Thiền,Ánh Bình Minh
PHƯƠNG TÂY
Nguyên Tác: Roshi Philip Kapleau
Việt dịch : Huỳnh Công Hoàng
Hiệu đính: Nguyên Thạnh Lê Trung Hưng
Sàigòn 1999
---o0o---
LỜI NÓI ĐẦU(^)
Thiền : Ánh bình minh ở phương Tây là cuốn sách đi kèm với quyểnBa trụ Thiền. Ấn bản đầu tiên năm 1965, Ba trụ Thiền bán được 150000 bản tiếng Anh. Đến nay nó được dịch sang tiếng Đức, tiếng Tây ban nha, tiếng Pháp, tiếng Bồ đào nha, tiếng Hòa lan, tiếng Ba lan. Chắc chắn nó là một loại sách kinh điển của Thiền và sẽ tiếp tục được sử dụng như cuốn sách hướng dẫn cho người tu luyện Thiền trong những năm sắp tới.
Khi được xuất bản, cuốn Ba trụ thiềngây tiếng vang lớn. Từ giữa thập niên sáu mươi đến giữa thập niên bảy mươi, lão sư Kapleau đi ngang dọc khắp nước Mỹ đáp lại lời mời đến thuyết pháp cho đủ mọi tầng lớp xã hội.Ông nói chuyện ở trường cao đẳng,viện đại học, trung tâm phát triển, và hội nghị chuyên đề; ông xuất hiện trước những nhóm nhân sĩ, các tổ chức tôn giáo, và những nhóm tham vấn; ông đi đến Canada, Mê hi cô, Costa Rica, Đức và ngay cả Ba Lan. Sự hiện diện của ông—phong cách bình dị, kinh nghiệm và dãn dị—khẳng định những gì đã hứa hẹn trong tác phẩm Ba trụ Thiền. Ông là người phương Tây thấm nhuần Thiền. Hơn nữa, qua phong cách ứng xử, cho thấy ông đã tiến sâu, len lỏi trong Thiền, cố gắng vượt qua và giãi quyết được rất nhiều điều vốn đã từng cản trở và làm thất vọng những người đang lắng nghe ông. Kết quả trứơc tiên là từng cá nhân một, rồi đến một dòng người rồi một biển người đến Rochester để nghiên cứu và thực tập với ông ở trung tâm Thiền do ông thành lập.
Trong nhiều năm lão sư Kapleau đã chủ trì nhiều cuộc hội nghị và khoá nhiếp tâm, thuyết pháp, cố vấn cho Thiền sinh, và tiếp xúc đủ các hạng người, họ đến với ông vì mong được sự khuyên bảo và hướng dẫn. Từ những kinh nghiệm đó, ông mạnh dạn viết cuốn Thiền: Ánh bình minh ở phương Tây.
Năm 1966 Trung Tâm Thiền ở Rochester tổ chức khóa nhiếp tâm đầu tiên; năm 1968 một cơn hỏa hoạn tàn khốc và thiêu rụi tất cả chỉ còn cái sườn toà nhà Trung tâm. Bằng những kỹ năng , các thành viên nổ lực trong hai năm đấu tranh với chính họ, với những người khác, với những chướng ngại vật chất đề tạo nên một ngôi Thiền viện từ cái sườn cũ. Trung tâm đã phát triển một cách qui mô kể từ lúc đó và có nhiều sự cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, dù hỏa hoạn, bận rộn với những đề án xây dựng, những thay đổi liên tục, những sinh hoạt căn bản của Thiền—toạ thiền, nhiếp tâm , hội thảo, lễ lạc và những buổi cầu nguyện—vẫn được tiến hành đều đặn. Nhiều buổi lể truyền thống đã được chọn lại và điều chỉnh để đáp ứng những đòi hỏi phù hợp với thời đại và văn hoá của chúng ta, nhưng lão sư Kapleau kiên quyết và không ngừng gìn giữ tinh thần Thiền được các lão sư Đại vân và Bạch vân truyền lại.
Những đòi hỏi của lão sư Kapleau đối với những người làm việc với ông cũng lớn như những đòi hỏi được thực hiện ở tu viện Phát Tâm, nơi ông được đào tạo.Ông không dung thứ sự tự buông thả hoặc tự ti, ông cũng không chấp nhận các lời xin lổi hoặc lời cầu xin đặc biệt .Ông mong đợi sự tận tâm và chăm chỉ. "Nếu trò không bằng hoặc vượt thầy", ông nói," thì đều xem là thất bại."
Đây là người phương Tây vừa đắc ngộ vừa ăn nói lưu loát, biết được những nghi ngờ, mối quan tâm, và những hi vọng của những người thiên về kỹ thuật đương thời. Hiếm có một sự kết hợp các phẩm chất như vậy.
Đọc giả phải biết mục đích thực của cuốn sách này: như là khóa nhiếp tâm dành cho sự ngộ của những người tham gia, vì thế cuốn sách được viết bởi người thầy đắc ngộ, có một mục đích cuối cùng—vì sự giác ngộ sau cùng của đọc giả.
ALBERT LOW
Tác giả cuốn Thiền và sự quản lý sáng tạo
---o0o---
LỜI TỰA(^)
Cu���n sách đầu tiên của tôi, BA TRỤ THIỀN, đưa ra những nguyên tắc và phương pháp về Thiền Phật giáo qua lời của những Thiền sư Nhật bản, cổ lẫn kim, trao cho đọc giả tấm bản đồ và la bàn vẽ ra từng bước của hành trình đến tự Ngộ. Sự quen thuộc với giáo lý và cách thực hành này được kết hợp với những nhân tố Thiền của Trung hoa và Ấn độ, tôi tin rằng, điều thiết yếu liệu người ta có thấy đúng viễn cảnh của Phật giáo mới phát triển ở phương Tây hay không. Đồng thời phải thừa nhận rằng Phật giáo ở Nhật bản và các quốc gia khác ở châu Á không tránh khỏi việc hoà lẫn với những nền văn hoá độc đáo của từng nền văn minh. Bản sắc Phật giáo phải được gạn lọc từ các tích lũy mang tính văn hoá. Đó không phải là công việc đơn giản.
Thiền : Ánh bình minh ở phương Tây cống hiến một nội dung cũ trong một hình thức mới. Nó phản ánh sự tác động của Thiền ở những người châu Âu, Bắc và Nam Mỹ—những phản ứng thân thiện và khác nhau của họ—trong chính mỗi hoàn cảnh văn hóa. Trong phong cách của Thiền, nó trả lời những câu hỏi họ háo hức tìm kiếm và những hoài nghi thẳng thừng của họ.
Cuốn sách này cũng là phương tiện giúp đọc giả tham gia gián tiếp khoá nhiếp tâm, thời kỳ huấn luyện chuyên sâu tách biệt là trọng tâm của việc tu Thiền, đưa đến không chỉ là lời ám chỉ về niềm vui và sự diệu kỳ của ngộ, mà là được miêu tả sống động bởi một số người Tây phương đã trải qua kinh nghiệm độc đáo này.
Có rất ít sách về Thiền diễn đạt đầy đủ về ý nghĩa của sự tụng niệm và những nghi thức, vốn là thành phần không thể thiếu được của việc tu luyện tinh thần. Một cố gắng được thực hiện ở đây để lấp chổ thiếu này, không bằng phương pháp mô phạm mà qua những lá thư và những cuộc đối thoại mang đến sự xoáy sâu vào những e dè của những người mới tham gia vào lĩnh vực này. Để cung cấp những diễn đạt có ý nghĩa về những thành khẩn như vậy , bản dịch mới bằng tiếng Anh bao gồm những bài kinh Thiền chính yếu, được chọn để diễn đạt trong tụng niệm.
Người ta nói rằng Thiền ở trên đạo lý nhưng đạo lý không nằm dưới thiền. Câu phát biểu mâu thuẩn này, cùng với sự tự do đặc biệt của Thiền, thoát khỏi sự đa cảm và những thuyết giảng đạo đức, đã nảy sinh kiến giãi sai lầm là Thiền chối bỏ đạo lý và làm ngơ trách nhiệm xã hội. Thật sự, đọc giả sẽ khám phá, là nó hoàn toàn trái ngược. Thiền nuôi dưỡng hành vi đạo đức có trách nhiệm bằng cách chế ngự ngọn lửa suy nghĩ tham, sân, si đang đốt cháy nhân tâm, vì vậy giải thoát lòng từ bi và yêu thương trong tim mỗi con người.
Mặc dù có nền văn chương Thiền bao quát bằng tiếng Anh, Thiền Phật giáo đối với nhiều người vẫn là tôn giáo phương Đông bí hiểm. Người ta hy vọng rằng Thiền được trình bày ở đây, được chắt lọc qua kinh nghiệm của các vị thầy người phương Tây, trong những cuộc tham vấn với những học viên và những Tây phương người đam mê Thiền, sẽ nói trực tiếp những nam nữ, đương thời ở phương Tây bằng một giọng quen thuộc của thời đại và văn hóa của chúng ta.
Đọc giả sẽ chú ý là trong việc dịch tên nước ngoài, đặc biệt với tên các Thiền sư Trung quốc có nhiều chỗ không đồng nhất. Ở Nhật, tên người Phật tử Ấn độ và Trung hoa đã được đọc theo tiếng Nhật , một thói quen tôi không thể điều chỉnh gắn với một cuốn sách tiếng Anh, dù tên đã Nhật hóa và tương đối dễ phát âm đối với người phương Tây. Nhưng nó dường như cũng không tương đối hoàn toàn thuận lợi cho những đọc giả quen với tên người nước ngoài được Nhật hóa( hầu hết sách Thiền bằng tiếng Anh được dịch bởi các nhà văn Nhật) để bỏ tất cả những tên như thế trong bản chuyển thể nguyên gốc của nó, đặc biệt khi tên người Trung hoa gây ra khó khăn lớn trong việc phát âm đối với đọc giả phương Tây trung bình. Như sự dung hoà, tôi đả chọn cách -có lẽ không thoả mãn đọc giả Ấn , Hoa, Nhật—sử dụng tên Nhật hoá khi nó dường như quen thuộc và được sử dụng nhiều, và vẫn giữ phát âm tiếng Hoa và tiếng Ấn trong trường hợp nó có sự quen thuộc đối với đọc giả.
Đằng sau cuốn sách này là sự hộ trì vô cùng to lớn của các vị Bồ tát từ cổ chí kim. Không có những khích lệ và sự ủng hộ tích cực đó thì sách này sẽ không bao giờ hình thành. Những người sau đây luôn hiện diện trong đầu tôi:
Bodhin, một Thiền tăng ở trung tâm Thiền Rochester , cùng phối hợp với tôi về mọi phương diện trong cuốn sách này. Không có khả năng ngôn ngữ và sự cống hiến của ông, công việc chọn lựa, biên soạn và sắp xếp nội dung thành cuốn sách này sẽ gặp khó khăn vô cùng to lớn.
Albert Low hoan hĩ đồng ý viết lời nói đầu, đọc bản thảo nhiều lần và đưa ra nhiều đề nghị quí giá làm cuốn sách này hoàn chỉnh hơn .
Gail Graef , thư ký của tôi, khôn khéo thúc dục và vỗ về, không để công việc chậm lại. Sự lưu tâm chú ý của cô đến từng chi tiết cũng như việc đánh máy và các kỹ năng khác là sự giúp đở rất lớn.
Tina Kjolhede dành miễn phí thời gian rãnh của mình và kỹ năng biên tập của cô. Với đôi mắt sắc bén và sự quan tâm chịu khó, cô đã rút gọn lời văn mà có thể làm người đọc khó hiểu.
Toni Packer, người thầy lâu năm của Trung tâm Thiền, đọc bản thảo với con mắt phê bình và đã đưa ra nhiều lời khuyên cải thiện rất lớn chất lượng sách.
Richard Wehrman rộng lòng đóng góp thời gian và tài năng của mình trong việc thiết kế bìa sách, bức vẽ hình con cá ở trang tựa và ba hình vẽ ở phần "tụng niệm ".
Rafe Martin, chủ của tiệm sách Oxcart, đã góp phần đáng giá trong việc chuẩn bị phần giới thiệu sách.
Bản dịch của Richard Clarke về "TÍN TÂM MINH" rất có ích cho việc chuẩn bị bản mới nhất.
Polly Papageorge gánh vác nhiều công việc đánh máy cũng như chuẩn bị những bửa ăn rất ngon không thể phàn nàn. Trong bàn tay đầy năng lực và tận tụy của bà, các công việc đáp ứng được những nhu cầu cần thiết kịp thời, tạo nên một bầu không khí làm việc đầy khích lệ .
Đối với những người được đề c���p ở trên cũng như những thành viên của Trung tâm Thiền Rochester, đã chấp nhận sự vắng mặt của tôi trong kế hoạch hằng ngày với sự chịu đựng thông cảm, cho tôi bày tỏ lòng biết ơn chân thành .
Rochester , Newyork ngày 8 tháng tư, 1978
PHILIP KAPLEAU
---o0o---
Trình bày: Nhị Tường