Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

 thich nguyen tang (1)thich nguyen tang (2)thich nguyen tang (13)thich nguyen tang (14)






Nam Mô A Di Đà Phật

 

Kính bạch Sư Phụ, hôm nay Thứ Năm, 25/11/2021 (21/10/Tân Sửu)chúng con được học về  Kệ Bốn Núi, trích từ bộ sách Khóa HưLục của Trần Thái Tông (1218 - 1277), một vị Vua khai sáng triều đại nhà Trần, cũng là một Thiền Sư Việt Nam, người có công thiết lập nền tảng vững chắc cho Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, một dòng thiền nguyên chất của người Việt Nam. Sư phụ dựa theo tài liệu gốc Thiền Sư Việt Nam do HT Thích Thanh Từ biên soạn và ấn hành tại VN vào năm 1972. Pháp thoại hôm nay là bài giảng thứ 315 của Sư Phụ bắt đầu từ mùa cách ly do bệnh đại dịch covid 19 (đầu tháng 5-2020).

 

 

Nguyên là, tứ đại vốn không, ngũ ấm chẳng có. Do không khởi vọng, vọng thành sắc, sắc tự chân không. Vọng ấy từ không, không hiện vọng, vọng sanh các sắc. Đã trái không sanh không hóa, mải làm có hóa có sanh. Không sanh hóa thì không hóa không sanh, có hóa có sanh nên có sanh có hóa. Hoặc sanh Thánh Hiền ngu trí, hoặc hóa vảy cánh lông sừng. Luôn luôn chìm đắm nơi bến mê, mãi mãi trôi lăn trong biển khổ. Mờ mờ mịt mịt nào biết nào hay, rối rắm lăng xăng chẳng tỉnh chẳng ngộ. Trọn là buông tâm chạy đi, đều không nắm mũi kéo về. Khiến đến qua lại sáu đường, xuống lên bốn núi. Bốn núi là: sanh, già, bệnh, chết. Nay lần lượt trình bày bốn núi để lại đời sau.

 KỆ BỐN NÚI

Bốn núi cheo leo vạn khóm tùng,
Ngộ xong chẳng có, muôn vật không.
Mừng được ba chân lừa có sẵn,
Cỡi lên thúc mạnh vượt cao phong.

 

Sư Phụ giải thích:

- Vua Trần Thái Tông khai sáng triều đại nhà Trần trải qua 12 đời Vua và kéo dài đến 175 năm.

 

- Vua Trần Thái Tông từ 8 tuổi bị ép lấy Lý Chiêu Hoàng và Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi và mở đầu triều đại nhà Trần. Vừa đến năm 21 tuổi, vì Lý Chiêu Hoàng không thể có con nên Vua bị người chú họ cũng là Thái Sư Trần Thủ Độ ép lấy Thuận Thiên là chị của Lý Chiêu Hoàng đang có thai.Vua trải qua một biến cố đầu đời tình cảm tan nát, nghiệp chướng trái ngang, là một động cơ mảnh liệt đưa Vua đến với kinh Phật và Vua đã tìm cho mình được con đường giải thoát bằng cách chấp nhận thực tại khổ đau để vượt qua khổ đau, nhận ra những khổ đau hiện tại của mình có gốc rễ từ quá khứ qua lăng kính nhân quả nghiệp báo, nên vua hoan hỷ đối mặt với thực tại, vừa làm vua cai trị muôn dân, vừa tu học, sám hối nghiệp chướng mỗi ngày sáu thời và chia sẻ những kiến thức Phật học của mình cho đời sau qua tác phẩm Khóa Hư Lục, trong đó có thi kệ Bốn Núi này.

 

Vua Trần Thái Tông viết thi kệ Bốn Núi do Vua học được Kinh Ví Dụ Hòn Núi (theo Tương Ưng Bộ Kinh, Tập I, Thiên Có Kệ, Chương III, Tương Ưng Kosala V, bản dịch của HT Minh Châu) và Kinh Núi Đá (theo Kinh Tạp A Hàm, quyển 42, kính số 1147, bản dịch của HT Đức Thắng & HT Tuệ Sỹ).


Kinh kể rằng, một ngày kia vua Ba Tư Nặc đi chinh phạt loạn quân ngoài biên giới về Kinh đô Kosala (Kiều Tát La), vua ghé qua Tịnh Xá Kỳ Viên thăm và đảnh lễ Đức Thế Tôn. Đức Thế Tôn hỏi Vua đi đâu về có vẻ mệt nhọc. 

Vua thưa là đi chinh phạt bọn ngoại xâm, vừa chiến thắng trở về, nét mặt của Vua hiện ra kiêu khí của người thắng trận.

Đức Thế Tôn liền hỏi thăm: “ Này Đại vương, thí như có người từ phương Đông lại, có tín, có duyên, chưa từng giả dối, đến tâu với vua rằng: ‘Tôi từ phương Đông lại, thấy một núi đá, rất vuông vức to lớn, không bị đục thủng, không bị phá hoại, cũng không xói lở, đang nghiền đất mà đến. Tất cả cây cỏ và sanh vật đều bị nghiền nát.’ Từ phương Nam, Tây, Bắc cũng có người đến, có tín, có duyên, chưa từng giả dối, đến tâu với vua rằng: ‘Tôi thấy một núi đá rất vuông vức to lớn, không bị đục thủng, không bị phá hoại, cũng không xói lở, đang nghiền đất mà đến. Tất cả cây cỏ và sanh vật đều bị nghiền nát.’ Đại vương sẽ phải tính sao?”

Vua bạch Phật:“Nếu như vậy, thì không còn cách tính nào khác, chỉ còn cách tu thiện, chuyên tâm phương tiện nơi Pháp luật của Phật.”

Phật bảo Đại vương:“Đúng thế! Đúng thế! Thường xuyên bị nghiền nát, nghĩa là kiếp ác, già, bệnh, chết, khổ, não nghiền nát chúng sanh, sẽ phải làm sao? Chính là phải tu nghĩa, tu phước, tu thiện, tu từ, ở trong Phật pháp tinh cần phương tiện.”

Vua nghe xong, kiêu khí của Vua không còn nữa.

 

- Mừng được ba chân lừa có sẵn. Sư Phụ giải thích, con lừa ba chân là một cách nói giúp đệ tử bặt dứt suy luận để ngộ ra bản tánh 

 

 

 

NÚI THỨ NHẤT

NÚI THỨ NHẤT LÀ TƯỚNG SANH. Vì sai một niệm nên hiện đa đoan. Gá hình hài nơi tinh huyết mẹ cha, nương khí âm dương dưỡng nuôi thai nghén. Trong tam tài người đứng giữa, lại hàng chí linh của muôn vật. Chẳng luận kẻ trí người ngu, đều thuộc bào thai bao bọc; hỏi chi một người trăm họ đều trong lò bễ mà ra. Hoặc mặt trời biểu hiện, vua thánh giáng sanh, hoặc các sao ứng điềm, tôi hiền xuất hiện. Văn chương quét sạch ngàn quân, võ lược chiến thắng trăm trận. Trai cậy phong tư ném quả, gái khoe sắc đẹp nghiêng thành. Một trận cười nghiêng nước, hai trận cười đổ thành. Đua danh khoe đẹp, tranh lạ đấu trân, xem ra thảy đều luân hồi, đáo để khó trốn sanh hóa.

Tướng sanh của người là mùa xuân của năm. Hanh thông đang độ tam dương, muôn vật rực màu tươi tốt. Một trời trong sáng, nơi nơi liễu thắm hoa hồng; muôn dặm phong quang, chốn chốn oanh kêu bướm lượn.

Kệ rằng:

Trời đất nấu nung vạn tượng thành,
Xưa nay không mống cũng không manh.
Chỉ sai hữu niệm quên vô niệm,
Liền trái không sanh nhận có sanh.
Mũi vướng các hương, lưỡi tham vị,
Mắt mờ chúng sắc, tai đắm thanh.
Lang thang làm khách phong trần mãi,
Ngày cách quê hương muôn dặm trình.

 

 

Sư Phụ giải thích:

- Núi thứ nhất là Tướng Sanh của người là mùa Xuân của năm.

 *Tướng sanh do từ một niệm gá vào tinh  cha huyết mẹ mà tái sanh ra đời. Lò bễ là lò nghiệp của trời. Mặt trời biểu hiện vua thánh giáng sanh, các sao biểu hiện tôi hiền ra đời.

* Một trận cười nghiêng nước, hai trận cười đổ thành. Sự tích Bao Tự, một mỹ nhân quyến rũ đẹp tuyệt trần, nhưng không bao giờ cười. Vua U Vương tìm mọi cách để làm nàng cười, Bao Tự chỉ cười khi Vua đốt lửa trên tháp dầu báo hiệu giả có giặc, đến khi có giặc xâm lược, Vua báo hiệu gọi ứng cứu thì quân lính không bận tâm và nhà Vua bị phiến loạn xâm lược, nhà Chu sụp đổ, Bao Tự tự tử chết.

* Lang thang làm khách phòng trần mãi

Ngày cách quê hương muôn dặm trình 

Khách phong trần là chúng sanh. Quê hương là cội nguồn tâm linh của mình, là chân tâm Phật tánh, là giải thoát ra khỏi vòng sanh tử luân hồi. Niệm Phật nhất tâm bất loạn cũng là một cách giúp trở về tâm Phật của chính mình. “Lục tự Di Đà vô biệt niệm, bất sanh lao nhọc đáo Tây phương”.

 

 

 

 

NÚI THỨ HAI

NÚI THỨ HAI LÀ TƯỚNG GIÀ. Hình dung thay đổi, khí huyết đã suy, dáng gầy tuổi cao, ăn uống hay sặc thường nghẹn. Tóc xanh má đỏ đổi thành tóc bạc da gà, ngựa trúc áo hoa lại thành gậy cưu xe cói. Dẫu rằng mắt sáng như Ly Lâu cũng khó phân rành màu sắc; dù cho tai thính như Sư Khoáng cũng khôn nhận rõ âm thanh. Tiều tụy như cây liễu lúc thu về, điêu linh như đóa hoa khi xuân hết. Bóng chiều vừa ngả non tây, dòng nước sắp chảy về biển đông.

Tướng già của người là mùa hạ của năm. Trời nóng đá chảy muôn vật đều khô, nắng nóng sôi vàng trăm sông sắp cạn. Hoa tàn liễu úa, bờ lạch trong vườn há còn lưu giữ. Bướm lượn oanh bay, dưới lá đầu cành già sắp tới.

Kệ rằng:

Con người kiếp sống tợ phù âu,
Thọ yểu người trời chớ vọng cầu.
Bóng ngả nương dâu, chiều sắp đến,
Thân như bồ liễu tạm qua thu.
Phan lang thuở nọ còn xanh tóc,
Lữ Vọng ngày nay đã bạc đầu.
Cuồn cuộn việc đời thôi chẳng đoái,
Vâng ô gác núi, nước trôi xuôi.

 

Sư Phụ giải thích:

- Núi thứ nhì là tướng Già, là mùa hạ của năm.

* tướng già biểu hiện trên dáng suy thoái, ăn uống thường sặc và nghẹn, da nhăn…Sư Phụ có kể Cụ Tâm Thái dễ bị nghẹn khi ăn, phải chờ thức ăn xuống từ từ. Dạ bạch Sư Phụ, con đã bắt đầu có triệu chứng. Bạch Sư Phụ, con thấy Cố Hoà Thượng thọ 105 tuổi mới qua đời, bữa ăn của Ngài là cơm nhão nên dễ tiêu hoá.

* ngựa Trúc áo hoa lại thành gậy cưu xe cói. Gậy cưu là gậy của chim cưu. Sư Phụ kể, chim cưu là loại chim hiền khờ, mập to, người Bồ Đào Nha thường bắt ăn. Vua làm gậy giống hình chim cưu tặng người già với ý chúc ăn ngon, không bị mắc nghen. Xe cói là xe có gắn lá cói vào bánh xe ngựa để chạy êm.

* Phan Lang thuở nọ còn xanh tóc,

Lữ Vọng ngày nay đã bạc màu.

 

 

Phan Lang là Phan An (247-300) tên khác là Phan Nhạc, An Nhơn, người Trung Mưu, Huỳnh Dương, là một nhà văn thời Tây Tấn nổi tiếng và nhất là ông được ngợi ca là đệ nhất mỹ nam thời cổ đại, đứng trên cả Lan Lăng Vương, Tống Ngọc và Vệ Giới. Ông được người đời tặng danh hiệu là “Trịch quả mãn xa", khi ra đường, phụ nữ thấy ông đẹp quá, thương yêu ông mà ném trái cây tặng ông mà đầy cả xe.

 

Lữ Vọng tức là Khương Tử Nha, được biết đến như một vị quân sư vĩ đại, là người đã góp phần lập ra nhà Chu kéo dài hơn 800 năm, là triều đại kéo dài nhất trong lịch sử Trung Quốc. Ông nổi tiếng trong văn hóa Đông Á qua điển tích Thái Công điếu ngư, Thái Công câu cá để chờ thời ra giúp nước, đến năm 72 tuổi mới gặp và giúp Chu Vũ Vương đánh thắng nhà Thương diệt Trụ Vương. Ông để lại đời sau bộ sách binh pháp Lục Thao:

1/ Văn Thao (dụng nhân trị quốc)
2/ Võ Thao (dụng binh)
3/ Long Thao (tuyển tướng)
4/Hổ Thao (khí tài)
5/Báo Thao (chiến thuật)
6/Khuyển Thao  (luyện sĩ)

 

 

 

 

NÚI THỨ BA

NÚI THỨ BA LÀ TƯỚNG BỆNH. Tuổi đã già khọm, bệnh đến cao hoang. Chân tay mỏi mệt, mạch lạc khó thông, trăm lóng rã rời, nóng lạnh chẳng thuận. Tan mất tánh chân thường, sai lệch nguồn điều sướng. Ngồi đứng khó khăn, co duỗi đau đớn. Mạng dường ngọn đèn trước gió, thân như hòn bọt trên sông. Tâm sanh bóng quỉ lô nhô, mắt thấy không hoa lốm đốm. Hình hài gầy yếu, ai là Biển Thước thuốc thang; thân thể hao mòn, nào kẻ Lư Nhân cứu chữa. Bạn bè luống nhọc viếng thăm, anh em uổng sức nâng đỡ. Bệnh nặng nhiều tháng chẳng lành, nằm liệt nhiều tuần chưa khỏi.

Tướng bệnh của người là mùa thu trong năm. Gặp khi sương lạnh mới rơi, đến lúc cỏ cây đều héo. Rừng rậm sum sê một trận gió vàng đã lơ thơ; núi biếc non xanh, móc ngọc mới sa liền trơ trọi.

Kệ rằng:

Âm dương trái vận vốn xoay vần,
Gieo rắc tai ương đến thế nhân.
Đại để có thân thì có bệnh,
Ví bằng không bệnh cũng không thân.
Linh đơn chớ cậy trường sanh thuật,
Lương dược khó mong được sống bền.
Sớm nguyện xa lìa ma cảnh giới,
Xoay tâm về đạo, dưỡng thiên chân.

 

Sư Phụ giải thích:

- Núi thứ ba là tướng bệnh, là mùa thu trong năm.

* Biển Thước là thần y và là một trong Tứ Đại Danh Y của Trung Hoa cổ đại, ba vị kia là Hoa Đà, Trương Trọng Cảnh và Lý Thời Trân. Biển Thước là cha đẻ của Tứ chẩn: vọng, văn, vấn, thiết (nhìn, nghe, hỏi, bắt mạch khi khám bệnh nhân.

* Sớm nguyện xa lìa mà cảnh giới,

Xoay tâm về đạo, dưỡng thiên chân.

Thiên chân là chân tâm có sẵn trong mỗi chúng sanh. Dưỡng thiên chân là thường giữ tâm vô niệm để đạt tới thấy tánh và giác ngộ.

 

 

 

 

NÚI THỨ TƯ

NÚI THỨ TƯ LÀ TƯỚNG CHẾT. Bệnh càng trầm trọng mạng sắp cáo chung. Tuổi thọ mong hưởng trăm năm, thân thế trở thành giấc mộng. Thông minh trí tuệ khó trốn ngày đại hạn sắp sang. Sức mạnh oai hùng đâu chống được khi vô thường đã đến. Thiếp thuận vợ trinh trở thành đau thương đứt ruột; anh nhường em kính vội nên ly biệt suốt đời. Vật mình lăn đất, vỗ trán kêu trời. Tường hoa nhà rộng có làm chi, ngọc đụn vàng kho rồi cũng bỏ. Dạ đài mù tối, luống nghe gió bấc vi vu, tuyền hộ then gài, chỉ thấy mây sầu ảm đạm.

Tướng chết của con người là mùa đông trong năm. Càn khôn ứng Thái tuế tròn vòng, nhật nguyệt hướng Huyền hiều hội tụ. Âm tinh cực thịnh, khắp trời mưa tuyết bời bời, dương khí tan dần, nước tám đức đóng băng càng lạnh buốt.

Kệ rằng:

Cào đất đùng đùng trận gió hanh,
Lão ngư say tít, chiếc thuyền chành.
Bốn bề mù mịt mây sầm bóng,
Một dãy lô xô sóng cuộn ghềnh.
Theo lớp hạt mưa bay phấp phới,
Dồn nhau tiếng sét nổ đì đoành.
Giây lâu tan bụi, bên trời tạnh,
Trăng lặn lòng sông, đêm mấy canh?

(NGÔ TẤT TỐ dịch)

Bão táp cuồng phong đất bụi bay,
Lão ngư say tít, chiếc thuyền lay.
Bốn bề mây phủ màu đen kịt,
Một dãy sóng gầm tiếng vang tai.
Sầm sập trận mưa ào ạt đổ,
Ì ầm xe sấm nổ vần xoay.
Tạm thời bụi lắng, chân trời sáng,
Trăng lặn lòng sông, canh mấy ai?

 

 

Sư Phụ giải thích:

- Núi thứ tư là tướng chết, là mùa đông của năm.

* Nước tám công đức là nước do người tu chứng đắc từ  tánh không, muốn có “bát công đức thủy” hành giả phải an trụ vào tánh không. Nước có 8 đức như sau:

1- lắng gạn trong sạch, 

2- trong trẻo mát lạnh

3- mùi vị ngon ngọt 

4- nhẹ nhàng mềm mại 

5- thắm nhuần tươi mát 

6- yên ổn hoà nhã

7- trừ được đói khát và khổ não

8-trưởng dưỡng thân tứ đại, tăng trưởng các thiện căn.

 

* Sư Phụ có kể về Cụ Bạch Vân là phật tử hiền lành ở Tu viện Quảng Đức. Lúc Cụ dự lễ tang của một vị phật tử, Sư Phụ đang tụng, Cụ khóc và Sư Phụ cũng xúc động theo Cụ. Cụ thường ước nguyện được ra đi sớm vì Cụ bị đau nhức và Cụ được ra đi trong giấc ngủ trưa bình an và hưởng đại thọ 92 tuổi.

 

 

Cuối bài giảng, Sư Phụ diễn ngâm bài thơ về Bốn Núi của Thượng Tọa Thích Chúc Hiền sáng tác gởi tặng Đạo Tràng Pháp Thoại Online của Trang Nhà Quảng Đức:

 

 

 Bốn núi vây quanh một kiếp người

Sanh già bịnh chết chẳng dừng trôi

Xoay vần thế cuộc lung lay chuyển

Lẩn quẩn trần gian biến đổi dời

Nẻo đạo huân tu nên gắng tấn

Trò đời mánh khoé hãy buông lơi

Xa lìa biển khổ về chơn tịnh

Tự tại thong dong bốn núi rời.

 

 

Kính bạch Sư Phụ, hôm nay chúng con được Sư Phụ ban giảng về Kệ Bốn Núi của Vua Trần Thái Tông. Vua dùng hình ảnh bốn mùa của thiên nhiên của  năm và biểu trưng bốn giai đoạn của một đời người: sanh, già, bệnh và chết để nhắc mình tinh tấn tu tập và sớm lên bờ giải thoát, không bị bốn ngọn núi đá tiến về tấn công và hủy diệt.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

 

Cung kính và tri ơn Sư Phụ,

Đệ tử Quảng Tịnh Tâm

(Montréal, Canada).

 


316_TT Thich Nguyen Tang_Ke Bon Nui

 

 

 

Thi Kệ Bốn Núi do Vua Trần Thái Tông biên soạn.

Trần Thái Tông (1218-1277), là vị vua đầu tiên của nhà Trần trong lịch sử Việt Nam (triều đại kéo dài đến 175 năm sau, ông cũng là một Thiền sư đắc đạo và để lại những tác phẩm Phật học vô giá cho đời sau) 


 

Con kính dâng Thầy bài trình pháp về Thi kệ Bốn Núi  đã được Thầy giảng hôm nay ( bài pháp thoại cuối  316 ) Kính bạch Thầy  Bài Thi kệ này quá tuyệt vời và sâu sắc nói lên cái thấy của người đạt đạo về lẽ vô thường của một kiếp người và  được Thầy  tóm tắt chỉ trong 1 giờ 30 phút nhưng các yếu nghĩa về ẩn dụ đã được giải thích tận tường .  Kính đảnh lễ Thầy và Kính tri ân tâm huyết Thầy đã truyền trao trong suốt 300 bài về Tổ Sư Thiền, nguyện cầu hồng ân Tam Bảo hộ trì cho sức khỏe và Vô Sư Trí Thầy vượt thời gian và không gian, Kính HH 

 

 

 

Kính ngưỡng Vua, Thiền Sư Trần Thái Tông , bậc liễu ngộ

Nhìn được ...Sinh,  Già, Bịnh,  Chết tâm huyết truyền trao

Sừng sững,, nặng đè tám mươi năm ..... bốn núi cao 

Hậu thế bao người tỉnh mộng.. ...trầm luân, khổ nạn 

( thơ HH ) 

Trong tiểu sử Vua Trần Thái Tông, chúng ta đều biết từ khi hiểu được lý đạo thâm sâu nhờ kinh Kim Cang Bát Nhã, biết được phàm là chúng sinh nhưng ai ai cũng có khả năng thành Phật.

Ngài muốn chứng tỏ rằng mình không phải là một người tầm thường chỉ muốn hưởng thụ những lạc thú cuộc đời, mà Ngài đã  vươn tới, đã không còn  đánh mất mình trong những thế giới hình sắc, thanh âm, hương vị, và cảm xúc của hưởng thụ do đó để thể hiện sự đắc ngộ của bản thân về bản thể chân như nên Ngài luôn  thao thức muốn truyền trao lại cho đời một cái gì có giá trị vĩnh cửu,  đó là phải đạt đến vô niệm để không còn tái sinh lại trong ba cõi bốn đường ..

Qua thi kệ Bốn  Núi của vua Trần Thái Tông, Ngài đã giúp ta thức tỉnh thực sự về tính cách vô thường của một đời người. 

Tứ sơn là bốn ngọn núi sinh, lão, bệnh và tử, tức là bốn cửa ải của đời người. Đánh mất một đời người trong lãng quên và trong thanh sắc để rốt cuộc không còn cơ hội tìm ra nguồn cội  tâm linh (quê hương mình)  là một điều đáng tiếc.( về lý ) 

 

Và ta sẽ không ngạc nhiên luận giải của Ngài đã sánh ngang với các bậc thiền sư bậc nhất. Vì  thi kệ Bốn Núi đã tiêu biểu và chứng minh được điều ấy, đấy cũng là tâm huyết của Ngài  như trong lời tựa của Thiền Tông Chỉ  Nam có câu 

" Trẫm thầm nghĩ: Phật không có nam bắc, mọi người đều có thể tu cầu. Tánh có trí ngu, đồng sẵn giác ngộ. Vì vậy, phương tiện dẫn dụ đám người mê, để sáng tỏ đường tắtsanh tử, là kinh điển của đức Phật chúng ta. Đặt mực thướccho đời, làm mô phạm người sau, là trọng trách các bậc Thánh trước (Tổ). Cho nên Lục Tổ nói: “Những bậc Thánh trước (Tổ) cùng Đại sư (Phật) không khác.” Nên biết giáo pháp của Phật nhờ các bậc Thánh trước truyền bá ở đời. Nay Trẫm đâu thể không lấy trách nhiệm các bậc Thánh trước làm trách nhiệm của mình, giáo pháp của Phật làm giáo pháp của mình." 

Phải chăng vì nhận thức được trọng trách của Ngài  nên bài kệ bốn núi này đã xuất hiện trong Khoá Hư Lục theo thứ tự : 

Tựa Thiền Tông Chỉ Nam 

Năm Giới 

Bốn Núi 

Nới Rộng Sắc Thân 

Rộng khuyến phát Tâm Bồ Đề 

.........và những đoạn cuối 

Khóa Lễ Sáu Thời Sám Hối v.v...

 

Và trước khi đi vào Thi kệ Bốn Núi .....Kính mời các bạn cùng suy nghiệm lại những gì từ .... vị Thiền Sư, Vua Trần Thái Tông chỉ dạy chúng ta với cái nhìn của người giác  ngộ như sau : 

" Hết thảy các người! ...Giống hệt con rối, đều nhờ sợi tơ kéo rút, đùa đến đùa đi cùng sanh một thứ, sau khi buông đi, thật là dáng chết. Tự khởi muôn việc tính toán, đều do lục tặc công phá. Chẳng lo già bệnh chết đến, chỉ thích sắc tài rượu thịt. Luống đưa đầu lằng sừng ốc, cam chịu lợi ràng danh buộc. Trọn ngày dồn sức mong cầu, tối lại trở thành mộng tưởng. Chất chứa nghiệp dơ như giếng, chẳng biết tóc bạc như sương. Một hôm bệnh nặng trầm kha, trăm năm trọn về mộng lớn. Tim gan đau đớn dường thể oán thù, thân thể ốm gầy giống như quỉ đói. Còn muốn cầu đảo sống dai, nào biết sát sanh hại mạng. Chỉ mong biết đời sống như tùng bá, đâu ngờ thân thể ví tựa nhà xiêu. Hồn phách tuy về cõi quỉ, thi hài vẫn còn ở nhân gian, tóc lông răng móng chưa kịp tiêu, đàm dãi máu me đều chảy trước. Rữa nát thì máu mủ chảy trào, hôi hám ắt xông trời xông đất, đen nám chẳng dám nhìn, xanh bầm thật đáng tởm. Chẳng luận giàu nghèo đồng vào cõi chết, hoặc để trong nhà thì giòi đục tửa sinh, hoặc ném ra đường quạ ăn chó xé. Người đời đều bịt mũi đi qua, con hiếu thì lấy chiếu mền quấn giấu. Nhặt thu hài cốt, chôn cất thịt xương. Quan quách phó cho đóm lửa ma trơi nơi hoang dã, mả mồ giao cho muôn dặm núi sông. Khi xưa tóc đen má ửng, ngày nay xương trắng tro đen. Khi mưa lệ rơi thì mây sầu thê thảm, lúc gió buồn thổi thì trăng sáng hắt hiu. Đêm vắng thì quỉ khóc thần sầu, năm dài thì ngựa giày trâu đạp. Lửa đom đóm lập lòe trong đám cỏ xanh, tiếng dế ngâm nỉ non cạnh hàng dương liễu. Bia ghi nửa chìm, rêu xanh phủ, tiều phu giậm mãi thành lối mòn. Dầu cho văn chương cái thế, giả sử tài sắc nghiêng thành, chung cuộc đâu có đường khác, cuối cùng cũng chỉ một lối đi. Mắt bị sắc dẫn trèo lên cây kiếm; tai theo tiếng lôi tiến lên núi đao; lỗ mũi ngửi toàn mùi hôi hám; trong lưỡi ăn sắt nóng nuốt hoài; thân khiếp sợ nước đồng sôi nóng dội; ý chua cay vạc dầu sôi nung nấu. Nhân gian trọn một trăm năm, trong địa ngục mới là sáng tối.

Nếu người tác gia đủ mắt, cần phải sớm gấp hồi quan chuyển thân nhảy khỏi vòng sanh tử, khoảng khảy tay cắt đứt lưới ái ân. Dù là nam hay nữ thảy đều tu được; dẫu rằng trí hay ngu trọn đều có phần. Nếu chưa đạt được Phật tâm, Tổ ý hãy trước nương trì giới tụng kinh. Đến lúc Phật cũng chẳng phải, Tổ cũng chẳng phải, thì giới gì trì, kinh nào tụng. Nơi sắc huyễn cũng là chân sắc, ở thân phàm cũng là thân Phật. Phá sáu thức làm sáu thần thông, dạo tám khổ thành tám tự tại." 

 

Trộm nghĩ : Đã có nhiều pháp thoại về  " Thi kệ Bốn Núi "do nhiều Giảng Sư thuyết và mỗi Giảng Sư  đều dựa vào bản dịch của Hoà Thượng Thích Thanh Từ ( Kính trích đoạn bên dưới ) nhưng sự cảm nhận về tính chất vô thường, bất tịnh và hư giả của cuộc đời không phải để buồn nản buông xuôi mà là để dốc lòng tinh chuyên thực hiện sự đạt ngộ thì còn tuỳ vào khả năng tu tập của mỗi người và tuỳ vào nghiệp thức nữa ......

Đây là nguyện văn bản dịch của bốn núi từ 1996 của HT Thích Thanh Từ 

 

Nguyên là, tứ đại vốn không, ngũ ấm chẳng có. Do không khởi vọng, vọng thành sắc, sắc tự chân không. Vọng ấy từ không, không hiện vọng, vọng sanh các sắc. Đã trái không sanh không hóa, mải làm có hóa có sanh. Không sanh hóa thì không hóa không sanh, có hóa có sanh nên có sanh có hóa. Hoặc sanh Thánh Hiền ngu trí, hoặc hóa vảy cánh lông sừng. Luôn luôn chìm đắm nơi bến mê, mãi mãi trôi lăn trong biển khổ. Mờ mờ mịt mịt nào biết nào hay, rối rắm lăng xăng chẳng tỉnh chẳng ngộ. Trọn là buông tâm chạy đi, đều không nắm mũi kéo về. Khiến đến qua lại sáu đường, xuống lên bốn núi. Bốn núi là: sanh, già, bệnh, chết. Nay lần lượt trình bày bốn núi để lại đời sau.

KỆ BỐN NÚI

Bốn núi cheo leo vạn khóm tùng,
Ngộ xong chẳng có, muôn vật không.
Mừng được ba chân lừa có sẵn,
Cỡi lên thúc mạnh vượt cao phong.

NÚI THỨ NHẤT

NÚI THỨ NHẤT LÀ TƯỚNG SANH. Vì sai một niệm nên hiện đa đoan. Gá hình hài nơi tinh huyết mẹ cha, nương khí âm dương dưỡng nuôi thai nghén. Trong tam tài người đứng giữa, lại hàng chí linh của muôn vật. Chẳng luận kẻ trí người ngu, đều thuộc bào thai bao bọc; hỏi chi một người trăm họ đều trong lò bễ mà ra. Hoặc mặt trời biểu hiện, vua thánh giáng sanh, hoặc các sao ứng điềm, tôi hiền xuất hiện. Văn chương quét sạch ngàn quân, võ lược chiến thắng trăm trận. Trai cậy phong tư ném quả, gái khoe sắc đẹp nghiêng thành. Một trận cười nghiêng nước, hai trận cười đổ thành. Đua danh khoe đẹp, tranh lạ đấu trân, xem ra thảy đều luân hồi, đáo để khó trốn sanh hóa.

Tướng sanh của người là mùa xuân của năm. Hanh thông đang độ tam dương, muôn vật rực màu tươi tốt. Một trời trong sáng, nơi nơi liễu thắm hoa hồng; muôn dặm phong quang, chốn chốn oanh kêu bướm lượn.

Kệ rằng:

Trời đất nấu nung vạn tượng thành,
Xưa nay không mống cũng không manh.
Chỉ sai hữu niệm quên vô niệm,
Liền trái không sanh nhận có sanh.
Mũi vướng các hương, lưỡi tham vị,
Mắt mờ chúng sắc, tai đắm thanh.
Lang thang làm khách phong trần mãi,
Ngày cách quê hương muôn dặm trình.

NÚI THỨ HAI

NÚI THỨ HAI LÀ TƯỚNG GIÀ. Hình dung thay đổi, khí huyết đã suy, dáng gầy tuổi cao, ăn uống hay sặc thường nghẹn. Tóc xanh má đỏ đổi thành tóc bạc da gà, ngựa trúc áo hoa lại thành gậy cưu xe cói. Dẫu rằng mắt sáng như Ly Lâu cũng khó phân rành màu sắc; dù cho tai thính như Sư Khoáng cũng khôn nhận rõ âm thanh. Tiều tụy như cây liễu lúc thu về, điêu linh như đóa hoa khi xuân hết. Bóng chiều vừa ngả non tây, dòng nước sắp chảy về biển đông.

Tướng già của người là mùa hạ của năm. Trời nóng đá chảy muôn vật đều khô, nắng nóng sôi vàng trăm sông sắp cạn. Hoa tàn liễu úa, bờ lạch trong vườn há còn lưu giữ. Bướm lượn oanh bay, dưới lá đầu cành già sắp tới.

Kệ rằng:

Con người kiếp sống tợ phù âu,
Thọ yểu người trời chớ vọng cầu.
Bóng ngả nương dâu, chiều sắp đến,
Thân như bồ liễu tạm qua thu.
Phan lang thuở nọ còn xanh tóc,
Lữ Vọng ngày nay đã bạc đầu.
Cuồn cuộn việc đời thôi chẳng đoái,
Vâng ô gác núi, nước trôi xuôi.

NÚI THỨ BA

NÚI THỨ BA LÀ TƯỚNG BỆNH. Tuổi đã già khọm, bệnh đến cao hoang. Chân tay mỏi mệt, mạch lạc khó thông, trăm lóng rã rời, nóng lạnh chẳng thuận. Tan mất tánh chân thường, sai lệch nguồn điều sướng. Ngồi đứng khó khăn, co duỗi đau đớn. Mạng dường ngọn đèn trước gió, thân như hòn bọt trên sông. Tâm sanh bóng quỉ lô nhô, mắt thấy không hoa lốm đốm. Hình hài gầy yếu, ai là Biển Thước thuốc thang; thân thể hao mòn, nào kẻ Lư Nhân cứu chữa. Bạn bè luống nhọc viếng thăm, anh em uổng sức nâng đỡ. Bệnh nặng nhiều tháng chẳng lành, nằm liệt nhiều tuần chưa khỏi.

Tướng bệnh của người là mùa thu trong năm. Gặp khi sương lạnh mới rơi, đến lúc cỏ cây đều héo. Rừng rậm sum sê một trận gió vàng đã lơ thơ; núi biếc non xanh, móc ngọc mới sa liền trơ trọi.

Kệ rằng:

Âm dương trái vận vốn xoay vần,
Gieo rắc tai ương đến thế nhân.
Đại để có thân thì có bệnh,
Ví bằng không bệnh cũng không thân.
Linh đơn chớ cậy trường sanh thuật,
Lương dược khó mong được sống bền.
Sớm nguyện xa lìa ma cảnh giới,
Xoay tâm về đạo, dưỡng thiên chân.

NÚI THỨ TƯ

NÚI THỨ TƯ LÀ TƯỚNG CHẾT. Bệnh càng trầm trọng mạng sắp cáo chung. Tuổi thọ mong hưởng trăm năm, thân thế trở thành giấc mộng. Thông minh trí tuệ khó trốn ngày đại hạn sắp sang. Sức mạnh oai hùng đâu chống được khi vô thường đã đến. Thiếp thuận vợ trinh trở thành đau thương đứt ruột; anh nhường em kính vội nên ly biệt suốt đời. Vật mình lăn đất, vỗ trán kêu trời. Tường hoa nhà rộng có làm chi, ngọc đụn vàng kho rồi cũng bỏ. Dạ đài mù tối, luống nghe gió bấc vi vu, tuyền hộ then gài, chỉ thấy mây sầu ảm đạm.

Tướng chết của con người là mùa đông trong năm. Càn khôn ứng Thái Tuế tròn vòng, nhật nguyệt hướng Huyền Hiều hội tụ. Âm tinh cực thịnh, khắp trời mưa tuyết bời bời, dương khí tan dần, nước tám đức đóng băng càng lạnh buốt.

Kệ rằng:

Cào đất đùng đùng trận gió hanh,
Lão ngư say tít, chiếc thuyền chành.
Bốn bề mù mịt mây sầm bóng,
Một dãy lô xô sóng cuộn ghềnh.
Theo lớp hạt mưa bay phấp phới,
Dồn nhau tiếng sét nổ đì đoành.
Giây lâu tan bụi, bên trời tạnh,
Trăng lặn lòng sông, đêm mấy canh?
             (NGÔ TẤT TỐ dịch)

Bão táp cuồng phong đất bụi bay,
Lão ngư say tít, chiếc thuyền lay.
Bốn bề mây phủ màu đen kịt,
Một dãy sóng gầm tiếng vang tai.
Sầm sập trận mưa ào ạt đổ,
Ì ầm xe sấm nổ vần xoay.
Tạm thời bụi lắng, chân trời sáng,
Trăng lặn lòng sông, canh mấy ai?

 

Lời kết : 

 

 Qua cách  sử dụng lời thơ để diễn tả Bốn núi của Vua , Thiền Sư Trần Thái Tông rất hay lại vừa khéo léo vừa văn chương khiến cho người đọc không chán mà lại thấm nhuần giáo lý một cách tuyệt vời. 

( Đức Phật Thế Tôn của chúng ta vì muốn khiến tất cả chúng sanh khai thị ngộ nhập Tri kiến Phật, chóng thành Chánh giác, song chúng sanh mê muội bản tâm, chấp chặt sắc thân năm uẩncủa chính mình bỏ gốc theo ngọn, không giác không biết, mê muội chánh nhân, lên xuống trong lục đạo) 

Thi kệ bốn núi đã nhắc lại rằng : Thế giới chúng ta đang sống và thế giới mênh mông vô tận này có bốn thời kỳ: Thành, trụ, hoại, không. Mỗi năm trong thế gian đều  có bốn mùa đến đi Xuân, hạ, thu, đông đó là sự ẩn dụ của bốn giai đoạn: Sanh, già, bệnh, chết…  một đòi người nhất định phải trãi qua, làm sao tránh được. 

Đừng " Lênh đênh làm khách phong trần mãi
Ngày hết, quê xa vạn dặm đường" 

Hãy tỉnh thức khi vô thường đến, một hơi thở ra không trở vào được thì  dù chồng có yêu thương vợ, cha mẹ thương con, họ hàng luyến tiếc cũng không thể chết thay hay làm gì được, mà chính bản thân mình phải gánh chịu.và hãy nhớ đến lời khuyên của Ngài trong Sám hối lục căn. 

"Tứ đại rã rời thôi già trẻ;

Núi khe mòn mỏi hết anh hùng.

Tóc xanh chưa thấy mầu đã bạc

Kẻ mừng mới đi mà người điếu đã tới." 

 

Kính trân trọng, 

 

 

 

Kính đa tạ Giảng Sư ...

......pháp thoại cuối trong năm lần 316 

Thi kệ Bốn Núi tuyệt tác để lại cho đời

Từ Vua, Thiền Sư Trần Thái Tông phạm hạnh cao vời

Đạt Vô Niệm khi liễu ngộ Kim Cang Bát Nhã (1) 

 

Kính tri ân Giảng Sư .... nguồn gốc chính xác KINH NÚI ĐÁ(2) 

Công án nào có ..tích truyện lừa ba chân (3) 

Thế nào Phong từ ném quả ...nam tử  Phan An (4) 

Khương Tử Nha, Lữ Vọng ... núi thứ hai nhắc đến (5) 

Diễn tả về chim cưu, xe cói ..đa thọ thời...đôi lúc thẹn (6) 

 

Dù Biển Thước tài ba xuất hiện .....

.....làm sao chống được núi thứ  ba 

Và  núi thứ tư...khó thoát Tử thần Ma

Kinh Đại  Niết Bàn ... Phật dạy về căn mạng (7) 

 

Học thi kệ  ....suy nghiệm và tự thán ...

Đến bao giờ được như Ngài ...tự tại thanh thản ? 

Sáu giác quan thu thúc từng mỗi sát na

Đạt vô niệm, vô trụ ...vui hát khúc hoan ca

Đạt Vô Sanh ...." trong cái Thấy chỉ là cái Thấy !" 

 

Lời nhắn nhủ ...phát xuất từ Đức Thế Tôn chỉ dạy 

Kinh Bahiya và nhiều tích truyện khác nhau

Lý duyên sinh ...ái, thủ,  hữu vướng mắc mong cầu 

Liễu tri được .....trăm,ngàn người  khó gặp  một ! 

 

 Mãi  lênh đênh trong ...vòng luân hồi trói buộc 

Mấy ai nhớ  được kiếp người ... bọt nước phù du 

Mấy ai được nghe lời vàng chỉ dẫn  khuyến tu 

Nên cuồng phong mưa  bão nhận chìm khó thoát !

 

Kính tán dương Vua, Thiền  Sư Trân thái Tông ...tuệ giác ! 

Đã về , đã tới.... chiêm nghiệm rõ Lý Không 

Trèo lên núi cao ngất ngưỡng ..thỏa tấc lòng

Mù sương biến mất ...ánh thái dương rực rỡ ! 

 

Huệ Hương

 Sydney 30/11/2021 

thich nguyen tang (10)thich nguyen tang (11)thich nguyen tang (12)thich nguyen tang (15)thich nguyen tang (16)thich nguyen tang (17)

 



 

Chú thích : 

(1) Từ " Ưng Vô Sở Trụ nhi sanh kỳ Tâm nên Ngài đã có cái nhìn tương tự như Lục Tổ . Lục Tổ nói về hạnh vô niệm như sau:

“Sao gọi là vô niệm? Nếu thấy hết thảy các pháp mà tâm chẳng bám nhiễm, đó là vô niệm. Dùng thì khắp tất cả chỗ mà cũng chẳng dính mắc tất cả chỗ. Chỉ thanh tịnh lấy bản tâm, khiến sáu thức ra sáu cửa, ở nơi sáu trần chẳng ô nhiễm tạp loạn. Đến đi tự do, ứng dụng thông suốt không trệ, đó là Bát-nhã tam-muội, tự tại giải thoát, gọi là hạnh vô niệm. Còn nếu như trăm sự chẳng nghĩ đến, thường khiến cho niệm dứt tuyệt, đó là pháp trói buộc, cũng gọi là biên kiến.

Các thiện tri thức! Ngộ pháp vô niệm thì muôn pháp đều thông suốt. Ngộ pháp vô niệm thì thấy cảnh giới của chư Phật. Ngộ pháp vô niệm thì đến đất Phật”.

Ở một đoạn khác, ngài nói:

“Vô niệm là nơi niệm mà vô niệm… Nơi các cảnh tâm chẳng nhiễm, gọi là vô niệm. Ở ngay nơi niệm của mình mà thường lìa các cảnh, chẳng ở nơi cảnh mà sanh tâm. Còn như trăm sự chẳng nghĩ đến, trừ bỏ hết các tư tưởng, tư tưởng dứt hết thì chết, rồi thọ sanh nơi khác, ấy là lầm to. Kẻ học đạo cần phải suy nghĩ điều đó.

Vì sao lập vô niệm làm tông? Chỉ vì người mê miệng nói thấy tánh, mà ở nơi cảnh có niệm, từ nơi niệm bèn sanh khởi tà kiến. Hết thảy vọng tưởng trần lao từ đó sanh ra, nhưng tự tánh vốn không có một pháp gì để có thể đắc. Nếu có chỗ đắc rồi vọng nói là họa là phước, thì đó chính là tà kiến trần lao. Cho nên pháp môn này lấy vô niệm làm tông.

Các thiện tri thức! Vô là không có sự gì? Niệm, là niệm cái gì? Vô là không có hai tướng, không có tâm các thứ trần lao. Niệm là niệm bản tánh Chân Như. Chân Như là thể của niệm. Niệm là dụng của Chân Như. Tự tánh Chân Như khởi niệm. Chân Như có thật tánhnên mới khởi niệm. Chân Như mà không có thì mắt tai sắc thanh hoại diệt tức thời.

 

(2) 

kinh Tạp A-hàm bài 1147 có nói về bốn núi. Tạng Pali kinh Tương Ưng Bộ bài 136 (Hòa thượng Minh Châu dịch) cũng nói về bốn núi. Một hôm vua Ba-tư-nặc đi chinh phạt loạn quân ngoài biên giới, đánh thắng kéo quân về đến gần tinh xá của Phật ông dừng quân lại, đích thân đến lễ Phật. Phật hỏi: Đại vương đi đâu về xem có vẻ nhọc nhằn? Vua bạch: Con đi chinh phạt bọn ngoại xâm, vừa chiến thắng trở về. Khi nói nhà vua hiện ra kiêu khí của người thắng trận. Đức Phật hỏi: Này Đại vương, nếu có người ở phương đông đến thưa thế này: Tôi thấy một ngọn núi từ phương đông lăn lần lần về đây, lăn đến đâu nghiền nát cỏ cây người vật ở đó. Lại có một người phương nam tới cũng tâu: Đại vương có một ngọn núi ở phương nam đang lăn về đây, tới đâu nó đều nghiền nát cây cỏ người vật. Lại phương tây, phương bắc, mỗi phương có một ngọn núi đang lăn về, lăn đến đâu cây cỏ người vật đều bị nghiền nát. Nếu có người báo bốn ngọn núi đang lăn về, tàn sát cây cỏ, người, vật thì Đại vương sẽ cử đội quân nào để đi chinh phục chúng? Nhà vua bạch: Dầu đội quân có tài trăm trận trăm thắng đi nữa cũng không thể nào chinh phục được bốn núi đó. Phật bảo: Bốn núi đó là sanh, già, bệnh, chết. Dầu cho ai tài giỏi đến đâu, dũng mãnh đến đâu cũng không thắng được, không chinh phục được sanh, già, bệnh, chết mà đều bị chúng nghiền nát. Nghe như thế kiêu khí của nhà vua không còn nữa. Đó là ý nghĩa bốn núi.

 


(3)

Con lừa ba chân xuất xứ từ câu chuyện của ngài Dương Kỳ Phương Hội, đệ tử ngài Từ Minh. Sử Trung Hoa ghi rõ: Có người tới hỏi ngài Dương Kỳ: Thế nào là Phật? Ngài đáp: Con lừa ba chân chạy tứ tung. Ngài Trần Thái Tông mượn câu chuyện đó, nói có sẵn lừa ba chân cỡi chạy thẳng lên ngọn núi cao phong. Trong nhà Thiền, nói đến chỗ cứu kính, đó là chỗ vô lý hay phi lý. . Đó là cách nói nhà thiền

(4)

Phan Nhạc sớm nổi tiếng là có tài năng, được đồng hương khen là kỳ đồng, trở thành mạc liêu của Tuân Úc, Giả Sung, cử Tú tài. [TT 2]

Nhưng Phan Nhạc không được dùng, thành ra mất 10 năm không làm gì, rồi được nhận chức Hà Dương [5] huyện lệnh. Phan Nhạc thấy bọn danh sĩ cùng lứa là Sơn Đào, Vương Tế, Bùi Giai được Tấn Vũ đế sủng hạnh, ông rất lấy làm uất ức và bất mãn. [TT 3] Sau này ông được chuyển làm Hoài huyện lệnh. [TT 4] Ở cả hai nơi này, Phan Nhạc siêng năng làm việc, có chánh tích, nên được gọi về kinh đô, làm Thượng thư Độ chi lang, rồi thăng làm Đình úy bình. Sau đó Phan Nhạc phạm lỗi nên chịu miễn quan. [TT 5]

Ngoại thích Dương Tuấn phụ chánh, lấy Nhạc làm Thái phó chủ bộ. Sở vương Tư Mã Vĩ giết Dương Tuấn, bức hại thủ hạ của ông ta. Trưởng sử của Vĩ là Công Tôn Hoành thuở hàn vi từng được Phan Nhạc chu cấp, nên cầu xin cho ông, vì thế Nhạc chỉ bị trừ danh. Ít lâu sau, Phan Nhạc được làm Trường An lệnh, rồi được triệu về kinh, bổ làm Bác sĩ, chưa nhận chức thì mẹ mất, nên chịu miễn quan. Sau đó Phan Nhạc được làm Trứ tác lang, chuyển làm Tán kỵ thị lang, thăng làm Cấp sự hoàng môn thị lang. [TT 6]

Trong lúc tình hình nhiều biến động, Phan Nhạc bộc lộ tính khí khinh suất nóng nảy, liều lĩnh đầu cơ chánh trị, cùng bọn Thạch Sùng nịnh hót ngoại thích Giả Mật (cháu ngoại của Giả Sung), trở thành người đứng đầu của 24 người bạn của Mật. [TT 7]

Triệu vương Tư Mã Luân giết hoàng hậu Giả Nam Phong, giành quyền phụ chánh, trọng dụng tâm phúc là Tôn Tú. Khi xưa Tôn Tú từng làm tiểu lại ở quận Lang Da, Phan Nhạc ghét thói xảo quyệt của hắn, nhiều lần đánh đập làm nhục, khiến hắn ngậm hờn, vu cáo Phan Nhạc với bọn Thạch Sùng mưu phản, rồi tru di tam tộc của ông, đến phụ nữ cũng không tha. Nhà họ Phan chỉ có con trai của Phan Thích là Phan Bá Vũ trốn thoát, mẹ của Nhạc và con gái của Phan Báo được chiếu chỉ tha chết. [TT 8]

Thành tựu về chánh trị của Phan Nhạc chỉ có thời gian làm Lệnh của 2 huyện, nhưng thành tựu về văn chương của ông thì rất đáng kể

(5)Khương Tử Nha vốn họ Khương tên Thượng, tự Tử Nha. Tổ tiên ông từng được phong đất Lã, do đó ông được gọi là Lã Thượng. Ông là công thần khai quốc triều Tây Chu, là người sáng lập ra văn hóa Tề. Ông cũng là một nhà thao lược, nhà quân sự và nhà chính trị. Các gia phái Nho, Đạo, Pháp, Binh, Tung hoành đều coi ông là nhân vật của gia phái mình, do đó ông được tôn là “Bách gia tông sư”.

Trước khi phò tá Chu Văn Vương, cuộc sống của Khương Tử Nha vô cùng lao đao, gập ghềnh nhiều gian nan. Năm 32 tuổi, do triều Thương chiến tranh không dứt, để tránh tai họa, ông lên núi tu Đạo. Trải qua 40 năm khổ tu, đến năm 72 tuổi ông mới xuất sơn. Sau khi xuất sơn, do tuổi cao, lại không có sở trường về nghề nào, ông đành tạm thời sống nhờ nhà bạn bè. Để mưu sinh ông đã phải đan sọt tre, hoặc xay tiểu mạch thành bột đem đi chợ phiên bán. Ông cũng đã mở quán ăn, đã bán trâu bò lợn dê, bói mệnh cho người ta… Nhưng lần nào cũng chẳng kéo dài được, đều thất bại. Do đó ông bị vợ chê cười, châm chọc.

Sau này, ông đảm nhiệm chức vụ Đại phu dưới tay Trụ Vương. Nhưng Trụ Vương hoang dâm tửu sắc, bạo ngược vô đạo, lệnh cho ông giám sát xây dựng Lộc Đài. Khương Tử Nha xem bản vẽ, phát hiện ra Lộc Đài cao 4 trượng 9 thước (khoảng 15 m), trên làm nhà quỳnh lầu ngọc, điện đài mái cong, còn dùng mã não lát thành lan can, đá quý trang sức rường cột.

(6)

Chim cưu hay chim dodo (tên khoa học: Raphus cucullatus) hay là một loài chim không biết bay đặc hữu của đảo Mauritius(Mô-ri-xơ) ở phía đông Madagascar, Ấn Độ Dương. Dodo cùng với họ hàng gần nhất của chúng là loài Pezophaps solitaria tạo nên phân họ Raphinae của họ Columbidae (bồ câu) và cả hai đều đã tuyệt chủng. Loài có quan hệ gần nhất với dodo còn tồn tại là bồ câu Nicobar. Con người đã từng nghĩ rằng dodo trắng có mặt trên hòn đảo Réunion gần đó, vấn đề này hiện là không rõ ràng liên quan tới loài Threskiornis solitarius (cò quăm Réunion) và những bức họa về dodo trắng.

Hiện nay đã tuyệt chủngVề thời điểm tuyệt chủng của dodo có một vài tranh cãi. Lần cuối cùng con người còn nhìn thấy dodo được phần đông đồng tình là vào năm 1662, đó là thủy thủ Volkert Evertsz trên con tàu Hà Lan Arnhem bị đắm. Evertsz thuật lại hoạt động săn bắt loài chim này trên một hòn đảo nhỏ ngoài khơi Mauritius mà nay được gợi ý là đảo Amber:

 

 

(7) Trong kinh ĐẠI BÁT NIẾT BÀN, Đức Phật có luận giải về sự chết một cách cụ thể hơn: “Tử là bỏ thân đã thọ. Bỏ thân cũng có hai: một là căn mạng hết chẳng phải phước hết, hai là phước hết chẳng phải mạng hết, ba là phước mạng đều hết. Duyên ngoài chết cũng có ba: Một là chẳng phải phần tự hại mà chết; hai là bị kẻ khác hại chết; ba là do mình và kẻ khác mà chết”.

 

“Luận về sự chết là chổ hiểm nạn, không gì giúp đở, đi đường xa xôi mà không bạn bè, ngày đêm đi luôn chẳng biết bờ mé, sâu thẳm tối tăm, không có đèn đuốc, nó vào không cửa nẻo mà có chỗ nơi, dầu không chỗ đau đớn nhưng chẳng thể chữa lành, nó qua không ai ngăn nỗi được, nó đến không thể thoát được, không phá phách gì mà thấy người sầu khổ, nó không phải màu sắc xấu xa mà làm cho người kinh sợ. Nó ở bên thân người mà chẳng ai hay biết được”

 

Có thể nói cái chết là nỗi kinh hãi đối với mọi người. Ngay cả những người hàng ngày trong cuộc sống gặp những điều không được như ý, có lúc mơ ước thèm một cái chết, nhưng khi thần chết đến thì tâm thức chắc chắn hiện lên nỗi hoảng loạn điên đảo.

 

Trần Thái Tông đã trầm tĩnh chủ động nhận diện diễn tiến về tướng chết: “Bệnh não càng nặng, tính mệnh hầu tàn. Tuổi thọ kia luống hẹn trăm năm, thân thế bỗng thành một giấc mộng. Thông minh sáng suốt tránh sao được đại hạn tới ngày. Khoẻ mạnh oai hùng chống sao nổi với vô thường thời tới. Vợ trinh thiếp thuận, trở nên những cảnh đau thương. Em kính anh hiền thôi cũng đôi đường cách biệt. Vật mình vỗ đất, đập đầu gào trời, tường hoa nhà rộng để làm chi? Chứa ngọc chất vàng làm gì được nữa. Đài điếm kín khép những nghe gió bấc ào ào. Cửa suối nhặt cài chỉ thấy mây sầu thảm đạm”.

 

Và Tướng chết của con người là mùa đông trong năm. Càn khôn ứng Thái Tuế tròn vòng, nhật nguyệt hướng Huyền Hiều hội tụ. Âm tinh cực thịnh, khắp trời mưa tuyết bời bời, dương khí tan dần, nước tám đức đóng băng càng lạnh buốt.

Nước tám đức là bát công đức thủy, tám đức gồm có: 

Một là đức trong sạch, 

hai là đức sanh mát, 

ba là đức ngọt ngào, 

bốn là đức mềm nhẹ, 

năm là đức thấm nhuần, 

sáu là đức an hòa, 

bảy là đức trừ đói khát, 

tám là đức nuôi lớn các căn. 

Câu này nói: Phần âm cực thịnh nên khắp trời mưa tuyết, khí dương tan dần nên nước tám đức bị đóng băng lạnh buốt.

Cái chết, đối với Phật giáo là sự chấm dứt của đời sống tâm-vật-lý của một cá nhân. Chết là sự diệt tắt của bốn yếu tố: sinh lực, đời sống tâm - vật lý, hơi nóng và thức. Nếu tướng Sinh là báo hiệu sự hiện hữu của một đời người, thì tướng Chết là báo hiệu  sự chấm dứt của một đời người. Tướng già, tướng bệnh chỉ là gạnh nối, là khoảng giữa biến dạng của một đời người. Cũng như mùa xuân là dấu hiệu bắt đầu năm mới, mùa đông là dấu hiệu cho sự kết thúc của một năm, mùa hạ và mùa thu là khoảng giữa; là sự chuyển tiếp trong năm. Thời gian là một vòng quay bất tận, con người không thoát khỏi quy luật chi phối của thời gian.

 









🙏🙏🙏🌹🥀🌷🍀🌷🌸🏵️🌻🌼🍁🌺🍀🌹🥀🌷🌸🏵️

thieu lam tu

Trở về Mục Lục Bài giảng của

TT Nguyên Tạng về Chư Vị Thiền Sư Trung Hoa

🙏🙏🙏🌹🥀🌷🍀🌷🌸🏵️🌻🌼🍁🌺🍀🌹🥀🌷🌸🏵️
facebook

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
25/05/2021(Xem: 20678)
Chủ đề: Thiền Sư Nguyên Thiều Siêu Bạch (1648-1728) (Đời thứ 37 sau Lục Tổ Huệ Năng, Tổ Thứ 33 của Tông Lâm Tế) Ngài là vị Tổ truyền bá Thiền phái Lâm Tế vào Miền Trung Việt Nam đầu tiên vào cuối thế kỷ thứ 17. Thời Pháp Thoại thứ 238 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Ba, 25/05/2021 (14/04/Tân Sửu) 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Tịch tịch kính vô ảnh Minh minh châu bất dung Đường đường vật phi vật Liêu liêu không vật không. Dịch thơ: Lặng lẽ gương không chiếu bóng Sáng trưng ngọc chẳng thu hình Rõ ràng vật không phải vật Mênh mông không chẳng là không. (Bài kệ thị tịch của Thiền Sư Nguyên Thiều Siêu Bạch (1648-1728) do Sư Ông Nhất Hạnh dịch Việt 💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼🌺🍀💐🌼 Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, France) - 02
20/05/2021(Xem: 19942)
Thiền Sư Mộc Trần Đạo Mân (1596-1674) Tổ thứ 68 (tính từ Sơ Tổ Ca Diếp), Đời thứ 35 sau Lục Tổ Huệ Năng và cũng là Tổ thứ 31 của Thiền Phái Lâm Tế. Thời Pháp Thoại thứ 236 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Năm, 20/05/2021 (09/04/Tân Sửu) 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Lĩnh Nam thường hiện bậc thâm uyên Hoằng Giác đại sư đợi đủ duyên Nối Pháp Tây Thiên truyền ấn tín Tiếp dòng Đông Chấn hóa Trung Nguyên Nghìn sông, trăng chiếu lìa điềm báo Vạn dặm, mây trôi vẫn lặng yên Tám đạt, bảy thông luôn tự tại Hàng Tô dạo đến Triệu cùng Yên. (Bài thơ tán thán công hạnh của Thiền Sư Mộc Trần Đạo Mân (1596-1674) của Hòa Thượng Hư Vân, do HT Minh Cảnh dịch Việt)💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼🌺🍀💐🌼 Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, France) - 02:45
18/05/2021(Xem: 12852)
Thiền Sư Mật Vân Viên Ngộ (1566-1642) Tổ thứ 67 (tính từ Sơ Tổ Ca Diếp), Đời thứ 34 sau Lục Tổ Huệ Năng và cũng là Tổ thứ 30 của Thiền Phái Lâm Tế. Thời Pháp Thoại thứ 235 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Ba, 18/05/2021 (07/04/Tân Sửu) 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Lâm Tế môn phong thích dụng thiền Không như Huyễn Hữu vẫn y nhiên Đồng Quan trên đỉnh gầm vang tiếng Hương Thủy biển sâu sóng võ triền Diện mục tỏ rồi ra là thế Bản lai gìn giữ chớ mù điên Nhiệm mầu nào biết nơi chân giác Mở miệng lầm sai dễ lụy phiền. (Bài thơ tán thán công hạnh của Thiền Sư Mật Vân Viên Ngộ (1566-1642) của Hòa Thượng Hư Vân, do HT Minh Cảnh dịch Việt)💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼🌺🍀💐🌼 Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigo
16/05/2021(Xem: 16746)
Thiền Sư Huyễn Hữu Chánh Truyền (1549-1614) Tổ thứ 66 (tính từ Sơ Tổ Ca Diếp), Đời thứ 33 sau Lục Tổ Huệ Năng và cũng là Tổ thứ 29 của Thiền Phái Lâm Tế. Thời Pháp Thoại thứ 234 của TT Nguyên Tạng từ chùa Pháp Hoa, Adelaide, Nam Úc từ 6.45am, Thứ Ba, 15/05/2021 (04/04/Tân Sửu) 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Chánh Truyền Huyễn Hữu xem đèn hoa Tiếng vỡ dòn tan chợt tỏ ra Liễu ngộ Tiếu Nham trình sở chứng Nghi tình dứt đoạn ngữ ngôn xa Toàn thân bừng sáng chân tâm hiện Một niệm chẳng sanh vạn mối hòa Chảy ngược Hoàng Hà rồng tưới nước Tươi nhuần ngũ cốc đất bao la. (Bài thơ tán thán công hạnh của Thiền Sư Huyễn Hữu Chánh Truyền (1549-1614) của Hòa Thượng Hư Vân, do HT Minh Cảnh dịch V
13/05/2021(Xem: 16861)
Thiền Sư Tiếu Nham Đức Bảo (1512-1581) Tổ thứ 65 (tính từ Sơ Tổ Ca Diếp), Đời thứ 32 sau Lục Tổ Huệ Năng và cũng là Tổ thứ 28 của Thiền Phái Lâm Tế. Thời Pháp Thoại thứ 233 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Năm, 13/05/2021 (02/04/Tân Sửu) 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Người quyết công phu phải tập thiền Rửa rau, vo gạo vẫn điềm nhiên Cột tâm một chỗ tâm càng sáng Tán niệm muôn nơi, chuốc lụy phiền Sưởi ấm mới tường chân thật nghĩa Uống nước hay rằng lạnh xung thiên Như Lai chẳng đến không đi lại Lũ chột rờ voi chấp triền miên. (Bài thơ tán thán công hạnh của Thiền Sư Tiếu Nham Đức Bảo (1512-1581) của Hòa Thượng Hư Vân, do HT Minh Cảnh dịch Việt)💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼🌺🍀💐🌼 Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, France) - 02:45
11/05/2021(Xem: 18577)
Thiền Sư Vô Văn Minh Thông (1480-1543) Tổ thứ 64 (tính từ Sơ Tổ Ca Diếp), Đời thứ 31 sau Lục Tổ Huệ Năng và cũng là Tổ thứ 27 của Thiền Phái Lâm Tế. Thời Pháp Thoại thứ 232 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Ba, 11/05/2021 (27/03/Tân Sửu) 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Cảm thọ khổ vui vốn bởi tâm Cớ sao vọng chấp hướng xa tầm Vô minh chướng ngại gương tròn sáng Hữu lậu đọa sa bọt sóng ngàn Mê ngộ thị phi đều chấp ngã Niết bàn sanh tử bởi sai lầm Thạch hương miếu dụ chân diện mục Tánh giác muôn đời vẫn thậm thâm. (Bài thơ tán thán công hạnh của Thiền Sư Vô Văn Minh Thông (1850-1543) của Hòa Thượng Hư Vân, do HT Minh Cảnh dịch Việt) 💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼🌺🍀💐🌼 Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Sa
08/05/2021(Xem: 16534)
Chủ đề: Thiền Sư Thiên Kỳ Bản Thụy, Tổ thứ 63 (tính từ Sơ Tổ Ca Diếp), Đời thứ 30 sau Lục Tổ Huệ Năng và cũng là Tổ thứ 26 của Thiền Phái Lâm Tế. Thời Pháp Thoại thứ 231 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Bảy, 08/05/2021 (27/03/Tân Sửu) 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Bản Thụy gầm vang với Bảo Phong Khởi tranh có có lại không không Đối đầu gậy hét Phật chưa tỏ Thẳng cẳng đá tung chốn thất ông Việc làm quân tử từ nay hết Anh hùng nghiệp cả sớm thành công Từ xưa tông chỉ chưa từng biết Xứ diệt, tâm không tiếng sắt đồng. (Bài thơ tán thán công hạnh của Thiền Sư Thiên Kỳ Bản Thụy của Hòa Thượng Hư Vân, do HT Minh Cảnh dịch Việt)💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼🌺🍀💐🌼 Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vi
06/05/2021(Xem: 17774)
Thiền Sư Bảo Phong Minh Tuyên (?-1472) Tổ thứ 62 (tính từ Sơ Tổ Ca Diếp), Đời thứ 29 sau Lục Tổ Huệ Năng và cũng là Tổ thứ 25 của Thiền Phái Lâm Tế. Thời Pháp Thoại thứ 230 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Năm, 06/05/2021 (25/03/Tân Sửu)
04/05/2021(Xem: 15052)
Thiền Sư Hải Chu Phổ Từ (1355-1450) Tổ thứ 61 (tính từ Sơ Tổ Ca Diếp), Đời Đời thứ 27 sau Lục Tổ Huệ Năng và cũng là Tổ thứ 24 của Thiền Phái Lâm Tế. Thời Pháp Thoại thứ 229 của TT Nguyên Tạng Lúc: 6.45am, Thứ Ba 04/05/2021 (23/03/Tân Sửu) 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Tô Hàng, vùng đất mãi sum vinh Long tượng nơi này vẫn xuất sinh Đối mặt hỏi liền dường khó đáp Xoay lưng lò vỡ, dứt vô minh Trăng treo lơ lửng soi nghìn dặm Sao sáng khắp nơi chiếu vạn hình Thay thế Đông Minh hoằng tổ nghiệp Như dòng tế thủy giữ tông kinh. (Bài thơ tán thán công hạnh của Thiền Sư Hải Chu Phổ Từ (1355-1450) của Hòa Thượng Hư Vân, do HT Minh Cảnh dịch Việt)💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼🌺🍀💐🌼 Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ
29/04/2021(Xem: 19363)
Thiền Sư Thiền Sư Bảo Tạng Phổ Trì, Đời thứ 26 sau Lục Tổ Huệ Năng và cũng là Tổ thứ 22 của Thiền Phái Lâm Tế. Thời Pháp Thoại thứ 227 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Năm, 29/04/2021 (18/03/Tân Sửu) 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Gia phong đánh hét thật khô khan Văn tự ngữ ngôn, khéo luận bàn tay đấm Đại Ngu bày thật tướng Chân phi Hoằng Bá, rõ tương quan Vạn Phong môn hạ toàn sư tử Chót đỉnh Linh Sơn, rợp đại bàng Tàn cuộc tử sanh bừng tỉnh mộng Lối về tự tại thật an nhàn. (Bài thơ tán thán công hạnh của Thiền Sư Bảo Tạng Phổ Trì của Hòa Thượng Hư Vân, do HT Minh Cảnh dịch Việt)💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼🌺🍀💐🌼 Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]