Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thiền Sư Nam Viện Huệ Ngung (860-952), Đệ Tam Tổ Thiền Phái Lâm Tế 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️

06/03/202117:21(Xem: 15345)
Thiền Sư Nam Viện Huệ Ngung (860-952), Đệ Tam Tổ Thiền Phái Lâm Tế 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️



Nam Mô A Di Đà Phật

Kính bạch Sư Phụ

Bạch Sư Phụ, hôm nay chúng con được học về Thiền Sư Nam Viện Huệ Ngung. Ngài là Tổ thứ ba trong thiền phái Lâm Tế. Tiểu sử ngài rất đơn giản, ngài là người tỉnh Hà Nam, trụ trì Nam Viện nên ngài được gọi là Nam Viện Huệ Ngung, Pháp hiệu là Bảo Ứng nên ngài cũng được gọi là Bảo Ứng Hoà Thượng.

 Mở đâu thời giảng, Sư phụ đã diễn đọc bài thơ của Thiền sư Hư Vân tán thán công hạnh ngài Huệ Ngung như sau:

Như bên vực thẳm lướt trên băng

Nhiếp hạnh kiệm lời rõ thánh tăng

Việc ác không theo thường khắc kỷ

Điều lành vâng giữ chẳng ai bằng

Công viên quả mãn nên cơ nghiệp

Phước đủ huệ đầy vượt khó khăn

Thị tịch vô sanh luôn tự tại

Tông phong Nam Viện mãi truyền đăng.



Sư Phụ giải thích, theo bài thơ, Ngài Huệ Ngung là một vị thiền sư mẫu mực, tiệm tu đốn ngộ. nhiếp hạnh là làm lành, áp dụng tất cả những hạnh lành để dọn đường cho bản thân đi đến giác ngộ. Kiệm lời là nói ít. Việc ác không theo thường khắc kỷ. Tự khắc bản thân không cho phóng dật buông lung.

Người muốn tu huệ thì trước đó phải có tu phước. Phước là động lực giúp hành giả an trú trong chánh định, tâm không dễ dưới, trạo cử, tu Huệ được dễ dàng. Tu Phước là làm công quả trong chùa, làm từ thiện, có tính hữu lậu, hiển lộ bên ngoài. Tu Huệ là tụng kinh, ngồi thiền, niệm Phật, có tính vô lậu, âm bên trong.

Một hôm Ngài Huệ Ngung thượng đường dạy chúng: "Trên cục thịt đỏ vách đứng ngàn nhận"

Sư phụ giải thích: Nhận (không phải nhẫn) là đơn vị đo lường của thời nhà Chu bên Trung Quốc, 1 nhận là 8 thước.

Ngài Huệ Ngung lập lại lời pháp ngữ khai thị nổi tiếng của Tổ Lâm Tế: "Trong cục thịt đỏ của các ông có một vô vị chân nhân thường từ

cửa mặt ra vào mà các ông không biết".

Có một ông tăng bước ra hỏi Tổ Lâm Tế : Vô vị chân nhân là gì?
Sư Lâm Tế bước xuống, túm lấy ông bảo : -Nói đi ! Nói đi !
Vị Tăng mở miệng định nói, sư bèn xô ra và bảo :
“-Vô vị chân nhân là cái gì ư ? Là que cứt khô ! “

Sư phụ giải thích: cửa mặt là chỗ giửa hai chân mày, cũng là chỉ cho lục căn, mắt tai mũi lưỡi thân ý. Vô là không, vị là vị trí, là chỗ trụ, vô vị chân nhân có nghĩa là không có chỗ nào để trụ cho một chân nhân, người chân thật. Đó là chân như Phật tánh bên trong của tất cả chúng sanh vạn loài.

Que cứt khô, là chỗ thấp nhất phá vọng tưởng điên đảo của hành giả.

Vua Trần Thái Tông là vị vua khai sáng triều đại nhà Trần, cuối đời ngài vào núi ẩn tu theo dòng thiền Lâm Tế, Vua viết trong bài "Phổ Thuyết Sắc Thân" có nhắc đến thiền ngữ "cục thịt đỏ" này qua 4 câu thơ:

Vô vị chân nhân xích nhục đoàn

Hồng hồng bạch bạch mạc tương man
Thùy tri vân quyện, trường không tịnh

Thúy lộ thiên biên, nhất dạng san.

Vô vị chân nhân thịt đỏ au

Hồng hồng bạch bạch chớ lầm nhau.
Ai hay mây cuộn, không toàn tịnh

Sương biếc bên trời, một núi xanh.

(Sư ông Thanh Từ dịch)


Vua Trần Nhân Tông là cháu nội của vua Trần Thái Tông về sau đi tu lấy pháp hiệu là Điều Ngự Giác Hoàng, ngài là sơ tổ của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử.



Sư Huệ Ngung thượng đường dạy: " Các nơi chỉ đủ con mắt thốt trác đồng thời, mà không đủ dụng thốt trác đồng thời"

Có vị tăng hỏi: " Thế nào là diệu dụng của thốt trác đồng thời? "

Thiền Sư Huệ Ngung giải thích: " Tác gia (bậc đạt đạo) thấy nhau chẳng thốt trác thì thốt trác đồng thời mất.

Sư phụ giải thích: "Thốt trác đồng thời" là thiền ngữ nổi tiếng của thiền sư Huệ Ngung. Thốt trác đồng thời cũng giống như đập đá nháng lửa, như điện xẹt ánh sáng, trong đó không cho một kẽ hở bằng sợi tóc. Nếu có ý thức thì mất cơ ấy rồi. Chư Tổ Sư cũng giải thích:  "Cơm chưa chín chớ nên giỡ nắp, trứng chưa ấp đủ ngày chớ nên mổ vỏ”. 


Thiền sư Huệ Ngung khai thị, các người có đủ con mắt thốt cát đồng thời mà không đủ dụng thốt cát đồng thời.

Con mắt là cái thấy, cái hiểu như vậy.
Cái dụng là cái biết áp dụng trong đời sống.
Khi đạt ngộ rồi thì đạt đến cái dụng của nó, thốt trác đều mất.

Thiền sư Huệ Ngung viên tịch năm Canh Tuất, 950, thọ thể 91 tuổi, vào thời vua Đường Nguyên Tông.

Kính bạch Sư Phụ, hôm nay chúng con được Sư Phụ giải thích pháp ngữ nổi tiếng của thiền phái Lâm Tế, vô vị chân nhân là không có chỗ trụ cho chân tâm, đó là chơn như Phật tánh của tất cả chúng sanh, và pháp ngữ thốt cát là sự đạt ngộ tự nhiên tự tại của chơn như Phật tánh.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Cung kính và tri ơn Sư Phụ

Đệ tử Quảng Tịnh Tâm
(Montréal, Canada).


 

208_TT Thich Nguyen Tang_Thien Su Hue Ngung


Trứng chưa ấp đủ ngày chớ nên mổ vỏ! 


Kính dâng Thầy bài thơ trình pháp về Thiền Sư Nam Viện Huệ Ngung. Kính bạch Thầy đến hôm nay con mới biết "nhận là một đơn vị đo lường", thảo nào cứ hồ nghi suy nghĩ mãi không ra . Kính đa tạ Thầy, với tất cả sự ngưỡng mộ . Kính chúc sức khỏe Thầy, HH



Tông Lâm Tế truyền thừa đến Bảo Ứng Hoà Thượng .

Tam Tổ Nam Viện Huệ Ngung, phước đủ huệ đầy, 

Thời hiện đại Hoà Thượng Hư Vân xưng tán thật hay 

Đầu pháp thoại Giảng Sư khai thị giảng chúng ***

Tích sử ghi ngữ lục " THỐT TRÁC ĐỒNG THỜI DIỆU DỤNG " 

Mấy ai triệt ngộ với lời dạy cao siêu? 

Hồ đồ còn nghi vấn, trách cứ xằng ...liều 

Mà không biết như điện chạm xẹt ánh sáng, 

trong đó không một kẽ hở cho sợi tóc máng! 

Thượng đường dạy chúng:- " Trên cục thịt đỏ vách đứng ngàn nhận."

Đa tạ Giảng Sư ....nhận  là 8m đơn vị đo lường,  

Cũng mượn lời Tổ Lâm Tế tương đương, 

" Trên cục thịt đỏ có vị chân nhân không ngôi thứ, 

Y thường ra vào ngay trên mặt người chưa chứng cứ, 

hãy xem! Xem!"

Còn nhớ cũng trong khoá Hư Lục, 

Vua Trần Thái Tông  với bài Phổ Thuyết Sắc Thân: 

"Vô vị chân nhân thịt đỏ au,

Hồng hồng trắng trắng chớ lầm nhau.

Ai hay mây cuốn trời trong vắt,

Ven trời sương biếc núi một màu" 

Chứng tỏ Tông Lâm Tế ..truyền đến  Việt Nam, 

Thiền căn nguyên  từ dòng chảy  Mã Tổ Đạo Nhất ! 

Giúp hiểu tích truyện với nghĩa sâu, lời thật ! 

Từ Nhữ Châu đến Nhất Khẩu Giang  Tây, 

Hoà Thượng Từ Minh mua tặng dao cạo để chi đây? 

Nhận rất trân trọng ...khắc ghi tiếp tiếp pháp ! 



Hét,  đánh là cách  từ bi khi ....không ứng đáp.

Đuổi xuống pháp đường ...hãy mừng đi .... hội rồi ! 

 Còn phân biệt, có ý thức sẽ mất cơ thôi, 

Chiêm nghiệm được ....Thiền Sư Phong Huyệt Diên Chiếu .

Đệ tử giỏi  làm vang danh Nam Viện ngữ yếu !!! 

Huệ Hương 

6/3/2021 

***Như bên vực thẳm lướt trên băng

Nhiếp hạnh kiệm lời rõ thánh tăng

Việc ác không theo thường khắc kỷ

Điều lành vâng giữ chẳng ai bằng

Công viên quả mãn nên cơ nghiệp

Phước đủ huệ đầy vượt khó khăn

Thị tịch vô sanh luôn tự tại

Tông phong Nam Viện mãi truyền đăng.

(Thơ tán thán công hạnh Thiền Sư Nam Viện Huệ Ngung (860-952) của TS Hư Vân, do HT Minh Cảnh dịch)



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/03/2024(Xem: 2517)
Chúng ta sinh ra làm người đã là khó, xuất gia lại càng khó hơn. Nhưng xuất gia rồi lại được học Phật, học Phật rồi lại được chiêm nghiệm lời Phật dạy và sau khi chiêm nghiệm lời Phật dạy rồi, thấy pháp học này, pháp hành này thích ứng với chúng ta và chúng ta đưa pháp học, pháp hành đó ứng dụng vào trong đời sống của chúng ta lại là rất khó. Và khó hơn nữa là chúngta ứng dụng pháp học pháp hành ấy vào trong đời sống chúng ta mà dục lậu, hữu lậu, vô minh lậu trong tâm thức ta hoàn toàn lắng yên, tịch lặng, khiến cho hết thảy điều ác từ nơi thân khẩu ý không còn có điều kiện để biểu hiện, khiến cho tất cả những điều thiện luôn luôn biểu hiện nơi thân ngữ ý của chúng ta lại là rất khó. Và khó hơn nữa, là chúng ta luôn luôn giữ tâm ý thanh tịnh đúng như lời Phật dạy, đó là thiên nan vạn nan trong đời sống tu học của chúng ta
07/06/2023(Xem: 4102)
June 4, 2023 - Wisdom of Emptiness - Vietnamese Version
15/05/2023(Xem: 6628)
Chưa thuận duyên … mỗi tháng đến chùa Thầy thọ bát! Nhủ lòng…. tại gia tự thọ giới theo luật trang nghiêm, Được trang nhà từ bi Online khoá lễ… xiết bao nỗi ân triêm, Kính đa tạ Thượng tọa Trụ trì, kính dâng lời quý ngưỡng !
26/03/2023(Xem: 4318)
Thượng Tọa Giảng Sư đã tóm tắt bài giảng như sau: Bát Nhã Ba La Mật Đa là linh đan trường sinh bất tử cho người đệ tử Phật. Dù cho tu theo pháp môn nào, Thiền, Tịnh, Mật, đặc biệt các phái Thiền Vipassana, Thiền khán thoại đầu....tất cả đều phải lấy Bát Nhã Tâm Kinh làm tông chỉ và phải trì tụng mỗi ngày. Nhờ Bát Nhã đưa lối dẫn đường mà hành giả chiếu kiến "ngũ uẩn giai không", không chấp đắm thân-tâm này là ta, là của ta, nên tận trừ gốc rễ của phiền não khổ đau; nhờ sống với trí tuệ rỗng lặng hiện tiền nên hành giả luôn ở trong trạng thái tâm tự tại thong dong bên kia bờ giải thoát an vui, vì "trong cái chỉ là cái thấy, trong cái nghe chỉ là cái nghe" không có thêm bất kỳ một cái thấy, cái nghe nào của ngã và ngã sở của bản thân hành giả đan xen vào để chi phối cái thấy đó, cái nghe đó, nên hành giả không tạo thêm nghiệp mới, do không còn nghiệp mới, nên hành giả không còn nghiệp để dẫn dắt đi trong luân hồi sanh tử khổ đau, ngay đó hành giả đã giải thoát tự tại an vui ngay trong
21/03/2023(Xem: 6147)
"Tử sanh là ải phải đi qua Đi mãi nhưng ai đã đến nhà? Qua lại 3 đường cùng sáu cõi Muốn ra cần phải niệm A Di Đà" Muốn ra phải niệm A Di Đà. Đây là câu khai thị bắt đầu trong nghi cúng Linh, Khi đọc tới câu này chúng ta nhớ tới Hòa Thượng Đệ Tứ Tăng Thống, Đức Trưởng Lão Thích Huyền Quang, câu đó do Ngài soạn. Hòa Thượng soạn tất cả nghi cúng Hương linh, cúng chư Giác linh. Quý vị vào trang nhà Quảng Đức gõ "Pháp Sự Khoa Nghi Việt Ngữ".
23/12/2022(Xem: 22511)
Các video sau được sưu tập và biên tập sao cho mỗi video đều có mục lục chi tiết (ngoại trừ các bài giảng lẻ), kèm theo thời điểm lúc giảng các mục để người xem có thể dễ dàng theo dõi. Ngoài ra nếu vô tình nghe một đoạn bất kỳ cũng có thể biết được Sư bà đang giảng tới mục nào vì tên mục đó có ghi phía dưới màn hình.
02/12/2022(Xem: 7616)
Kính bạch Giảng Sư, Đây là buổi pháp thoại cuối trong năm 2022 của Tổng Vụ Hoằng Pháp lại là lần đầu tiên con lại được nghe những lời dạy tha thiết và chân tình nhất của một tăng sĩ thuộc trường phái Đại Thừa Phát Triển nhưng căn bản nồng cốt giáo lý căn bản xuất phát từ Phật giáo nguyên thủy. Mặc dù Giảng Sư đã giữ chức vụ Tổng Vụ trưởng Tổng Vụ Nghi lễ và Văn Hoá nhiều nhiệm kỳ qua có lẽ Ngài vẫn biết một cách sâu sắc rằng bản thân nghi lễ Phật giáo Việt Nam vốn là một phương pháp hành trì tu tập, đồng thời là một phương tiện hoằng dương chánh pháp hữu hiệu.
17/11/2022(Xem: 7158)
Con đã gặp Sư Cô Nguyên Khai tại Tu Viện Quảng Đức trong ngày bế mạc Lễ Hiệp kỵ Lịch Đại Tổ Sư chỉ thoáng qua trong vài phút chào hỏi mà đã lưu lại trong con một hình ảnh thật thân thương với giọng nói truyền cảm, ánh mắt nụ cười luôn nở trên môi, tự bao giờ …. Và từ khi được biết Ni Sư sẽ thuyết trình đề tài Bồ Tát Hạnh con đã chuẩn bị lắng nghe dù rằng phải nghỉ ngơi sớm khi vừa trở lại Sydney sáng nay và cũng như khi nhận thông báo về tang lễ nhập liệm được TT Tổng Thư ký kiêm Trụ trì Tu viện Quảng Đức Thích Nguyên Tạng phải chủ trì tại một địa điểm khác không phải tại vãng sanh đường của Chùa nhà, mà lại bắt đầu vào 18:00 pm cùng ngày có thể sẽ rất vắng …nên con đã tự hứa sẽ tham dự và viết bài tường thuật hôm nay.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]