiền. Và nếu bạn kiên trì đấu tranh, đánh bại tất cả những cám dổ, bạn sẽ có được sự hiểu biết sâu sắc và có được một sự bình yên trong sáng đầy sinh khí.

NGƯỜI HỎI THỨ HAI:Mất bao lâu trước khi người ta có thể ngồi theo một trong các thế kiết già mà không đau đớn?

LÃO SƯ: Nó lệ thuộc vào sự uyển chuyển của tâm và những dây chằng. Dù vậy, tâm là trên hết. Tâm nhanh chóng thích nghi-- không ươn ngạnh hay bướng bỉnh--tạo ra một cơ thể dễ thích nghi. Những bài tập duỗi chân đơn giản vẫn có ích. Một khi có một sự mềm dẽo nào đó qúi vị sẽ thoải mái trong những tư thế đó và cảm nhận sâu cái cảm giác tràn đầy nhựa sống. Về nhà sau một ngày làm việc, ngồi trên trường kỷ ở tư thế bán già tạo ra một sự thư giản hiệu quả hơn so với ở những tư thế khác. Khi học hay đọc sách, sự tập trung của người ấy mạnh hơn khi ngồi thế kiết già.

NGƯỜI HỎI THỨ HAI: Tại sao như vậy?

LÃO SƯ: Kéo hai cực về trung tâm như trong tư thế này, là thống nhất và thu tâm lại, rồi thực hiện với thế cân bằng nhất điểm. Đừng thất vọng nếu lúc đầu bạn cảm thấy khó chịu, vì học tọa thiền cũng giống như học những môn học có giá trị khác, nó đòi hỏi sự kiên trì. Nên nhớ rằng từ bấy lâu nay chúng ta không sử dụng đúng tâm thân; thay vì ngồi hay đứng một cách thẳng thớm, chẳng hạn, chúng ta lại khòm xuống hoặc nghiêng ngã tạo sức căng lên toàn thể các cơ quan và làm hỏng hơi thở. Ngoài việc học đi, đứng, nằm, ngồi cho đúng cách; ta phải luyện tâm thực hiện chức năng hướng tâm-- hướng nội-- cũng như ly tâm. Thoạt đầu, có một sức căng ngược với tiến trình cố hữu này, nhưng nếu bạn kiên trì tọa thiền bạn sẽ bắt đầu trải qua sự trong sáng, khoan khoái và có năng lựơng nhiều hơn trong cuộc sống hàng ngày của bạn.

NGƯỜI HỎI THỨ BA: Đó có phải là chứng tình dục biến thái hay không ? nếu không, tại sao ta lại phải chịu đau đớn trong khi có thể tránh được?

LÃO SƯ: Phật dạy đời là bể khổ và nếu ta cố né tránh nó có nghiã là tự kết án mình có một cuộc sống hời hợt, vì khổ và lạc là hai mặt của một vấn đề. Khổ đau hiện diện khắp mọi nơi, phải không? Sinh tự nó là đau khổ, đối với người mẹ cũng như với đứ bé. Bệnh bao hàm cái đau, cũng như sự suy nhược của tuổi già. Nó đi theo những người không thích đau đớn; nó rời bỏ những người xem hạnh phúc và đau khổ như nhau. Thế còn những đau khổ của các dân tộc phải sống trong sự khốn khổ và gần như chết đói thì sao? Điều gì làm con người suy tư không đồng ý rằng cuộc sống của chúng ta chứa nhiều lo âu đau khổ hơn về niềm vui và hạnh phúc?

NGƯỜI HỎI THỨ TƯ: Thế thì tại sao lại thêm đau đớn nữa bằng cách ngồi kiết già?

LÃO SƯ: Những thế ngồi kiết già không phải là những tư thế duy nhất để tọa thiền. Có nhiều tư thế khác được mô tả trong Ba trụ thiền. Đau khổ nói chung có thể tránh được chỉ với một cuộc sống phong phú đa dạng, chủ động nắm bắt lấy đau khổ không phải là điều khôn ngoan sao? Nếu không tóm lấy nó, đau khổ mãi mãi đối đầu với bạn. Ở trong những tu viện, thiền viện, những nơi ẩn tu hạng nhất mà tôi đã từng ở tại Á châu, người ta nói,"không vào hang hùm sao bắt được cọp."

NGƯỜI HỎI THỨ TƯ: Nhưng làm cách nào để biết là mình tóm bắt được cái đau?

LÃO SƯ: Trong tu tập thiền định, qúi vị sẽ được dạy nhiều phương pháp để giải quyết cái đau. Sau đây là một cách được sử dụng ở một số thiền viện bên Nhật-- vào lúc thời tiết ấm áp khi muỗi nhiều dầy đặc nhất vào lúc sáng sớm và lúc hoàng hôn; các trưởng tăng thường đặt nhang muỗi giữa hai người ngồi. Tuy nhiên thỉnh thoảng nhang này không hoạt động và muỗi giống như một đoàn quân xâm lược hung dữ, lao vào đánh chén. Bạn không dám đưa tay đuổi vì các trưởng tăng đứng phía sau để canh chừng không cho bạn động đậy. Tất cả mọi tư niệm tấn công vào tâm bạn. Bạn đột nhiên nhớ ra rằng trong sách nói muỗi truyền bệnh sốt rét và nếu chúng cắn bạn với một số lượng lớn bạn có thể bị nhiểm bệnh này. Thật ra, cái đau mà bạn cảm thấy phát xuất từ ý niệm lo sợ về những gì có thể xảy ra với bạn hơn là bị chúng cắn. Nhưng không có cách nào thoát khỏi những con muỗi đói và sau một lúc quằn quại bạn thường làm những gì mà các trưởng tăng thúc đẩy bạn phải thực hiện-- nhập thành một với việc cắn. Rồi ồ! Một phép mầu xảy ra! Bạn không còn cảm thấy nó nữa. Chúng đang cắn nhưng không còn người bị cắn. Bạn biến mất--không còn gì để cắn!

Từ đó bạn biết rằng không có một thứ gì có thể đe dọa tâm bạn, nếu bạn trở nên là một với nó. Vào lúc bạn trở nên ít quyến luyến với thân hơn khi sự thật chìm xuống, càng theo đuổi đeo bám víu vào sự thoả mãn những thú vui của các giác quan, cuối cùng bạn phải chịu đựng càng nhiều đau khổ.

NGƯỜI HỎI THỨ TƯ: Cho rằng chúng ta cần thiết học cách đối phó với cái đau, nhưng không còn cách nào khác để tránh nguy hại cho sức khỏe sao?

LÃO SƯ: " Phương pháp muỗi" chỉ là một trong nhiều cách. Nếu bản thân bạn tiếp xúc, va chạm với nổi đau bằng ý chí khổ hạnh để làm mình chai đi khiến bạn sẽ mạnh mẽ hơn những người khác, hay thực hành khổ hạnh vì một động lực khác, sự đau đớn trở nên vô nghĩa. Nhưng nếu mục tiêu của bạn cao thượng hơn, trong sáng hơn nhưng không có cách nào khác để đạt những mục tiêu ấy ngoài việc trải qua đau đớn, tất nhiên bạn phải chấp nhận đau khổ.

NGƯỜI HỎI THỨ TƯ: Lão sư, thầy không cảm thấy bực tức khi các lão tăng đã gây ra đau đớn cho thầy lúc tu ở Nhật sao?

LÃO SƯ: Đau đớn là một điều kỳ diệu. Những vị thầy mà bạn luôn nhớ tới với tấm lòng biết ơn không phải là những vị thầy dễ dãi với bạn, mà là người mỗi lúc mỗi tạo sự khó khăn đau đớn cho bạn. Sau hai mươi lăm năm, tôi vẫn còn biết ơn một vị trưởng tăng, người thức suốt đêm trong một buổi nhiếp tâm khuyến khích tôi bằng gậy. Thức-bảng là một miếng gỗ dẹp dài khoản sáu đến chín tấc, được dùng trong các thiền viện Trung hoa và Nhật từ nhiều thế kỷ qua để kích động năng lực của người ngồi toạ thiền, buộc người ấy phải hết sức tập trung tinh thần. Mỗi bên vai bị đánh hai lần ở huyệt nhằm kích thích năng lực vô hình. Tôi đã ở tu viện suốt sáu tháng và đó là đêm cuối cùng của tháng thứ sáu--tột điểm--của khóa nhiếp tâm. Sau buổi tọa thiền chính thức lúc chín giờ tối. Tôi tìm một cái ghế ọp ẹp để đa tọa ( ngồi đêm cuối cùng) trong nhà tắm. Tôi gần như ngồi chưa yên thì ngọn roi quất cạch mạnh vào vai tôi. Vị trưởng tăng đã đứng trên tôi tự lúc nào, ông là người coi sóc tôi từ khi tôi mới bước chân vào tu viện, người mà tôi cảm thấy đặc biệt gần gũi. Mặc dù rất bận rộn vì nhu cầu công việc, ông cũng giống như những trưởng tăng khác thường đi ngủ lúc mười hay mười một giờ đêm, nhưng hôm nay vì lòng từ bi sâu sắc nhất ông bỏ cả ngủ để thúc tôi bằng roi. Giờ đầu tiên trôi qua, rồi giờ thứ hai, nhưng ông ta không ngớt đánh. Khi đêm tàn dần ông bám theo tôi làm việc không mệt mỏi; khi cái đau ở chân, do ôm quanh những chân ghế bén cạnh, trở nên tồi tệ hơn cái đau ở vai và lưng. Cuối cùng tôi cũng đã vượt qua tất cả bằng sự mệt mỏi kiệt sức và tôi bất tỉnh. Khi mở mắt ra có một vị sư đứng cạnh tôi, thay vì cầm roi, là một bát trứng tươi; tôi uống sạch.

" Ngày kế tiếp sẽ bắt đầu trong nữa giờ nữa," ông nói, " anh có thể nghỉ ngơi cho đến lúc đó," chúng tôi nhìn nhau và ôm nhau yên lặng.

Sau khóa nhiếp tâm tôi hỏi vị trưởng tăng, " Nếu tôi bị yếu tim và chết từ trận thử thách bằng gậy suốt đêm đó thì sao! Ông không xem những báo nước ngoài đăng tải," Một người Mỹ trung niên bị đánh chết ở thiền viện Nhật bản hay sao? Thiền ở phương Tây có lẽ đã chậm lại năm mươi năm, không kể tiếng vang từ Nhật bản. Không phải ông đang quá mạo hiểm hay sao? Ông ta tươi cười," Kapleau, anh mạnh mẽ hơn tôi tưởng." Đó là tất cả những gì ông nói.

Còn một điều khác mà vị trưởng tăng này đã làm vẫn còn in nguyên trong trí nhớ của tôi. Trong khóa nhiếp tâm ông thường làm phiên dịch tiếng Anh cho lão sư. Nghi thức dành cho buổi tiếp xúc riêng với lão sư ( độc tham) được qui định như sau: theo hiệu lệnh phát ra, học viên xếp hàng ở ngoài phòng trong tư thế ngồi xổm. Khi lão sư ở phòng trong run chuông đuổi người học viên đã tiếp xúc xong ra, người kế tiếp đánh vào cái chuông ở phía trước mình bằng cái búa gỗ và đi vào phòng.

Khi đến phiên tôi, vị tăng phiên dịch đó vẫn đợi ở phi񡠳au tôi, tôi đánh chuông theo sự ra dấu của lão sư, đặt cái búa xuống và đứng dậy đi đến trước lão sư. Lúc đó vị tăng không báo trước đánh mạnh vào phía sau tai tôi bằng nguyên mu bàn tay. Vì đau và giận-- cái bản ngã--tôi quay lại vung tay đánh ông ta. Ông ấy né rồi nắm cổ tay tôi, xoay và đẩy tôi về hướng phòng độc tham. Khi tôi đứng trước lão sư, ông la lên:" Tốt! Tốt!"-- đấy là những lời bằng lòng đầu tiên của ông từ khi tôi đến tu viện. Cách tôi đối đáp ở buổi độc tham trước đó thường là ngập ngừng hay trả lời câu hỏi một cách thông thái. Nhưng bây giờ tôi thấy mình trả lời một cách vô tâm--từ trong lòng chứ không phải từ cái đầu--và rõ ràng là lão sư bằng lòng. Giai đoạn này có lợi ích kéo dài. Tôi nhận ra mình hoạt động ở mức năng lực cao hơn, và ở những buổi độc tham tôi không còn sợ lão sư nữa. Ở những tình huống khác nữa, tôi có thể trả lời với nhận thức sắc bén hơn.

Có nhiều giai đoạn đau đớn khác giúp tôi rất nhiều nhưng tôi không làm qúi vị nặng trỉu vì chúng.

NGƯỜI HỎI THỨ NĂM: NHư vậy, nếu không trải qua tất cả cái đau như thế, ắt hẳn thầy đã không thể làm được việc gì phải không?

LÃO SƯ: Trước khi đến với thiền, tôi là người bê tha tự đại. Tôi làm những gì tôi thích, theo đuổi những thú vui của mình, dửng dưng với những hệ quả của nó trên cuộc đời những kẻ khác. Thay vì làm chủ cuộc sống của mình, tôi là nô lệ của nó mà không hề biết. Nhưng thầy dạy thiền biết điều đó, có những phán đoán sắc sảo về cá tính như thật, họ đối xử tôi đúng như tôi mong muốn. Ngoài việc làm cho tôi hiểu về mình điều mà trước đây tôi chưa hề biết, cách đối xử này ban cho tôi hạnh khiêm cung cần thiết. Hơn hết, cái đau có thể làm điều đó cho bạn miễn là bạn không bực tức nó.

NGƯỜI HỎI THỨ SÁU:Lão sư, thầy có muốn làm lại điều ấy không?

LÃO SƯ: Anh nên hiểu rằng mọi cái do nghiệp, nếu không có nghiệp cần thiết cho tôi đi Nhật thì tôi đã không đi, tôi cũng không ở lại lâu như tôi đã làm. Và các bạn cũng không có mặt ở đây hôm nay. Nếu đó không là nghiệp của qúi vị--và của tôi nữa. Cũng giống như vậy, bây giờ và trước tôi cũng hiểu rằng đau khổ cần thiết cho sự trưởng thành và phát triển, tất cả qúi vị phải thấy điều đó cần thiết trong việc tu tập thiền định.

NGƯỜI HỎI THỨ SÁU: Lão sư, thầy có bao giờ được giới thiệu đi Nhật để nghiên cứu thiền hay không?

LÃO SƯ: Ở đất ta ngày nay có nhiều thầy dạy thiền có năng lực và những trung tâm huấn luyện thiền tốt. Năm 1953, khi tôi ra đi, tôi không biết đến những nơi như vậy ở phương Tây.

MỘT GIỌNG NÓI: Hẳn là thầy có một nghiệp khá xấu nên cần phải đi đến Nhật để nhận lãnh tất cả nổi đau đó.

MỘT GIỌNG NÓI: Có nghiệp hay không có nghiệp, tôi sẽ không bao giờ đi và chịu đựng đau khổ như thế.

LÃO SƯ: Vì tôi đã đi rồi nên không ai trong qúi vị cần phải đi.

24 TÁNH KHÔNG LÀ GÌ?(^)

NGƯỜI HỎI: Tánh không trong Phật giáo là gì? Theo sách nói nó là trống không, và chỉ thế thôi. Vậy câu " Sắc tức thị không, không tức thị sắc" có ý nghĩa gì?

LÃO SƯ: Giả sử anh là một nghệ nhân đồ bạc, và anh muốn làm một tượng Phật nhỏ. Khi bạc của anh bị nấu chảy, nó có khả năng trở thành một vật gì đó. Đó là tính không. Rồi anh rót kim loại nóng chảy vào khuôn và nó cứng lại--đó là sắc. Nhưng bây giờ sau khi anh hình thành tượng Phật, anh lại không thỏa mãn với nó, nên muốn làm một cái gì khác cũng từ số bạc đó. Vì vậy, anh nấu chảy tượng và bạc trở thành vô (sắc) dạng. Chính yếu là tánh không này không khác với sắc.

Đừng quên, tất cả những điều đó chỉ là một kiểu quan niệm, không phải là một vật thật. Vậy hãy cho tôi biết làm cách nào bạn nắm được tánh không như một cái gì cụ thể? Đi tới phiá trước và chỉ cho tôi thấy đi!

NGƯỜI HỎI[đi đến lão sư]: Cách này [ nắm vào hư không]

LÃO SƯ: Không phải thế, như thế này này. [chỉ bằng tay]

NGƯỜI HỎI : Ôi cha!

LÃO SƯ: Tánh không, dù sao cũng chỉ là sắc, phải không?

25 CÁI GÌ , NẾU CÓ THỂ LÀM SỐNG CÁI CHẾT SINH HỌC?(^)

NGƯỜI HỎI: Mới đây có một số nghiên cứu được thực hiện, nhiều sách viết về đề tài cuộc sống sau cái chết. Tuy nhiên nhiều người vẫn nghi ngờ. Họ cho rằng, không có những chứng cớ khoa học về việc này. Thiền nói gì về khả năng sống trong những hình thức kế tục sau cái chết?

LÃO SƯ: Người ta chỉ có thể tự hỏi làm sao có thể nghi ngờ sanh, lớn lên, già đi, phân rã , tái xuất hiện--không phải đó là chu trình của các hiện tượng tự nhiên hay sao? Bất cứ ai nghi ngờ điều đó, là đã từ chối bằng chứng của chính giác quan, trí tuệ, và trực giác sâu kín nhất của họ. Anh có bao giờ tự hỏi " cái gì xảy ra với sức sống, cho năng lực phía sau những hoạt động tạo ra cái "tôi" của ta, sau khi tách nó ra khỏi thân ta. Định luật bảo toàn năng lượng nói rằng năng lượng không bao giờ mất đi, nó chỉ biến dạng, vì vậy làm cách nào sức sống này có thể biến mất mãi mãi?

NGƯỜI HỎI:Tôi muốn tin là nó không mất. Nhưng liệu có ai từng sống lại để kể cho ta nghe những điều như vậy không?

LÃO SƯ: Không có ai trong phòng này đã không sống lại--hàng ngàn lần! Mọi cuộc sống là sự sống sau cái chết.

NGƯỜI HỎI: Thầy thật sự muốn nói thế sao, lão sư?

LÃO SƯ: Tại sao lại phải ngạc nhiên hơn khi chính Voltaire cũng đã chỉ ra rằng khi được sinh ra hai lần còn hơn là chỉ được sinh ra có một lần.

NGƯỜI HỎI THỨ HAI:Thầy có thể nói tôi biết tôi sẽ như thế nào trong kiếp sau không?

LÃO SƯ: Đừng hỏi tôi, chỉ việc nhìn vào gương.

NGƯỜI HỎI THỨ HAI: Ý của thầy muốn nói gì?

LÃO SƯ: Phật dạy rằng nếu muốn biết về quá khứ, hãy nhìn vào hiện tại. Nhân của ngày hôm nay là quả trong tương lai. Nói cách khác, những gì ta nghĩ và làm hiện giờ đang quyết định bạn sẽ như thế nào vào kiếp sau--hãy cẩn thận!

NGƯỜI HỎI THỨ BA: Có nhiều mô tả về người chết bằng kỹ thuật và rồi sau đó được làm sống lại. Đó là những người từ cỏi chết trở về mô tả kinh nghiệm thoát xác của ho,hật là đẹp đẽ đến nổi không muốn trở lại tấm thân khổ đau của họ nữa.

NGƯỜI HỎI THỨ TƯ ( nói với người thứ ba): Anh muốn nói những người tim ngừng đập và cho thấy không còn dấu hiệu sự sống trong một thời gian ngắn nhưng chẳng bao lâu sống lại. Điều đó hoàn toàn khác với những người chết mà thân thể của họ bị chôn hay bị thiêu.

LÃO SƯ: Hãy để tôi kể về kinh nghiệm thoát xác, những điều đẹp đẽ được mô tả như vậy chỉ là giai đoạn đầu. Vì người ta thiếu chuẩn bị cụ thể về tu luyện tâm linh, điều theo sau cái bước đầu tiên có thể là sự sợ hãi, ngay cả kinh hoàng, tuỳ theo nghiệp của người đó. Những bước sau đó được mô tả chi tiết trong hai cuốn sách của Vasubandhu (Thế thân), một triết gia Phật giáo ở thế kỷ thứ tư. Tác phẩm Tạng Thư Sống Chết hay Cận Tử Thư của Tây tạng được viết ra dựa trên căn bản của hai cuốn sách này.

NGƯỜI HỎI THỨ NĂM:Tại sao tu luyện tâm linh là điều cần thiết? Tại sao người ta không thể tự chuẩn bị cho những thử thách đó bằng cách đọc sách hay nghiên cứu?

LÃO SƯ: Trong cảnh giới trung chuyển giữa chết và tái sinh (Bardo) qúi vị bị chạm trán với những hình ảnh ma quỷ ghê rợn kinh hồn, có ích gì khi những điều bạn đọc được chỉ là những phóng ảnh từ nhận thức của chính mình? Giống như những ảo giác trong những cuộc hành trình cam go tồi tệ. Các ảo giác đó có sức mạnh làm cho bạn sợ vì bạn không hiểu bản chất của chúng và không biết cách xua tan chúng đi.Bây giờ giả sử trong lúc tọa thiền bạn có những ảo giác về loại này hay loại khác được lập đi lập lại nhiều lần, và mỗi lần như thế đều được người thầy hướng dẫn tại sao chúng nảy sinh và dạy cách đối phó chúng. Bạn sẽ học được cái kinh nghiệm không sợ chúng và kinh nghiệm đó sẽ giúp bạn rất nhiều trong cuộc sống sau cái chết và nếu sự huấn luyện thật hoàn hảo, nổi đau của cái chết có lẽ sẽ không quấy rối nhận thức này.

NGƯỜI HỎI THỨ SÁU: Có phải cảnh giới trung chuyển này giống như" bardo" được nói đến trong cuốn sách về cái chết của người Tây tạng không?

LÃO SƯ: Đúng vậy.

NGƯỜI HỎI THỨ BẢY:Thầy có thể nói thêm cho chúng tôi nhiều hơn về cuộc sống trong cỏi trung chuyển này không?

LÃO SƯ: Theo Vasubandhu, trong cảnh giới này con người trung gian ( thân trung ấm) có sự thông minh, tình cảm và ý chí--tất cả các tinh túy--và ngay cả nhận thức. Và giống như một dòng điện, có thể đi xuyên qua những vật thể rắn và có thể di chuyển hàng trăm dặm trong một sát na.

NGƯỜI HỎI THỨ BẢY: Mất bao lâu cho việc được tái sinh trong tương lai?

LÃO SƯ: Thường tái sinh xảy ra trong thời gian bốn mươi chín ngày. Nhưng thời gian này không cố định; nó có thể xảy ra trong một ngày hay một tuần;có khi mãi đến mấy năm sau. Dường như thời gian tái sinh được quyết định bởi những nhân tố khác do sự hấp dẫn về nghiệp của người đó với cha mẹ. Con số bốn chín tức bảy lần bảy. Trong nhiều hệ thống tôn giáo bao gồm Phật giáo, con số bảy là biểu hiện cái căn bản của vũ trụ.

Phật giáo nói về hai loại sinh tử: tương tục và " thường trực". Sinh tử tương tục-đó là, sự sáng tạo và sự hũy diệt--xảy ra trong một phần triệu giây hay những tốc độ tương tự như vậy, khi những tế bào già chết và cái mới sinh ra. Vì vậy, chúng ta có thể nói cái tôi mới không ngừng được sinh ra và người ở tuổi sáu mươi thì không giống như, tuy không khác với, người ở tuổi ba mươi hay mười. Như vậy sự sống trong hấp hối và sự hấp hối trong khi đang sống. Thực tế, mỗi lần hít vào bạn đang được tái sinh và mỗi lần thở ra bạn đang hấp hối.

Sinh tử thường trực cũng có thể được xem như một thân "thật" khi nó liên quan tới thân vật chất ( physical body) và những biến tướng của nó như một tổng thể của sự sinh ra và mất đi ở cuối một cuộc đời. Lúc chết, năng lượng sống của con người, hay nghiệp, được truyền sang thân trung ấm và sự sống của nó, cũng chịu sự sinh tử liên tục và thường trực , chỉ có trong trạng thái này sự chết và tái sinh thường xuyên xảy ra trong thời gian bảy ngày. Đó chính là lúc con người trung gian tìm cơ hội để gá vào thai tạng. Con người trung gian này, theo Vasubandhu, có năng lực bí mật trong việc biết được sự giao hợp của cha mẹ mà nhờ nó có thể thọ thai.

NGƯỜI HỎI THỨ BẢY: Làm cách nào năng lượng nghiệp (nghiệp lực) truyền từ người đang hấp hối đến người trung gian?

LÃO SƯ: Có nhiều cách tương tự được dùng để mô tả diễn trình chuyển tiếp này. Thầy tôi dùng dấu ấn của con dấu trên bùn để so sánh. Cuộc sống hiện tại là con dấu và thân trung ấm là bùn. Kiểu dáng của con dấu là nghiệp. Bây giờ con dấu được ấn xuống bùn, dạng hình của nó hay kiểu nghiệp được hoàn đổi chính xác.

Người khác thì so sánh nó như chơi bi-da. Bạn thụt một trái banh để đẩy một nhóm banh khác làm nó rãi rác khắp mọi hướng; nhưng viên bi bạn dùng để thụt dừng ngay tại điểm chết (dead stop) khi va chạm mạnh. Hướng di chuyển của banh tùy thuộc vào cách đánh -- ví dụ, có đánh xoáy hay không--và còn tuỳ thuộc vào xung lực mà nó tác động trên những quả banh khác. Tương tự, khi ấn cái dấu vào bùn, dấu ấn nằm lại sau khi con dấu được lấy đi, thế có bản thể nào mất đi không? Không phải một cách đơn giản là " đặc tính" của con dấu; sự hoán đổi của nó với bùn, được giữ lại hay sao?

NGƯỜI HỎI THỨ BẢY: Nhưng có một số thực thể phải chết. Nếu không, làm sao ta có thể nói là ta có thể trở thành một cái gì đó trong lần tái sinh kế đó, mà nó lệ thuộc vào cách sống hiện tại của ta?

LÃO SƯ: Tái sinh không liên quan gì đến việc chuyển bản thể mà nó là sự tiếp nối của một quá trình. Phật dạy," tái sinh phát xuất từ hai nguyên nhân: tư niệm cuối cùng của đời trước như nguyên tắc điều khiển của nó và những hành động của kiếp trước như nền tảng của nó. Sự ngưng tư niệm cuối cùng được hiểu là chết, sự xuất hiện tư niệm đầu tiên là tái sinh."

NGƯỜI HỎI THỨ SÁU: Giả sử một người sống một cuộc sống xấu xa nhưng đã ăn năn trên giường bệnh và làm sạch tội lỗi bằng nghi thức cuối cùng hay bằng những cách khác.Ta có thể lừa nghiệp của ta theo cách này hay cách khác bằng cách kiểm soát chặc chẻ tư niệm cuối cùng được không?

LÃO SƯ: Không, gánh nặng tội lỗi không thể tránh được và sự bám víu vào cuộc sống của một người bình thường khiến anh ta không đủ sức chống lại nghiệp lực của mình. Đối với một phàm phu, việc ấy không dễ dàng như buôn lậu một mặt hàng vào một nước khác, khi đến kiểm tra hải quan, anh ta không nhận hàng đó là của mình. Tuy nhiên, để làm dể dàng chuyển từ kiếp này sang kiếp khác, nghi thức cuối cùng được đảm nhận bởi một tu sĩ có thể làm giảm cảm giác tội lỗi của người đang hấp hối , bởi những sai lầm, vi phạm trong quá khứ lúc này sẽ hiện ra với áp lực đè nặng lên tâm lúc sắp chết.

NGƯỜI HỎI THỨ TÁM: Ở đám tang Phật tử các sư thực hiện chức năng giống như một linh mục Thiên chúa giáo hay một giáo sĩ Do thái phải không?

NGƯỜI HỎI THỨ CHÍN: Tôi đã có lần tham dự một đám tang của một Phật tử , nó rất khác những đám tang tôi từng tham dự. Thay vì ca tụng cá tính của người đã khuất, tu sĩ nói thẳng với linh hồn của người chết. Tại sao ông ta làm điều đó?

LÃO SƯ: Mục đích chính của đám tang Phật tử không phải là an ủi gia đình người chết--mặc dầu nó có một ý nghĩa tương tự như vậy--mà để đánh thức chân tánh của người chết. Khi-chết, thức lià khỏi thân,trụ vào cỏi trung giới, hiện hữu dưới hình thức đặc biệt gọi là thân trung ấm. Thân này thoát khỏi mọi giới hạn và có năng lực cảm nhận rất lớn mà tâm bình thường của người sống không có được. Vì vậy theo nghĩa đen tang lễ và những thủ tục sau đó là cơ mayđể giác tỉnh thần thức của người chết và giải thoát người đó khỏi những trói buộc của sinh tử. Nếu vị thầy tinh thần củakẻ quá cố hiểu rõ những diễn biến tâm linh của người chết và người thầy đó có định lực mạnh mẽ, đám tang sẽ diễn ra trong sự trang nghiêm và những người tham dự dể có cảm giác sợ hãi. Trong giọng nói như sấmvang, như bốc lửa, vị thầy thuyết pháp để khai thị cho thần thức của người chết .Âm thanh đó được phát ra từ năng lực giác ngộ của ông, có sức mạnh xuyên thủng và chấn động đến tam thiên đại thiên thế giới. Thêm vào đó là tiếng chuông run, tiếng cồng đánh , tiếng xập-xoã đập chan chát vào nhau, và tiếng trống trổi lên trong nhịp điệu hùng hồn và kích động, sau đó là Bát Nhã Tâm Kinh được tụng đi tụng lại nhiều lần với nổ lực không ngớt để đánh thức giác tâm của kẻ chết. Mục đích của bài tâm kinh này là để nhắc đi nhắc lại " Sắc tức thị không, không tức thị sắc". Tất nhiên cũng còn một số nghi thức khácđược thực hiện trong đám tang và sau đó vào những ngày giỗ. Vì thời thời gian quan trọng là trong bốn mươi chín ngày đầu nên việc cúng lễ được thực hiện mỗi ngày suốt trong tuần đầu và sau mỗi tuần một lần, gọi là "thất". Sau bốn chín ngày hay bảy thất, việc cúng lễ có thể kéo dài đến năm thư ba, thứ bảy, thứ mười ba.v.v… đến năm mươi năm.

NGƯỜI HỎI THỨ MƯỜI: Thế còn về thiền sư thì thế nào? Nếu lễ tang của ông được tổ chức, thì ai đứng ra làm lễ?

LÃO SƯ: Thường là người có sức mạnh tâm linh cao hay đồng giáo phẩm.

NGƯỜI HỎI THỨ MƯỜI: Nhưng vì ông ta đã đắc ngộ, mục đích của việc thực hiện các nghi thức tang lễ là gì?

LÃO SƯ: Ngộ không phải là trạng thái tĩnh. Nó có khả năng mở rộng không ngừng. Việc tổ chức tang lễ và cúng kị sau đó là để biểu lộ sự tôn kính đối với người đã khuất và việc cúng lễ được dùng như phương tiện để duy trì và kéo dài mối liên hệ giữa người chết và người sống.

NGƯỜI HỎI THỨ MƯỜI MỘT: Nếu người ta có thể mang theo những thứ đã học hỏi được của đời trước sang kiếp sau, tại sao người ta phải học lại cách quan hệ với thế giới khách quan?

LÃO SƯ: Để trả lời cho câu hỏi của bạn cần một sự giải thích dài dòng. Theo triết lý Phật giáo, toàn thể vũ trụ không là gì khác ngoài ý thức và không gì tồn tại ngoài tâm. Thức được chia làm chín bậc. Sáu thức đầu là phát sinh do sự xúc chạm giữa sáu căn và sáu trần tạo thành ý thức-kinh nghiệm cá nhân, và tâm-thân sinh ra và chết đi.

Thức thứ bảy, tám, chín không bị hư hoại khi thân tứ đại tan rã. Thức thứ bảy còn gọi là mạt na thức , là nhận thức về sự hiện tồn của một bản ngã thống nhất. Ở thức này, mọi cảm thọ của sáu thức đầu được chuyển đến thức thứ tám gọi là A lại đa thức hay kho chứa, nơi mọi hành vi, suy nghĩ hay cảm giác được ghi lại từng lúc từng lúc.

Thức thứ chín là ý thức trong sáng, vô tướng-- chân tánh của ta. Nó quan hệ mật thiết với thức thứ tám đến nổi hầu như không có sự khác biệt nào giữa hai thức này . Nó có thể được so sánh với một đại dương mênh mông, ở đó mỗi cuộc sống cá nhân là ngọn sóng trên mặt.

Hãy nhìn vào biểu đồ này.

Theo ý nghĩa nào đó, thức thứ tám (A la đại) hay " kho" kinh nghiệm, là cơ sở của cá tính và nhân cách vì nó không ngừng gieo mầm những hành động mới, phát sinh những tư niệm khác nhau và cách ứng xử khác nhau. Nhưng khi những tư niệm, hành vi ứng xử này thay đổi chất lượng kho chứavì chúng vứa hiện hành vừa huấn tập tạo thành những chủng tử mới. Nghiệp--bao gồm hành động và phản ứng (kể cả suy nghĩ và lời nói)--không ngừng phát triển và tích lũy, ứng với duyên mà sinh ra những hành động mới--chúng không chỉ là quả mà còn là mầm của nhân. Tiến trình này, ngay khi được phân ra từng đoạn cũng diễn ra một cách tương tục đến vô tận. Vasubandhu mô tả nó như , một " đoạn cong của một thác nước: chủng tử sinh ra hành động hiện tại, hành động hiện tại tác động lên chủng tử; tam giác được hình thành; nhân quả thành là một."

Biểu đồ này sẽ làm rõ hơn:

Liên hệ đến câu hỏi của bạn, dù cá tính của ta mang vào kiếp sau bao gồm những khuynh hướng, năng khiếu nghề nghiệp, nhưng một người bình thường không có khả năng nhớ lại kiếp trước hay ý thức các sự kiện xảy ra trong quá khứ với những chi tiết nối kết nhau một cách mạch lạc. Đơn giản là nó trốn hay ẩn nấp trong vô thức, nơi mà sau này có thể hoặc không thể moi ra, chuyển vào ý thức tỉnh thức. Đó là lý do tại sao trẻ em phải dành thời gian niên thiếu học lại các quan hệ với thế giới khách quan. Ở một chừng mực nào đó chúng là những con người xa lạ trong một thế giới xa lạ.

NGƯỜI HỎI THỨ MƯỜI MỘT: Tuy có những đứa bé khôn trước tuổi mà chúng ta thường gọi là "cụ non", điều gì khiến chúng như thế?

LÃO SƯ: So với những đứa trẻ bình thường, những đứa bé này mang vào đời nhiều ký ức của một hay nhiều đời trước, do đo chúng không ngoan hơn và không cần phải học lại nhiều.

NGƯỜI HỎI THỨ MƯỜI HAI: Những gì thầy đang giải thích thật là thú vị. Nhưng trong cuốn Ba trụ thiềnnói Đức Phật từ chối trả lời những câu hỏi về điều gì sẽ xảy ra trong kiếp sau, vì chúng không liên quan đến giác ngộ hay cuộc đời tu tập. Tại sao thầy lại làm những điều mà đức Giáo chủ của thầy không làm?

LÃO SƯ: Nếu bạn đọc lại đoạn đoạn ấy kỹ càng, bạn sẽ hiểu rằng đó là một vị thánh, một người hoàn toàn được giải thoát chứ không phải là một con người phàm tục mà chúng ta đang bàn luận. Do đó Đức Phật không muốn rằng vị ấy hiện hữu hay không hiện hữu sau khi chết. Tại sao như vậy? Ngài nói: " "tái sinh" hay "không tái sinh" hay " cả tái sinh lẫn không tái sinh hay không tái sinh lẫn không không tái sinh" chẳng liên quan gì đến đạo giải thoát… Thánh nhân giải thoát khỏi những ràng buộc của khuôn mẫu, là vô cùng vô tận, bất khả tư lường, giống như đại dương mênh mông vậy."

Anh có một điểm, theo tôi đó là lòng tử tế lẩm cẩm như của một bà già, khi tiếp đón những câu hỏi về cuộc sống sau khi chết từ đám thính giả này. Điều khẩn thiết tìm ra "Ta là ai?" quan trọng hơn là biết cái gì xảy ra sau khi chết. Đối với tôi, về vấn đề này, thật là khá lầm lẩn khi tôi cho rằng tôi có thể thành công chuyển tải tinh thần thiền thực sư đến với qúi vị trong bối cảnh này. Tại sao tôi nói điều đó? Vì mọi thứ ở đây phức tạp và đối kháng với tôi. Khi học viên đến trung tâm Rochester họ khúm núm, có thể nói như thế. Họ tỏ ra khiêm tốn và cởi mở và cũng vì họ tôn trọng quyền hạn của tôi nên họ chấp nhận cách tôi đối xử với họ, nếu không họ sẽ bỏ đi. Nếu họ không cảm thấy một nhu cầu bức bách để biến đổi cuộc đời họ, họ đã không đến. Nhu cầu đó, sự khiêm tốn và cởi mở mà nó tạo ra, làm tôi có thể giúp họ.

Nhưng khi tôi hiện diện trước qúi vị, những sinh viên, giáo sư. Tôi đến với đám đông thính giả mà phần lớn chỉ tò mò về thiền. Tôi bắt buộc phải hoạt động trong giới hạn của bầu không khí mang những tiêu chuẩn kinh viện hơn là thiền. Ví dụ, giả sử tôi từ chối trả lời những câu hỏi của qúi vị về tái sinh hay đứng lặng yên để đáp lại những câu hỏi khác hoặc trả lời theo kiểu " nướng không bánh". Lẽ nào giáo sư S--, người mời tôi đến đây, lại không có những than phiền và có thể cho là tôi không xứng đáng để nhận tiền của ông." Chúng ta quyên góp một số tiền thù lao cho Trung tâm của lão sư chỉ để ông ngồi trước chúng ta câm như hến hay sao? ". Hay nếu tôi đã kích cái ngã của quí vị, ông ta có thể trách "Tôi không mời ông đến đây để sỉ nhục hoặc chưởi mắng học sinh tôi."

NGƯỜI HỎI THỨ MƯỜI HAI: Còn về Bồ đề đạt ma thì sao? Ngài đi từ Ấn độ đến Trung hoa bằng thuyền và chậm đến Trung hoa [cười]. Hành trình của ngài có vẻ nhiều hiểm nguy hơn là thầy đến với hội thảo này.

MỘT GIỌNG NÓI: Thế tại sao Bồ đề đạt ma đến Trung hoa, còn thầy lại đến đây?

LÃO SƯ: Tôi không biết.

26 QÚI VỊ ĐANG SỐNG HAY ĐANG CHẾT?(^)

NGƯỜI HỎI: Có nhiều tranh luận trong giới thầy thuốc ngày nay về cách quyết định khi nào được xem là chết. Một số nói rằng đó chính là lúc tim ngừng đập; người khác lại nói rằng đó là lúc sóng não ngừng hoạt động. Quan điểm Phật giáo thì như thế nào?

LÃO SƯ: Phật dạy rằng khi niệm tưởng cuối cùng chấm dứt, đó là chết và khi niệm tưởng đầu tiên xuất hiện, đó là tái sinh. Vậy hãy nói cho tôi biết, ngay bây giờ qúi vị đang sống hay đang chết?

NGƯỜI HỎI: Tôi đang sống-ít nhất tôi cũng hy vọng như vậy.

MỘT GIỌNG NÓI: Nó chết từ cổ lên.

[cười]

LÃO SƯ: Cả hai đều sai! Bây giờ hãy suy gẫm cẩn thận về mẫu chuyện thiền này:

Một thiền sư dẫn người đệ tử đi theo ông đến thămmột gia đình có người thân vừa mới mất. Khi đến nơi người đệ tử gõ nắp chiếc quan tài và hỏi thầy mình " Bạch thầy, người này đang sống hay đang chết?"

Thiền sư đáp," Ta không nói ông ta đang sống, ta không nói ông ta đang chết."

Người đệ tử nài nỉ," Tại sao thầy không nói cho con biết?"

" Ta không nói, ta không nói," người thầy đáp.

Trên đường về chùa, người đệ tử vẫn còn bối rối và thắc mắc mãi về câu hỏi không được trả lời, y đột nhiên quay qua người thầy và hỏi," Con cần phải biết! Nếu thầy không nói cho con biết, con sẽ không chịu trách nhiệm những gì con làm với thầy."

"Hãy làm bất cứ thứ gì mi muốn," người thầy nạt lại," nhưng mi sẽ không có được câu trả lời của ta đâu." Vì vậy gã đệ tử nổi giận đánh ông.

Nhiều năm sau đó, sau khi vị thiền sư mất đi, người đệ tử viếng thăm sư huynh của mình và kể cho ông này về sự việc trên. Rồi người đệ tử hỏi," Ông ta đang sống hay đang chết?"

Người sư huynh trả lời," Ta sẽ không nói ông ta đang sống, ta sẽ không nói ông ta đang chết."

Đệ tử :" Tại sao huynh không nói cho tôi biết?"

Sư huynh :" Ta sẽ không nói, ta sẽ không nói."

Người đệ tử hốt nhiên ngộ.

Bây giờ nhanh lên, nói cho tôi biết: Tại sao không vị thầy nào trả lời câu hỏi của người đệ tử?

[nhiều câu trả lời được đáp lớn.]

LÃO SƯ: Tất cả qúi vị có lẽ không theo kịp.

Câu chuyện tiếp theo này có thể giúp quí vị hiểu thêm về đề tài trên. Ở một đám ma của một vị tăng, một thiền sư nổi tiếng có mặt trong buổi tiển đưa nhận xét như sau:" Thật là một đám diễu hành dài các thây ma đi theo sau chỉ một người sống."

NGƯỜI HỎI THỨ HAI: Tại sao thầy không giải thích mẫu chuyện trên có ý nghĩa gì?

LÃO SƯ: Nếu tôi giải thích, quí vị sẽ mất đi cơ hội chứng ý nghĩa của nó. Qúi vị không thể hiểu là người thầy thật khó mà trả lời những câu hỏi như vậy hay sao?

NGƯỜI HỎI THỨ BA: Trước kia ngay lúc đầu người đệ tử ấy cũng không hiểu ý của vị thiền sư muốn nói gì, làm thế nào chúng tôi có thể hiểu được?

LÃO SƯ: Chừng nào mối quan tâm về sống chết của qúi vị trở nên cụ thể và thúc bách như trường hợp của vị tăng kia, qúi vị sẽ tìm thấy câu trả lời về ý nghĩa của sống chết, và đó sẽ là sự tự ngộ của quí vị.

27 THIỀN NÓI," ĐỪNG ĐÈ NÉN TÌNH CẢM," NHƯNG CÒN GIẬN DỮ THÌ SAO?(^)

NGƯỜI HỎI:Tôi đã hỏi câu này trong lúc nghĩ giải lao và được yêu cầu nên nêu ra trong buổi hội thảo để mọi người cùng được nghe. Buổi sáng nay lúc bắt đầu buổi tọa thiền, thầy bảo chúng tôi là, nếu cảm thấy muốn khóc thì cứ khóc, vì trong thiền người ta không đè nén tình cảm. Giả sử tôi nổi điên lên vì ai đó đến nổi tôi muốn quát nạt hay đánh người đó. Tôi có được phép làm như thế không? Có lẽ tôi cảm thấy tốt hơn nếu tôi làm như thế, nhưng còn người kia thì sao?

LÃO SƯ: Không, anh đừng buôn thả. Giận là một tình cảm hũy diệt, vì vậy anh cần phải kiểm soát nó. Không bị ngăn chặn, nó có thể gây nghiêm trọng cho việc tập thiền của bạn; đó là lý do tại sao giới cấm thứ chín khuyên đừng mở lối cho sự giận dữ.

NGƯỜI HỎI: Làm cách nào để kiểm soát nó?

LÃO SƯ: Đây là kỹ thuật đơn giản, khi bạn cảm thấy cơn giận nổi lên, hãy thở thật sâu chầm chậm từ đáy bụng của bạn. Hãy làm như vậy trước khi cơn giận bùng nổ và thường nó dịu xuống.

NGƯỜI HỎI:Tôi có tính nóng nảy kinh khủng đến nổi tôi cảm thấy không thể kềm chế được. Từ lúc còn bé tôi đã như thế rồi. Nó có lẽ có sẳn trong máu huyết tôi.

LÃO SƯ: Hãy cho tôi biết, tính nóng đó của bạn ngay bây giờ nó đang ở đâu?

NGƯỜI HỎI:Tôi không biết.

LÃO SƯ: Nếu nó ở trong máu của anh thì nó sẽ luôn theo anh, phải không? Thật ra, nó chính là do anh tạo ra và vì vậy tự anh có thể loại bỏ nó.

NGƯỜI HỎI THỨ HAI: Giận xuất phát từ đâu?

LÃO SƯ: Từ cái Tôi--" Tôi bị ngược đãi, tôi bị lăng nhục, tôi bị khinh miệt, tôi bị thất bại"--Tôi…Tôi…Tôi…Người sân hận không bao giờ thoát khỏi cảm giác đè nén, vị kỷ," Thế giới chống lại tôi." Vì vậy anh ta sống một kiếp sống như địa ngục giữa những kẻ thù địch: những người áp bức anh ta, những người chống lại anh ta, những người lợi dụng anh ta. Cách chửa trị lâu dài cho bệnh này chỉ cần một lần nhận ra rằng Ta -và-người khác là sản phẩm của tâm nhị nguyên.

NGƯỜI HỎI THỨ BA: Tôi để ý thấy những người phụ tá của thầy--tôi cho là những đệ tử của thầy--dường như không biểu lộ nhiều tình cảm. Họ thân thiện và sẳn lòng giúp đở nhưng dường như họ qúa kín đáo. Tại sao họ không cười nói tự nhiên? Như vậy có tốt cho việc tu thiền không?

LÃO SƯ: Người vô kỹ luật thiếu sự vững vàng và không có phương hướng; họ luôn tản mác năng lượng của họ, phung phí chúng trong những hành động vô ích. Họ di chuyển như con rối trên dây, lắc lư lúc lắc vì họ không có điểm trọng lực, không có hồ chứa, từ đó năng lượng trôi đi một cách trơn tru. Khi họ nhìn thấy một thiền sinh di chuyển cân đối và yên lặng nội tâm, họ đâm ra sợ hãi. Tại sao như thế? Vì điều đó khiến họ nhận ra rằnghọ thiếu những phẩm chất đó.

Trong tâm của một người nằm ở huyệt đan điền, vùng ở ngay dưới rún. Người nào tập trung năng lực ở vị trí này sẽ không bao giờ mệt mỏi, háo hức, trong ứng đối và dự trử được một năng lượng rất lớn .Toạ thiền giúp anh ta thoát khỏi sự ức chế không lành mạnh và trở nên cởi mở, dể dải. Khi vui anh ta cười phá lên khi buồn anh ta khóc công khai, không một chút xấu hổ.

Anh nói rằng những người phụ tá của tôi có vẻ trầm tư, điều đó có gì sai không? Người ta nói Đức Phật rất ít nói trừ phi có người hỏi Ngài.

Cách đây nhiều năm tôi chúng kiến một cảnh bất thường ở tòa án. Một luật sư với vẻ hùng hổ to giọng thuyết giảng với một chánh án có giọng nói nhỏ nhẹ. Với tính chịu đựng và thái độ đỉnh đạc; vị quan tòa chống lại sự quát tháo của luật sư, rồi ôn tồn nói," Luật sư, Ông không nghe kinh Thánh nói người ngoan ngoãn thừa hưởng quả đất' này sao?"

" Và đó có phải là cách duy nhất" mà họ sẽ có được như vậy không thưa ngài?" vị luật sư phản bác.

Lời nhận xét của vị luật sư là tiêu biểu cho đạo đức đang thịnh hành trong xã hội ta. Sự hung hăng không chỉ được chấp nhận mà lại còn được mong đợi, trước hết vì lợi ích của chính người đó. Và nếu trong khi đang làm như vậy, tay người khác bị bẻ gãy ,chân bị què hay bị sứt đầu vỡ trán, không hề gì, điều quan trọng vẫn là tiến tới.Vì nó là lối duy nhất để có được. Hiền lành được coi là yếu đuối.

Ngoan ngoãn theo ý nghĩa của kinh Thánh là người kham khẩn và khiêm tốn, không phải người không xương hay khúm núm. Họ không tự cao, tự khẳng định mình hay hám lợi. Ở mức độ sâu nhất, ngoan ngoãn có nghĩa là tự đầu hàng. Với người phủ nhận hoàn toàn cái ngã luôn luôn giác tỉnh và nhận thức rằng vũ trụ không khác với chính mình. Thế có gì để mà nắm bắt?

28 CÓ PHẢI TỪ BỎ TÌNH DỤC ĐỂ ĐẮC NGỘ HAY KHÔNG?(^)

NGƯỜI HỎI: Có phải từ bỏ tình dục để đắc ngộ hay không?

LÃO SƯ: Không, điểm quan trọng là không bị ám ảnh bởi tình dục.

NGƯỜI HỎI:Thế tại sao Đức Phật đặt nặng vấn đề sống độc thân?

LÃO SƯ: Không chỉ riêng Đức Phật mà những vị thầy tâm linh vĩ đại đều lấy cuộc sống độc thân là điều kiện tiên khởi của cuộc đời tu tập của mình. Tại sao như vậy? Vì Phật biết đòi hỏi xác thịt và sự nuông chìu thân xác dể dàng dẫn đến tham lam và chấp thủ. Không những thế nó còn trói buộc người đàn ông và người đàn bà vào sự khóai lạc của các giác quan và vòng luân hồi sinh tử.

Ngài cũng biết rằng nếu tu sĩ được phép lập gia đình, vợ con của họ phải được họ chu cấp đầy đủ. Điều này có nghĩa là các tu sĩ không có thể nhất tâm cống hiến tất cả thời gian, năng lực, và tinh thần cho sự truy tầm cái ngộ. Hơn nữa, khi trở thành bậc thầy họ cũng không hăng hái phục vụ đạo pháp, vì gia đình họ là trên hết. Trong kinh luận chúng ta thường thấy đề cập đến cuộc sống độc thân--vì khi thân-tâm chín mùi trong sự tu luyện--sự độc thân tạo nền tảng cho việc biến năng lựơng tình dục sang những xung động trong sạch hơn, thiết yếu cho trạng thái định và tỉnh thức sâu nhất.

Độc thân bao hàm nhiều ý nghĩa hơn là kiêng tình dục. Nó là sự siêu việt về giới tính, sống một cuộc sống trọn vẹn và vượt xa. Việc "sống trọn vẹn và vượt xa" có thể trải qua một thời gian ngắn hay nhiều năm. Ở mức độ cao nhất, độc thân là một trạng thái hiếm hoi mà trong đó những rung động thô hơn kệt của thân-tâm trở nên vi tế, tuyệt hảo, tạo ra sự yên tỉnh thanh tịnh tỏa ra khắp nơi.

NGƯỜI HỎI THỨ HAI: Nhưng tại sao lại đè nén tình dục--không phải nó là chức năng tự nhiên, như ăn uống sao?

LÃO SƯ: Chúng ta có thể sống mà không cần có tình dục, nhưng ta có thể sống bao lâu nếu không ăn? Vấn đề mà chúng ta nói siêu việt không phải là sự đè nén. Sự đè nén lại là mộtvấn đề khác.

Nhiều người xem tình dục như một kinh nghiệm không giới hạn, cần thiết cho mối quan hệ thắm thiết. Tuy nhiên có nhiều cặp vợ chồng mà cuối cùng họ đạt đến một điểm trong mối quan hệ của họ vượt qua tình dục trong cái nghĩa hẹp của ái ân và họ cùng nhau sống một cuộc sống trinh bạch và phong phú về mặt tâm linh. Tình yêu cao cả nhất không dựa trên căn bản tình dục mà là tr6n nền tảng hiểu biết đúng đắn về mối tương quan của tất cả các pháp và sự quí trọng cuộc sống mà nó sinh ra.

Khi nói về độc thân và giới tính, tuy nhiên, ta không nên lầm lẫn hoàn cảnh sống của một người có gia đình với một tu sĩ độc thân. Đối với một người có gia đình, hạnh phúc thường lệ thuộc vào mối quan hệ tình yêu xác thịt hài hoà, đặc biệt là trong những năm đầu của của cuộc sống lứa đôi. Hạnh phúc gia đình đem lại cho tâm trạng thái điềm đạm, điều này có lợi cho việc tọa thiền. Nhưng đối với người sống ở tu viện, dĩ nhiên, hoàn toàn ngược lại. Vì vậy một người có gia đình cố gắng sống một đời sống tu viện hay tu sĩ sống cuộc sống của một người chủ hộ, thì chỉ làm hại mà không có lợi cho việc luyện tập. Dù sao cuộc sống độc thân hay có gia đình được quyết định bởi nghiệp của họ.

NGƯỜI HỎI THỨ BA:Nhưng làm cách nào người ta biết được nghiệp của họ là gì? Có liên quan gì đến tình dục hay không?

LÃO SƯ: Có một cách thử đơn giản. Nếu việc xuất gia tiến hành một cách thuận lợi không bị trục trặc -- không do hoàn cảnh trói buộc hay lo âu nghi ngờ--ta có thể nói rằng nghiệp của người đó chín mùi đối với tình dục và người đó sẵn sàng sống một cuộc sống độc thân.

NGƯỜI HỎI THỨ BA:Nhưng nếu người ta không thích sống độc thân, vẫn say mê tình dục đồng thời thực hành thiền thì có thể giác ngộ được không?

LÃO SƯ: Vẫn có thể được. Nhiều cự sĩ đã đắc ngộ sâu. Có ba vị nổi tiếng trong lịch sử Phật giáo. Vào thời của Đức Phật còn tại thế có Duy-ma-cật, vào thế kỹ thứ năm, có Fu-ta-shih; và vào thế kỹ thứ chín có Bàng cư sĩ. Mặc dù Duy-ma-cật một người tu tại gia có vợ, con nhưng vẫn được coi như người duy nhất phát triển tâm linh đứng vào hàng thứ hai chỉ sau Đức Phật, và nhiều mẫu chuyện kể về lòng từ bi và trí tuệ sắc bén của ông.

Fu-ta-shih tu luyện tâm linh trong khi vẫn sống với vợ con, và cố gắng dành nhiều thời gian làm việc từ thiện.

Bàng cư sĩ cũng có vợ và hai con .Ông đem tất cả tài sản, của cải ném xuống biển, và sau đó kiếm sống bằng nghề đan tre.

Cả ba đều làm tròn trách nhiệm của một người chủ gia đình và đồng thời thể hiện từ bi và trí tuệ trong cuộc sống của họ. Đó là hệ quả của sự phát triển tâm linh cao tột độ của họ.

Một trường hợp hơi khác là Thân Loan (Shinran), một vị thầy tu Tịnh độ tông. Sư Thân Loan giữ gìn giới luật rất tinh nghiêm nhưng ngài cảm thấy rằng một cư sĩ tại gia có gia đình vẫn có thể giác ngộ thực sự. Để chứng minh điều đó ngài quyết định lấy vợ. Trước khi thực hiện một quyết định táo bạo như vậy, sư đến tham bái thầy của mình là sư Pháp nhiên, một cao tăng đã tu luyện thành tưụ. Pháp nhiên nói" Nếu điều đó giúp ông tu luyện tốt nhất thì ông hãy cưới vợ. Nếu ông có thể tu luyện thành tựu mà không cần phải cưới vợ thì đừng cưới."

Ở Nhật ngày nay, hầu hết các tu sĩ Phật giáo và một số thiền sư là những người có gia đình; tình trạng độc thân chỉ được yêu cầu trong thời kỳ tu luyện ở các tu viện. Ở Trung tâm của chúng tôi thật ra, theo lời dạy của Pháp Nhiên, chúng tôi truyền giới cho tăng nhân độc thân và người có gia đình.

NGƯỜI HỎI THỨ NHẤT: Ở Trung tâm của thầy, vấn đề tình dục có gây rắc rối cho các tăng nhân độc thân khi họ phải thường xuyên tiếp xúc với các nam nữ cư sĩ hay không?

LÃO SƯ: Thỉnh thoảng có. Để giúp họ và những người khác học cách đối phó với loại tình cảm này, những lời bình được đưa cho những công án, những mẫu chuyện thiền minh hoạ sự khôn ngoan của các thiền sư khi buộc phải ứng xử trong những tình huống có liên quan đến tình dục. Tôi xin kể một ví dụ.

Một lão ni đã đắc ngộ sâu cho phép một ông tăng trẻ đến trú ngụ trong khuôn viên đất của bà. Không những thế bà còn chu cấp vật thực và những thứ cần thiết khác để vị tăng trẻ chuyên tâm tu tập. Sau thời gian ba năm, lão ni muốn thử xem nhà tu trẻ tu hành tinh tấn đến mức nào. Nhân một hôm có người cháu gái trẻ đẹp của bà đến thăm bà ngay bà bảo với cô," Ta cần cháu giúp ta thử vị tăng trẻ đang trú trong căn lều kia."

"Bà ơi, cháu có thể làm gì?" cô cháu hỏi.

" Hôm nay cháu sẽ mang thức ăn cho ông ta. Sau đó quàng tay ôm ông ta, mĩm cười ngọt ngào và hỏi, Thầy cảm thấy thế nào?' rồi trở về kể lại chính xác câu trả lời của ông ta."

Cô gái thoạt đầu do dự nhưng thấy bà mình quá khẩn thiết yêu cầu nên cô gái đành phảilàm theo lời dạy.

Vị tăng lùi bước nghiêm giọng đáp," Tôi cảm thấy như cái cây khô bên cạnh tảng đá lạnh giữa mùa đông."

Khi cô cháu kể lại lời đáp của ông tăng trẻ kia, lão ni hét lên," Thật là một gã vô dụng! Hắn chưa học được một điều gì về thiền cả!" và bà đuổi ông ta ra khỏi lều rồi đốt bỏ nó đi.

Là một vị tăng, qúi vị sẽ đáp như thế nào trong trường hợp này?

GIỌNG NÓI THỨ NHẤT: Tôi sẽ nói,"Tôi đói lắm rồi." Và chộp lấy thức ăn nhưng không thèm chú ý đến cô gái.

GIỌNG NÓI THỨ HAI: Không như thế đâu. Tôi biết anh sẽ chốp lấy cô gái và ngấu nghiến cô ấy.

[cười]

GIỌNG NÓI THỨ BA: Tôi sẽ nghi ngờ ai sai cô ấy làm như thế và tôi sẽ không chạm vào người cô ta.

GIỌNG NÓI THỨ TƯ: Nếu tôi là vị tăng đó, tôi sẽ nói," Một người xinh đẹp như cô làm gì ở một nơi như thế này?

[cười]

LÃO SƯ: Phật giáo Đại thừa dạy con đường Trung đạo. Nếu ôm lấy cô gái và ái ân với cô ta, đó là một thái cực. Nếu tỏ vẻ lạnh nhạt với cô ta như vị tăng trẻ, đó cũng là một thái cực nốt.

NGƯỜI HỎI THỨ NĂM: Vậy ý của Thầy muốn nói trung dung có nghĩa là chạm nhẹ vào cô ta, nắm tay hay hôn nhẹ lên má cô ta, phải không?

LÃO SƯ: Liệu có khôn ngoan hay không nếu một tu sĩ làm như thế?

MỘT GIỌNG NÓI: Vậy câu trả lời đúng là gì?

LÃO SƯ: Không chỉ có một câu trả lời "đúng" duy nhấtmà có nhiều câu trả lời khác nhau. Công án này cũng giống như những công án khác trong Thiền, là một cú đấm vào mặt qúi vị, cú đấm chân lý. Sự thật đó không thể dạy mà phải tự nắm bắt. Để qúi vị có thể hiểu rõ hơn, tôi xin kể một câu chuyện mà thầy tôi đã kể khi tôi tham gia một công án kiểu này nhiều năm về trước.

Vào thời trung cổ tại một tu viện ở bên Nhật, có một lão sư giới luật tinh nghiêm và từ bi vô cùng nên ngài được Tu viện trưởng giao cho nhiệm vụ quản chúng. Ngài phụ trách khoảng 500 tăng chúng. Cạnh tu viện là một nhà chứa nổi tiếng vì có rất nhiều kỷ nữ xinh đẹp ( các kỷ nữ Nhật được gọi là Geisha).

NGƯỜI HỎI THỨ NĂM: Geisha có phải là gái điếm không?

LÃO SƯ: Không, theo truyền thống Nhật bản người ta không sánh Geisha với gái điếm, nhưng ngày nay khó mà phân biệt ranh giới giữa Geisha và gái điếm. Để trở thành một Geisha thực thụ có tài ca múa, các cô gái phải được đào tạo từ khi còn bé và phải là người có nhan sắc. Các Geisha cao cấp có một đời sống rất cao, vì họ được huấn luyện nhiều kỹ thuật khéo léo để giải khuâycho các thương nhân, chính trị gia và những nhân vật giàu có quyền thế. Khách đến những nơi này phải trả giá rất cao.

Osan là một trong những Geisha sống gần tu viện. Cô ta đang cần một món tiền lớn để chửa bệnh cho mẹ. Đẹp và có tài, cô được nhiều người ưa thích, nhưng khi cô ngỏ ý mượn tiền thì mọi người đều từ chối vì cô đã nợ họ qúa nhiều. Trong khi cô đang trong tình trạng tuyệt vọng thì một thương nhân giàu có đến thăm. Lão này nổi tiếng keo kiệt và thích rượu sa-kê. Hy vọng lão ta rộng lòng mở hầu bao, cô hầu rượu rất tận tình. Đợi đến lúc hắn ta bắt đầu ngấm rượu, nói năng có vẻ tình cảm, cô bộc lộ hoàn cảnh khó khăn của mình và khẩn thiết yêu cầu:

" Thưa ngài, tôi cần một khoản tiền để cứu mẹ tôi. Tin tôi đi, tôi sẽ trả lại."

Hắn lặng yên một hồi lâu, tưởng chừng như ngủ. Rồi đột nhiên ngẫn đầu nói," Tôi không cho cô mượn tiền, tôi sẽ cho cô--nhưng chỉ với một điều kiện."

"Tôi sẽ làm bất cứ điều gì mà ông yêu cầu."

"Có chắc không?"

" Vâng, chắc chắn."

"Được, cô biết lão sư ở tu viện gần bên , một con người không uống rượu, không hút thuốc và không bao giờ liên quan đến phụ nữ--tôi ghét ông ta và sự ngay thẳng của ông ta."

" Ông ta có liên quan gì đến tôi đâu?"

" Có đấy cô em ạ. Nếu cô có thể quyến rũ hắn ta, tôi sẽ biếu cô một khoản tiền mà cô cần có để chữa bệnh cho mẹ già."

Gương mặt cô gái bổng tối lại." Mọi người ai cũng biết lão sư rất trong sạch và tính tình rất kiên quyết. Có lẽ tôi không bao giờ thành công. Và dù tôi có thể, tôi cũng không làm nữa--vì điều đó là không đúng."

" Nếu vậy, cô chẳng được đồng nào của tôi."

Osan đau khổ vì hoàn cảnh của mình. Cô đã thử mọi cách nhưng vô ích. Đây là cơ hội cuối cùng. Cái giá cao dễ sợ, nhưng cô ta nghĩ không có sự lựa chọn nào khác.

Vì vậy ngày hôm sau, cô đi đến tu viện. Cơn mưa phùn lạnh lẽo bay giăng giăng tạo một bầu không khí ảm đạm, đúng như kế hoạch cô đã vạch ra. Ở xa xa cuối sân của tu viện, cô tìm thấy ngôi nhà nhỏ của lão sư. Bây giờ áo quần cô ướt sũng và tóc rối bời. Nghe tiếng gõ cửa của cô, lão sư ra mở cửa. Cô nói," Xin thứ lỗi vì tôi đã làm phiền ngài. Tôi lạc đường và bị lạnh. Xin thầy làm ơn cho tôi tắm nước nóng để làm ấm lại? (Mời người xa lạ vào buồng tắm nhà mình không phải là chuyện không thông thường vào thời đó.)

" Mời vào," lão sư nói và chỉ cô phòng tắm. Tắm sau, cô quay ra trong bộ kimônô hở cổ và vai. Bây giờ cô bắt đầu thực hiện tất cả mưu mẹo phụ nữ trong nổ lực quyến rũ lão sư--nhưng vô ích.

Cuối cùng cô nức nở khóc, kể lại toàn bộ hoàn cảnh chua xót của mình "Hãy tin tôi" cô sụt sùi," tôi không muốn làm điều này. Tôi biết thầy nổi tiếng trong sạch và đang phụ trách hàng trăm vị tăng trẻ. Nhưng tôi đang tuyệt vọng. Hãy tha thứ cho tôi, tôi sẽ đi bây giờ." Và khi cô bắt đầu đớm bước.

"Đợi đấy," sư nói," Vì cách duy nhất để cho cô có được tiền chữa bệnh cho mẹ cô là chúng ta ngũ cùng nhau. Vậy cô có thể ở lại suốt đêm.

Chỉ vài ngày sau tin đồn lan truyền khắp tu viện rằng cô kỷ nữ Osan xinh đẹp đã ở lại đêm với lão sư tại nhà ông. Hoảng sợ, vị trụ trì gọi lão sư lên và đòi hỏi sự thật về tin đồn ấy có đúng hay không.

"Vâng , quả thực đúng vậy."

" Cái gì!" vị trụ trì hét lên như thể không tin vào tai của chính mình " Tôi không hiểu một người như ông lại có thể làm những việc như vậy được. Ông không biết việc này ảnh hưởng như thế nào đến tăng chúng trẻ dưới quyền của ông sao? Sự có mặt của ông ở đây không còn lợi ích gì nữa. Hãy đi khỏi đây đi."

" Nếu đó là những cảm nghĩ của thầy tôi sẽ đi ngay."

Không nói thêm một lời nào để biện bạch cho hành vi của mình, lão sư ra đi.

Được tin lão sư bị trục xuất ra khỏi tu viện, chư tăng bèn đến gặp viện chủ, cầu xin cho vị lão sư được phục chức cũ.

" Nhưng tại sao?" vị viện chủ hỏi," các vị có biết ông ta đã làm gì không?"

"Bạch thầy, chúng tôi biết."

" Không những giới đức của ông ta tồi tệ, thậm chí ông ta không hề tỏ ra ăn năn hối tiếc. Tại sao lại cho phép ông ta trở lại?"

" Vì ," chư tăng đáp," thầy ấy dạy chúng tôi một bài học thực tiễnvô cùng hữu ích về lòng từ bi. Nếu thầy không phục chức thầy ấy, chúng tôi tất cả sẽ ra đi." Nghe chư tăng biện bạch như thế, vị tu viện trưởng xiêu lòng cho gọi lão sư trở về.

NGƯỜI HỎI THỨ SÁU: Vị trụ trì có biết lý do tại sao lão sư cho phép cô gái ở lại đêm với ông ta hay không?

LÃO SƯ: Chắc chắn ông ta không quan tâm đến lý do. Trên hết, trong suy nghĩ của ông, đó là sự vi phạm đạo đức, sự phá giới của lão sư sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến các học tăng trẻ. Nhưng lão sư đã dạy cho các vị tăng một bài học từ bi, thì các tăng dạy lại tu viện trưởng một bài học khác không kém phần có ích.

NGƯỜI HỎI THỨ NHẤT: Để giúp đở một phụ nữ, lão sư đã hi sinh sự trinh nguyên đạo đức của ông phải không?

LÃO SƯ: Theo một nghĩa nào đó, đúng là lão sư đã hi sinh. Nhưng đừng cho điều đó dễ dàng đối với lão sư. Giữa việc bảo toàn đức hạnh và thể hiện lòng từ bi lão sư đã chọn cái sau một cách tự nhiên vì lão sư là một hành giả của Đại thừa. Phật giáo đại thừa nhấn mạnh lý tưởng của Bồ tát là quên mình để cứu độ người.

Về sau một thiền sư hỏi lão sư: "Thầysẽ về đâu sau khi chết?".

Ông trả lời," Tôi sẽ xuống địa ngục, vì nơi đó cần sự cứu độ nhiều nhất."

29 NGƯỜI TA CÓ THỂ TỰ MÌNH THAM GIA CÔNG ÁN KHÔNG?(^)

NGƯỜI HỎI : Sáng nay thầy nói người ta không nên tự mình tham công án mà cần phải do người thầy chỉ định. Tại sao vậy?

LÃO SƯ: Cám ơn anh đã đưa ra đề tài này. Tôi định nói về điều này sớm hơn.

Để thực cứu thành công một công án, tâm nguyện của quí vị phải cao và khả năng tập trung tinh thần phải mạnh mẽ. Chỉ có người mới có thể xác định được những yếu tố này. Nội dung cơ bản của công án cũng rất quan trọng. Trước khi trao công án đặc biệt nào đó, thông thường người thầy sẽ chất vấn riêng người đệ tử để xem loại công án nào tốt nhất với anh ta. Và khi đi vào giai đoạn thực hành, qúi vị phải có mối quan hệ mật thiết với lão sư, đặc biệt là lúc ban đầu.

Bình thường vị thầy thích giao công án trong buổi nhiếp tâm, với ba lần độc tham trong một ngày, như vậy đệ tử biết khởi nghi tình và thực hành vững chắc trên công án của mình. Cũng trong các buổi nhiếp tâm, phần bình luận về công án khác nhau được đưa ra, điều này giúp ích cho bất cứ ai tham công án.

NGƯỜI HỎI : Tương đối mà nói công án dễ hay khó?

LÃO SƯ: Dễ và khó.

NGƯỜI HỎI : Ý thầy muốn nói gì?

LÃO SƯ: Dể là khi bạn giải quyết công án, bạn thấy " câu trả lời" có sẳn trong công án đó. Khó là khi bạn mất thời gian khá lâu để hiểu được cái gần gủi nhất.

30 TẠI SAO CHÚNG TA LẠI TỪ CHỐI KHÔNG ĐI THEO LỐI CŨ CỦA CÁC BẬC THẦY THUỞ TRƯỚC MÀ LẠI TÌM CON ĐƯỜNG DỂ HƠN?(^)

NGƯỜI HỎI: Hẳn thầy cũng đồng ý rằng chúng ta đang sống trong một thời đại mà con người có những nhận thức cao hơn? Ta biết nhiều hơn người xưa về thế giới tâm linh và thế giới vật chất nhờ những khám phá trong các ngành tâm lý học, cận tâm lý học, vật lý nguyên tử, sinh hóa, và các lĩnh vực khoa học khác.

LÃO SƯ: Theo ý nghĩa sâu xa nhất, có thật chúng ta biết nhiều hơn người xưa về con người và vũ trụ không? Các khoa học gia có thể nói tại sao mặt trời mọc ở hướng Đông và lặn ở hướng Tây, tại sao con qụa đen mà con diệt trắng, tại sao nước sôi ở 100 độ C và đông ở 0 độ C , tại sao chó đuổi mèo và mèo vờn chuột không? Các nhà tâm lý học hay sinh vật có thể giải thích nguồn gốc hay bản chất ý thức của chính họ không? Với tất cả những thành tựu của họ, thậm chí các nhà khoa học không biết ngay cả con người là gì. " Tất cả các triết lý ngày nay," Whitehead nói," chỉ là một chú thích của Plato." Gần giống như vậy, kiến thức chúng ta về nhân tâm, và về bản chất của vũ trụ cũng chỉ là một chú thích của những gì mà Đức Phật khám phá cách đây 2500 năm về trước, một phụ chú cho trí huệ của mỗi chúng ta. Vào thế kỹ thứ chín, một vị tăng sau này trở thành một thiền sư vĩ đại tuyên bố về sự giác ngộ của mình:" Học và hiểu những triết lý thâm sâu nhất giống như một sợi tóc đơn độc trong một không gian bao la. Giới hạn xa nhất của kiến thức con người là giọt nước rảy vào vực sâu."

NGƯỜI HỎI THỨ HAI: Thầybiết con người là gì không, lão sư?

LÃO SƯ: Anh là ai?

NGƯỜI HỎI THỨ HAI:Tôi là thân tôi và tâm tôi, không đúng sao?

LÃO SƯ: Anh có thể điều chỉnh dòng chảy trong anh hay ngăn chận sự lão hoá và cái chết của thân anh không? Anh có thể kiểm soát tư niệm của anh không? Nếu nói đó là thân của anh và tâm của anh, chắc chắnanh có thể làm những điều đó.

Hãy nói cho tôi biết, tâm này "của anh" giống như cái gì?

NGƯỜI HỎI THỨ HAI: Tôi không biết. Thầycó thể nói không?

LÃO SƯ: Anh có nhìn thấy cây thông cao bên ngoài cử a sổ kia không? Anh dùng nó để làm chiếc cầu nối liền trời và đất. Anh có nghe tiếng chim hót líu lo không? Đó là âm thanh đưa anh đi vào thế giới. Hãy nhìn! Hãy lắng nghe!

NGƯỜI HỎI THỨ NHẤT: Ta có thể trở lại câu hỏi đầu tiên của tôi hay không? Tôi vẩn chưa hỏi hết.

LÃO SƯ: Được.

NGƯỜI HỎI THỨ NHẤT: Trong Thiền, tại sao ta phải ngồi thiền nhiều giờ trong tư thế đau đớn và phải mất nhiều năm mới đắc ngộ? Thuở xưa, đó là điều cần thiết nhưng ngày nay tốc độ hoạt động của con người gia tăng một cách khủng khiếp, không những thế còn có liệu pháp mới và kỹ thuật mới giúp ta đi tới sự giác ngộ nhanh hơn và ít đau đớn hơn.

LÃO SƯ: Điều anh hỏi rất giống câu hỏi được đặt ra vào cuối thập niên sáu mươi khi mà ma tuý trở thành một phong trào rộng rãi. Người ta thường cho rằng nếu qúi vị căng thẳng thần kinh, lo âu hay thất vọng; chỉ cần một điếu cần sa, một ly rượu mạnh hay ma tuý đủ làm cuộc sống dể chịu hơn. Vấn đề được "giải quyết" bằng phương pháp hoá học. Người ta nghĩ rằng ngộ có thể đạt tới bằng con đường nhanh chóng như vậy.

Trong khi sự đam mê đi tìm cảm giác lâng lâng này tàn phá đất nước chúng ta tôi đang sống ở Nhật nên hoàn toàn không biết gì hiện tượng ma tuý. Lần đầu tiên được giới thiệu về nó bởi một người gọi là "bạn" gởi cho tôi nhiều bản sao của một cuốn sách với nhan đề "Đảo" của Aldous Huxley. Tài liệu này cũng chẳng giúp được gì nhưng nó thúc tôi trong việc tu tập. Nội dung của nó thuật lại câu chuyện về một người đi tìm chân ngộ, người này khao khát một sự mặc khải của thần linh nhưng không còn phải chiụ đựng những gian khổ hay phải nổ lực tu tập như các bậc thầy thuở xưa. Điều đầu tiên là anh ta đến bác sĩ phân tâm học nhờ mở các gút tâm linh, rồi sau đó, đến một dược sĩ lành nghề để mua đúng loại thuốc hay hóa chất có thể làm tỉnh dậy một số tế bào não bị lão hoá và trải rộng tầm hoạt động của ý thức -rất nhanh! Anh ta là người được mặc khải thần linh: được giác ngộ, được tỉnh thức, được thấm nhuần -Chúa ơi!

Nhiều người trong giới văn hoá phản động tìm đến bác sĩ thần kinh, không phải để điều chỉnh tâm thần mà vì được cung cấp thứ thuốc mà họ cần dùng và những gì theo sau đó. Những kẻ cao giọng rêu rao về ngộ hoá học "tức thì" trở thành cái gì? Thật nực cười là nhiều người trong số họ bây giờ đang tu thiền hay một tôn giáo khác.

NGƯỜI HỎI THỨ BA: Thầy có bao giờ thử ma tuý hay cần sa chưa?

LÃO SƯ: Dùng bất cứ loại ma tuý nào cũng được coi như là thiếu lòng tin vào bản tách thanh tịnh của tâm-thân và khả năng tự chửa trị của nó, bởi đã có những lúc nó tẩy trừ những mê hoặc sai lầm trong cuộc sống. Sử dụng ma túy cũng có nghĩalà chối bỏ trách nhiệm bảo vệ tinh thần, thể chất và tâm linh của chính mình. Hầu hết các loại ma tuý là tác nhân thuận mà người dùng chúng với hy vọng hảo huyền là họ có thể đạt được dễ dàng những gì người ta không muốn mất nhiều thời gian và công sức.

Về những liệu pháp mới, có bao thứ trong đó thật sự mang đến ngộ? Những cá nhân tuyên bố đắc ngộ qua một liệu pháp tâm lý nào đó thường yêu cầu tôi kiểm tra họ. Trong số hàng chục người được thử, không ai nếm được vị đầu lưỡi của kiến tánh.

Ngày nay tên của trò chơi là thiền định. Nhiều người ở đủ mọi độ tuổi đang bị lừa bịp khiến họ tin rằng để ngộ không cần đi qua con đường dài khúc khuỷu cheo leo của thiền sư mà chỉ trong 20 ngày thiền định ,trừ hao vài ngày. Thật dễ chịu như ngủ, ngáy, ngồi lom khom -thiền như ý bạn -sống như bạn thích -và chắc chắn bạn đang đi đến giác ngộ!

Rồi có kẻ bán thuốc dạo rao bán một loại thuốc khác" Ba ngày được kiến tánh!" và anh ta bảo đảm công hiệu của thuốc.Chỉ có lang băm hay người khùng mới có thể tuyên bố trân tráo như vậy, kiến tánh -nhìn vào chân tánh của con người-có thể trở nên hiện thực với "mọi người"trong vòng ba ngày.

P.T Barnum biết cách lừa những kẻ ngây ngô. Để giữ họ nán lại gian hàng triễn lãm của ông ta, Barnum đặt một cái bảng ghi"ngõ này dẫn tới lối ra" (nguyên văn: This way to egress - Ngay một người Mỹ trung bình cũng ít biết từ "egress" có nghĩa là "lối ra" nên nhiếu người bị lừa bởi cách chơi chữ này của Barnum). Ít người biết được ý nghĩa của cụm từ này nên cho rằng phải có con vật kì lạ và họ bu quanh theo hứơng mũi tên, đi ra phía ngoài căn lều, đúng nơi mà Barnum muốn họ ghé chân.

"Ba ngày được kiến tánh" "ngỏ này tới lối ra"-một dụ họ vào và cái kia dụ họ ra. Mỗi cách đều là trò lừa đảo cũ rích như nhau.Trước khi kết thúc, tôi xin đọc cho qúi vị một đoạn văn liên quan của John Wu trong quyển"Thời đại hoàng kim của Thiền".

"Thiền sư biết rằng trở nên một con người phát triển toàn diện là một công việc khó tột bực nhưng ông biết những thử thách nào gây nản chí gì….những nghi ngờ nào bóp nghẹt tâm trí, những cám dổ nào cần phải vượt qua, những đau khổ nào cần phải kham chịu, trước khi có thể hi vọng đến được ngưỡng cửa giác ngộ. Đó là lý do tại sao họ tới với tất cả sức lực và chưa bao giờ chấp nhận ngừng cách xa đích cuối cùng của họ.

---o0o---

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com