và Bước Tiến Tâm-Linh
TT. Thích Đức Thắng
---o0o---
Không phải ngẩu-nhiên ngài Huyền Quang trở thành tổ thứ ba trong Thiền Trúc Lâm Yên-Tử Việt-Nam, mà ngài phải trải qua một kinh nghiệm kỷ-luật tâm-linh nào đó, được thể hiện qua truyền trao tâm ấn giữa thầy và trò, như sử đã ghi lại về phương diện kế thừa, cũng như chính ngài đã xác quyết trong bài thơ: "Nhân có việc đề ở chùa Cứu lan" qua câu: "Đức bạc thường tàm kế Tổ đăng." Nhưng những tài liệu về kỹ thuật tâm linh này quá ít ỏi, hiện tại chúng tôi không có, ngoài hai bài đố⩠thoại giữa Pháp Loa và Huyền Quang (trong Tam Tổ Thực Lục) thì qua hai mẫu đối thoại này, chúng không mang một tín hiệu nào khả dĩ để chúng ta có thể tin tưởng vào đó, mà xác định về bước tiến tâm linh của ngài. Ở đây, chúng tôi không còn cách nào hơn, phải quay sang tìm kiếm trong thi phú, may ra có thể có một tín hiệu nào chăng?
Qua mười bốn bài thơ của ngài Huyền Quang, đã cho chúng tôi một cái nhìn vừa ngạc nhiên, vửa bất ngờ, trong con người thi sĩ mang đậm chất trữ tình, mà từ xưa tới nay không một ai không công nhận, ngài là một thi sĩ hơn là một Thiền sư. Thật sự đối với tôi, khi mới đọc sơ qua lần đầu, chúng tôi vẫn có ý ghĩ như vậy, nhưng đến lần thứ hai đọc kỹ hơn, thì nạc nhiên và bất ngờ đến với chúng tôi, là toàn bộ tất cả những bài thơ của ngài nó chuyên chở một hệ thống chuyển hướng tâm linh, mà chúng chỉ được thể hiện qua đó, một vài nét chấm phá chủ động, đã lôi cuốn toàn bộ bối cảnh không gian, thời gian, người vật, đồ vật, tất cả đều tham gia dung nhiếp một cách hài hòa vào một nhất thể trong từng bài thơ một. Đó là một đặc trưng tạo ngạc nhiên và bất ngờ đối với chúng tôi, cũng là nét tài hoa của Thiền sư Huyềng quang.
Qua thi ca mặc dù ngài rất ít dùng thuật ngữ của nhà Thiền nói riêng và Phật giáo nói chung. Nhưng không thể vì thế, chúng không cho chúng ta một dấu hiệu nào khả dĩ nói lên tư tưởng siêu thoát, tự tại trong ngài. Mà ngược lại chúng nói rất rõ tiến trình kinh nghiệm kỹ thuật tâm linh của ngài nhằm gởi gắm lại người sau. Trước hết, bằng vào kinh nghiệm sống qua cuộc đời, khi còn là một sĩ tử, ngài đã nhận ra cái thế thái nhân tình qua hai câu thơ:
- "Khó khăn thì chẳng ai nhìn,
- (thơ văn Lý-Trần II)
Từ cái nhìn về nhân sanh quan, ngài thấy được cái bạc bẽo, bỉ ổi, chua chát của người đời, đến cái nhìn về vũ trụ, ngài bắt nhịp với cái thay đổi về vô thường qua mau trong cuộc sống, đã khiến cho cái cô đơn được nâng lên đến vô tận. Ngài viết:
- "Lạng châu nhân vật thủy lưu đông,
- Nhạn về in bóng giữa tầng xanh."
Ở đây, thái độ ngoảnh đầu về núi là một thái độ tự qui, bắt đầu dự báo cho một phản tỉnh sau này. Đây là một nét chấm phá quyết định cho cả một vận mệnh cô đơn trước cơn vô thường luôn luôn chờ chực trong từng hơi thở, và bắt đầu cho một chuyển hướng trong tư tưởng. Ngài viết:
- "Phú quí phù vân trì vị đáo,
- Một giường thông gió một ly trà."
Cái nhìn từ nhân sanh đến cái nhìn về vũ trụ, đã bắt đầu cho một chuyển hướng tư tưởng mới. Nếu đứng về mặt liên hệ xã hội, thì tư tưởng này có vẻ bi quan yếm thế tiêu cực, nhưng đứng về mặt hoàn thành một con người như thật, thì tư tưởng phản tỉnh trở về này là một tư tưởng lạc quan tích cực. Vì theo nhà Phật, một thế giới được gọi là cực lạc hay hạnh phúc, thì trước hết thế giới ấy, tất cả mọi cá nhân phải hoàn thành một con người như thật con người trước đã, và theo đó xã hội sẽ tùy thuộc vào mỗi cá thể đó.
Ở đây, qua biểu hiện "tiểu ẩn" đã noí lên được một chuyển biến tâm linh của ngài trong công cuộc trở về sống với chính mình, mà từ lâu đã xa nguồn, xa nơi chôn nhau cắt rốn ban sơ. Một cuộc tạo phản về nguồn, đã mở ra cho ngài một nhãn quan mới về cách nhìn từ "phản quan thế giới" để đi đến tuệ nhãn sinh, cho một thế giới mở toang ra hoàn toàn mới mẻ không thể ngờ được. Ngài viết:
- "Vũ khuê quá sơn tịnh,
- Mở mắt mang mác say."
Qua hai câu cuối của bài thơ, ngài Huyền Quang đã nói lên cái tiến trình tâm linh thay đổi, từ nhãn quan của đôi mắt thịt tự phản, đã đưa đến sự đột biến của con mắt tuệ nhãn thứ ba phát sinh, và một thế giới hoàn toàn mới mẻ mở toang ra ngay trên tự tướng chính nó. Ở đây, muôn vật chung quanh không có gì thay đổi, mà chỉ có tâm thức thay đổi, do đó cái nhìn mới mẻ như thật chính nó, đối với thế giới chung quanh. Đây chúng ta theo dõi cái nhìn mới mẻ của ngài Huyền Quang:
- "Thượng phương thu dạ nhất chung lan,
- (Huệ Chi dịch, Thơ văn Lý-Trần)
Cái nhìn mới mẻ ở đây, là cái nhìn vượt lên trên nhân quả của trí phân biệt nhị nguyên như: thị-phi, Ma-Phật, mọi pháp ở đây đều ở trong trrạng thái bình đẳng, vô phân biệt. Từ cái nhìn này, đã đưa Thiền sư đến một nếp sống mới "muôn duyên chẳng vướng"hay "một mảy nào lo."Đó là nếp sống của ngài Huyền Quang, từ nếp sống mới này Thiền sư Huyền Quang đã thật sự tự tại trong cuộc sống. Ngài hòa nhập vào bất cứ nơi đâu, với tâm vô phân biệt thì cho dù nơi đó núi rừng hoang vắng, sông nước mênh mông, đồng mông hoang dã hay bất cứ đâu đâu chăng nữa, thì nơi đó không đủ khả năng làm vướng bận chân ông. Đây chúng ta hãy theo dõi cuộc sinh hoạt phiêu bồng thường ngày của ông, từ đồi núi cheo leo ngút ngàn mây phủ. Ngài viết:
- "Am bức thanh tiêu lãnh,
- Quá nử bạn cùng Thầy."
Ở đây, kế sống của ngài Huyền Quang, được thể hiện qua câu "Vụng dại mưu nào có"là một nét chấm phá độc đáo làm chủ động cho toàn bài thơ. Nơi đây, người vật, đồ vật, không gian, tất cả đều hòa nhập hài hoà tự nhiên vào một tổng thể rực sáng, mà ở đó mọi mưu toan của vọng chấp phân biệt không còn hiện hữu nữa, và chỉ còn lại một hình ảnh một cụ già ngây thơ chống gậy, sống tự tại giữa tầng mây. Tất cả mọi vật chung quanh giờ đây không còn là đối tượng chi phối cuộc sống ngài, mà ngược lại tất cả đã hòa nhập dung hợp vào một hình ảnh lung linh ở trên giường Thiền. Ngài viết:
- "Bán gian thạch thất hòa vân trụ,
- Lò tàn củi lạnh, sáng trên không."
Qua đây, thời gian không gian không còn nghĩa lý gì đối với thiền sư cả, cứ như thế mọi vấn đề không can hệ đến ngài, mặc dù ngài sống với chúng, nhưng tấm lòng ngài không bị chúng trói buộc, và ngược lại ngài cũng không trói buộc chúng, nhờ vậy mà cuộc sống của thiền sư trở thành tự tại giải thoát. Ngài viết:
- "Thu phong ngọ dạ nhất thiềm nha,
- Dế mèn rên rỉ gọi ai đây?"
Đây là giai đoạn tâm linh đạt đến chỗ tột cùng của Thiền sư Huyền Quang qua câu: "Dĩ hĩ thành thiền tâm nhất phiến"mà thuật ngữ thiền gọi là "Tâm vật nhất như." Giờ đây, không còn là chủ thể và đối tượng, không tâm và vật, không còn bất cứ chướng ngại ngăn cách nào giữa Thiền sư và cuộc sống, và ngược lại giữa cuộc sống và thiền sư, chúng đã trở thành một phiến. Cũng từ đó thiền sư Huyền Quang thỏng tay vào chợ phiêu bồng, và dường như ông đã quên hết tất cả mọi thứ trên đời này, cứ theo duyên mà sống. Trong bài hoa cúc có đoạn ngài viết:
- "Vong thân vong thế dĩ đô vương (vong),
- Thấy hoa cúc nở biết trùng dương."
(theo Phan-Võ, Lược Thảo Lịch Sử Văn Học Việt Nam, thơ văn Lý-Trần)
Đây là nếp sống ĐƯƠNG-NIỆM theo nhà Thiền, ở đây ngài Huyền Quang chỉ biết sống trong hiện tại ngay trước mắt, còn những cái đã qua thì không còn nhớ nữa, hay việc gì chưa đến thì không khởi lên, và một đoạn khác ngài viết:
- "Hoa tại trung đình nhơn tại lâu,
- (Huệ Chi dịch, Thơ Văn Lý-Trần)
Cái đạt của Thiền sư là ở chỗ hồn nhiên trong cuộc sống, đó là lối thể hiện tâm vô phân biệt. Ở đây, chúng tôi xin mở ngoặc một tí. Nếu chúng ta đứng bên ngoài mà nhìn, thì tuy chúng ta thấy cai hôn nhiên do tâm vô phân biệt của các Thiền sư thể hiện, cũng giống như tánh hồn nhiên của tuổi thơ, nhưng thật sự cốt tủy bên trong chúng khác nhau xa. Cái hồn nhiên do tâm vô phân biệt của các Thiền sư thể hiện ra bên ngoài chúng câu hữu với giaỉ thoát, còn cái hồn nhiên của tuổi thơ chúng câu hữu với vô minh. Thế nên khi chúng ta đề cập đến vấn đề đó, thì phải hiểu chúng thể hiện theo chiều hướng nào, về hiện tượng hay bản chất? Kẽo không chúng ta sẽ bị ngộ nhận ngay về lối sống của các vị thiền sư. Đó là chúng tôi đề cập về phía chúng ta thôi, còn đối với các ngài thì chả can hệ chi. Ngài viết:
- "Ổi dư cốt đột tuyệt phần hương,
- (Huệ Chi dịch, Thơ Văn Lý-Trần)
Đối với Thiền sư chuyện nhân tình thế thái, chuyện thị-phi tốt-xấu, chuyện đúng sai của cuộc đời không là gì cả, vì chúng rốt cùng cũng chỉ là hậu quả tất yếu của vọng tâm phân biệt, đối đãi nhân quà sinh ra, do đó tất cả đều sai lầm; nhưng ngược lại thiền sư sống hết mình với chúng bằng lối tùy duyên, nên không bị lệ thuộc, cho nên cuộc sống của các ngài rất ư tự tại giải thoát. Ngài viết:
- "Dạ khí phân lương nhập họa bình,
- Bủa lưới giăng trăng mấy nhánh cành."
Đó là một lối sống hiện thực ngay trong lòng sự vật, tâm phân biệt không hiện hữu nơi đây. Do đó mọi sự vật như thật chính nó, không bị bóp méo không bị chụp mũ, không bị trang điểm, không bị biến chất; chúng trần truồng lồ lộ, không mang bất cứ nhãn hiệu nào. Chúng tùy theo duyên tan hợp mà hiện hữu hay biến dịch. Ở đây thiền sư Huyền Quang đã đạt được cách sống này, nghĩa là ngài đã nắm bắt được lý Duyên khởi và sống theo tùy duyên. Ngài viết:
- "Tổ phụ điền viên nhậm tự sừ,
- Gối mát chưa tan giấc mộng ngày (ngủ trưa)."
Tóm lại, tất cả những trình bày ở trên, chúng tôi đã cố gắng ghi lại sự thể hiện tiến trình tâm linh qua những bài thơ ngài Huyền Quang để lại, đã cho chúng ta một cái nhìn đúng về ngài hơn. Nghĩa là trong con người của ngài Huyền Quang qua thi ca chúng mang hai sắc thái: Một thiền sư và một thi sĩ, con người thiền sư trong tư tưởng và con người thi sĩ qua hình thức thi ca, nhưng nếu nói cho cùng thì hình thức chuyên chở tư tưởng, và tư tưởng quyết định hình thức, chúng không phải là hai, nhưng chúng cũng không phải khác. Đó là một trong những đặc điểm mà ngài Huyền Quang đã sử dụng trong thi ca của ông, nó mang tính tâm linh độc đáo của Việt nam.
---o0o---
Trình bày: Phổ Trí