Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đức Phật Tỳ Xá Phù 🌼💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼

21/01/202110:55(Xem: 11922)
Đức Phật Tỳ Xá Phù 🌼💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼





Nam Mô A Di Đà Phật

Kính bạch Sư Phụ

Bạch Sư Phụ, hôm nay chúng con được học bài kệ thứ 18 về Đức Phật Tỳ Xá Phù (Vessabhū-buddha)trong Kinh sách có chỗ gọi danh hiệu của Ngài khác nhau như Nhất Thiết Hữu, NhấtThiết Thắng, Biến Hiện, Biến Thắng, Quảng Sanh, Thắng Tôn. Ngài là vị thứ 3trong 7 vị Phật thời quá khứ, và là vị Phật cuối cùng trong 1000 vị Phật thuộcquá khứ trang nghiêm kiếp.  

Đức Phật Tỳ Xá Phù ra đời  tại Thành Vô Dụ vào 31 kiếp về trước, con người lúc đó có tuổi thọ 60.000 năm, Ngài thuộc dòng dõi Sát Đế Lợi, họ là Kiều Trần Như, cha tên Thiện Đăng, mẹ là Xưng Giới. Sau ngài thành đạo dưới gốc cây BàLa, Ngài thuyết pháptrong hai hội: - Hội thứ nhất hóa độđược 70.000 người đệ tử. - Hội thứ hai độ được 60.000 người đệ tử. 

Ngài có hai đệtử xuất sắc, một người tên là Phù Du, một người tên là Uất-Đa-Ma. Lại có mộtngười thị giả tên là Tịch Diệt và một người con tên là Diệu Giác. 

 Đức Phật Tỳ Xá Phù để lại cho đời sau bài kệ, được  Sư Phụ diễn xướng như sau: 

Bất báng diệc bất tật

Đương phụng hành ư giới

Ẩm thực tri chỉ túc

Thường lạc tại không nhàn

Tâm định lạc tinh tấn

Thị danh chư Phật giáo.

Nhất tâm Nam Mô đảnh lễ Tỳ Xá Phù Phật. 

Cư Sĩ Hạnh Cơ đã dịch nghĩa: 

Không ghét, không hủy báng,

Thường hành trì giới luật,
Ăn uống nên biết đủ,
Lấy nhàn tịnh làm vui,
Tâm định tĩnh, tinh tấn,
Đó là lời Phật dạy.
Một lòng kính lạy đức Phật Tì Xá Phù. 

Sư Phụ giải thích bài kệ:

1-Bất báng diệt bấttật: Không nên phỉ báng và chê bai. Từ hơn 31 kiếp về trước Đức Phật đã dạy điều nầy.Sư Phụ có dẫn lời của nhà văn Võ Hồng nói câu  có nghĩa tương tự: "người thời nay có tính bủn xỉn lời khen tặng và hào phóng lời chê bai, chỉ trích". 

2- Đương phụng hành ư giới, có nghĩa là "thường hành trì giới luật". 

Sư Phụ giải thích ý nghĩa về Giới, tiếng Phạn gọi Giới là Sìla, có nghĩa là “phòng phi chỉ ác”. “Phòng phi” là ngăn ngừa những điều sai trái; “Chỉ ác” chấm dứt tuyệt đối không làm điều ác nữa. Giới là “chỉ ác tác thiện” là dừng làm điều ác, làm mọi điều thiện; Giới còn có nghĩa là “Biệt giải thoát”, “ xứ xứ giải thoát” hay “tùy thuận giải thoát”. “Biệt giải thoát” có nghĩa là giữ giới nào (gìn giữ thân, khẩu, ý không để tạo ác nghiệp) thì được an lạc giải thoát phần đó. “Xứ xứ giải thoát” là nơi nào có giữ giới, nơi đó có an lạc giải thoát’.


4- thường lạc tại không nhàn, là thường ở nơi cảnh thanh nhàn.


5- Tâm định lạc tinh tấn, muốn được an lạc phải luôn tinh tấn, và áp dụng 37phẩm trợ đạo, gồm có, 
Tứ chánh cần : - không cho điều ác phát sanh- đoạn trừ điều ác đã sanh
- luôn làm việc thiện
- phát triển việc thiện đã sanh.

Sư Phụ có ngâm bài thơ của ông Tâm Minh Ngô Tằng Giao rất hay, ông làm thơ diễntả lịch sử cuộc đời Đức Phật, sự tích truyện đạo dưới dạng thể thơ lục bát rất truyền cảm.

Sư Phụ có kể Thầy Viên Thành, đệ tử của Cố HT Như Huệ cũng hay làm thơ đạo rất thanh thoát.

Bạch Sư Phụ, nhân thời cách ly vì đại dịch Sư Phụ vẫn làm việc không ngừng nghỉ biên soạn trao truyền cho chúng con thời pháp giải thoát mọi khổ lụy của cuộc sống.


Nam Mô Bổn Sư Thích ca Mâu Ni Phật .


Cung kính và tri ơn Sư Phụ,

Đệ tử Quảng Tịnh Tâm
(Montréal, Canada).

g

18_TT Thich Nguyen Tang_Duc Phat Ty Xa Phu
Đừng hào phóng chê bai chỉ trích,
Lại bủn xỉn lời khen ngợi, tán dương !



Kính dâng Thầy bài trình pháp về Đức Phật Tỳ Xá Phù .
Kính đa tạ và tri ân Thầy đã giải thích về Bồ Tát Giới
và sáu định nghĩa về Giới thật hữu ích cho chúng đệ tử
còn sơ cơ như con. Kính chúc sức khỏe Thầy, HH




Kính đảnh lễ,
Đức Phật thứ một ngàn trong Trang Nghiêm kiếp !
Bốn kệ cú truyền dạy xuyên suốt đến kiếp này
... thứ chín của Hiện Tại Hiền Kiếp vẫn không sai
Buông hết tật đố, chớ bủn xỉn lời khen ngợi !

Cần phụng hành một khi hiểu rõ luật giới
Uống ăn vừa biết đủ sống thanh nhàn
Ung dung trong ràng buộc cuộc sống thế gian
Đấy ...Niết Bàn thanh lương xứ xứ giải thoát !

Kính đa tạ ...bài pháp thoại rất linh hoạt ,
Sáu nghĩa của Giới, phân loại Bồ Tát, Thanh Văn
Người được nghe hiểu tường tận BIỆT, THÔNG
Tự mình phát tâm ....chế ngự, phòng phi chỉ ác ...

Đức Phật Tỳ Xá Phù có nhiều tên gọi khác
Biến Thiên, Nhất thiết Thắng , Tỳ Diệp La, Quảng Sanh
Dòng Sát đế lợi, Mẹ .. Xưng Giới, Cha ..Thiên Đăng
Phù Du, Uất Đa Ma La hai thần túc xuất sắc

Thị giả tên là Tịch Diệt Tử Diệu Giác
Hơn 113 vạn được hoá độ....chứng quả khó lường
Chỉ trong hai hội nói pháp thực tế, ghét thương
Sáu vạn tuổi thọ .. Đại Niết Bàn người người xưng tán !

Đa tạ Giảng Sư .... bài kệ được đưa vào Tỳ Kheo Giới bản !
Nhưng Chư Tổ khuyên chúng tại gia chớ xem giới Tỳ Kheo
Khởi lên tà niệm, suy xét chặt ... treo !
Sẽ vỡ đầu hoặc thân hình nhiều ghẻ lở....

Nam Mô Quá Khứ Trang Nghiêm Kiếp Tỳ Xá Phù Phật .

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/03/2024(Xem: 2356)
Chúng ta sinh ra làm người đã là khó, xuất gia lại càng khó hơn. Nhưng xuất gia rồi lại được học Phật, học Phật rồi lại được chiêm nghiệm lời Phật dạy và sau khi chiêm nghiệm lời Phật dạy rồi, thấy pháp học này, pháp hành này thích ứng với chúng ta và chúng ta đưa pháp học, pháp hành đó ứng dụng vào trong đời sống của chúng ta lại là rất khó. Và khó hơn nữa là chúngta ứng dụng pháp học pháp hành ấy vào trong đời sống chúng ta mà dục lậu, hữu lậu, vô minh lậu trong tâm thức ta hoàn toàn lắng yên, tịch lặng, khiến cho hết thảy điều ác từ nơi thân khẩu ý không còn có điều kiện để biểu hiện, khiến cho tất cả những điều thiện luôn luôn biểu hiện nơi thân ngữ ý của chúng ta lại là rất khó. Và khó hơn nữa, là chúng ta luôn luôn giữ tâm ý thanh tịnh đúng như lời Phật dạy, đó là thiên nan vạn nan trong đời sống tu học của chúng ta
07/06/2023(Xem: 3990)
June 4, 2023 - Wisdom of Emptiness - Vietnamese Version
15/05/2023(Xem: 6118)
Chưa thuận duyên … mỗi tháng đến chùa Thầy thọ bát! Nhủ lòng…. tại gia tự thọ giới theo luật trang nghiêm, Được trang nhà từ bi Online khoá lễ… xiết bao nỗi ân triêm, Kính đa tạ Thượng tọa Trụ trì, kính dâng lời quý ngưỡng !
26/03/2023(Xem: 4146)
Thượng Tọa Giảng Sư đã tóm tắt bài giảng như sau: Bát Nhã Ba La Mật Đa là linh đan trường sinh bất tử cho người đệ tử Phật. Dù cho tu theo pháp môn nào, Thiền, Tịnh, Mật, đặc biệt các phái Thiền Vipassana, Thiền khán thoại đầu....tất cả đều phải lấy Bát Nhã Tâm Kinh làm tông chỉ và phải trì tụng mỗi ngày. Nhờ Bát Nhã đưa lối dẫn đường mà hành giả chiếu kiến "ngũ uẩn giai không", không chấp đắm thân-tâm này là ta, là của ta, nên tận trừ gốc rễ của phiền não khổ đau; nhờ sống với trí tuệ rỗng lặng hiện tiền nên hành giả luôn ở trong trạng thái tâm tự tại thong dong bên kia bờ giải thoát an vui, vì "trong cái chỉ là cái thấy, trong cái nghe chỉ là cái nghe" không có thêm bất kỳ một cái thấy, cái nghe nào của ngã và ngã sở của bản thân hành giả đan xen vào để chi phối cái thấy đó, cái nghe đó, nên hành giả không tạo thêm nghiệp mới, do không còn nghiệp mới, nên hành giả không còn nghiệp để dẫn dắt đi trong luân hồi sanh tử khổ đau, ngay đó hành giả đã giải thoát tự tại an vui ngay trong
21/03/2023(Xem: 5943)
"Tử sanh là ải phải đi qua Đi mãi nhưng ai đã đến nhà? Qua lại 3 đường cùng sáu cõi Muốn ra cần phải niệm A Di Đà" Muốn ra phải niệm A Di Đà. Đây là câu khai thị bắt đầu trong nghi cúng Linh, Khi đọc tới câu này chúng ta nhớ tới Hòa Thượng Đệ Tứ Tăng Thống, Đức Trưởng Lão Thích Huyền Quang, câu đó do Ngài soạn. Hòa Thượng soạn tất cả nghi cúng Hương linh, cúng chư Giác linh. Quý vị vào trang nhà Quảng Đức gõ "Pháp Sự Khoa Nghi Việt Ngữ".
23/12/2022(Xem: 21054)
Các video sau được sưu tập và biên tập sao cho mỗi video đều có mục lục chi tiết (ngoại trừ các bài giảng lẻ), kèm theo thời điểm lúc giảng các mục để người xem có thể dễ dàng theo dõi. Ngoài ra nếu vô tình nghe một đoạn bất kỳ cũng có thể biết được Sư bà đang giảng tới mục nào vì tên mục đó có ghi phía dưới màn hình.
02/12/2022(Xem: 7114)
Kính bạch Giảng Sư, Đây là buổi pháp thoại cuối trong năm 2022 của Tổng Vụ Hoằng Pháp lại là lần đầu tiên con lại được nghe những lời dạy tha thiết và chân tình nhất của một tăng sĩ thuộc trường phái Đại Thừa Phát Triển nhưng căn bản nồng cốt giáo lý căn bản xuất phát từ Phật giáo nguyên thủy. Mặc dù Giảng Sư đã giữ chức vụ Tổng Vụ trưởng Tổng Vụ Nghi lễ và Văn Hoá nhiều nhiệm kỳ qua có lẽ Ngài vẫn biết một cách sâu sắc rằng bản thân nghi lễ Phật giáo Việt Nam vốn là một phương pháp hành trì tu tập, đồng thời là một phương tiện hoằng dương chánh pháp hữu hiệu.
17/11/2022(Xem: 6852)
Con đã gặp Sư Cô Nguyên Khai tại Tu Viện Quảng Đức trong ngày bế mạc Lễ Hiệp kỵ Lịch Đại Tổ Sư chỉ thoáng qua trong vài phút chào hỏi mà đã lưu lại trong con một hình ảnh thật thân thương với giọng nói truyền cảm, ánh mắt nụ cười luôn nở trên môi, tự bao giờ …. Và từ khi được biết Ni Sư sẽ thuyết trình đề tài Bồ Tát Hạnh con đã chuẩn bị lắng nghe dù rằng phải nghỉ ngơi sớm khi vừa trở lại Sydney sáng nay và cũng như khi nhận thông báo về tang lễ nhập liệm được TT Tổng Thư ký kiêm Trụ trì Tu viện Quảng Đức Thích Nguyên Tạng phải chủ trì tại một địa điểm khác không phải tại vãng sanh đường của Chùa nhà, mà lại bắt đầu vào 18:00 pm cùng ngày có thể sẽ rất vắng …nên con đã tự hứa sẽ tham dự và viết bài tường thuật hôm nay.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]