Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phần 1b

25/04/201313:22(Xem: 3194)
Phần 1b

Thiền,Ánh Bình Minh

PHƯƠNG TÂY

Nguyên Tác: Roshi Philip Kapleau
Việt dịch : Huỳnh Công Hoàng
Sàigòn 1999

---o0o---

PHẦN MỘT
Những tia sáng Thiền

10 ĐỌC VỀ GIÁC NGỘ GIỐNG NHƯ GẢI CÁI CHÂN NGỨA MÀ KHÔNG CỞI GIẦY(^)

NGƯỜI HỎI: Tôi có vẻ hơi liều, nhưng dù sao tôi phải hỏi điều này. Thường sau khi đọc về giác ngộ tôi dường như hiểu rất rõ nó là gì, và nhiều lần tôi hoàn toàn cảm thấy sự giống nhau của tất cả sự sống. Nhưng có gì khác nhau giữa loại hiểu biết này và tỉnh thức của thiền?

LÃO SƯ: Đọc về ngộ giống như đọc về chất dinh dưỡng khi bạn đói. Thế nó có làm bạn no không? Rõ là không. Chỉ khi bạn nếm nhai và nuốt chúng bạn mới cảm thấy thỏa mãn, nó có thể so sánh với ngộ, hoặc tỉnh thức. Rồi ngay cả thức ăn bạn đã ăn cũng không nuôi bạn cho đến khi sự tiêu hóa và hấp thu xảy ra. Cũng giống như vậy, đến khi bạn hội nhập vào cuộc sống hàng ngày những gì bạn nhìn thấy, sự ngộ vẫn chưa làm gì cho bạn-nó sẽ không làm thay đổi cuộc đời bạn. Và như bước cuối cùng của thức ăn là loại bỏ, vì thế người ta phải đương nhiên loại chính mình khỏi khái niệm " Tôi được giác ngộ.?quot; Lúc đó chỉ có bạn " bước tự do giữa đất trời."

Bây giờ giả sử bàn chân bạn ngứa. Bạn có cảm thấy tốt hơn khi gải bàn chân không giày hay gải chổ ngứa mà không cởi giày?

NGƯỜI HỎI: Dĩ nhiên gải bàn chân không giày.

LÃO SƯ: Đọc về ngộ giống như gải chổ ngứa mà không cởi giày.

11 ĐỌC HAY KHÔNG NÊN ĐỌC?(^)

NGƯỜI HỎI: Có hai điểm liên quan đến đọc sách làm tôi bối rối. Thầy nói là đến lúc ngộ người ta cần từ bỏ suy nghĩ về tôi-người khác và ngưng chơi đùa với những khái niệm, thầy ám chỉ là việc đọc nuôi dưỡng những quan niệm và những tư niệm ngẫu nhiên, phải bỏ đi. Tôi biết là có nhiều thiền tăng uyên bác ở Trung hoa và Nhật thời xưa, họ rõ ràng chắc đã đọc rất nhiều.

Điểm thứ hai thuộc về cá nhân. Tôi đang học trở thành bác sĩ thần kinh và không có cách nào khác là phải đọc nhiều, không chỉ trong lĩnh vực của tôi mà còn trong những phạm vi có liên quan.

LÃO SƯ: Việc đọc " trong những phạm vi có liên quan " này là gì?
NGƯỜI HỎI: Ví dụ, để hiểu vấn đề của người dân ở các nước khác, đọc giúp tôi làm quen với cách diễn đạt và lối suy nghĩ của họ. Mọi thứ đều liên quan đến việc đọc. Nhưng nếu đọc làm hại việc tọa thiền của tôi và tôi bỏ mọi thứ sách báo, cả những tạp chí khoa học, làm sao tôi tiến bộ và có thể giúp cho bệnh nhân của tôi tốt hơn?

LÃO SƯ: Những gì tôi đã nói là đọc bừa bải phải bị bỏ, không phải là tất cả. Sinh viên như bạn và những người chuyên nghiệp nào đó cần đọc và nghiên cứu; những hoạt động như vậy phải được xem như một phần của tọa thiền của bạn. Và toạ thiền thường xuyên, do tăng sự tập trung hay thư giản đầu óc sẽ làm bạn học tốt hơn cũng như lưu giữ những gì đã học. Nhiều hội viên của chúng tôi là sinh viên, thầy giáo và những chuyên gia.

NGƯỜI HỎI:Thầy định nghiã thế nào là đọc bừa bải?

LÃO SƯ: Đọc bừa bải là đọc thái qúa sách báo tạp chí, tiểu thuyết và vấn đề tương tự không thiết yếu hoặc liên quan với công việc hay nghiên cứu của bạn. Chú ý từ "thái qúa." Bạn có từng quan sát người ta ở trạm xe buýt, sân bay, hoặc nhà ga không? Thường thường nếu họ ở đó một mình, ngay khi ngồi xuống họ lấy sách, báo hoặc tạp chí ra đọc. Rất ít người có thể thiền hoặc chỉ ngồi yên lặng. Đọc tiêu hao năng lượng, trong khi thiền gìn giữ và tập trung nó. Nếu trong tọa thiền bạn, cho phép trọng lực đặt ở khu vực rộng cở bàn tay phía dưới rún, bạn lập một giếng năng lượng ở đó làm mạnh mẽ toàn thân. Bạn có thể so sánh qui trình này với máy phát điện sạc bình ác -qui.

Thầy tôi thường bảo với môn đồ là càng ít đọc sách triết hay về Thiền thì càng ngộ nhanh. Tại sao lại như vậy? Vì ông biết rằng loại sách này đặc biệt cản trở tâm bằng những quan niệm, khái niệm nặng nề. Có một lần lão sư Đại vân, từng là một giáo sư, nói rằng kinh nghiệm ngộ độc đáo của Lục Tổ khi nghe một ông tăng lang thang đọc kinh Kim cương, có thể nhờ một phần do sự mù chữ của ngài--đó là, muốn nói tâm của ông thoát khỏi những suy đoán vu vơ được nuôi dưỡng bởi đọc và nghiên cứu rộng.

Người mới tu trong thiền viện được khuyến khích chỉ nên đọc những mẩu chuyện về cuộc đời của các thiền sư và chư Tổ, dù vậy họ cũng phải thuộc lòng một số kinh để tụng. Họ có thể nghe trực nhận chân lý từ người thầy, mà không cần phải qua trung gian của qua những trang giấy in. Ngôn ngữ và văn tự có thể làm lệch cái ý nghĩa chân xác của cái ' như thật'. Thiền nhấn mạnh," nghe sự thật, tin nhận, hành trì." Nghesự thật , vì sự thật được kể từ người đã chứng nghiệm nó, rung động với một sức mạnh vô địch bởi những lời hùng biện nhất.

Coi chừng việc đọc qúa mức các loại sách báo, giống như một liều thuốc qúa lớn, đè nặng tâm và làm cùn khả năng suy nghĩ sáng tạo. Đọc bừa bải cũng có thể nuôi dưỡng sự tham lam vì những sự kiện vô ích và lòng kiêu hãnh trong sự chiếm hữu những phẩm chất?không dẫn đến sự tiến bộ tâm linh. Cuối cùng, chân tuệ gồm khả năng đọc được những cuốn sách chưa được viết ra. Nietzsche viết rằng khi thị lực của ông trở nên quá kém đến nỗi ông không còn có khả năng đọc sách nữa, cuối cùng ông bắt đầu đọc về chính mình.

Đọc và tọa thiền không bổ xung cho nhau. Đọc những đề tài có phạm vi rộng lớn, đặc biệt là về những sự kiện và lý thuyết làm mệt óc và làm cơ thể yếu đi, làm tê liệt ý muốn tọa thiền. Mặc khác, sau khi toạ thiền tâm bạn sẽ cảm thấy rất trong sáng và tỉnh táo đến nổi bạn không muốn bị che phủ bằng cách đọc những loại đó.

NGƯỜI HỎI THỨ HAI: Nhưng tôi nghĩ là đọc những lời dạy của thầy sẽ gây hứng thú và cũng giúp ích để nghiên cứu những nguyên tắc Phật giáo.

LÃO SƯ: Nếu anh làm việc gần gủi với một người thầy, anh có thể suy đoán những nguyên tắc từ chính việc tọa thiền. Tâm bạn càng thoát khỏi những sự kiện, lý thuyết thì càng nhận rõ lời dạy và dự tiến bộ của bạn nhanh hơn.

Tuy nhiên sau ngộ, đọc kinh và những lời dạy của thầy có thể rất hữu ích. Những gì vừa được đề cập đến là dành cho những người có vị thầy hướng dẫn về tinh thần. Nếu bạn không có, thì đối với bạn, loại sách đọc tốt nhất là cái làm tăng đức tin và có sức thuyết phục. Đừng rơi vào thói quen đọc sách mới về thiền hay yoga hoặc về bất cứ truyền thống nào bạn thích. Có hay không có người thầy, bạn cần phải khám phá chiếu thiền và học cách kỷ luật chính mình. Và một khi bạn tin rằng có nhu cầu về tu luyện và kỷ luật tinh thần, hãy tìm một vị thầy và bắt đầu đi theo đường đạo.

NGƯỜI HỎI THỨ BA: Thế còn đọc tiểu thuyết chỉ vì thú vui đơn thuần thì sao?

LÃO SƯ: Nó hoàn toàn lệ thuộc sự háo hức cở nào của anh đối với sự ngộ. Nếu bạn khao khát chân ngộ, bạn sẽ thức dậy lúc ba giờ sáng, không cầm lấy tiểu thuyết mà hướng tới gối thiền và sẽ không có gì có thể tách bạn ra khỏi nó.

NGƯỜI HỎI THỨ TƯ: Đọc loại sách nào là tốt nhất khi thầy có một cuộc sống tâm linh?

LÃO SƯ: Emerson nói," cuốn sách tốt đặt tôi vào trạng thái làm việc." Nếu bạn muốn hiểu chân tánh -- không chỉ tiên đoán về chúng --cuốn sách tốt là khi có hàm chứa ý nghĩa sâu xa được khám phá qua kinh nghiệm cá nhân. Một cuốn sách khuấy động tâm, đốt cháy khả năng tưởng tượng, và dẫn đến quyết tâm không để cái gì cản lối của ngộ. Tóm lại, nó đưa bạn ra khỏi ghế đến với chiếu thiền.

NGƯỜI HỎI THỨ NĂM: Những quyển sách nào thầy đặt biệt khuyên đọc?

LÃO SƯ: Tôi chú thích một danh sách các quyển sách mà tôi tự nhận thấy cảm hứng và dùng để dạy.[ xem "bản chú thích tài liệu đọc." ] một số tựa sách hay được bỏ đi vì nó không còn được in.

Đừng nghĩ rằng qúi vị cần phải đọc từng cuốn trong danh sách được đề nghị hay tất cả chúng. Ngay cả những cuốn bạn đã đọc , lệ thuộc vào sự mong mõi , và sự phát triển tâm linh của bạn. Nếm từ đầu lưỡi cũng đủ cho một số người, số khác có thể cong lưỡi lại như nếm rượu ngon, và một số thì thưởng thức và nuốt với sự thích thú của người không ăn gì trong nhiều ngày.

Từng cuốn sách này, cho tôi nhấn mạnh gắn vào cái nhãn:" Coi chừng: tạo thành thói quen. Có hại nếu dùng những liều lớn."

12 CÁI GÌ THẬT SỰ LÀ THẬT?(^)

NGƯỜI HỎI: Nếu tôi hiểu thầy đúng, và tôi nghĩ thầy đang trích dẫn lời của Phật, thầy nói không có gì tồn tại.

LÃO SƯ: Anh không hiểu điều này trực tiếp. Tôi trích dẫn lời Đức Phật khi nói mọi vật không tồn tại cũng không phải không tồn tại. Điều này hoàn toàn khác từ những gì bạn nói.

NGƯỜI HỎI: Đúng vậy, tôi hiểu đúng. Nhưng nếu mọi vật không tồn tại cũng không phải không tồn tại, cái gì là thật--cái gì thật sự là thật?

LÃO SƯ: Hãy đến gần đây.

[Người hỏi lên bục giảng. Lảo sư nghiên người thì thào vào tai anh ta. Cả hai điều cười và bắt tay.]

Chỉ cóđiều đóthật sự là thật!

13 LÀM CÁCH NÀO TÌM ĐƯỢC NGƯỜI THẦY CHO MÌNH ?(^)

NGƯỜI HỎI: Thầy có nói trước đây trong một cuộc hội thảo là không nên có hơn một người thầy. Tôi có đọc được một lời nói của một vị thầy Ấn độ ở Vùng Duyên Hải Phiá Tây," Người ta có thể giao phó cho hơn một người thầy tinh thần cùng một lúc. Một con ong hút mật từ nhiều bông hoa, một người vì thế có thể học thuốc từ một người thầy và học luật từ một người khác. Không có sự xung đột. Tại sao thầy không đồng ý với ý kiến của ông ta?

LÃO SƯ:Thế anh hiện đã giao phó cho một người thầy nào chưa?

NGƯỜI HỎI: Chưa, tôi là con ong đang bay từ bông hoa này sang bông hoa khác.

LÃO SƯ: Thế thì chừng nào anh làm ra mật?

NGƯỜI HỎI: Tôi hy vọng là chẳng bao lâu nữa. Tôi đang thu lượm mật hoa ở bất cứ nơi nào tôi tìm thấy.

LÃO SƯ:Đừng quên rằng con ong tạo ra mật chỉ sau khi nó ngừng bay từ hoa này sang hoa khác. Và anh cũng thu được mật tốt, chẳng hạn, từ con ong cũng vào hút hoa cây quất hay hoa kiều mạch.

Trở lại câu nói ban đầu: điều mà tôi đã nói, "trước khiyêu cầu sự giúp đở của một vị thầy thì việc 'tranh thủ ' những thầy khác cũng tốt thôi, nhưng một khi anh đã chính thức giao phó bản thân mình như một môn đệ, anh không được ngó ngây dại đến người thầy khác." Tuy nhiên, sau khi đã được huấn luyện với một người thầy và ngộ dưới sự hướng dẫn của ông ta. Anh có thể có lợi khi tiếp xúc với những người thầy đã ngộ khác.

NGƯỜI HỎI: Thầy muốn ám chỉ gì khi nói " ngó ngây dại"?

LÃO SƯ: Đừng lừa thầy. Sự ngoại tình tinh thần không tốt hơn ngoại tình về thể xác. Nếu anh muốn theo đuổi những vị thầy khác giống như chong chóng thời tiết xoay theo từng hướng gió mới, anh chỉ thành công trong việc làm mình rối lên và không thu được gì.

NGƯỜI HỎI: Có nghĩa là người ta phải phục tùng ngoan ngoãn người thầy hay không?

LÃO SƯ: Không, anh phải học cách suy nghĩ độc lập và tuân theo chính trực giác và kinh nghiệm sống của anh. Ngay trước khi Đức Phật nhập diệt, Ngài nói với đám đệ tử quay quanh mình, một số đang khóc với ý nghĩ là mất, sắp mất đi người thầy thân yêu:" Hãy đốt đuốc lên mà đi… nương tựa vàoPháp. Đừng trông chờ vào sự giúp đở của ai ngoài chính mình."

Trong Thiền, mục đích của người thầy, ngoài việc dìu dắt người môn đồ đi đến giác ngộ, là giữ cho họkhông chịu ảnh hưởng của mình. Ông không muốn kiểm soát cuộc sống của môn đồ, mà chỉ làm anh ta đủ sức làm chủ cuộc sống của mình thay vì làm nô lệ cho nó. Trong một số truyền thống tôn giáo, như anh biết đấy, người thầy thật sự điều khiển cuộc sống của môn đồ, đến mức độ nói với họ lấy vợ và có con hay không. Lời của ông ta là luật. Nếu khả năng tâm linh của ông ta sâu thì ít nguy hiểm. Nếu không, chỉ có Trời mới có thể giúp được người học trò đó!

Hãy tránh những người thầy nói," Ta được đắc ngộ." Hãy cảnh giác với những vị thầy tuyên bố là một vị thần, một tái sinh , Thánh hay Phật. Và hơn hết, nên tránh người" thầy" cho phép tín đồ của mình ca tụng với hai tay giơ lên trong một buổi tụ tập quần chúng, và ca ngợi ông ta là thánh thiện nhất trong những bậc thánh thiện. Ô?g ta là điều đe dọa lớn nhất.

Người thầy chân chính phản ứng như thế nào với sự ca ngợi? Có một lần ngài A nan đà , thị giả của Đức Phật, nói với Phật," Bạch Đức Thế Tôn. Con nghĩ là trong qúa khứ chưa hề có vị thầy nào vĩ đại như ngài, và trong tương lai cũng sẽ không có ai vĩ đại như ngài," Phật đáp, " Ngươi biết hết tất cả chư Phật trong qúa khứ sao?"

"Không, bạch Đức Thế Tôn."

"Này, A nan, ngươi có phép thần thông biết được tất cả chư Phật của vị lai hay sao?

" Không , bạch Đức Thế Tôn."

" Vậy , này A nan, thế thì chắc ngươi biết trọn vẹn tâm của Như lai phải không ?

" Không, bạch Đức Thế Tôn."

"Vậy tại sao," Đức Phật hỏi," ngươi có thể khẳng định một cách mạnh mẽ như vậy?"

NGƯỜI HỎI THỨ HAI: Một thiền sư có giấy chứng nhận, đại loại như là bằng cấp chứng nhận trình độ văn hoá, có chứng nhận vị ấy dạy Thiền hay không?

LÃO SƯ: Có một giấy chứng nhận viết chữ đẹp ghi là thầy cấp cho học viên của mình khi ông ấn chứng sự giác ngộ của anh ta, nhưng nó không thể gọi là giấy chứng nhận để dạy học được, vì sự huấn luyện Thiền thật sự bắt đầu sau khi ngộ. Học viên hoàn tất tất cả các công án mà người thầy qui định, nhận cái được gọi là ấn chứng. Nhưng ấn chứng tự nó không tạo nên một người thầy giỏi hơn là tốt nghiệp từ trường thuốc đào tạo nên một bác sĩ đủ tài. Trong Thiền, theo một số truyền thống Á châu khác, một đồ đệ sẵn sàng dạy khi thầy anh ta bảo anh ta dạy. Điều này tự nhiên đặt rất nặng trách nhiệm lên đôi vai người thầy. Nếu ông ta khôn ngoan và có phẩm chất cao, ấn chứng là biện pháp bảo vệ đối với công chúng. Nếu ông ta tầm thường, có ấn chứng hay không, đồ đệ ông ta cũng sẽ rời bỏ vì không thoả mãn.

NGƯỜI HỎI THỨ HAI:Thật là lộn xộn. Không phải lão sư theo định nghĩa là thầy và hẳn phải khôn ngoan sao?

LÃO SƯ : Nhiều người hiểu lầm về nghĩa của từ "lão sư " và " thiền sư." Lão sư nghĩa đen là người thầy đáng kính-- đó là, người được tôn kính vì lý do tuổi tác hay phẩm chất cao đẹp. Tu viện trưởng, thầy trụ trì chùa hoặc thầy giáo cư sĩ ngoài tuổi năm mươi được gọi là lão sư và tước hiệu này ám chỉ sự kính trọng sâu sắc. Ở Nhậtlão sưđược sử dụng kính cẩn, phần lớn bởi đồ đệ và môn đồ của chính vị thầy ấy; nó không là tước hiệu tượng trưng cho việc hoàn tất một khóa học quy định hay công nhận sự chứng đắc cao về mặt tâm linh. Tước hiệu chuyển tải một ý niệm hoàn toàn mới. Thiền sư là người có nội kiến và tuệ giác, người cảm nghiệm tánh Không và Vô thường của các pháp, và lối sống của vị ấỵ phản ảnh những nhận thức như vậy. Trong quyển " Những điều cần biết trong huấn luyện Phật tử", mà thiền sư Đạo Nguyên trước tác vào năm 1235, định nghĩa sư là người đắc ngộ đầy đủ, sống với những gì ngườ? ấy biết là thật, và được chân truyền của thầy mình. Với những tiêu chuẩn này chỉ một ít lão sư được gọi là sư. Dù vậy, hai từ thường được dùng thay thế nhau.

NGƯỜI HỎI THỨ BA: Dù lão sư có phải là sư hay không, chắc chắn ông ta đủ khôn ngoan để nhận biết một học trò nào có khả năng dạy hay không, phải không?

LÃO SƯ : Anh tin thế à?

NGƯỜI HỎI THỨ BA:Thế tại sao ông ta cho phép học trò của mình dạy sớm?

LÃO SƯ : Lão sư cũng có những sai lầm như con người-- dù ít hơn những người trung bình-- và họ có thể sai lầm trong phán đóan.

NGƯỜI HỎI THỨ TƯ: Nhưng không phải ngộ xóa đi những sự bất toàn và những thiếu sót cá nhân hay sao?

LÃO SƯ: Không, chúng xuất hiện! Trước khi ngộ, người ta có thể dễ dàng làm ngơ hay thích nghi với tật xấu của mình, nhưng sau ngộ thì không còn có thể như vậy; thiếu sót của ai hiển nhiên cũng gây khó chịu. Tuy nhiên, đồng thời một quyết tâm mạnh mẽ phát triển để loại chúng ra. Ngay khi tâm nhãn đầy đủ cũng không tức thời tỏ ra lạnh lùng thanh lọc rốt ráo những tình cảm. Tiếp tục tu luyện sau khi ngộ là điều cần thiết để tịnh hoá những tình cảm. Vì thế cách cư xử của ta xứng hợp với ngộ. Điểm cốt tử này phải được hiểu rõ.

Ở phương Tây một lão sư được xem là giống như Phật, hạnh kiểm của ông tịnh không một vết nhơ.Theo một nghĩa nào đó, nó là sự ca tụng việc tu thiền. Nhưng cái nhìn lý tưởng này có thể che mắt người ta khiến họ không nhìn thấy mật hạnh của người thầy. Ở Nhật, tôi biết có một lão sư uống rượu rất nhiều, mặc dù vậy, hiếm khi say. Môn đệ ông vẫn rất kính trọng ông. Tôi hỏi một người trong họ, một bác sĩ, " Lão sư của anh uống rượu qúa nhiều, không làm phiền lòng anh sao?

Không--tại sao phải như vậy? Ông là người khôn ngoan và từ bi, dù có uống rượu."

" Nhưng không phải ông ta nghiện rượu hay sao?"

" Không, ông ta có thể hoặc uống hoặc bỏ rượu; ông thích uống rượu."

Khi tôi kể chuyện này với những đồ đệ cũa tôi; nhiều người ngạc nhiên hỏi," Làm thế nào những lão sư điều hòa việc uống rượu với giới cấm thứ năm,' không uống rượu vì nó làm tâm mê mờ?' Ta có thể thông cảm việc thỉnh thoảng uống rượu nhưng không uống liên tục như ông ta. Tấm gương gì ông đã nêu đối với môn đệ?"

Người Á châu độ lượng hơn trong những vấn đề như vậy so với người phương Tây; vì vậy họ không dứt khoát từ chối người thầy mà họ khám phá ra là ít giống Phật, vì họ biết một người có thể là người thầy tốt, tuy là chưa tự diệt trừ hết tất cả những ô trược. Một người Nhật có kinh nghiệm lâu dài trong Thiền một lần nói với tôi," Lão sư có những khiếm khuyết về tình cảm, tuy nhiên, trong các người thầy tôi có chỉ có ông dạy tôi thiền thật sự và tôi thật sự biết ơn ông, nhưng nghiệp của ông còn nặng.

NGƯỜI HỎI THỨ BA: Có lần tôi nghe thầy nói," người thầy thật sự là chính tâm bạn"

LÃO SƯ: Chính nó là lời dạy , phải không?

NGƯỜI HỎI THỨ BA: Tất cả đều như nhau, lão sư dạy người ta cái gì?

LÃO SƯ: Ông ta không cho qúi vị cái gì mà qúi vị chưa có, nhưng ông có thể lấy đi nhiều thứ vốn xa lạ với chân tánh của qúi vị: những đức tin nặng nề, những quan niệm bệnh hoạn, những giải thích tầm ruồng, những ý nghĩ mơ mộng và những tư niệm mê hoặc, tất cả chúng cầm tù qúi vị trong một cái kén. Và khi tâm qúi vị chín muồi lão sư có thể, bằng lời nói hay hành động, đẩy nhẹ cái tâm trở nên ngộ. Lúc này ông giống như con gà mái mổ vào vỏ trứng khi gà con đã sẳn sàng nở ra.

Lão sư trao cho qúi vị chính bản thân ông ta, nó là rất nhiều và cũng là không có gì cả. Một thiền sư nổi tiếng có lần nói," Tay không, tôi đến với thầy và bây giờ trở về tôi lại tay không."

Thầy hỏi một người khác " Anh có mang theo gì không?" người ấy đáp " Đó là cái chưa bao giờ mất ngay cả trước khi tôi đến với người thầy củ của tôi."

" Nếu là như thế, tại sao anh đến với ông ta ?

"Nếu tôi không đến ông ta, làm sao tôi biết nó chưa bao giờ mất?"
Vậy qúi vị cần người thầy để biết là không có gì để học. Và tại sao không có gì để học? Vì tất cả đã được học từ kiếp này đến kiếp khác. Tuy nhiên, có một lão sư là thiết yếu. Ngay cả Đức Phật cũng có những người thầy. Một lão sư-phát-triển-toàn-diện là hiện thân của sự cởi mở, từ bi, và tuệ giác. Những phẩm chất mà qúi vị hi vọng thành hiện thực vốn sẳn có nơi qúi vị. Nên nhớ rằng ông ta từng tranh đấu trong đau khổ, thất bại, tuyệt vọng mà qúi vị cảm thấy. Trong lúc qúi vị còn ấp ủ hoài nghi, qúi vị bị bao bởi bóng đen và cảm thấy vô vọng về sự luyện tập của mình, lão sư có thể rót vào qúi vị một sự can đảm và một lần nữa xoay bạn theo hướng mặt trời chân lý.

Vai trò cốt tử khác của ông là kiểm tra khi qúi vị nghĩ là mình đã đắc ngộ. Thiền sư chế ra một phương pháp kiểm tra hoàn hảo, vì không có gì hại hơn là nghĩ mình đã ngộ khi qúi vị chỉ trải qua sự đê mê, mộng tưởng, hôn trầm hay ảo giác, trong thiền gọi là ma cảnh, còn xa lắm mới đến chân ngộ. Và ngay cả khi ngộ thật sự , người thầy cần thiết để đẩy lui sự tự kiêu phản phất nảy sinh cái cảm giác," Tôi đã chứng ngộ." Việc kiểm tra của lão sư cũng có nghĩa đo độ sâu của ngộ, vì nông là kiến tánh và sâu là ngộ.

NGƯỜI HỎI THỨ BA: Làm cách nào người ta tìm kiếm nghiêm túc phân biệt người thầy thật sự với kẻ bất tài?

LÃO SƯ: Trong thời gian tôi sống ở những nơi ẩn dật và những trung tâm thiền ở Đông Nam Á tôi nghe người ta nói dù người thầy có phẩm chất cao đến đâu đi nữa nếu rõ là chạy theo đồng tiền hoặc dan díu với một học trò nữ của mình, những ô uế này sẽ làm hỏng việc dạy dổ của ông ta. Vì vậy một học viên triển vọng tốt nhất nên tránh ông ta.

NGƯỜI HỎI THỨ TƯ: Giả sử có một lão sư không có tật xấu đó. Nếu thầy là người mới vào học, làm thế nào thầy chắc là ông ta đắc ngộ và có tâm linh phát triển?

LÃO SƯ: Trừ phi qúi vị tu luyện tâm linh từ lâu, nếu không qúi vị không thể biết chắc. Điều duy nhất có thể biết chắc là qúi vị có mối quan hệ tốt với người thầy hay không. Nó quan trọng, nhưng bản thân nó không đủ để tiếp tục, vì tuỳ thuộc vào việc qúi vị cảm thấy dể chịu với ai đóng vai người thầy, người ấy có thể ít hay không được huấn luyện. Qúi vị có thể dựa vào lời khuyên của những người bạn thông thạo.

Hóm hỉnh làm sao một khi quan sát việc tiến hành lễ cưới áp dụng như trong mối quan hệ thầy-trò là: Trước khi đi vào mở cả hai mắt --sau đó chỉ một mắt. Nhưng ngay cả khi mở hai mắt, qúi vị không thể mong thấy sự hoàn hảo nơi người thầy. NGƯỜI HỎI THỨ BA: " Mở hai mắt" chính xác có ý nghĩa gì trong nội dung này? LÃO SƯ: Qúi vị đừng do dự hỏi thầy, ông ta là ai và ông được thầy mình huấn luyện bao lâu. Đọc sách của ông ta nếu ông ấy có viết. Nếu qúi vị thích những gì ông đã viết và qúi vị cảm thấy gì về nội dung, sắp xếp gặp mặt ông ta. Đặt câu hỏi, trực nhận tinh thần của ông ta, thưởng thức sự yên lặng của ông.

NGƯỜI HỎI THỨ BA: Hãy cho là tôi quan tâm đến một lão sư đắc ngộ. Làm cách nào tôi chắc ông ta là thầy của tôi?

LÃO SƯ: Một lão sư có thể ngộ sâu , có nhiều môn đồ, tuy vậy là người thầy xấu của bạn. Tại sao như thế? Vì ông ta không khơi dậy cảm giác tự tin và sùng mộ trong qúi vị để qúi vị có thể bằng lòng cúi mình trước ông như một đứa trẻ nhận lời dạy của ông. Qúi vị có thể nói với một niềm xác tín," Ông ta là thầy của tôi--là người mà tôi tìm kiếm!" Và lúc đó bạn thét lên" Ô, hãy giúp tôi! Tôi cần giúp đở!" qúi vị sẳn sàng nhận người thầy đích thực cho qúi vị.

NGƯỜI HỎI THỨ NHẤT: Trở lại câu nói của vị thầy Ấn độ "người ta có thể học thuốc từ một thầy và học luật từ một thầy khác"--không đúng hay sao?

LÃO SƯ: Anh đang nói về nghề luật và nghề y, không phải tu luyện tinh thần. Mối quan hệ giữa thầy-trò trong bất cứ truyền thống tôn giáo nào đều khác với những quan hệ thầy- trò ở trường học.

NGƯỜI HỎI THỨ THỨ NHẤT: Khác nhau gì?

LÃO SƯ: Trong buổi đàm luận này, tôi đã dùng từ " học viên" "đồ đệ" " thầy" "sư" một cách không chính xác. Đúng ra, học viên liên quan đến thầy, đồ đệ với sư phụ. Mối quan hệ thầy trò lý tưởng là trong đó học viên kính trọng thầy như chủ sở hữu một bộ phận kiến thức nào đó hay về kỷ năng mà người học trò muốn có, trong khi người thầy đánh giá cao học viên vì lòng háo hức và khả năng thu thập kiến thức mà ông ta cố truyền đạt lại. Mối liên hệ của họ phần lớn là vô tư và giới hạn; điều để duy trì nó là sự cùng chung mối quan tâm đến việc học này. Quan hệ sư phụ-đồ đệ, trái lại, là cá nhân và sâu thẳm và bắt nguồn từ sự giống nhau về nghiệp. Điều đẩy đệ tử theo hướng sư phụ không phải vì kiến thức của sư phụ và ngay cả không vì tuệ giác của ông ta, mà là cá tính và nhân cách của ông, vì đệ tử cảm thấy là qua phẩm chất đó anh ta sẽ có thể tự bổ xung mình. Ở Trung tâm của tôi, có ba loại kết nạp: hội viên, học trò riêng và đồ đệ. Mỗi mối quan hệ có quyền lợi và trách nhiệm khác nhau.

NGƯỜI HỎI THỨ TƯ: Người học trò riêng có trách nhiệm gì?

LÃO SƯ:Trách nhiệm chính là trung thành với người thầy dạy, không gì hơn là thành thật với những cảm xúc sâu kín nhất của mình và không quan hệ ngầm với lão sư khác hay thầy Ấn hay Lama. Trong việc làm cam kết chính thức, bạn hứa với mình cũng như với thầy là thực hiện hết sức mình và chân thật dưới sự hướng dẫn của người.

NGƯỜI HỎI THỨ NHẤT: Sao học viên lại không được phong phú gấp đội, khi có hai người thầy?

LÃO SƯ: Thật ra, anh ta nghèo nàn hơn. Sớm muộn gì, chắc chắn anh trở nên bối rối. Kết quả, anh ta sẽ hoặc hờ hững với cả hai người thầy, hoặc rời bỏ họ. Học viên nào cố gắng đáp ứng hai người thầy, sẽ làm thất vọng cả hai. Và anh ta là người chịu thiệt thòi, vì không ai đối đãi với anh như con người có khát vọng nghiêm túc. Học viên hờ hững sẽ mời gọi sự đáp ứng hờ hững của người thầy.

Ngay cả trong cùng một truyền thống, các thầy có những phương pháp khác nhau, lệ thuộc vào sự huấn luyện mà họ đã nhận được, cá tính và độ sâu ngộ của họ người thầy đầu tiên có thể bảo bạn một điều và người khác bảo điều gì dường như ngược lại. Họ không mâu thuẫn với nhau, nếu cả hai có tâm linh phát triển, mỗi hướng dẫn họ đều có giá trị. Nhưng đối với học viên mới, sự mâu thuẩn nhỏ này có thể đặt ra những khó khăn như tự nhiên hùng vĩ làm nản chí anh ta và làm hao mòn năng lực anh ta.

Sự khác nhau giữa các truyền thống dường như mâu thuẫn hơn. Giả sử anh là học viên của một thiền sư đồng thời có một thầy Hồi giáo. Thầy có thể bảo bạn, chẳng hạn, " Đừng trao chính mình cho thế giới hiện tượng: nó làảo ảnhkhông thật. Chỉ phạm hạnhlà thật." Nhưng thiền sư có lẽ nói," Tự dấn thân vào các sắc giới qúa hoàn toàn đến nổi bạn siêu việt chúng." Người đắc ngộ sẽ không khó khăn hiểu hai câu trên và điều hoà chúng. Do vậy, đối với người mới bắt đầu, sự lộn xộn có thể đáng sợ-- giống như con tắc kè đổi màu cho hợp với cái khăn choàng vuông

14- KHÔNG CÓ THẦY VỀ THIỀN.(^)

NGƯỜI HỎI: Đây không có nghĩa là một câu hỏi sổ sàng, nhưng thầy có thể nói với chúng tôi về phẩm chất của một thiền sư hay thầy dạy Thiền hay không?

LÃO SƯ:Tôi không phải là một thiền sư, kém hơn người thầy, vì vậy tôi không biết.

NGƯỜI HỎI: Thế thầy đang làm gì nếu không phải là dạy học?

LÃO SƯ: Người ta có thể dạy người khác cái gì? Hoàn toàn giả dối khi nghĩ như vậy.

NGƯỜI HỎI:Thầy dường như đang làm khá tốt công việc về nó.

LÃO SƯ: Trong cuốn sách về công án gọi là vô môn quan,có câu," chân chưa nhấc đã tới, miệng chưa mở đã dạy xong." Hiểu không?

NGƯỜI HỎI: Không, nó có nghĩa gì?

LÃO SƯ: Nếu không có gì ngoài chúng ta, có nơi nào để đi? Có cái gì để hiểu?

NGƯỜI HỎI: Nhưng không phải thầy có học viên ở Trung tâm Rochester mà thầy dạy sao?

LÃO SƯ: Tôi chỉ chia sẻ với họ những gì tôi đang nghiêm túc làm cho mình.

NGƯỜI HỎI: Thế còn những người thầy thật sự của thầy? Trong Ba trụ thiềnthầy có nói có ba người thầy là thiền sư. Không phải họ dạy thầy cái gì sao? Thầy ở với họ, tôi nghĩ với mười ba năm, thầy chắc hẳn cảm thấy thầy học được cái gì mới ở lâu như vậy.

LÃO SƯ: Nếu tôi học cái gì ở ho,?chính là không có gì để học. Vì thế tôi không học, tôi thất học. Tôi không được, tôi mất--nhiều sự rối loạn và những quan niệm sai.

NGƯỜI HỎI: Tôi vẫn không hiểu tại sao thầy nói thầy không phải là thầy?

LÃO SƯ: Câu chuyện này giúp qúi vị hiểu. Một thiền sư nổi tiếng một lần nói với học trò " Các ngươi, tất cả là những kẻ nuốt cặn bả, nếu cứ tiếp tục đi quanh như thế này, kết qủa của nó sẽ là gì? Ngươi không biết trong cả nước Trung hoa không có một người thầy có kỹ năng về Thiền hay sao?

Vị tăng nói,' làm thế nào mà thầy nói không có thầy dạy Thiền khi có hàng ngàn tăng ở vô số chùa như vậy?

"Ta không nói không có Thiền, mà là không có thầy dạy thiền."

NGƯỜI HỎI: Đó là công án phải không?

LÃO SƯ: Đúng, nó của anh đó!

15 THAM THIỀN NHẬP ĐỊNH: AI SIÊU VIỆT CÁI GÌ?(^)

NGƯỜI HỎI: Thầy nghĩ gì về tham thiền nhập định?

LÃO SƯ: Anh có tự tham thiền nhập định hay không?

NGƯỜI HỎI: Tôi đang quan tâm đến nó.

LÃO SƯ: Nó cũng tốt--nhưng đừng đi quá xa.

NGƯỜI HỎI: Có thể đắc ngộ qua tham thiền hay không?

LÃO SƯ [mĩm cười]

NGƯỜI HỎI THỨ HAI: Tôi đọc tạp chíKhoa học[1/ 1976] một nhóm các nhà tâm lý học của Viện đại học Oa-sinh-tơn tại Seattle tiến hành thí nghiệm với năm thiền giả, trong đó bốn người là thầy dạy tham thiền, thấy rằng trong nữa thời gian thiền của họ là đang ngủ chứ không phải thiền.

NGƯỜI HỎITHỨ BA: [ nói với người thứ hai] Chỉ một thí nghiệm có thể thuyết phục hay không? Những nghiên cứu khác cho thấy giá trị tham thiền. Dù sao, nếu người ta ngủ khi thiền, vì người ta cần ngủ.

LÃO SƯ: Hoàn toàn đúng như thế. Nhưng tại sao cần ngủ?

NGƯỜI HỎI THỨ BA: Bởi vì họ mệt.

LÃO SƯ: Tại sao người ta bị mệt và buồn ngủ? Thường vì mắt sụp xuống và người đó không ngồi ổn định, tư thế thẳng, không thở đúng, không dùng tâm đúng cách. Thực hành đúng cách, thiền làm khoẻ ra, không làm kiệt sức. Tâm trở nên sắc bén như dao cạo, với nhận thức được nâng cao. Cơ thể ủ rủ, mềm lả tạo ra tâm đờ đẩn, buồn ngủ.

Hãy nói cho tôi biết, anh đã tham thiền bao lâu rồi?

NGƯỜI HỎI THỨ BA: Khoảng một năm.

LÃO SƯ: Thế thì anh có thể trả lời câu hỏi này rồi: trong tham thiền nhập định ai siêu việt hơn cái gì?

[Không trả lời]

16- MÁY HỔI TIẾP SINH HỌC (Biofeedback Machine): THIỀN ĐIỆN TỬ?(^)

NGƯỜI HỎI: Thầy có biết máy hồi tiếp sinh học không? Tôi nghe nói nó được gọi là "Thiền điện tử." Nó hoạt động như thế nào?

LÃO SƯ: Theo người bảo trợ, ý tưởng về hồi tiếp sinh học là dạy người ta biết kiểu sóng não của mình bằng cách quan sát chúng trên biểu đồ, hay nghe nó được chuyển thành âmthanh và bằng cách này thu được theo ý muốn sóng điện não, điều mà người ta cho là làm cho thư giản và bình tỉnh. Nhưng điều đặc biệt của sóng Alpha là gì? Một hội viên của Trung tâm làm một máy Alpha, tự thử mình trong lúc tọa thiền như một thí nghiệm và thấy rằng sau mười phút khởi động anh ta đã ghi điều đặn sóng điện não lên máy. Sau này, anh ta thuật lại rằng lúc đó anh ta cảm thấy ít tập trung hơn lúc bình thường khi tọa thiền.

NGƯỜI HỎI:Trong lúc giải lao tôi có nói chuyện với một học trò của thầy về máy hồi tiếp sinh học. Ông ta nói thầy có kinh nghiệm thích thú với loại máy này. Xin thầy hoan hĩ kể về nó?

LÃO SƯ[ do dự] À, chuyện đó lâu rồi.

NGƯỜI HỎI: Chúng tôi không thể nghe nó sao?

LÃO SƯ: Được, nó xảy ra trong một hội nghị quốc gia của Hội Tâm Lý Học Nhân Văn tại Florida, tôi được mời tới đó để tổ chức một hội thảo về Thiền. Một học viên của tôi, một nhà tâm lý lâm sàng, nói rằng anh ta có một người bạn thân, một kỹ sư, người rất muốn tôi kiểm tra một máy hồi tiếp sinh học do anh ta thiết kế vừa đưa ra bán trên thị trường. Vì vậy, chúng tôi đến một phòng riêng, nơi có mười đến mười lăm người đang chờ đợi để xem việc thử. Máy nhỏ nắm vừa lòng bàn tay và bán, tôi nghĩ, khoản hai trăm đô-la.

Họ buột một sợi dây da có gắn trên đó các điện cực, quanh đầu tôi và cắm máy vào người tôi. Rồi chụp tai được gắn vào. Ngay sau đó tôi có thể nghe" bíp, bíp," trước hết những tiếng đứt quãng, rồi trôi điều. Tôi chắc đã tới trạng thái như vào Định, kế tiếp tôi nhớ là nghe một giọng nói la lên, " Tại sao, ông ta làm máy ngưng hoạt động! Nó chưa bao giờ như thế ! Sau khi gở máy khỏi tôi viên kỹ sư và người phụ tá nhìn nhăn nhó, nói " trở lại những bản vẽ!"

Tôi do dự kể lại sự kiện này vì nó có vẻ khoe khoang , nhưng điều xảy ra với tôi không đáng kể-- nó có thể xảy ra với bất cứ thiền giả nào có kinh nghiệm.

NGƯỜI HỎI: Thầy có cảm thấy thư giản không?

LÃO SƯ: Chắc chắn, ai mà không thư giản sau khi ngồi yên 20 hay 30 phút? Qúi vị có thể có được sự thư giản và hơn nữa với tọa thiền-- không phải tiêu hai trăm đô-la cho cái máy đồ chơi. Đồ chơi dành cho trẻ con, không phải cho người lớn!

NGƯỜI HỎI THỨ HAI: Tôi đã đọc ở đâu đó là hồi tiếp sóng não sẽ mang đến kết qủa giống như cái đòi hỏi nhiều năm nổ lực trong thiền, sau đúng vài tuần hay vài tháng.

LÃO SƯ [cười]: Anh chắc nói đùa! Tuyên bố là ngộ tâm linh và biến đổi nhân cách có thể hoàn thành--nói chi qúa nhanh--chỉ bởi mắc vào một cái máy là ngây thơ và buồn cười. Cho dù người ta có thể khi "cắm vào" làm dịu sang trạng thái thư giản, điều đó cũng khó mà mang đến trạng thái tâm yên lặng sâu hoặc bình an kéo dài. Nó không giải đáp câu hỏi căn bản của hiện hữu; nó không biến cuộc sống con người bằng cách thật nào đó, ngộ trong thiền làm tất cả điều đó.

Một nhà tâm lý học ở cùng hội nghị đó chứng minh người ta có ý định dùng một máy hồi tiếp sinh học lớn cho bệnh nhân nhập viện hay bệnh liệt giường để giúp giảm cao huyết áp và trị các bệnh khác. Dường như đó là việc sử dụng có giá trị của máy hồi tiếp sinh học.

Có người gởi tôi một bài báo viết về máy hồi tiếp sinh học, Tiến sĩ Frederick Gibbs của trường Y khoa thuộc Đại học đường Illinois nói rằng cái rút ra được "nhiều" từ máy hồi tiếp sóng alpha là" sự thủ dâm não"-- một mô tả đúng. Người thường xuyên gắn vào máy để thư giản, làm giảm khả năng hành động từ tiềm năng sâu sắc nhất và thay vì làm chủ máy, trở thành nô lệ nó. Đó không là thiền. Thiền phát triển tự do, không là sự lệ thuộc thần kinh.

17 TÔI CÓ THỂ THỰC HÀNH THIỀN VỪA LÀ TÍN ĐỔ TỐT CỦA ĐẠO DO THÁI (HAY THIÊN CHÚA GIÁO) HAY KHÔNG?(^)

NGƯỜI HỎI: Tôi là một người Do thái và tôi tự hào về nó. Tôi có thể thực hành Thiền và đồng thời là một người Do thái tốt hay không?

LÃO SƯ: Anh là gì trước khi là người Do thái?

NGƯỜI HỎI:Tôi không biết.

LÃO SƯ: Hãy tìm xem! Thế gốc Do thái không là tối hậu trong tâm anh à!

NGƯỜI HỎI: Làm cách nào tìm ra?

LÃO SƯ: Tự hỏi mình ngày đêm, với khao khát muốn biết và sức thuyết phục rằng ta có thể biết được. Học cách sống như con cá bơi dưới nước hay con chim bay trên trời một cách tự nhiên--không tự ý thức. Bỏ đi tham vọng--nó dẫn đến thái độ thù hận. Ý thức và thông cảm. Tay phải làm điều gì cũng liên quan đến tay trái. Tránh những phán đoán không cần thiết. Hãy khiêm tốn và không tự phụ; đưa ý kiến chỉ khi được yêu cầu. Quên việc làm tốt của mình và thú nhận hành động xấu của mình. Đừng bao giờ quên luật tương quan nhân qủa.

NGƯỜI HỎI:Tôi không thể làm tất cả những điều đó như một người Do thái tu hành sao?

LÃO SƯ: Nếu có thể , tốt, nếu không…

NGƯỜI HỎI:Tôi có thể thực hành thiền và là một người Thiên chúa tốt, được không?

LÃO SƯ: Nếu anh luyện Thiền thì có thể, nhưng nếu anh thực hành Thiền của Phật giáo anh không thể.

NGƯỜI HỎI: Tại sao không?

LÃO SƯ: Để thực hành Thiền Phật giáo, có nghĩa là vượt qua cái tôi, vượt qua cái tôi có nghĩa quên cái tôi. Khi điều đó xảy ra, bạn không là người Thiên chúa giáo tốt cũng không là Phật tử tốt được.

NGƯỜI HỎI:Thế tôi là ai?

LÃO SƯ: Vậy, thế anh là ai?

18 GIÁ TRỊ CỦA MỘT NGỌN NÚI " THÁNH" VỚI TỌA THIỀN LÀ GÌ?(^)

NGƯỜI HỎI:Tôi có ý định nghỉ phép ba tháng để thiền một mình và tôi đang phân vân nơi nào là tốt nhất để đi. Tôi được biết là thường thường các thiền tăng lên núi, nhưng người ta nói rung động tốt thì ở sa mạc hay ở biển. Ý thầy nghĩ sao?

LÃO SƯ: Lúc mới bắt đầu tập thiền, bất cứ nơi nào yên lặng, trong hay ngoài nhà, nơi có những rung động sẽ giúp qúi vị tập trung hướng nội tốt nhất cho việc tọa thiền; điều này chắc chắn sẽ gồm núi và sa mạc. Nhưng ở lâu ở những nơi lý tưởngnhư vậy là không tốt, vì không có khó khăn để tranh đấu, nó sẽ xây nên một sức mạnh giả, một sự yên lặ?g và sự kiên định hời hợt; nó vở vụn khi đối diện với những yêu cầu của cuộc sống. Như ở trên sân thể thao, những vận động viên vượt rào được người ta cho rằng phát triển toàn diện sức mạnh, lớn hơn người chạy nước rút; tương tự như vậy người học tập trung và thống nhất tâm giữa sự ồn ào náo nhiệt có sự ổn định và dể thích nghi nhiều hơn so với người dành nhiều năm đơn độc trong núi hay sa mạc hay những nơi tịch tỉnh khác.

Theo kinh nghiệm của tôi có rất ít sự cô tịch hay "yên lặng bình an" ở các tu viện hay trung tâm thiền, nơi sự luyện tập rất gắt gao. Chỉ trong tiểu thuyết lãng mạn phương Đông, hay trên màn bạc, những tu viện được đặt trong một thung lũng xanh tươi phát ra sự yên bình thượng giới, một nhà hiền triết râu tóc bạc phơ trong bộ y phục mượt mà, với cây gậy trong tay, nhẹ nhàng nói, " Các con à…" với những đồ đệ có khuôn mặt dể thương quây quần bên ông trong khi những lời châu ngọc khôn ngoan tuôn ra từ miệng ông, và phía sau là một mặt trời rực rở đang lặng xuống cuối chân trời. Thực tế, tôi tin là, ít lãng mạn hơn thế nhiều.

Tôi nhớ rất rõ chuyến ở lại sáu tuần tại một tu viện Phật giáo tại Rangoon cuối những năm năm mươi. Việc tôi đến ngẫu nhiên trùng với một cuộc bố ráp của quân chính phủ mới thành lập, để giảm mật độ chó quá lớn ở thủ đô Rangoon. Dưới thời Thủ tướng phật tử U-Nu, súc vật không được quấy rầy, nhưng với uy lực của quân đội chúng bị lùa lại bắn chết.

Trung tâm Phật giáo gồm khoảng năm trăm mẫu và một số am thất cá nhân. Ở những ngôi nhà này là nơi các tì kheo tì kheo nicũng như các cư sĩ tu thiền ăn ở. Với bản năng sinh tồn, những con chó trốn thoát vào tu viện tìm nơi cư trú, ở mỗi ngôi nhà này chúng tự thành lập một tốp từ mười đến mười lăm con chó, đứng đầu là con chó đầu đàn và có sự phân cấp rõ ràng. Sau các bửa ăn, các thức ăn thừa được đem cho đàn chó, sắp hàng trước cửa theo cấp bực, ăn. Thường có màn dùng thủ đoạn để đoạt chổ trong những con chó đói, và theo định kỳ, chó đầu đàn phải quyết đấu với những con chó trẻ tìm cách cướp quyền của nó. Thỉnh thoảng chó từ nhà này cố gắng chen vào hàng chờ thức ăn của nhà khác và bị sủa xua đuổi. Đôi lúc tiếng hú--ăng ẳng--gầm gừ khốc liệt. Một người Anh vừa đến từ Luân đôn phàn nàn chua chát," Tôi đến đây mong tìm một nơi yên tỉnh, cái mà không thể có ở Luân đôn, nhưng nhìn xem tôi gặp cái gì! Ai có thể thiền giữa tiếng ồn ào khốn kiếp này?

Tu viện người Nhật cũng không thoát khỏi sự gây mất tập trung từ bên ngoài. Tại một tu viện tôi đã ở ba năm trước khi đến Rangoon gặp một vấn đề tương tự gây ấn tượng bởi lũ súc vật. Dân làng trong đêm lén lút mang những con chó hay mèo con mà họ không cần đến, tới tu viện thả xuống phía dưới tòa nhà với hi vọng các tăng sẽ bằng cách nào đó có thể nuôi chúng. Những con vật này lớn lên bán hoang dã ở một khu đất trống giữa đất và sàn tòa nhà. Các tăng để dành thức ăn thừa cho chúng, nhưng chỉ buổi tối những con vật này mới ra ăn và đi lảng vảng. Rồi ngày đến chúng lẻn vào hang nơi chúng ngủ, chơi đùa và đánh nhau. Lúc nào cũng vậy, vào buổi tọa thiền sáng sớm và chiều động thú vật, như các tăng gọi nó, thình lình phát ra âm thanh hổn độn của tiếng ăng ẳng, sủa tru, gầm gừ, rên xiết, meo meo, xu? xu?, gừ gừ, ở thiền đường có thể nghe rõ.

Với sức mạnh tập trung, sau hai ba tháng tọa thiền, thật ngạc nhiên, những tấu khúc nhạc jazz này thường đóng vai trò thúc đẩy thay vì cản trở, vì nổ lực mạnh mẽ vượt qua sự ồn ào đã mở khoá năng lượng thường không thể tiếp xúc được. Khi ta thành công trong việc tập trung vào sự luyện tập, tiếng ồn, qua những phép mầu nào đó, biến thành một ban đồng ca hài hoà.

Có những âm thanh không mời mà đến khác nữa. Ban ngày mỗi tuần ba lần, những toa xe lửa chất đầy trâu bò đi giết thịt ngừng nữa giờ ở sân cạnh nhà ga xe lửa. Nhửng con vật này linh cảm chúng sắp bị giết , làm xé trời với những tiếng rên rĩ thảm thiết, mà ở thiền đường có thể nghe rõ. Học cách đối phó với những sự gây xao lãng này chúng tỏ được huấn luyện tốt.

NGƯỜI HỎI:Thầy có nói ở lại lâu ở vùng núi là dại, nhưng không phải các thiền sư ở Nhật và Trung quốc đã sống và tọa thiền trong núi nhiều năm sao?

LÃO SƯ: Điều đó đúng, nhưng ít ai tiếp tục sống như một ẩn sĩ hay khổ hạnh. Sau khi sống đời cô tịch một thời gian, hầu hết tham gia cộng đồng tu viện miền núi. Những cộng đồng có hàng trăm tăng. Ở Dharmsala, trên những ngọn đồi phiá bắc Ấn độ ngày nay, qúi vị sẽ tìm thấy những cộng đồng tu sĩ và cư sĩ Tây tạng, có lẽ tương tự với những cộng đồng ở Trung hoa cổ xưa.

Từ thời xưa các thiền tăng và dân thường thích núi hơn sa mạc hay biển. Nhưng qúi vị phải biết là có những núi thánh và có những núi thường.

NGƯỜI HỎI: "Núi thánh" mà thầy nói là gì?

LÃO SƯ: Những núi được biết đến thiêng liêng như trung tâm năng lượng vũ trụ, bằng sức mạnh buộc gợi lên sự sợ hải và kính trọng. Hơn thế nữa, năng lượng những núi này hướng người ta vào trong, và làm kích thích những rung động tinh vi nhất trong chính ta. Đáp lại, năng lượng cao này đòi hỏi sự cởi mở và tâm-thân trong sạch. Người có định hướng tâm linh đến với núi thiêng hay núi thánh có thể được gọi là hồng ân-- đó là sự trong trắng--và được nâng lên bởi sức mạnh vô hình của núi và chính sự kính sợ của họ. Qua những nghi thức lễ nghi, cái tôi bị vượt qua và khoảng cách giữa người sùng mộ và núi biến mất. Rồi núi không còn là núi, nó trông giống một con người có hai chân ,điều đáng nói là nó hùng vĩ hơn.

Tôi đã từng trải qua một thời gian tu tập ở một ngọn núi thiên ở Mê-hi-cô, thoạt đầu mới đến, tôi thấy nó giống như một đô thị gồm các chùa xây trên núi. Cảnh đó thật là xúc động đến nổi tôi thét lên với một niềm vui kinh ngạc. Không giống các rặng Alps hay Rockies cao và xa xăm trong sự hùng vĩ của nó, nó lớn hơn cở một hình nhân, thu hút người ta và thân tình. Người ta cũng có cái cảm giác tương tự như vậy khi đến ngọn núi thiên Arunachala Sri Ramara Maharshi ở Ấn độ.

Tôi tọa thiền trong một hang động giữa lòng núi Mễ tây cơ này với hai đại đệ tử. Rõ là những đại lể mang nghi thức tôn giáo đã từng được tổ chức ở đây, vì những rung động của nghi thức đó vẫn còn được cảm nhận phảng phất quanh quất đâu đây. Về sau, chúng tôi mới biết thời xưa người Maya, Toltec và Aztec từ xa đến đây dự những buổi lễ.

NGƯỜI HỎI THỨ HAI: Giá trị xã hội gì ở đây trong việc ra ngoài để thiền trên núi hay sa mạc?

LÃO SƯ: Trong trường hợp đối với những người đã phát triển tâm linh, giá trị xã hội rất lớn. Anh hãy tự hỏi tại sao thiền sư, không là gì ngoài lòng từ bi, lại tự giam mình trên núi, trừ phi ông biết là làm như thế ông có thể giúp người khác. Trong truyền thống của thiền, như qúi vị đã nghe, các sư và những bậc giác ngộ khác đều sống cô tịch. Vì gánh nặng thế gian được cởi bỏ, họ có thể dành nhiều thời gian cho tọa thiền đọc kinh,và hoằng pháp. Thực ra, họ trở thành những trạm truyền Phật lý đến tâm con người ở khắp mọi nơi, không khác các đài truyền thanh truyền hình.

NGƯỜI HỎI THỨ HAI: Để tiếp nhận âm thanh và hình ảnh từ đài phát thanh và truyền hình, người ta cần có bộ phận thu thanh và thu hình cũng như biết tầng số và kênh phát tín hiệu. Vậy, làm cách nào người ta có thể hoà điệutrong khi họ không biết là ai đang toả những rung động tâm linh vào họ?

LÃO SƯ: Họ đã đượchoà điệudù họ có biết hay không biết , vì họ là một bộ phận trọn vẹn của một tâm. Theo quan điểm Phật giáo, ý thức cá nhân là lực năng lượng "hiểu biết ", tổng cộng các loạt thay đổi không ngừng của cảm giác, ấn tượng, nhận thức, tư niệm, khuynh hướng, ký ức. Tất cả căn bản là sự trống rỗng. Như một phương tiện luôn thay đổi của tâm, ý thức cũng mở rộng với những lực năng lượng tương tự và cao hơn--chẳng hạn như Phật tâm--trong đó tương tác không ngừng giữa cá nhân và vũ trụ, ý thức cũng như vô thức. Nhưng con người bị lầm bởi lý trí nhị nguyên của họ, mất đi sự nhận thức về sự trao đổi căn bản này. Từ đó xa lánh phát triển lòng mong muốn vô thức về sự hài hoà, lòng mong ước được nuôi dưỡng bởi những sự tận cùng cô độc của những vị sư, người có tâm giác ngộ, trong sạch, giới luật tinh nghiêm, có thể tự do hấp thụ năng lượng cao và truyền chúng vào tâm người khác. Sự trao đổi căn bản này không bao giờ mất. Nhờ vậy, cái "tín hiệu" đó xuyên thấu và thực sự tác động làm biến đổi tận nơi sâu thẳm nhất của ý thức. Tất cả điều đó, xảy ra ở mức độ vô thức, không làm nó kém thật.

NGƯỜI HỎI THỨ BA: Có chứng cứ khoa học nào chứng tỏ những gì thầy vừa nói thật sự xảy ra hay không?

LÃO SƯ: Tại sao trong khi ta có thể truyền xung động điện từ hàng ngàn dặm trong không gian để thay đổi hướng di chuyển của con tàu vủ trụ--chiến công đó chắc không gây sợ hãi hơn tâm lực-- có phải là những gì bạn vừa nghe có thể chấp nhận được khi không có bằng chứng khoa học , phải không? Bạn không biết là hành động trong trạng thái xuất thần, khả năng dịch chuyển hay làm biến dạng đối tượng vật chất bởi chỉ một tiến trình của tâm, hoặc ảnh hưởng đến tâm người khác từ một điểm xa xôi, là một hiện tượng được công nhận hoàn toàn trong môn nghiên cứu siêu tâm lý hay sao?

NGƯỜI HỎI THỨ HAI: Xin thầy vui lòng kể cho chúng tôi những kỹ thuật mà những vị thầy này truyền rung động của họ và năng lượng của núi?

LÃO SƯ: Không có kỹ thuật mà là cách tọa thiền khác nhau. Nếu mục đích là giúp người đau khổ cực độ--chẳng hạn, là nạn nhân của những trận động đất, lụt lội hay tai họa khác--vị sư có lẽ tập trung ý thức ông vào những nơi như vậy.

NGƯỜI HỎI THỨ HAI: Chính xác ông ta làm như thế nào?

LÃO SƯ: Trong những phút đầu của buổi tọa thiền ,chẳng hạn ông có thể cho phép tâm mình trụ trên những hình ảnh tinh thần của những nạn nhân, sau đó ông phóng cảm giác cảm thông và từ bi đến họ. Bằng cách này tạo nên mối quan hệ tốt với họ, rồi ông sẽ xóa bỏ các hình ảnh cảm giác và mọi thứ khác trong tâm để đi vào trạng thái vô niệm. Chính ở điểm này của sự giống nhau tuyệt đối, nơi nhận thức về núi, bản thân, và mọi hình ảnh hay suy nghĩ biến mất, sự truyền đi xảy ra. Nhưng quí vị không cần phải là vị sư, cũng không cần tọa thiền trên núi thiêng để giúp chính mình và người khác. Theo lời thiền sư Đạo Nguyên," Một người ngồi vô bản ngã trong tọa thiền trở nên một người không thể nhận ra với thế giới vô hình hay hữu hình, suốt qúa khứ, hiện tại, vị lai, tiếp tục thực hiện công việc không ngừng dẫn dắt con người tới giác ngộ."

NGƯỜI HỎI THỨ TƯ: Tôi có biết một câu chuyện, vài năm trước chính quyền Mỹ ở Mát-cơ-va khám phá người Nga đang chiếu sóng vi ba vào toà đại sứ Mỹ. Người ta tin rằng nó gây ra bệnh mệt mỏi, và rối loạn thần kinh bất thường xảy ra trong số nhân viên sứ quán. Tôi cũng biết là CIA tham gia thí nghiệm điều khiển hành vi con người bằng thiết bị điều khiển từ xa như dẫn con người đến tuân phục ý chí áp đặt nào đó.

Câu hỏi của tôi là : Có sự khác biệt thật nào giữa loại điều khiển tâm đó và những gì thầy đang nói không? Cho là mục tiêu khác nhau, không phải bất cứ kiểm soát tâm nào là nguy hiểm, đặc biệt là nằm trong tay những người xấu hay sao?

LÃO SƯ: Chắc chắn là có thể. Từ những gì anh nói nó, có lẽ chúng ta đang đi vào thời đại nguy hiểm mới của một cuộc chiến không tuyên bố. Nhưng hãy hiểu là có sự khác nhau rất lớn giữa cố gắng vị tha của thiền sư, có mục đích duy nhất là đến với ngộ--không kiểm soát-- tâm vô thức của những người trong bóng tối tuyệt vọng và những hành động của những nhà kỹ thuật quân sự hay những người có năng lực siêu nhiên điều khiển ý thức vì mục đích đáng ngờ nhất.

NGƯỜI HỎI THỨ TƯ: Lão sư, tọa thiền có thể làm tâm con người không bị ảnh hưởng bởi sự điều khiển từ xa hay không?

LÃO SƯ: Bất cứ ai luyện tập thiền nghiêm túc đều biết là tọa thiền phát triển tâm mạnh mẽ dưới sự kiểm soát tự nhiên, có thể trung hoà bất cứ nổ lực nào điều khiển nó.

NGƯỜI HỎI THỨ TƯ: Tọa thiền có thể bảo vệ chúng ta chống lại sóng vi ba không?

LÃO SƯ: Tôi không biết. Ngoài các máy rà sóng hay phá sóng, có lẽ có sự bảo vệ không lâu, ngoại trừ yếu tố ngăn cản của sự sợ hải trả thù lẩn nhau. Tuy nhiên ở đây người thực hành thiền hay hệ thống tương tự để rèn luyện tinh thần, tâm- thân không lo âu cuồng nộ khi nghe những điều này. Và khi họ phải chết, họ sẽ có thể làm điều đó điềm tĩnh.

NGƯỜI HỎI THỨ NĂM: Tôi có thể đưa ra một đề tài khác được không? Từ "rung động" làm phiền tôi, vì tôi không hiểu nó; và người ta chuyền nó quanh, tưởng như họ có thể cảm nhận cái mà kẻ ngu ngốc vô cảm như tôi không thể. Nghĩa mong muốn của nó là gì?

LÃO SƯ:Chúng ta biết từ môn vật lý là tất cả vật chất, động và bất động có sở hữu những lực điện từ mà bản chất của chúng được quyết định bởi mức rung động của những hạt điện tử của nó. Khi rung động của một người hay một nơi hài hoà với chính ta, chúng ta cảm thấy dễ chịu và phản ứng của ta ở đây tích cực; khi chúng không hòa hợp, ta cảm thấy khó chịu và nói " Tôi không thích rung động của anh ta" hay " Tôi không thích rung động ở đây." Nói khác đi, nó là bầu không khí hay phẩm chất vô hình bao quanh một người hay một nơi.

NGƯỜI HỎI THỨ NĂM: Thế còn về sa mạc hay biển được dùng làm nơi tọa thiền thì sao?

LÃO SƯ: Đừng bao giờ cố thử tọa thiền ở sa mạc. Tôi không thể nói từ kinh nghiệm cá nhân. Nhưng những hội viên của Trung tâm đã làm và có những báo cáo mâu thuẫn nhau.

Tọa thiền ở vùng biển có cái lợi của nó, nhưng bờ biển có nhiều người đến bơi, tắm nắng nên không dẫn đến việc tọa thiền nghiêm túc. Nên nhớ là khi anh ngồi trên núi và nhìn quang cảnh trải rộng, anh có thể bị cám dổ triết lý hóa cảnh đẹp và sự mong manh của đời người; điều đó cũng tương tự như khi tọa thiền ở biển hay sa mạc. Những cám dổ như vậy có thể làm ngăn trở tọa thiền.

NGƯỜI HỎI THỨ NHẤT: Từ kinh nghiệm của thầy, thời gian nào trong ngày toạ thiền tốt nhất?

LÃO SƯ: Nói chung, trong một ngày đêm có bốn thời tốt nhất để toạ thiền có lợi cho thân tâm: bình minh, giờ ngọ, hoàng hôn,và lúc nửa đêm. Đối với núi, tôi nhận thấy giờ tốt nhất để tọa thiền là trước khi mặt trời mọc.

NGƯỜI HỎI THỨ NHẤT: Tại sao như vậy?

LÃO SƯ: Sau khi núi đã hút năng lượng vũ trụ từ mặt trời, không khí và trái đất, rồi tiêu hóa hay "hấp thu" những chất dinh dưỡng vô hình này qua đêm. Vì vậy, sáng sớm, trước khi mặt trời mọc, ngọn núi khoẻ mạnh sung sức, nguồn năng lượng của nó trôi tự nhiên. Cộng với không khí mát lúc đó, làm bạn có thể dể dàng dẹp đi các tư niệm, hoà nhập với ngọn núi và hút sự phát ra của nó. Vào buổi trưa nóng, đặc biệt ở các nước thuộc vùng nhiệt đới, năng lượng của núi trở nên bất động, tưởng như con quái vật đá đang đánh một giấc ngủ trưa. Nhưng vào buổi chiều một lần nữa nó sống lại, khóat lên cái cảm giác mát lạnh. Nó cũng là thời gian thích hợp để tọa thiền. Nhưng không gì bằng tọa thiền trên núi lúc trăng tròn.

NGƯỜI HỎI THỨ SÁU: Còn thiền trong hang động thì sao? Không phải thầy đã thiền trong hang động ở núi thiêng Mê-hi-cô hay sao?

LÃO SƯ: Hang động thì tốt , nếu không phải " động của sa-tăng"

NGƯỜI HỎI THỨ SÁU: Nó là gì?

LÃO SƯ: "Động của sa-tăng" là một thành ngữ thiền nói về trạng thái hạnh phúc yên bình trở nên điạ ngục, vì cho là thật sự ngộ nên người ta muốn ở lại trong cái chổ giới hạn như bào thai của nó.

NGƯỜI HỎI THỨ SÁU: Tại sao người ta lại không muốn rời?

LÃO SƯ[ nói với mọi người] :Đólà lý do tại sao nó được gọi là " động của sa-tăng"!

---o0o---

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com