Thiền,Ánh Bình Minh
PHƯƠNG TÂY
Nguyên Tác: Roshi Philip Kapleau
Việt dịch : Huỳnh Công Hoàng
Sàigòn 1999
---o0o---
PHẦN MỘT
Những tia sáng Thiền
DẪN NHẬP(^)
Thiền từ lâu được xem như "ngoại giáo biệt truyền, bất lập văn tự." Từ khi Đức phật Thích ca mâu ni giơ lên một hoa sen trước đại chúng tăng ở đỉnh núi Linh thứu và ngài Đại ca diếp mĩm cười đáp lại, Thiền đã nở hoa ngào ngạt nhất, không bằng lời mà bằng hành động. Với điều này trong tâm, thoạt tiên đọc giả tự hỏi những đối thoại sau đây phục vụ điều gì trong việc chuyển tải tinh thần Thiền.
Quả là một điều thú vị nếu có người đến trước một thiền sư mang theo khả năng tiếp nhận và tri kiến của Đại Ca diếp. Thông thường người thầy phải nhờ vào những phương tiện thuận lợi, hạ thấp xuống mức độ thông tin bằng lời nói đến người nghe. Đặc biệt trong nền văn hoá phương Tây, nơi mà hầu hết các nguyên tắc cơ bản nhất của Phật giáo, phần lớn, vẫn chưa được biết đến -- hoặc hiểu sai-- người thầy bắt buộc phải nói với người mới nhập môn bằng ngôn ngữ mà họ có thể lĩnh hội. Đối với người sơ cơ còn do dự, nhút nhát, trong tâm họ là một khối nghi ngờ chứa đầy những câu hỏi, để đáp lại mệnh lệnh một cách không hoài nghi " Ngồi xuống rồi quí vị sẽ hiểu!" là đòi hỏi một cái nhảy đầy kiên nhẫn của đức tin vào Chân tánh. Giống như con voi, như người ta nói, sẽ không bước đi trên những bề mặt mà nó chưa hề đi qua trừ phi nó thử bước trước một bước để xem có chắc là mặt đất ở đó có thể chịu được sức nặng của nó, cũng vậy, người mới đến với Thiền cần dò dẩm một cách chậm chạp, trước hết là thoả mãn lý trí là anh ta đã đi đúng hướng và có được niềm tin, để cuối cùng anh ta "đi đến nơi mình không biết bằng con đường mà mình cũng không biết nốt."
Những câu hỏi ở trong tâm, chứ không nằm ở trong đầu, là huyết mạch của các Thiền sư. Những câu hỏi lý thuyết cũng có vị trí của nó, tuy giới hạn, hơn bất cứ những thứ gì khác, chúng biểu lộ chính xác chổ đứng của người hỏi và anh ta đã bắt rễ ở đó sâu tới mức nào. Hiểu biết này rất có ích đối với người thầy.
Tài liệu về những cuộc đối thoại sau đây được rút từ những nguồn khác nhau trong hơn mười hai năm qua, nhưng chính yếu là từ các bài nói ở các trường đại học , cao đẳng và những trung tâm phát triển tinh thần và các trung tâm văn hoá khác. Nguồn khác nữa là dẫn nhập của các buổi hội thảo thực hiện thường xuyên tại trung tâm Thiền Rochester.
Ở các trường đại học cách thức tổ chức luôn bao gồm một bài giảng công khai trước công chúng vào chiều thứ Sáu; những người tham dự các buổi nói chuyện này không chỉ là sinh viên và giáo sư đại học, mà còn có cả những nam nữ có thành phần bản thân rất khác nhau ở các vùng lân cận đến nghe. Luôn có dịp để đặt câu hỏi, vì ngày kế tiếp thường có một cuộc hội thảo đầy đủ.
Nói chung, các bài thuyết pháp và các buổi hội thảo được tổ chức ở giảng đường, thư viện, và những nơi công cộng khác, cũng như ở nơi riêng của những nhóm đặc biệt, ít thu hút người có tâm nhiệt thành hơn tại các buổi hội thảo ở Trung tâm. Người có sự quan tâm tình cờ đến Thiền , có lẽ vì óc tò mò, có thể với một ít cố gắng, tham gia các buổi hội thảo miễn phí ở trường hoặc ở quê nhà anh ta. Kết quả là, các câu hỏi lý thuyết -- ví dụ-- liên quan đến so sánh Thiền với các tôn giáo khác-- trong bối cảnh như vậy, đặc biệt ở các buổi nói chuyện trước sinh viên và giáo sư đại học, là rất nhiều, hơn trong các giai đoạn thảo luận ở các buổi hội thảo ở Rochester.
Những nhóm tụ?tập lại trong các buổi hội thảo tại trung tâm Thiền Rochester về thành phần như kính vạn hoa. Cái kính vạn hoa tiêu biểu bao gồm nhà tư vấn quản lý, thầy dạy nhảy,tài xế xe tải, chủ nhà băng, đầu bếp và phụ tá bác sĩ tâm thần, cũng như các họa sĩ và nhạc sĩ, các bà mẹ và người nột trợ, nhà văn nhà biểu diễn, bác sĩ, nhà tâm lý, học sinh, giáo viên. Hầu hết nhà ở nữa phía Đông của đất nước, nhưng lại có nhiều người đến từ bang Oregon, tỉnh Nova Scotia, Mê hi cô, Đức, và Thụy sĩ. Tuổi cũng bao gồm một khoảng cách rất lớn từ mười tám đến tám mươi.
Người ta thường nói cái giếng không đến với người khát nước, mà người khát nước đến với cái giếng. Dù trước đây dường như thật là xứng đáng nhận lời mời của các nhóm để thực hiện các buổi hội thảo tại các thành phố, hầu hết thời gian của tôi bây giờ dành cho những người đến Trung tâm Rochester. Những thiện nam tín nữ hơn mười hai năm qua đã tiêu tốn năng lực, thời gian, tiền bạc để đến Rochester thường từ những vùng xa xôi vì những lý do khác nhau: một số chỉ vì tò mò, một số đến để thảo luận, một số đến để tranh luận. Nhưng phi? dưới luôn là những cuộc đời với sự bất mãn đang gậm nhấm và niềm khao khát, tuy mờ nhạt, để vượt qua tình trạng khó chịu này.
Không phải tất cả câu hỏi được đưa ra từ phía thính giả đều được trả lời từ trên bục giảng. Thường sau thời gian thảo luận chính thức chấm dứt, nước giải khát được phục vụ và một nhóm những người tham gia quan tâm đặc biệt vấn đề sẽ vây quanh tôi. Thường ở đây, trong các cuộc thảo luận tự do theo sau là những câu hỏi sâu sắc nhất xuất hiện, những câu hỏi mà vì lý do nào đó người tham dự không muốn hỏi trước đám đông khán thính giả
Những đối thoại sau đây không được lầm tưởng với những gì xảy ra trong buổi độc tham, ở đó học viên mặt đối mặt với lão sư trong phòng riêng. Những câu hỏi đưa ra trong các buổi hội thảo có phạm vi khác hoàn toàn với những câu hỏi được đưa ra ở buổi độc tham.
Những người tham gia các buổi hội thảo không có quan hệ chính thức, với tôi cũng được chấp nhận vào các buổi độc tham. Đặc biệt đã có kinh nghiệm với những kiểu liệu pháp và hệ thống tâm-sinh-lý hiện đại, những người tham gia hội thảo này có lẽ vẫn có mối quan hệ không thường xuyên với một truyền thống tôn giáo khác, ngay cả nói lên sự trung thành đối với ai mà họ xem là bậc thầy. Mẫu số chung đáng kể nhất trong các thành viên tham gia hội thảo là sự thiếu vắng bất cứ sự cam kết vững chắc nào. Có thể thật công bằng gọi là " người tìm kiếm" để phân biệt với " người thực hành" đến trước tôi trong buổi độc tham.
Có những giới hạn rất lớn từ khả năng tiếp thu và hiểu biết của khán thính giả ở các buổi nói chuyện hoặc trong buổi hội thảo và sự thiếu thân quen với Thiền của họ và phương pháp của Thiền sư. Để thích hợp với một tập thể khán giả như vậy tôi không thể tiến hành theo cách Thiền truyền thống. Một câu hỏi tiêu biểu trong buổi hội thảo, nếu mang vào buổi độc tham, chỉ được trả lời một hoặc hai từ, có khi là cái đánh hoặc im lặng. Một lời giải đáp dài cho một câu hỏi phức tạp, tuy nhiên, không ngược với việc dạy Thiền, vì Đức phật tự mình nhấn mạnh sự cần thiết chọn câu trả lời tùy theo sự hiểu của người chất vấn.
Một số đọc giả có thể bị bối rối khi thấy câu hỏi tương tự thu được những lời đáp khác nhau ở những đối thoại khác nhau. Song có rất nhiều điều nằm sau những từ ngữ trong từng câu hỏi. Trong khi lắng nghe câu hỏi người thầy phải khẳng định chổ đứng của người hỏi, vì vậy ông biết cách tốt nhất để hướng câu trả lời. Vì chân lý chính nó không tĩnh mà là năng động, nên câu trả lời "đúng " không bao giờ cố định. Vì những lý do này, một lời đáp không phản ánh nhu cầu đặc thù của người hỏi chỉ là sự thiếu cụ thể.
Trong hầu hết các trường hợp, các đối thoại được các đệ tử đi theo trợ giúp tôi trong các buổi hội thảo ghi chép lại và từ những băng ghi âm các buổi hội thảo ở ngoài tỉnh được gởi về trung tâm. Cuối cùng, để tránh sự lập lại, những câu hỏi quan trọng đưa ra trong các buổi hội thảo đã được trả lời trong cuốn Ba trụ Thiền được loại ra khỏi những cuộc đối thoại này.
Nếu nội dung của phần này có khả năng khích lệ theo một cách độc đáo, có lẽ bởi vì lấy trực tiếp từ những loạt câu hỏi thật và trả lời thật-- từ những khó khăn và nghi ngờ, sự tò mò và thách thức của những nhà doanh nghiệp, thầy giáo, học sinh, công nhân và nhiều người khác trong xã hội phương Tây hiện thời của chúng ta.
NHỮNG CUỘC ĐỐI THOẠI (^)
1- THIỀN XUẤT PHÁT TỪ ĐÂU-- ẤN ĐỘ, TRUNG HOA HAY NHẬT BẢN?(^)
Một nhóm sinh viên khoa Đông phương học của trường đại học Rochester một hôm đến viếng Trung tâm Thiền. Sau khi được giới thiệu tham quan Thiền đường và các cơ sở vật chất khác. Các sinh viên được yêu cầu cho biết ý kiến.
SINH VIÊN NHẬT : Xin lỗi vì sự bất nhã của tôi, nhưng tôi có thấy tại thiền thất quí vị treo chiếu rơm lên tường. Tôi thấy thật là lạ. Người Nhật chúng tôi chưa bao giờ đặt chiếu rơm trên tường. Trong các Thiền viện ở Nhật, tôi cũng chưa bao giờ thấy như vậy.Tôi xin hỏi tại sao quí thầy làm như vậy?
LÃO SƯ: Nó phục vụ mục đích của chúng tôi là tạo ra bề mặt bức tường có màu trung tính không gây mất tập trung.
SINH VIÊN TRUNG QUỐC [nói với sinh viên Nhật]: Dường như bạn cho rằng cách người Nhật làm là cách thiền đúng. Đừng quên là Ch'an mà người Nhật gọi là zen ( thiền), từ Trung hoa đến Nhật.
SINH VIÊN ẤN ĐỘ[nói với sinh viên Nhật và sinh viên Trung quốc]: Cả hai bạn dường như quên Đức phật Thích Ca Mâu Ni là người Ấn, không phải người Hoa hay người Nhật. Phật giáo không bắt nguồn từ Trung hoa hay Nhật-- nó bắt nguồn từ Ấn độ.
LÃO SƯ: Cả ba vị cần phải nhớ rằng truyền thống Phật giáo Hoa kỳ của chúng tôi là ứng dụng tất cả các truyền thống một cách tự do. Mỗi truyền thống từ những quốc gia của các bạn đã rót văn hóa Phật giáo của chính nước bạn vào đại dương đạo Phật. Những biển này đang làm thỏa mãn cơn khát tinh thần của nhiều người Mỹ. Phật đạo là phổ thông vượt qua tất cả các nền văn hoá. Phật không chỉ tìm thấy ở Ấn độ, Trung hoa, Nhật bản mà ở bất cứ ai, nam lẫn nữ, kính trọng Ngài và sống theo giáo lý của Ngà?.
SINH VIÊN MIẾN ĐIỆN: Như thế hầu hết Đức Phật ở nước chúng tôi, có khỏang chín mươi ngàn tăng sĩ ở Miến điện và dân chúng rất kính trọng họ. Chúng tôi thờ Phật ở chùa và nhà. Chúng tôi tôn thờ Ngài như vị Thánh vĩ đại nhất từng có trên đời này.
LÃO SƯ: Anh có thiền không ?
SINH VIÊN MIẾN ĐIỆN: À, không thưa Ngài, tôi có một chương trình học rất nặng tại trường đại học và không tìm ra thời gian cho việc đó. Tôi ước gì tôi có thể.
LÃO SƯ: Phật có lẽ được tìm thấy ở Miến điện, nhưng anh vẫn chưa tìm thấy Ngài.
[ nói với sinh viên người Hoa] Thế còn anh thì sao ?
SINH VIÊN TRUNG HOA: Tôi muốn thiền, nhưng tôi chỉ có một căn phòng nhỏ mà bạn cùng phòng của tôi thì vặn nhạc tối ngày. Anh ta hầu như chẳng học hành tí gì cả. Hắn làm tôi điên lên. Phải chi anh ta thích tọa thiền.
LÃO SƯ: Phật cũng xa lạ với anh nữa.
[quay sang sinh viên người Ấn]
SINH VIÊN ẤN : Gia đình tôi theo đạo Bà la môn ( Ấn độ giáo), nhưng tôi thấy giáo lý của Đức Phật không khác của đạo chúng tôi.
LÃO SƯ: Thế có tọa thiền theo Ấn độ giáo hay không?
SINH VIÊN ẤN: Có , thưa Ngài, nhưng tôi không có thời gian vì tôi luyện Hatha yoga.
LÃO SƯ: Phật Thích Ca Mâu Ni có dạy Hatha yoga hay không?
[nói với sinh viên Nhật] Anh có tọa thiền không?
SINH VIÊN NHẬT: Không ,thưa Ngài, tôi không biết cách. Hãy dạy tôi.
LÃO SƯ: Anh đang học bài thiền vở lòng đó!
2- NẾU TÔI PHẢI NÓI VỀ THIỀN , THÌ NÓ KHÔNG PHẢI LOẠI THIỀN MÀ TÔI ĐANG NÓI(^)
(Hiện diện trước một nhóm các nhà Phân tâm học)
GIÁM ĐỐC VIỆN[sau vài lời giới thiệu]: Lão sư Kapleau sẽ nói cho chúng ta Thiền là gì?
[ những sinh viên đi theo thầy đặt hai tấm chiếu và gối lên sàn. Lão sư tự ngồi vào một chổ. Một sinh viên quỳ lạy lão sư rồi ngồi vào cái gối kia, cách khoảng ba tấc.]
SINH VIÊN: Thiền là gì?
[Lão sư đưa ra một trái chuối chín, lột vỏ và bắt đầu ăn.]
SINH VIÊN: Chỉ có thế sao? Thầy không thể chỉ tôi bằng những cách khác sao?
LÃO SƯ: Hãy lại gần đây.
[người sinh viên đến gần hơn. Lão sư lấy những chuối còn lại và vẩy nó trước mặt anh ta. Người học viên qùy lạy và rời khỏi.]
SINH VIÊN THỨ HAI[ nói với thính giả]: Tất cả qúi vị có hiểu không?
[không có câu trả lời]
Quí vị vừa chứng kiến biểu hiện của Thiền cao cấp . Có câu hỏi nào nữa không?
[một hồi lâu yên lặng ]
NGƯỜI HỎI: Lão sư, tôi không thỏa mãn với sự chứng minh của ông. Ngài đã chỉ cho chúng tôi những gì tôi không chắc hiểu. Chắc chắn rằng Sư có thể nói cho chúng tôi hiểu Thiền là gì.
LÃO SƯ: Nếu anh nài nỉ câu trả lời bằng lời, Thiền là con voi ăn nằm với con bọ.
NGƯỜI HỎI: Tôi hiểu tốt về nó hơn…
[cười]
NGƯỜI HỎI THỨ HAI: Thế còn về một phát biểu chi tiết hơn về thiền thì sao?
LÃO SƯ: Nếu tôi nói về Thiền thì nó không phải là Thiền mà tôi đang nói.
3 / TẠI SAO THIỀN SƯ TRẢ LỜI BẰNG CÁI GIỌNG KHINH KHỈNH NHƯ VẬY?(^)
NGƯỜI HỎI: Tại sao Thiền sư không chịu khó giải thích cho người hỏi những câu cho thấy họ thật sự gặp rắc rối? Thay vì vậy, thầy trả lời với vẻ giống như một giọng khiếm nhã hoặc khinh khỉnh.
LÃO SƯ: Nếu anh đói mà tôi chỉ đưa anh cái thực đơn, anh có thoả mãn không?
NGƯỜI HỎI: Dĩ nhiên không. Tại sao thầy hỏi vậy?
LÃO SƯ: Mỗi lời giải thích, cho dù chi li và tinh tế như thế nào, chỉ nhìn từ một góc độ nhỏ trong những phạm vi vô cùng tận. Đây là tôi đang đặt thêm một cái đầu khác lên cái đầu mà anh đang có.
NGƯỜI HỎI: Đó, cái mà tôi mới vừa nói có vẻ đáng ghét đó.
LÃO SƯ[cười]: Anh chắc đang nói đùa.
NGƯỜI HỎI: Không tôi nói nghiêm túc.
LÃO SƯ: Một lần có một học viên hỏi vị thầy," Phật là gì?" để trả lời câu hỏi thầy đáp,"Anh là ai?" anh có thể gọi đó là câu trả lời đáng ghét không?
NGƯỜI HỎI: Tôi chắc chắn là như thế.
LÃO SƯ: Giả sử tôi nói với anh rằng học viên đến để giác ngộ như là kết quả của sự trao đổi này. Anh vẫn bắt lỗi câu trả lời đó hay không?
NGƯỜI HỎI: Có, không chỉ ngôn từ không thôi mà còn giọng điệu mà thầy nói nữa-- cái mà tôi cho là phản ánh cái giọng của thầy-- làm cho câu trả lời đáng ghét. Người thầy có thể diễn đạt lý lẽ của mình tốt hơn nếu ông ta tỏ ra lịch sự.
LÃO SƯ[giơ tay lên trời và cười]: Thiền không dành cho anh, anh bạn ạ!
4-NẾU DÂN MỸ DÀNH THỜI GIAN CỦA HỌ ĐỂ THIỀN, NHỮNG XÃ HỘI NĂNG ĐỘNG HƠN SẼ SẢN XUẤT TRỘI VƯỢT VÀ NGAY CẢ CHÔN VÙI CHÚNG TA.(^)
NGƯỜI HỎI: Trong một lần nghỉ giải lao trong cuộc hội thảo này, tôi có chú ý những trang trí khá thú vị trên đường dẫn đến ngôi nhà chính với Phật đường. Tôi hỏi một nhân viên của Trung tâm về điều này và ông ta nói rằng đó là mây và nước. Khi tôi hỏi về ý nghĩa của nó, ông nói những người mới vào tu trong khoá học Thiền thường gọi nó là "mây và nước," bởi vì trong Thiền, mục đích là tạo ra một con người " trôi giống như mây và chảy giống như nước."
Câu trả lời làm tôi bối rối. Tôi là người quản lý nhà máy và tôi đến cuộc hội thảo này để tìm xem những phương pháp Thiền có thể giúp công nhân trở nên linh hoạt và tích cực hay không. Điều gì sẽ xảy ra cho đất nước chúng ta nếu triết lý trôi giống như mây chiếm lấy? Ví dụ, cái gì sẽ xảy ra với việc sản xuất lương thực của ta mà thế giới lệ thuộc rất nhiều, hoặc về những thứ hàng hoá khác mà ta sản xuất cho chính chúng ta và cho các nước khác? Nếu dân Mỹ dành thời gian của họ để thiền thay vì làm việc, các xã hội năng động của người Nga, người Trung Hoa sẽ sản xuất trội vượt quá mức và ngay cả " chôn vùi" chúng ta, như Khrushchev đã từng đe dọa.
LÃO SƯ: Chúng ta có lẽ sẽ bị " chôn " bởi người Nhật hơn là bởi người Nga hay người Trung hoa. Nhật bản ngày nay là nước sản xuất lớn nhất tại Á châu và theo số liệu được đăng tải trên tờ báo Time[số ngày 28/3/1977], thông tin tổng sản phẩm quốc dân của Nhật cao thứ nhì trong Thế giới tự do, chỉ đứng sau Mỹ.
Năm 1966, khi tôi rời Nhật, sau mười ba năm tu luyện ở đó, trong buổi tiệc chia tay dành cho tôi của nhóm bạn Thiền người Nhật. Một nhà kinh doanh, chủ nhân của một nhà máy lớn, đến chỗ tôi và thì thào một cách bí mật," Kapleau, nếu ông đến Oa sinh tơn gặp Tổng thống Johnson, nói ông ta là Nhật có vũ khí bí mật có thể làm cho chúng tôi sản xuất vượt qua Hoa kỳ."
"Thật không ? Nó là cái gì?"
"Thiền!"
Công ty của nhà doanh nghiệp này, giống như những công ty Nhật ngày nay, thường xuyên gởi nhân viên đến các Thiền viện. Mục tiêu không chỉ phát triển kỹ luật tự giác và nhận thức lớn hơn trong công nhân, mà còn dạy họ việc nhận ra rằng nhàm chán hoặc đáng khen thưởng không lệ thuộc vào chính công việc mà tùy vào trạng thái tinh thần khi làm việc.
NGƯỜI HỎI: Tôi vẫn chưa hiểu cái triết lý " trôi như mây " có ích gì đối với xã hội định hướng khoa học kỹ thuật như xã hội của chúng ta.
LÃO SƯ:Tốt, hãy nói xa hơn một chút. Hãy nói với tôi, Mây làm gì?
NGƯỜI HỎI: Chúng chỉ bay trôi đi, nhưng tôi không tin người ta sẽ trôi đi vô mục đích như vậy.
LÃO SƯ: Mây di chuyển tự do-- đó là vô niệm -- tạo thành và tái hình thành theo điều kiện không khí và chính bản chất của chúng. Nước tự thích nghi với tất cả mọi hoàn cảnh, trở nên tròn khi nó được đặt vào bình chứa tròn và vuông khi đặt vào bình chứa vuông. Nhưng nó luôn giữ tính chất của nó. Nó có thể tạm thời biến thành hơi nước hay thành băng khi bị bắt buộc ở những điều kiện nào đó, nhưng nó luôn biến thành nước, trở lại dòng chảy, không có gì có thể cản nó cuối cùng đến nguồn của nó, là biển. "Nước đang bị khuất phục nhưng luôn luôn chiến thắng. Nó chưa bao giờ tấn công mà lại luôn chiến thắng trong trận chiến cuối cùng," một nhà hiền triết cổ Trung hoa có nói.
Mây và nước là biểu hiện của thiền giả viên mãn, mà cuộc sống được đặc tính hóa bởi sự tự do thoải mái cộng với sự đàn hồi để tự thích ứng với những hoàn cảnh thay đổi. Vì thế anh ta sống không lo âu căng thẳng. Đó là tại sao người tu thiền được gọi là "mây-nước."
NGƯỜI HỎI: Có lẽ tôi đần, nên tôi vẫn chưa hiểu sự tương quan giữa mây và nước và năng suất công việc.
LÃO SƯ: Năng suất đòi hỏi năng lượng, và năng lượng trôi tự do nhất trong người công nhân- người có thể thích nghi dễ dàng với những chướng ngại mới, những điều kiện thay đổi khác. Nếu bạn bị khoá chặt trong những khái niệm cứng nhắc, mọi thứ phải như thế nàyphải như thế kia, xung đột không thể tránh khỏi và kết qủa thất bại làm hao mòn năng lực và can thiệp vào những nổ lực toàn tâm toàn ý của bạn.
Phương thức nào mà người quản lý chọn để làm cho công việc ở nhà máy có yêu cầu cao hơn, tưởng thưởng về mặt tinh thần cao hơn cho công nhân của mình?
NGƯỜI HỎI: Hãng chúng tôi thử gởi người đến những khóa học do nhà máy đài thọ ở TM(Tham thiền nhập định) và Trung tâm kiểm soát tinh thần Silva, nhưng thành thật mà nói, chẳng có ích gì nhiều. Những công ty lớn khác đang bảo trợ các khoá học tâm lý và những môn tự cải thiện khác cho công nhân họ.
LÃO SƯ: Theo quan điểm của Thiền, đó là những phương pháp chửa cháy vì chúng chỉ giải quyết vấn đề lá, cành mà không tính đến cái nguyên nhân gốc. Nó không khác gì dán giấy thành khoảng cách rất lớn giữa người lao động và công việc. Chừng nào người quản lý chưa thích ứng công việc với nhu cầu thuần tuý con người của người lao động mà cứ khăng khăng cho là công nhân phải tự điều chỉnh theo đòi hỏi của máy móc, người lao động sẽ không hòa mình vào công việc; người đó sẽ không nghĩ gì hơn đó là phương tiện để kiếm tiền để mua nhiều tiện nghi vật chất hơn cho bản thân và gia đình, và sẽ cảm thấy xa lánh. Nói cách khác, người quản lý phải làm công việc trở nên thoả mãn hơn đối với người công nhân bằng cách thu hút được tâm trí chứ không chỉ cơ bắp của họ. Về phần họ, công nhân tự nương vào bản thân để học cách cảm nghiệm công việc như là phương tiện để giải thoát cá nhân.
NGƯỜI HỎI: Thầy muốn nói gì là "giải thoát"?
LÃO SƯ: Giải thoát cái bó buộc của ngã, từ những khái niệm mê hoặc của hiện thực tách rời gọi là"tôi". Từ quan điểm Thiền, công việc có mục đích sâu hơn chỉ là tạo ra một sản phẩm hoặc cung cấp một dịch vụ có ích cho xã hội. Xem xét đúng , nó là phương tiện của tự ngộ. Nhưng nếu công việc phục vụ chức năng đó, người công nhân phải tư rèn luyện để không đánh giá công việc của họ là nhàm chán hay thích thú , người ta chỉ có thể làm những phán đoán như vậy bởi" bước lùi," do vậy, tách mình khỏi công việc. Người ta phải học cách liên hệ với công việc của họ một cách nhất tâm, không có gì có thể giữ lại--nói cách khác, không có "khoảng cách suy nghĩ" giữa họ và công việc. Thực hiện cách này là vì cơ thể, công việc đóng vai trò người lau dọn, xoá tan những suy nghĩ không phù hợp, ngẫu nhiên, làm ô nhiễm trí óc cũng như làm bẩn thể chất . Vì vậy công việc trở nên cách biểu đạt chân tâm, sáng tạo, nhiệt thành. Đó là sự cao qúi thật sự của lao động. Làm việc cách này trong Thiền được gọi là làm việc cho chính mình.
NGƯỜI HỎI: Làm việc cho chính mình trong khi làm việc cho công ty--chắc chắn đem lại hạnh phúc cho mọi người.
LÃO SƯ: Lạy chúa!
5- THIỀN VÀ THẦN KINH TRỊ LIỆU---CÓ TƯƠNG HỢP VỚI NHAU HAY KHÔNG?(^)
NGƯỜI HỎI: Có nên tập Thiền khi đang trị liệu thần kinh hay không?
LÃO SƯ: Hiện anh đang trị bệnh phải không?
NGƯỜI HỎI: Vâng.
LÃO SƯ: Anh có đang tọa thiền hay không?
NGƯỜI HỎI: Rất ít. Tôi do dự không dám tập nhiều vì tôi không chắc có ảnh hưởng gì đến việc trị liệu hay không.
LÃO SƯ: Tại sao anh không đưa vấn đề này với người trị liệu và được hướng dẫn ?
NGƯỜI HỎI: Ông ta nói ông ta không đánh giá cao về thiền định hay tọa thiền. Tôi biết ông ta không luyện thiền.
LÃO SƯ: Thật là đáng tiếc. Có một số nhà Tâm lý học và các Bác sĩ Tâm lý ở Trung tâm chúng tôi đã luyện thiền từ nhiều năm, và ngay cả giới thiệu nó với các bệnh nhân của họ. Tuy nhiên, nếu tin tưởng vào bác sĩ trị liệu và muốn tiếp tục chữa trị, anh phải tuân theo sự chỉ dẫn điều trị của ông ta. Nếu anh mất niềm tin vào ông ta nhưng cần chữa trị, hãy tìm một bác sĩ trị liệu khác có tri kiến về Thiền, nếu người này không tu, thì ít ra cũng nhận được giá trị của Thiền.
NGƯỜI HỎI THỨ NHÌ: Một người mắc bệnh tâm thần có thể toạ thiền được không ?
LÃO SƯ: Một người bị bệnh tâm thần quá nặng hay rối loạn thần kinh nghiêm trọng không thể toạ thiền. Anh có lẽ không thuộc nhóm này.
NGƯỜI HỎI THỨ NHÌ: Tôi không đang nghĩ về chính mình.
LÃO SƯ: Người bị rối loạn tinh thần tự chửa trị có lợi lớn trong việc tọa thiền, nhưng hơn ai hết, anh ta cần phải làm việc với một người thầy.
NGƯỜI HỎI THỨ NHÌ: Thầy có biết gì về liệu pháp Morita không? Tôi biết nó kết hợp các phương pháp trị liệu tâm lý với những nhân tố của Thiền. Có liệu pháp nào như thế ở nước ta hay không ?
LÃO SƯ: Morita, một bác sĩ thần kinh Nhật nói với tôi, đã học ngành tâm thần truyền thống phương Tây và đã luyện tập thiền-- vấn đề là bao lâu--tự nhiên là ông sử dụng cả hai thứ trong trị liệu cho bệnh nhân. Liệu pháp của ông nặng về hệ thống gia đình Nhật vững chắc và văn hóa định hướng nhóm.
Khi ở Nhật tôi biết có hai bác sĩ thần kinh được huấn luyện cả liệu pháp Morita và Thiền. Một người toạ thiền dưới sự hướng dẫn của lão sư Bạch Vân, nằm cạnh chùa, trong một ngôi làng nhỏ ông có một bệnh viện. Mỗi bệnh nhân của ông sống với một gia đình, đảm nhận công việc và các hoạt động xã hội của gia đình. Đó là một phần của cách chửa trị. Những bệnh nhân chỉ rối loạn tinh thần nhẹ thì toạ thiền ở trong chùa của lão sư và ngay cả dự một đến hai khóa nhiếp tâm.
Trong nước này có nhiều bác sĩ tâm thần, các nhà phân tích, các nhà tâm lý thực hành Thiền. Những người này hành nghề lâu năm thường dùng nguyên tắc và phương pháp Thiền trong việc chửa trị cho bệnh nhân. Có lẽ điều gần gũi nhất với hệ thống liệu pháp tâm lý có yếu tố của thiền là phương pháp của Erich Fromm. Rõ ràng Fromm đánh giá cao Thiền. Hội viên Trung tâm kể với tôi là năm 1965 trong hội nghị Pacem in Terris ở Thu?sĩ, được sự bảo trợ của Trung Tâm Nghiên Cứu Các Tổ Chức Dân Chủ, nói chuyện với Fromm, ông có hỏi liệu sức khoẻ tinh thần có thể đạt được qua Thiền hay không. Fromm trả lời " Nó là cách duy nhất để có tinh thần lành mạnh."
NGƯỜI HỎI THỨ BA: Nơi nào thiền bắt đầu và ngưng liệu pháp tâm thần, hay liệu pháp tâm thần bắt đầu và ngưng thiền?
LÃO SƯ :Khi tôi hỏi một bác sĩ thần kinh lâu năm kinh nghiệm với thiền với cùng một câu hỏi như vậy, ông ta đáp," tôi cảm thấy công việc của tôi là xoá tan những bối rối và bất ổn về tinh thần của bệnh nhân, vì vậy một ngày có thể đủ cho họ đến với Thiền."
Đó có phải câu trả lời cho ông không?
NGƯỜI HỎI THỨ BA: Tôi cho là có.
NGƯỜI HỎI THỨ HAI: Lão sư, ông sẽ làm gì khi có người đến Trung tâm, rõ ràng người đó bị rối loạn thần kinh hoặc bị thần kinh phân liệt tuy vậy lại muốn tọa thiền?
LÃO SƯ: Những người lo âu hoặc u sầu nhẹ có ước muốn thật sự việc tu thiền thì được phép ở lại. Dẫu sao, từ ý nghĩa sâu thẳm nhất, ai là người không loạn thần kinh? Chưa đạt ngộ ai mà không nhìn thế giới một cách thiển cận từ quan điểm nhị nguyên, tôi và kẻ khác? Tuy nhiên, người bị rối loạn thần kinh nghiêm trọng có thể trở nên tồi tệ hơn qua luyện thiền và quấy rối người khác đang tọa thiền. Vì lý do đó, tốt nhất là đến khám ở bác sĩ liệu pháp thần kinh mà qúi vị tin tưởng.
6/ LIỆU PHÁP TÂM LÝ THỂ CHẤT VÀ THIỀN KHÁC NHAU NHƯ THẾ NÀO?(^)
NGƯỜI HỎI: Ngày nay có quá nhiều con đường tâm linh, cách tu, và liệu pháp --thật là rắc rối. Làm cách nào để quyết định hoặc đi theo thiền Phật giáo Tây Tạng hay Phật giáo Trung hoa hay khổ hạnh Hồi giáo hay do Thái giáo hay Ấn độ giáo…hay tham thiền nhập định hay xốc điện hay phương pháp luận khoa học hay các liệu pháp tâm lý thể chất như của Gestalt, năng lượng sinh học, hồi tiếp sinh học, phân tâm học, liệu pháp thần kinh diễn lại, kiểm soát thần kinh Silva, liệu pháp tâm lý hỗn hợp…
LÃO SƯ: Ngưng, thôi đủ rồi[cười]!
Trước hết anh phải quyết định anh muốn cái gì và anh chuẩn bị làm hết sức vì cái gì. Rồi tự hỏi," Liệu ta có thoả mãn với những gì mà thiếu sự giác ngộ đầy đủ cho dù nó chiếm mất nhiều thời gian của đời ta hay không? Ta có thật sự khao khát muốn biết ta là ai, tại sao ta được sinh ra, tại sao ta phải chết, ý nghĩa của cuộc đời ta là gì hay không? Hoặc có phải mục tiêu ta chỉ là làm cho thân thể khoẻ mạnh hơn, cải thiện sự tập trung hoặc học cách thư giãn hay không?
NGƯỜI HỎI THỨ HAI: Tôi nghe thầy nói với một người trong lúc nghỉ giải lao--tôi hy vọng thầy vui lòng lập lại nó--là thầy không đánh giá cao những cách rèn luyện tâm- thân mới đang phát triển khắp mọi nơi. Tuy nhiên trong nhiều cách trị liệu đó bây giờ đã có sự kết hợp với thiền định, dẫu sao, là nền tảng của thiền. Có thể có sự khác nhau giữa các kiểu thiền hay không?
LÃO SƯ: Anh hiểu lầm tôi rồi. Tôi không muốn giới thiệu những liệu pháp đó hoặc bầu không khí thịnh hành ở nhiều nhóm tham vấn như con đường đi đến giác ngộ. Gát sự giác ngộ sang một bên, những nhóm này có những chức năng xứng đáng khi được thực hiện không phải đơn giản bởi những người " tốt nghiệp" từ một khóa học ngắn, mà là người được huấn luyện chuyên môn trong nhiều năm, có lẽ đúng ra gọi là người thầy thật sự. Tuy nhiên, có thể có nhiều lý do, để luyện tập thiền. Trong thiền, liệu pháp tâm lý thể chất chính yếu là cách đạt được cách thư giãn và làm dịu những tư niệm ngẫu nhiên để hoạt động hiệu hơn ở mức độ vật lý thần kinh. Nhưng khi thiền không được tiếp nhiên liệu bởi sự giác ngộ tôn giáo và bị tách rời khỏi lời dạy là con người không có mãnh đất cho chính mình, nó có thể dễ dàng thoái hoá thành lạnh lùng tự mãn đối với nổi đau của người khác.
Trong bài báo có tựa đề" Lòng tự tôn mới"[Harpers, tháng10,1975] Peter Marin đổ thừa và công kích kịch liệt vào khuynh hướng trong liệu pháp tiến tới cái mà ông gọi là" thần thánh hóa cái ngã cô lập" và nói về " cách trong đó sự ích kỷ và sự mù quáng đạo đức hiện tại tự khẳng định trong một phạm vi văn hoá lớn hơn như giác ngộ và sức khoẻ tâm linh…"
Kinh nghiệm của tôi khi chủ trì các buổi hội thảo theo lời mời của các nhóm liệu pháp và nhóm tham vấn có khuynh hướng ủng hộ những luận điểm của Marin. Sau một buổi cuối tuần đặc biệt bối rối không thể làm những người tham gia yên lặng để tọa thiền, tôi đột nhiên nhận ra rằng thay vì đấm ngã cái tôi, tôi lại thay đổi cách cho hợp với chúng bằng cách ưng thuận bầu không khí vui tươi và thoải mái đang có trong các người tham dự. Thật là dễ hiểu đó chính là thái độ mà người tài trợ muốn có, vào đầu một buổi hội thảo một viên chức của đơn vị tài trợ, một nhà tâm lý học tự dẫn đầu một nhóm tham vấn, hỏi," lão sư, trước khi thầy bắt đầu , tôi muốn làm nóng mọi người bằng vài kỹ thuật đơn giản? Nó chỉ mất vài phút thôi."
Tôi đáp" Cứ tiến hành đi".
Trước hết anh ta yêu cầu mọi người chia cặp đứng tựa lưng vào nhau. Người nam thường cố gắng nhanh chóng tìm một phụ nữ xinh nhất, và ngược lại. Rồi anh ta tuyên bố," giả sử mỗi bạn được giới thiệu với người mà bạn đang đứng theo cặp và vì lý do nào đó bạn không thích họ. Hãy biểu lộ sự không thích bằng lưng và mặt." Bắt buộc, tất cả đều uốn éo vai và khuôn mặt biểu lộ sự cau mày thái quá.
Rồi người lãnh đạo nói," Lần này bạn được giới thiệu với người bạn ưa gặp. Bây giờ đóng giả biểu lộ tình cảm hài lòng." Tất cả lúc đó cạ lưng vào lưng người đối tác của mình và nhoẻn nụ cười tươi. Sau năm phút người trưởng nhóm kêu ngưng, rồi quay sang tôi, " Cám ơn lão sư-- tôi hy vọng thầy không để ý về sự nhập đề nhỏ này của tôi.
Lúc này các thành viên tham gia cười đùa, người trưởng nhóm đã tạo ra chính xác bầu không khí mà tôi muốn tránh như là hậu cảnh của một buổi hội thảo.
Rõ ràng, những người đàn ông, đàn bà này không đến buổi hội thảo vì lòng khát khao mong muốn biết họ là ai hoặc mối quan hệ của họ với những người bạn của họ là gì. Họ không tìm sự thức tỉnh tâm linh, mà vì sự tự tô điểm trong một bầu không khí toả hương tâm linh, mặc dầu dĩ nhiên họ không tự thừa nhận. Khi đến đây, họ có thể tự nhủ thầm,với một sự thỏa mãn nào đó, là họ đã sánh đôi vì ý thức cao hơn của thời đại mới.
NGƯỜI HỎI THỨ BA: Socrates nói," Hãy biết chính bạn." Thế, mọi người không phải đang tập trung vào chính mình hay sao?
LÃO SƯ: Ở giai đoạn đầu trong rèn luyện tinh thần, sự quan tâm đến cái ngã là có giá trị. Nhưng sự quan tâm này không gì hơn là trú một đêm trên đường đến chân tự ngộ và là một nơi trú không lâu, như nó dường như trở thành nơi ở của họ. Tuy phía sau những hoạt động ồn ào của họ là sự mong ước, cái căn bản của mỗi con người, về sự chia sẽ và thân thiện, về việc thiện và sự tự thức tỉnh. Hầu hết đều bộc lộ một thế giới tự do vẫn nằm ngoài tầm tay của họ. Vì vậy, họ muốn có một sự cảm hứng thanh khiết hơn và một sự bằng lòng chấp nhận kỷ luật. Chính sự quyến luyến với vật chất và bám vào lạc thú của các giác quan đã ngăn cản họ chấp nhận những kỹ luật cần thiết này. Sự bất lực trong việc giải quyết cái xung đột căn bản này giữa ước mong sâu kín tự do và ham muốn khoái lạc, tạo nên sự thất vọng và nổi đau trong họ. Dĩ nhiên, họ cảm thấy khó chịu, nhưng nguồn gốc tạo ra nó vẫn không được thừa nhận. Thật dễ dàng đổ thừa cho cái ngã, là kẻ ma mị xấu xa. Nhưng ngã là cái trườu tượng, trong khi thân xác, sự biểu lộ dể nhận ra nhất của nó, thì cụ thể. Vì vậy giống như những nhà hoạt động xã hội qúa khích trong thập niên sáu mươi đập phá những đối tượng thể chất, thực ra là muốn tàn phá cái cảm giác đè nén của tôi-và-người khác, nhưng chưa được định hướng về tinh thần để biết cách, nên những con người tìm kiếm này vật lộn với thân xác.
Vì thế một tuần là luyện yoga, tuần kế có lẽ là võ thuật hoặc năng lượng sinh học hoặc xốc điện hoặc bất cứ cái gì khác. Thân phải căng ra, vặn vẹo, co giật , đâm vào, đập mạnh . Song vẫn thiếu sự tin tưởng là cái ngã có thể vượt qua bằng cách ấy. Và cũng không có niềm tin, vì không có sự khao khát thật sự để xóa tan sự coi thường rõ ràng này, nhưng lại ấp ủ một cách bí mật một vị thần hộ mạng. Cũng không có khao khát muốn nghe, " chân ngộ và sự giải thoát khỏi mối ràng buộc với cái tự ngã đòi hỏi tự hi sinh và một cuộc sống kỹ luật." Bất cứ lúc nào tôi chỉ ra là sự cần thiết nghiêm túc, trong thiền Phật giáo đòi hỏi loại cống hiến đó, và hơn nữa thiền là một truyền thống tôn giáo với nghi thức trang nghiêm và sự quan tâm từ bi đến những đồng loại, thì luôn luôn theo sau là một sự im lặng bối rối.
Không có gì đáng ngạc nhiên khi một số người đến các buổi hội thảo của tôi tuyên bố là đã đắc ngộ ở một trong các buổi độc tham mà họ vừa mới tham dự. Tôi thử những người đó , không ai thật sự ngộ cả. Rõ là họ lầm lẫn sự mở rộng nhận thức với kiến tánh.
NGƯỜI HỎI THỨ TƯ : Nhưng thưa lão sư, sự mở rộng nhận thức không có giá trị hay sao?
LÃO SƯ: Có, nhưng sự mở rộng nhận thức là một mục tiêu giới hạn, vì chưa ngộ, những sự mở rộng như vậy vẫn trong vòng giới hạn của ngã; nhị nguyên luận hay chứng loạn thần kinh căn bản về" tôi và người khác" vẫn không bị ảnh hưởng. Chỉ có ngộ thật sự mới có thể giải quyết đượv vấn đề một cách rốt ráo.
NGƯỜI HỎI THỨ NĂM: Xin thầy nói sơ lược sự khác nhau giữa mở rộng nhận thức với ngộ.
LÃO SƯ: Ngộ hay nhìn vào chân tánh của ai, thì cao hơn sự mở rộng nhận thức hoặc sự nhận thức cao. Chân ngộ xảy ra khi cả tâm thức và vô thức --hoặc tám mực độ nhận thức, dùng theo từ Phật giáo--đã bị" bẻ gẩy" và tâm làm trống rỗng tất cả những mộng tưởng, hình ảnh, sắc tướng và những cảm giác hạnh phúc.
Sự khác nhau giữa tâm mở rộng và ngộ có thể minh hoạ như chiếc đồng hồ đeo tay. Mặt đồng hồ với những số, kim, chuyển động ,tương ứng với nghiệp, cuộc sống của ta về thời gian, không gian, sống chết, nhân qủa. Mặt sau đồng hồ thì trống không tương ứng phương diện không thay đổi, không khác nhau của đời ta. Trong lĩnh vực tuyệt đối này, không có gì có thể được ấn định.
Người có cái hiểu ở mức độ tri thức biện biệt thì giống như người nhìn thấy mặt đồng hồ mà không biết mặt sau của nó. Sự mở rộng nhận thức có thể giống như làm lớn mặt đồng hồ; nhưng cho dù qúi vị làm nó lớn bao nhiêu đi nữa, qúi vị cũng chỉ giải quyết bề mặt mà thôi. Ngộ thì giống như thế này[ đột nhiên lật đồng hồ ra sau]. Bây giờ lần đầu tiên bạn hiểu ra đồng hồ thật sự gồm có mặt cộng với lưng. Cũng như vậy, ngộ dẫn đến sự hiểu biết là tâm tương đối và tâm tuyệt đối là hai mặt của chân tánh.
NGƯỜI HỎI THỨ SAU: Tại sao thiền khó hiểu đến như vậy? Tại sao có quá nhiều cách giải thích?
LÃO SƯ: Thật sự thiền đơn giản và thực tế : khi đói chỉ việc ăn, khi mệt chỉ việc ngủ, khi làm việc chỉ việc làm. Nhưng không được huấn luyện, qúi vị không thể làm bởi vì tâm bạn giống như một cái mô tơ không được tắt, " cái chỉ " chế nhạo bạn. Hầu hết mọi người viết hoặc nói về Thiền mà thiếu con mắt Thiền được khai mở, vì thế những từ ngữ của họ làm vẩn đục những gì giống như cái hồ nước trong như pha lê. Từ ngữ và quan niệm giống như chiếc đủa thần : trừ khi bạn nhìn thấy cái gì nằm sau nó, nếu không thì nó có thể làm bạn bối rối. Thực tế, trên bình diện ngôn ngữ, lời nói dể gây lầm lẫn giữa ngộ và hoang tưởng tự đại hoặc lòng tự tôn.
Hãy xem xét hai câu trích sau đây như một minh họa :
1 " Hắn ta tự xem mình như trung tâm cảm thụ độc nhất của vũ trụ, một ý chí hiện thân thật sự duy nhất mà nó sẽ chứa hoặc đã từng chứa đựng… 'Tôi, không ai khác ngoài tôi.' "
2 " Trên trời dưới đất chỉ có ta là bậc tối thượng!"
Một trong hai câu trên là của Đức Phật, câu kia liên quan đến Hitler. Các bạn có thể phân biệt được không?
[một số câu trả lời được nói lớn.]
Câu đầu từ đoạn văn của Richard Hughes Con cáo trên căn gácám chỉ Hitler. Câu thứ hai trích lời nói của Phật. Thật là lời giống nhau một cách lạnh lùng, song thật là hoàn toàn trái nghiã nhau!
Hoặc xem xét một định nghĩa về lòng tự tôn , tìm thấy trên tạp chí Time [20 tháng 9, 1976]: " sự tự tôn tự đại thường mang cái nghĩa không có khả năng phân biệt cái tôi với thế giới bên ngoài, như một đứa trẻ không phân biệt chính nó với mẹ và một bình sữa."
Nếu từ" lòng tự tôn" được thay thế bởi từ " giác ngộ," phát biểu đó có thể gần như là sự mô tả một tâm giác ngộ. Tôi nói "gần như" vì người giác ngộ, trong khi phân biệt, không thực hiện nó từ quan điểm nhị nguyên tôi-và-người khác. Một con chim là một con Chim là một con CHIM. Có bao nhiêu vị hiểu được điều này?
MỘT DỌNG NÓI: Thật mù mờ!
LÃO SƯ [cười]: Chơi chữ há! Hảy lắng nghe lời của Trang Tử " Lời tồn tại vì nghĩa, nhưng một khi hiểu nghĩa, bạn có thể bỏ đi lời. Nhưng tôi có thể tìm ở đâu một người mà tôi có thể bàn luận mà không dùng lời?"
7 CÓ KHÔN NGOAN HAY KHÔNG KHI KẾT HỢP YOGA HOẶC KHÍ CÔNG HOẶC KARATE VỚI THIỀN?(^)
NGƯỜI HỎI: Có khôn ngoan hay không khi kết hợp yoga hoặc khí công hoặc karate với thiền?
LÃO SƯ: Cả yoga và khí công đi rất hợp với tọa thiền và thực tế chúng tăng cường cho Thiền, miễn là bạn tách chúng ra khỏi phương diện triết lý của nó và đừng dành nó nhiều thời gian hơn Thiền.
NGƯỜI HỎI: Lão sư, ngài có tập những thứ đó không?
LÃO SƯ : Có, tôi có tập yoga một giờ mỗi ngày.
NGƯỜI HỎI: Giờ nào trong ngày, thầy thực hành yoga?
LÃO SƯ: Vào buổi sáng. Trước hết tôi tọa thiền, tụng kinh rồi mới tập yoga. Đó là cách rất hay để khởi đầu một ngày. Hai vị sư phụ của tôi, Bạch vân và Đại vân, cả hai tập thể dục thẩm mỹ một giờ mỗi ngày đến tuổi tám-lăm.
NGƯỜI HỎI THỨ HAI:Tôi là một trong những người không thích bất cứ bài tập thể dục nào ngoài việc thỉnh thoảng đi bộ. Nhưng tôi đến chuyên viên xoa bóp cột sống mỗi tuần một lần để nắn bóp và thỉnh thoảng mát xa toàn thân. Tôi cảm thấy những cách trị liệu này cũng tốt giống như tập thể dục vậy. Thầy có thấy sự đối kháng giữa cách trị liệu này với tọa thiền hay không?
LÃO SƯ: Không, nếu chúng làm bạn cảm thấy tốt hơn, chúng sẽ trợ giúp hơn là cản trở tọa thiền. Dầu vậy, bạn phải tự giúp mình hơn nữa, nếu bạn tự khép mình vào yoga hay khí công hay chạy bộ hay bơi lội hoặc chơi bất kỳ một môn thể thao, vì như thế bạn cũng sẽ tập cho tính chủ quan, tính tự do cá nhân của bạn như một con người tự do hành động. Trong liệu pháp nắn bóp hay mát xa bạn là người bị tác động. Bạn trở nên đối tượng thụ động thay vì một chủ thể tích cực. Có một thế giới khác nhau giữa hai cái.
8 CÁI GÌ LÀ TƯ NIỆM BẤT THIỆN ?(^)
NGƯỜI HỎI:Trước đây trong buổi hội thảo thầy nói về tư niệm bất thiện. Thầy vui lòng đưa ra một vài ví dụ về tư niệm bất thiện?
LÃO SƯ: Khái niệm tốt xấu, mộng mơ, "Tôi yêu nó, tôi ghét nó," tư niệm giận hoặc căm thù, những ý nghĩ cố chấp, những phán đoán không cần thiết, những đánh giá và kết luận không cần thiết, sự phân biệt không hợp lý, suy nghĩ ghen tị và thèm muốn.
NGƯỜI HỎI THỨ HAI: Có cách nào để tránh làm những phán xét hoặc có những ý kiến?
LÃO SƯ: Chú ý từ" không cần thiết." Thầy giáo, cha mẹ, người phê bình, quan tòa phải làm những phán xét --đó là công việc của họ. Nhưng chúng ta đang nói về sự đánh giá vu vơ mà người bình thường làm hàng chục lần trong ngày và cha mẹ vô tình thúc con họ làm. Chẳng hạn hỏi con," Con thích cái nào hơn, hoa hồng hay hoa cúc?" để?có câu trả lời đại loại như," Con thích hoa hồng hơn hoa cúc." Hỏi ai qua đối thoại," anh nghĩ gì về cái này, cái nọ?", nài nỉ một câu xét đoán . Điều này tách rời cá nhân ra khỏi người hay vật mà người đó xét đoán. Hại như nhau là tự xét đoán, gán cho hành động của ai là "tốt" hay " xấu". Thái độ đánh giá này được tìm thấy chính trong kinh Thánh (the Bible), rằng sau khi Chúa tạo ra thế giới, Người nhìn vào đó và phán "tốt."
NGƯỜI HỎI THỨ HAI:Tôi vẫn chưa hiểu căn bản cái gì sai về những phán xét hay ý kiến.
LÃO SƯ: Một khi anh hình thành một ý kiến anh sẽ bám vào nó. Rồi anh cảm thấy bị thúc dục phải bảo vệ nó, trở nên ưa tranh cải và hay gây sự. "Ý kiến" Voltaire nói," gây ra nhiều phiền toái trên đời này hơn tất cả những bệnh dịch và động đất."
9 CÓ CHẾ ĐỘ ĂN ĐẶC BIỆT CHO THIỀN KHÔNG?(^)
NGƯỜI HỎI: Có chế độ ăn đặc biệt cho thiền không?
LÃO SƯ: Không, nó có vẻ mâu thuẫn. Ngay khi bạn công nhận một chế độ ăn của thiền, bạn sẽ trở nên lệ thuộc vào nó. Thiền dạy sự tự do chấp nhận hoặc từ chối không có sự bắt buộc hay hối tiếc. Thế thì làm sao có một" học thuyết ăn kiên của Thiền để kéo dài cuộc sống" hoặc các loại ăn kiên Thiền khác? Có một điều đáng nói là dễ khép mình vào Thiền và được đắc ngộ, khi sinh khí nền tảng của bạn mạnh, và chế độ ăn điều hoà các thức ăn dinh dưỡng chưa bị tinh chế sẽ giúp bạn tới đích. Nó hoàn toàn khác với khăng khăng một chế độ ăn kiên của Thiền.
Thật là đáng ngạc nhiên vì qúa ít người biết rằng ngay cả những thức ăn tốt cũng gây hại khi nó được nấu và phục vụ bởi một người lo âu hay sợ sệt, hay người có đầu óc luôn giận dữ hay bực tức. Những phản ứng hóa học xảy ra trong cơ thể bởi những rung động bất tịnh đó có sức làm "độc " thức ăn bị xúc chạm bởi những cá nhân như vậy, gây cho người nhạy cảm ăn nó có những phản ứng như nhức đầu, đau bụng hay các bịnh tương tự. Đó là lý do tại sao ở các thiền viện, duy chỉ những người tinh tấn trong tu tập với cái tâm trong sáng nhất, công bằng nhất, mới được phép làm công việc nấu nướng. Không cần phải nói tâm của chính người ăn cũng có ảnh hưởng đến khả năng tiêu hoá.
NGƯỜI HỎI: Nhưng nếu ăn trong nhà hàng làm sao thầy có thể biết trạng thái tinh thần của người đầu bếp?
LÃO SƯ: Bạn không thể. Đó là lý do tại sao người tu luyện nghiêm túc thường né tránh việc dùng bửa ở nhà hàng bất cứ khi nào có thể được.
NGƯỜI HỎI: Thế những nhà hàng của những nhóm tôn giáo điều hành thì sao?
LÃO SƯ: Khi thức ăn được xem như đồ cúng, lý tưởng khi nó ở trong những nơi như thế , nó được chuẩn bị và phục vụ với tình yêu và dâng hiến; vì vậy nó trở nên pha trộn với những rung động trong sạch hơn đó.
NGƯỜI HỎI: Tôi chú ý là bửa ăn trưa hôm nay có những thức ăn tự nhiên cho người ăn chay. Tôi mong đợi điều này ở Trung tâm thiền, nhưng dường như điều thích thú là ngày nay có rất nhiều người dùng những thực phẩm tự nhiên. Ngay cả quán ăn trường tôi có mở cửa hàng bán thức ăn bổ dưỡng. Ý nghĩa của phong trào này là gì?
LẢO SƯ: Ước muốn làm trong sạch thân xác thật sự phản ánh một ước mong trong tiềm thức hoàn thành ước nguyện của chính mình. Nhưng nhiều người đã sa lầy vào vấn đề sức khoẻ thể chất và chính nó trở thành quan trọng. Họ qúa say mê với những biểu đồ thức ăn, với những tính toán tánh Âm-Dương của thức ăn, về tập thể dục đến nổi không bao giờ rời khỏi sự quan tâm về cơ thể, để đạt được sự giải thoát thật sự về mặt tâm linh. Ở những người này, vẫn không có hiểu biết và ý thức về sự trở nên xa lạ của họ với cái tôi, không có cảm giác đau khổ của ngã để thúc đẩy họ tìm kiếm câu hỏi về ý nghĩa của cuộc sống và cái chết. Ngộ nói lênsự cởi bỏ thân tâm.
NGƯỜI HỎI THỨ BA: Phải tránh ăn thịt để trở nên một phật tử tốt phải không?
LÃO SƯ: Có qúa nhiều yêu cầu căn bản hơn là ăn hay không ăn thịt. Song nó không phải là vấn đề đơn giản nên hay không nên. Khi tu luyện thâm sâu, nỗi sợ tiềm thức và thói quen bắt buộc dần phai đi và thân-tâm thu được một sự nhạy cảm tinh tế sắc bén ngày hơn nhiều, vì thế người ta phát triển một cách tự nhiên cái ý thích thức ăn chay hơn những thức ăn thô như thịt.
Có nhiều thứ để nói về một cách ăn đơn giản. Hầu hết mọi người ăn quá mức và theo sự quan sát của Seneca, con người không chết tự nhiên mà tự giết mình bằng dao và nĩa. Thực trạng này có từ xưa đến nay. Không ai tỏ ra khó chịu vì chứng khó tiêu, táo bón kinh niên, và những bệnh có chung một gốc do ăn uống quá độ gây ra. Kết qủa của việc ăn qúa nhiều hay ăn thức ăn qúa nhiều dinh dưỡng là chướng ngại cho việc hành Thiền có hiệu qủa. Đặc biệt là người thường ngồi một chổ để làm việc, ít tập thể dục, thiền nhiều giờ thì ăn ít lại tốt hơn ăn nhiều. Nói cách khác, một bửa ăn thanh đạm có ích cho việc tọa thiền ,làm tắt khao khát xác thịt và những ảo tưởng. Thực ra, trong trạng thái định sâu ,cơ thể ít đòi hỏi năng lượng, do đó hành giả có thể ăn ít hay không cần ăn, mà dường như nó được nuôi từ việc rút ra một loại dinh dưỡng khác từ không khí.
Cho đến khi bạn đạt đến trình độ này, tuy nhiên, thật là thiếu khôn ngoan khi từ bỏ thịt cá cùng một lúc, vì sự từ bỏ đột ngột những món ăn đã quen thuộc với cơ thể có thể gây phản ứng và tạo ra bệnh , làm chấm dứt việc tọa thiền. Đưa những thay đổi vào cách ăn một cách từ từ, để cho các chất hóa học của cơ thể có thời gian điều chỉnh.
Sự thật là chúng ta bị yếu đi nhiều vì tư niệm tham, sân, si hơn là không đủ lượng chất đạm hay các sinh tố (vitamin). Tọa thiền bằng cách tập trung và điều khiển tâm làm tăng cường sự chú ý và thanh lọc tình cảm, giúp người ta cuối cùng xóa tan những tư niệm có hại từ bên ngoài. Một người khỏe mạnh về tinh thần là người đã phát triển khả năng này, đã nhìn vào chân tánh của sự vật, và có thể thích nghi một cách sáng tạo với môi trường- đó là, đáp lại một cách tự do đầy đủ những hoàn cảnh thay đổi không có sự lo âu. Cuối cùng, đàng sau những chứng bịnh kinh niên là sự bất an về tinh thần. Cảm giác không thỏa mãn đang gặm nhấm làm cơ thể bịnh, và cơ thể bịnh tạo nên tâm bịnh.
---o0o---