Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thiền Sư Tuyết Nham Tổ Khâm (?-1287) Tổ thứ 17 của Thiền Phái Lâm Tế. 🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂

15/04/202108:27(Xem: 18315)
Thiền Sư Tuyết Nham Tổ Khâm (?-1287) Tổ thứ 17 của Thiền Phái Lâm Tế. 🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂




Nam Mô A Di Đà Phật
Kính bạch Sư Phụ

Bạch Sư Phụ, hôm nay chúng con được học về Thiền Sư Tuyết Nham Tổ Khâm, Ngài thuộc đời thứ 21 sau Lục Tổ Huệ Năng, và cũng là Tổ thứ 17 của Thiền phái Lâm Tế. Tuyết Nham là địa danh và Tổ Khâm là đạo hiệu của Ngài.

Thiền sư Tuyết Nham Tổ Khâm là Sư là đệ tử của Thiền sư Vô Chuẩn Sư Phạm, dưới sư có nhiều vị đệ tử nối pháp tài ba như các Thiền Sư Cật Yêm Tông Hâm, TS Linh Sơn Đạo Ấn, TS Vô Cực Trí Nhiên, TS Thiết Ngưu Trì Địa và TS Cao Phong Nguyên Diệu (tổ thứ 18 của tông Lâm Tế). Ngài họ Tổ, quê ở Vụ Châu, Tỉnh Chiết Giang, có thuyết nói là Ngài sinh tại Chương Châu, Tỉnh Phúc Kiến.

Lên 5 tuổi Ngài phát tâm xuất gia, hẳn là ngài có túc duyên từ kiếp quá khứ. Ngài tuy còn nhỏ nhưng tánh hạnh chững chạc, điềm đạm nên được Sư Phụ cho làm thị giả, nên ngài có cơ hội nghe Sư Phụ giảng pháp, trả lời câu hỏi của thiền khách, nhân đây mà ngài biết được câu chuyện của Thiền Tông và chuyên tâm ham thích tọa thiền.

Sư phụ giải thích chi tiết về "câu chuyện thiền tông" rất hay, con chỉ ghi vắn tắt như sau: Thiền-tông dịch từ chữ Phạn: Dhyana/channa, là Thiền-na, nghĩa là "tịnh lự", làm vắng lặng dòng suy tư đang vọng tưởng của bản thân mình; Thiền-na còn được gọi là " Định Tuệ Đẳng Trì", là phương pháp gìn giữ định & tuệ); Thiền na còn gọi là: Samatha & Vipassana, là " Chỉ quán đồng tu", là phương pháp thiền chỉ và thiền quán. Thiền chỉ là dừng lại mọi tán loạn, vọng tưởng; thiền quán dùng trí tuệ để chặt đứt phiền não.

Thiền Tông truyền vào Trung Hoa do Sơ Tổ Bồ Đề Đạt Ma gồm đủ 4 yếu tố:
1/ Bất lập văn tự
2/ Giáo ngoại biệt truyền
3/Trực chỉ nhơn tâm
4/ Kiến tánh thành Phật

Sư phụ cũng khuyên quý Phật tử theo gương của Thiền Sư Tuyết Nham Tổ Khâm, mỗi ngày dành thời gian để tọa thiền:

Tọa thiền 2 phút: là thần dược, cải thiện tâm tánh, ít giận hờn
Tọa thiền 5 phút: có giá trị bằng 1 giấc ngủ sâu
Tọa thiền 15 phút: lợi ích vô biên, có thể tóm tắt 3 lợi ích như sau: 1/thanh lọc toàn thân, thận, phổi, tim mạch ổn định
2/sửa lại vóc dáng, giảm cân, có thể giảm 40% cortisol hormon
3/Phiền muộn tận diệt, trí tuệ phát sanh.

Năm 16 tuổi, ngài thọ giới cụ túc, được đặc cách sớm 4 năm.
Năm 18 tuổi, ngài lên đường du phương tham vấn những vị thiền sư.

Cuối cùng, Ngài đến pháp hội Kính Sơn của Thiền sư Vô Chuẩn Sư Phạm nhập chúng tu học. Khi TS Vô Chuẩn nêu câu thoại “Chủ nhân ông”, Sư có tỏ ngộ được chút thiền vị, nhưng đến câu “Lỗ mũi nạp Tăng” và “Nanh vuốt Phật Tổ” thì Sư không đáp được. Sư tham chỗ gút mắc nghi tình này suốt mười năm trời nhưng vẫn chưa ngộ được đại ý.

Sư Phụ giải thích, chủ nhân ông là bản lại diện mục của mỗi người. Sư phụ có nhắc lời Phật dạy trong Kinh Tăng Chi Bộ rằng: “Ta là chủ nhân ông của nghiệp, là kẻ thừa tự của nghiệp, nghiệp là thai tạng, nghiệp là quyến thuộc, nghiệp là điểm tựa. Phàm nghiệp nào sẽ làm, thiện hay ác, ta sẽ thừa tự nghiệp ấy".

Ba nghiệp lắng thanh tịnh, thì cùng Phật về Tây phương.

Nghiệp phát sanh từ thân khẩu ý. Ý nghĩ phát ra lời nói và hành động. Ý nghiệp là chủ nhân ông của đời mình.

Thiền tông tĩnh lự là làm vắng lặng nghiệp. Tịnh tông niệm Phật, Mật tông, trì chú cũng là phương cách giữ tâm thanh tịnh.


Sau đó ngài Tuyết Nham Tổ Khâm đến Chùa A Dục ở núi Thiên Mục, thấy Phật điện, Ngài liền bước đến, ngẩng đầu mở mắt ra, chợt đụng phải cây bách cổ thụ, ngay lúc đó những nghi tình từ trước đến nay đều vỡ vụn và hoát nhiên đại ngộ, nên ngài được Thiền sư Vô Chuẩn Sư Phạm ấn chứng và truyền pháp để nối dòng Lâm Tế.

Vào tháng 8 năm đầu (1253) niên hiệu Bảo Hựu, Ngài bắt đầu khai mở đạo tràng thuyết pháp tại Chùa Long Hưng, thuộc Đàm Châu, Tỉnh Hồ Nam. Rồi sau đó Ngài lần lượt trụ trì qua nhiều ngôi tùng lâm như:

1/Chùa Đạo Lâm ở Tương Tây, Tỉnh Hồ Nam.
2/Nam Minh Phật Nhật Thiền Tự ở Xử Châu, Tỉnh Chiết Giang
3/Tiên Cư Hộ Thánh Thiền Tự ở Đài Châu, Tỉnh Chiết Giang
4/Quang Hiếu Thiền Tự ở Hồ Châu, Tỉnh Chiết Giang

Sư thượng đường dạy chúng: “Thời giờ không đợi người, một chớp mắt đã qua đời khác, lúc thân thể còn tráng kiện sao không dốc chí học hỏi cho thấu nguồn tột đáy”.

Sư Phụ giải thích: lời của Ngài tương tự như lời của Tổ Quy Sơn Linh Hựu trước kia “Đạo sư hữu sắc, giới húc Tỷ Kheo, tiến đạo nghiêm thân, tam thường bất túc. Nhân đa ư thử, đam vị bất hưu, nhật vãng nguyệt lai, táp nhiên bạch thủ”.

Có nghĩa là:

“Đấng đạo sư có lời dạy, răn nhắc chúng đệ tử Tỳ Kheo: “muốn tiến đạo nghiêm thân, ba việc thường ngày chớ đầy đủ. Người thời nay phần nhiều mê đắm không thôi, ngày qua tháng lại, thoạt nhiên đầu bạc”.

Sư phụ cũng nhắc lời của một triết gia Tây Phương về sự quý giá của thời gian trong đời của mình rằng: “Thời gian miễn phí, nhưng nó vô giá. Bạn không thể sở hữu nó, nhưng bạn có thể sử dụng nó. Bạn không thể giữ nó, nhưng bạn có thể tiêu nó. Một khi bạn đánh mất nó, bạn không bao giờ có thể lấy lại." ( Harvey MacKay)

Và cuối cùng sư đến trụ trì tại Ngưỡng Sơn Thiền Tự ở Viên Châu, Tỉnh Giang Tây, Vua nhà Nguyên là Hốt Tất Liệt vì kính trọng đạo hạnh của Ngài nên ban cho tử y ca sa.

Sư Phụ kể giai thoại lịch sử lúc đó như sau: Hốt Tất Liệt từ Mông Cổ xâm chiếm Trung Hoa và lập ra nhà Nguyên. Hốt Tất Liệt là cháu nội của Thành Cát Tư Hãn.

Thành Cát Tư Hãn là người sáng lập ra Đế quốc Mông Cổ sau khi hợp nhất các bộ lạc độc lập ở vùng đông bắc châu Á vào năm 1206.Ông là một nhà quân sự lỗi lạc và có ảnh hưởng nhất lịch sử thế giới, ông được người Mông Cổ kính trọng. Thành Cát Tư Hãn đem quân đi xâm chiếm khắp Á Châu để bành trướng lãnh thổ của Mông Cổ, đặc biệt ông có công mang Phật Giáo đến tận Châu Âu, bằng chứng là đất nước Hungary hiện nay còn di tích lịch sử tên của thủ đô nước này có tên gọi là “Budapest” (Kính mời xem thêm bài này)

Năm 1287, Sư an nhiên thị tịch, thọ thế 70 tuổi. Sư để lại cho đời tác phẩm “Tuyết Nham Ngữ Lục”.

Cuối bài giảng, Sư Phụ diễn ngâm bài thơ tán thán công hạnh của Thiển Sư Tuyết Nham Tổ Khâm (?-1287) của Hoà Thượng Hư Vân, do Hoà Thượng Minh Cảnh dịch Việt như sau:

"Tuyết Nham lạnh lẽo vắng dân cư
Tăng chúng ít người, thế tục dư
Thuở trước tham thiền đồng chung hội
Thức tri sâu cạn vốn thiên tư
Quyết lòng nung chí quy nguồn cội
Vững dạ bền gan tỏ đạo từ
Trúc mảnh tùng cao đều sở đắc
Diều bay cá vượt hiển thiền cơ ".

Kính bạch Sư Phụ, hôm nay chúng con được Sư Phụ ban giảng bài pháp về thiền sư Tuyết Nham Tổ Khâm, một vị tăng thần đồng, ngài xuất gia lúc mới 5 tuổi, tuy còn rất trẻ, nhưng ngài rất nghiêm túc thích tham thiền. Ngài được thọ giới đặc cách năm 16 tuổi, trước 5 năm. Ngài tham công án suốt 10 năm, đến lúc Ngài lễ Phật, đầu đụng vào nhánh tùng mới hoát nhiên đại ngộ.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Cung kính và tri ơn Sư Phụ,
Đệ tử Quảng Tịnh Tâm
(Montréal, Canada).




224_TT Thich Nguyen Tang_Thien Su Tuyet Nham To Kham


Thượng đường :“ Đừng để uổng phí thời gian trôi qua” .
Nhưng chẳng tiếc 10 năm ...niêm công án CHỦ NHÂN ÔNG và triệt ngộ .
Sao không ghi nhớ xét nghĩ rốt ráo thử xem “ Cái đó là cái gì ?"


Kính dâng Thầy bài trình pháp về Tổ 17 Tuyết Nham Tổ Khâm . Bài pháp thoại quá tuyệt vời dù chúng đệ tử phải nhớ ghi điều Thầy truyền tải thật kỹ, nhưng có một điều chắc chắn lời giảng và kinh điển sẽ lưu thông trong hơi thở và thành tư niệm thực nuôi dưỡng thân tâm . Kính đa tạ Thầy đã sách tấn chúng đệ tử ráng tập ngồi thiền từ 2 phút rồi tăng dần đến 5, 8,15 phút mỗi ngày sẽ có lợi ích vô biên vì Định Tuệ luôn đồng đẳng . Kính chúc sức khỏe Thầy. Kính, HH 



Ngài Tuyết Nham Tổ Khâm, Tổ 17 Thiền Phái Lâm Tế.
5 tuổi xuất gia liền làm thị giả ... thật túc duyên, 
Biết chuyện Thiền Tông(1) , phát tâm tĩnh lặng Thiền .
Lại được thọ cụ túc 16 tuổi ...  ưu tiên đặc cách !

Thượng đường " uổng phí thời gian là việc đáng trách!"
Dù phúc đức kết tụ nhiều đời phải "ý thức việc tu hành "
Tự thuật trải nhiều năm để triệt ngộ viên thành 
Đa tạ Tuyết Nham ngữ lục còn ghi lại khi Ngài hạ thủ ! (2) 

Kính đa tạ Giảng Sư truyền cho bí quyết đầy đủ 
Danh ngôn về thời gian, thơ kệ chữ Không ( 3) 
Lại thêm công ích tọa thiền ... trăm bịnh sẽ thông (4)
Và tích sử thiền Sư Thần Tán giúp Bổn Sư vào cửa (5)

Được nghe Phật Giáo truyền sang châu Âu thêm nữa 
Nhân chuyên vua Nguyên Hốt Tất Liệt ( 6) ban tử y ca sa, 
Một trong bốn ngôi chùa Sư trụ trì là nơi Lục Tổ xuất gia ( 7) 
Tiếc ...bài thơ trình pháp không thể ghi trọn điều tâm đắc ! 

Kính mượn lời Vua Trần Thái Tông  để tự nhắc (8) ! 
Và chiêm nghiệm : 
"Tuệ  nhật tự chiếu khi tâm địa nhược không " 

Nam Mô Tuyết Nham Tổ Khâm Thiền Sư tác đại chứng minh


Huệ Hương 
Melbourne 15/4/2021 





(1)Thiền tông lấy bản tâm làm chủ, nên sự tu hành của Thiền sư là sống trở lại với ông chủ của mình, trong mọi hành động, mọi thời gian.
4  điểm chính của Tổ Sư Thiền ( Bất lập văn tự - Giáo ngoại biệt truyền - Trực chỉ nhân Tâm - Kiến tánh thành Phật )
(2) Năm 16 tuổi đăng đàn thọ Cụ túc và khi đến 18 tuổi thì vân du tham học khắp các chốn thiền lâm. Sư đến tham vấn với Thiền sư Song Lâm - Trí Bồng  Viễn, thực tập công phu Khán chữ Không rất mạnh mẽ và có chổ ngộ nhập.
( không có tự tánh   Giả chúng duyên như cộng thành ) 
Một hôm, bên hành lang gặp thượng tọa Tu, mới một lần được gặp ngài. Tôi liền hỏi: "Năm rồi, muốn nhờ Thầy dạy câu thoại đầu, tại sao Thầy cứ tránh tôi?"
Thượng tọa bảo: "Người chân chánh biện đạo không có rảnh mà cắt móng tay, huống là dạy thoại đầu." Tôi hỏi: "Hiện giờ tôi bị hôn trầm tán loạn đuổi không đi, phải làm sao?" Thượng tọa dạy: "Tại ông không mãnh liệt, phải lên bồ đoàn ngồi thẳng xương sống, gom toàn lực vào câu thoại đầu, không màng đến hôn trầm tán loạn." Tôi y lời dạy của Thượng tọa thực hành công phu, bỗng nhiên quên cả thân tâm, trong trẻo sáng suốt cả ba ngày đêm, hai con mắt không nhắm. Ngày thứ ba, sau buổi ngọ trai, tôi kinh hành ngoài tam môn, chợt gặp Thượng tọa. Thượng tọa hỏi: 
"Ông thực hành công phu thế nào?" Tôi thưa: "Được đạo". Thượng tọa hỏi: "Ông nói thế nào được đạo?" Tôi lặng thinh không thể trả lời, lại tăng thêm mê muội. Toan quay vào thiền đường tọa thiền, chợt gặp Thủ tọa. Thủ tọa bảo: "Ông chỉ mở sáng đôi mắt, xem thử cái ấy là cái gì?" Tôi lại bị đề thêm một câu thoại đầu, vội vã vào thiền đường tọa thiền. Vừa lên ngồi bồ đoàn, bỗng nhiên trước mặt mở sáng như tuồng đất lở. Trạng thái này không thể trình bày cho người hiểu được, không thể lấy các tướng thế gian thí dụ được. Tôi bèn bước xuống đơn tìm Thượng tọa. Thượng tọa thấy, liền bảo: "Tốt lắm! Tốt lắm!" Rồi nắm tay tôi dẫn đi một vòng trên bờ liễu trước cửa chùa. Ngước nhìn trời đất sum la vạn tượng, những vật mắt thấy tai nghe xưa nay là đáng chán đáng bỏ, cho đến vô minh, phiền não từ trước đến giờ đều là diệu minh của mình, lưu xuất từ chân tánh. Hơn nửa tháng không khởi xao động.
Rất tiếc! Không gặp bậc tôn túc sáng suốt hướng dẫn nên không tiến lên được, phải dừng trụ nơi đây. Không thể vượt được chỗ thấy biết, làm ngăn ngại chánh tri kiến, mỗi khi ngủ cảnh khác lúc thức. Chỉ thú của công án thì lý hội, còn "núi bạc vách sắt"3 thì không hiểu. Tuy ở dưới hội tiên sư Vô Chuẩn, cũng nhiều năm nhập thất thăng tòa, mà không có một lời nào giải quyết được sự nghi ngại trong tâm. Trong kinh giáo và những lời ngữ lục cũng không cứu được bệnh này. Ôm ấp cái nghi này trong lòng ngót mười năm.
Một hôm, ở Thiên Mục, tôi kinh hành trên điện Phật, mắt chợt thấy một gốc bách cổ, vừa thấy liền phát tỉnh, cảnh giới được lâu nay là vật ngăn ngại, chợt nhiên tiêu tán, như trong nhà tối hiện mặt trời. Từ đây không còn nghi sinh nghi tử, nghi Phật nghi Tổ, mới được thấy chỗ đứng của Kính Sơn lão nhân, vui vẻ an trụ nơi đây ba mươi năm.
(3)- Thời gian miễn phí, nhưng nó vô giá. Bạn không thể sở hữu nó, nhưng bạn có thể sử dụng nó. Bạn không thể giữ nó, nhưng bạn có thể tiêu nó. Một khi bạn đánh mất nó, bạn không bao giờ có thể lấy lại.
– Time is free, but it’s priceless. You can’t own it, but you can use it. You can’t keep it, but you can spend it. Once you’ve lost it you can never get it back.
Harvey MacKay
Kệ về chữ Không của Ngài Động Sơn Lương Giới :
Không môn hữu lộ nhân giai  Đạo 
Đáo giả phương tri chỉ thú trường 
Tâm địa nhược vô nhàn  thảo mộc
Tự nhiên thân thượng phóng hào quang 
(4) những lợi ích khi có được : 
Thiền tĩnh lặng trong 2 phút mỗi khi có thể là thần dược ngày nay
Thiền được 5 phút tương đương với giấc ngủ sâu độ 4-5 giờ 
Thiền thường xuyên ...lợi ích vô biên ( thanh lọc thân tâm - sửa lại vóc dáng giảm cân (thiền sức khỏe bên Mỹ có thể tiêu hoá được 40% cortiso- hormone có trong tuyến thượng thận - có trí tuệ phát sinh ) 
 
(5)- Lại một hôm, Bổn sư ngồi trong cửa sổ xem kinh, có con ong chui đầu vào tấm giấy dán ở cửa sổ tìm lối ra. Sư trông thấy nói:
- Thế giới thênh thang như thế mà chẳng chịu ra, vùi đầu vào giấy cũ biết năm nào ra được?
Sư liền nói bài kệ:
Không môn bất khẳng xuất,
Đầu song dã thái si,
Bách niên tán cố chỉ,
Hà nhật xuất đầu thì?
Dịch:
Cửa không chẳng chịu ra,
Quá ngu chui cửa sổ,
Giấy cũ trăm năm dùi,
Ngày nào dùi được phủng?
( 6) Vua Nguyên Hốt Tất Liệt cháu nội của Thành Cát Tư Hản đã xâm lược Châu Âu có thể đã đưa Phật  giáo vào   Cho nên Hunggary còn tên Thủ đô là Budapest    ...Có tên Phật ( Buddha) ? 

(7)
Vào tháng 8 năm đầu (1253) niên hiệu Bảo Hựu, sư bắt đầu khai mở đạo tràng thuyết pháp tại Chùa Long Hưng, thuộc Đàm Châu, Tỉnh Hồ Nam. Rồi sau đó trụ trì qua nhiều ngôi tùng lâm như:
Chùa Đạo Lâm (道林寺) ở Tương Tây, Tỉnh Hồ Nam.
Nam Minh Phật Nhật Thiền Tự (南明佛日禪寺) ở Xử Châu, Tỉnh Triết Giang
Tiên Cư Hộ Thánh Thiền Tự (仙居護聖禪寺) ở Đài Châu, Tỉnh Triết Giang
Quang Hiếu Thiền Tự (光孝禪寺) ở Hồ Châu, Tỉnh Triết Giang , chùa này là nơi Lục Tô đã xuất gia đầu tiên
Và cuối cùng sư đến trụ trì tại Ngưỡng Sơn Thiền Tự (仰山禪寺) ở Viên Châu, Tỉnh Giang Tây, Nguyên Thế Tổ Hốt Tất Liệt vì kính trọng đạo hạnh nên từng ban tử y ca sa cho sư.
(8)
( KHÔNG THỂ VƯỢT QUA CHỖ THẤY BIẾT thì kinh giáo và ngữ lục cũng không cứu được bịnh nghi ngại trong Tâm :
Nếu quả là người chân liễu ngộ
Kinh tạng chuyển hồi trong hơi thở
Tìm cành nhặt lá để làm chi
Diệu nghĩa thâm uyên đà hiện sáng
Khi tâm vô niệm ....bất tư nghì!

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27/10/2024(Xem: 1530)
Thật là một hoan hỷ đặc biệt đối với con khi được nghe về Tịnh Độ Mật Giáo và những vấn đề ngộ nhận dù rằng từ hơn 15 năm nay con đã khám phá, tìm tòi, học hỏi , rồi chia sẻ về THIỀN, TỊNH, MẬT theo cách phát triển cá nhân, theo quan điểm thọ nhận của mình bằng những bước đi tuần tự như thu thập bằng cách đọc, nghe và dành thời gian để suy ngẫm, tiêu hóa những kiến thức đã thu thập được.
04/10/2024(Xem: 3575)
Talk show: Đi Tu Để Làm Gì ? (Sean Le, Channel Người Việt Hải Ngoại phỏng vấn: HT Thích Như Điển)
25/09/2024(Xem: 1687)
Chúng ta thấy rằng cuộc đời của Ngài Thiếu Khang rất là kỳ đặc, sanh ra cho tới năm bảy tuổi Ngài không nói tiếng nào hết, tới năm bảy tuổi bà mẹ mới dẫn Ngài đi chùa, bản tánh của người mẹ rất thương con, dù con không nói được tiếng nào nhưng bà vẫn nói chuyện, vẫn tâm sự với con, dẫn vào Chánh điện lễ Phật chỉ vào tượng Phật hỏi mới biết con mình biết nói, Bà rất cảm động vui mừng vì không ngờ con mình im lặng bảy năm trời hôm nay mới mở miệng nói, mà nói đúng tên Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni vị Giáo chủ của cõi Ta Bà, thật là tuyệt vời. Khi đọc tiểu sử của Ngài Thiếu Khang Thầy nhớ tới câu chuyện của Tổ thứ chín của Thiền tông Ấn Độ là Tổ Phục Đà Mật Đa (Budhamitra) đệ tử của Tổ Phật Đà Nan Đề, sanh ra sau Đức Phật Thích Ca Mâu Ni khoảng ba trăm năm.
25/09/2024(Xem: 4693)
Con vừa ghi lại buổi pháp thoại Thầy thuyết giảng về "Đại Sư Thiếu Khang, vị Tổ thứ 5 của Tịnh Độ Tông Trung Hoa", con kính gửi Thầy xem và chỉnh sửa thêm trước khi online. Con kính cám ơn Thầy cho phép con phiên tả, vì đây là cơ hội để con chú tâm để hiểu ít nhiều về Phật pháp thêm vào vốn liếng giáo lý quá ít ỏi của con. Bạch Thầy, con chợt nhận ra rằng, Thầy đã dùng phương tiện này để dẫn dắt con, thay vì như Tổ Thiếu Khang cho tiền để trẻ niệm A Di Đà, Thầy đã khéo léo bảo con tường thuật để cột tâm con vào một mối không đi lang thang như khi ngồi nghe giảng hay tụng kinh. Con kính tri ân Thầy.
21/09/2024(Xem: 3388)
Con trộm nghĩ nếu câu Niệm Phật được thực hiện đúng, nghĩa là luôn được gắn chặt vào một suy nghĩ bất cứ lúc nào thì suy nghĩ duy nhất này sẽ đẩy ra tất cả những suy nghĩ khác thì đương nhiên tác động kỳ diệu của việc niệm Phật rất giống với Thiền.( một yếu tố bắt buộc trong việc học Phật .) Hơn thế nữa con được nghe rằng “ Học lịch sử mà không làm sống lại được nhân vật và hoàn cảnh lịch sử thì nào có bổ ích gì" nhấn mạnh rằng việc học lịch sử không chỉ đơn thuần là ghi nhớ các sự kiện, ngày tháng, hay tên tuổi mà còn phải hiểu rõ bối cảnh, tâm tư và động lực của những nhân vật trong lịch sử. Nếu chỉ học theo cách máy móc mà không thể thấu hiểu và cảm nhận được những giá trị ẩn sau sự kiện, ta sẽ bỏ lỡ những bài học quan trọng nhất.
17/09/2024(Xem: 1592)
Từ lâu, con đã học được ý nghĩa câu nói tuyệt vời của Ngài “ Mahatma Gandhi” như sau: “Hãy sống như thể bạn sẽ chết vào ngày mai. Hãy học như thể bạn sẽ sống mãi mãi.” Theo sự hiểu biết của con : Câu nói này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc trân trọng từng khoảnh khắc trong cuộc sống và không ngừng học hỏi. Sống với sự ý thức rằng thời gian có hạn sẽ thúc đẩy mình tận dụng mỗi ngày một cách tối đa, nhưng đồng thời hãy luôn duy trì tinh thần ham học hỏi, giống như mình còn nhiều thời gian để khám phá thêm những điều mới mẻ.
17/09/2024(Xem: 1913)
Chương trình Hoằng Pháp và gây quỹ xây dựng Học Viện PG Viên Giác (Đức Quốc) của Hòa Thượng Thích Như Điển tại Cali vào tháng 10-2024
01/09/2024(Xem: 2829)
Kính bạch Ngài, trước khi vào buổi thuyết giảng, nhờ biết trước chủ đề được giảng là “ TỰ LỰC VÀ THA LỰC TRONG TỊNH ĐỘ TÔNG NHẬT BẢN “ nên con đã nghiên cứu nhiều tài liệu có liên quan về chủ đề này nhất là tác phẩm “ Tìm hiểu giáo nghĩa của Chân tông Tịnh Độ Nhật Bản “ được Giáo Sư Định Huệ dịch từ tác phẩm chủ yếu của Ngài Thân Loan (1173-1262) là Giáo Hành Tín Chứng (Đại Chánh Tạng tập 83) với sự kết cấu toàn thể hệ thống giáo nghĩa Chân tông và các đặc điểm của nó.
30/08/2024(Xem: 1605)
Ngàn người đến nghe Thượng tọa Thích Pháp Hòa giảng pháp tại chùa Đức Viên, San Jose, Hoa Kỳ. Nhân mùa lễ Vu Lan Báo Hiếu năm 2024, Phật lịch 2568; Thượng tọa Thích Pháp Hòa, trụ trì tu viện Trúc Lâm và tu viện Tây Thiên (Canada) đã đến thăm và thuyết giảng tại chùa Đức Viên, thành phố San Jose, tiểu bang California (Hoa Kỳ) vào chiều thứ tư ngày 28 tháng 8 năm 2024.
28/08/2024(Xem: 1919)
Thưa đại chúng, câu kinh này là nói rõ về Sự Tịnh Độ, tức là cung cấp cho chúng ta một địa chỉ rõ ràng về cõi giới vật chất Tịnh Độ cách đây hơn mười muôn ức cõi Phật. Và cũng ngay trong câu kinh này, cũng nói về Lý Tịnh Độ, Tịnh Độ ngay tại tâm của mình, nếu hành giả vượt qua được mười kiết sử trọn vẹn: 1/Thân kiến 2/ Hoài nghi 3/ Giới cấm thủ 4/Tham (cõi dục) 5/ Sân hận 6/ Tham đắm vào cõi sắc 7/Tham đắm vào cõi vô sắc 8/Kiêu Mạn 9/Trạo cử vi tế 10/Vô minh (si vi tế)
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]