Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

187. Thiền Sư Triệu Châu Tùng Thẩm (778-897) Đời thứ 4 sau Lục Tổ Huệ Năng

19/11/202016:10(Xem: 16668)
187. Thiền Sư Triệu Châu Tùng Thẩm (778-897) Đời thứ 4 sau Lục Tổ Huệ Năng




Nam mô A Di Đà Phật

Kính bạch Sư Phụ

Bạch Sư Phụ, hôm nay chúng con được học bài 187 về Thiền Sư Triệu Châu Tùng Thẩm ( 778 - 897 ). Ngài thuộc đời thứ tư sau Lục Tổ Huệ Năng.
Ngài là một trong những thiền sư nổi tiếng để lại dấu ấn trong đời tu học và giáo hoá. Ngài ngộ đạo sớm lúc 18 tuổi và trải qua 40 năm đào luyện nội tâm với Sư phụ Nam Tuyền Phổ Nguyện.

Khi Sư Phụ viên tịch, Ngài lên đường hành khước, vấn đạo và pháp chiến với 80 thiền sư khác trong 40 năm kế tiếp. Khẩu khí của ngài để lại cho đời là "Trẻ con bảy tuổi hơn ta thì ta hỏi nó, ông già trăm tuổi chẳng bằng ta thì ta dạy họ".


Ngài xuất gia từ thuở bé ở chùa Hỗ Thông nơi làng của Ngài. Sau khi thọ giới Sa di, Ngài xin SP lên đường tới tham học với Thiền sư Nam Tuyền Phổ Nguyện, và gặp TS đang nằm nghỉ trong phương trượng.


TS Nam Tuyền hỏi :”vừa rời từ đâu tới”
Ngài thưa :”vừa rời đoan tượng tới”
Sư Phụ giải thích :”đoan là nghiêm trang, tượng là con voi”.
TS Nam Tuyền hỏi :”có thấy đoan tượng chăng?”
Ngài thưa :”không thấy đoan tượng nhưng chỉ thấy Như Lai nằm”.
TS Nam Tuyền ngồi dậy hỏi :”con là sa đi có chủ hay là sa di không có chủ?”.
Ngài thưa là có chủ. TS Nam Tuyền hỏi, chủ ở chỗ nào?
Ngài chấp tay thưa :”giữa mùa đông gió rét, ngưỡng mong tôn thể của Hoà thượng được muôn Phước”.
TS Nam Tuyền thầm khen ngợi và gật đầu cho vào chúng tu học.

Năm Ngài 18 tuổi, Ngài hỏi TS Nam Tuyền :”Thế nào là đạo”. TS trả lời :”Tâm bình thường là đạo”. 

Ngài hỏi Sư Phụ Nam Tuyền: "Thế nào là Đạo?"
Sư Phụ Nam Tuyền đáp: "Tâm bình thường là Đạo".
Ngài hỏi: "Con có thể hướng đến "đạo ấy" không?"
Sư Phụ Nam Tuyền đáp: "Nghĩ tìm đến đạo là trái."
Ngài lại hỏi: "không nghĩ suy về đạo thì làm sao biết được Đạo?"
Sư Phụ Nam Tuyền đáp: "Đạo không thuộc về hiểu biết hay không hiểu biết. Biết là vọng giác (khái niệm), không biết là vô ký (vô minh). Nếu thật đạt Đạo thì không còn nghi ngờ, [Đạo] như hư không thênh thang rộng rãi, đâu thể gượng nói là phải là quấy."
Ngài nghe những lời này lập tức ngộ được huyền chỉ, liền sụp lạy và tạ ơn Sư phụ.


Sư phụ giải thích " tâm bình thường" là bên trong không dấy khởi vọng niệm, bên ngoài không vướng nhiễm các pháp. Giữ được tâm bình thường ấy là đạt đến đạo, đạo ở đây chính là điểm đến cuối cùng của Phật Giáo,  điểm đến đó là cắt đứt sanh tử luân hồi, mọi hành giả không cần phải đi xa để tầm đạo và cái đạo ấy có mặt ngay bây giờ và tại đây, nếu hành giả nhận ra được.

Ngài Triệu Châu sau khi thấy Tánh rồi, hỏi sp Nam Tuyền tiếp tới phải làm gì? Sư phụ Nam Tuyền bảo: " Đến nhà đàn việt dưới núi làm con trâu đi ".

Ngài cảm tạ Sư Phụ đã chỉ dạy và được Sư phụ Nam Tuyền khen ngợi "Đêm qua canh ba trăng soi cửa".

Sư phụ giải thích "làm con trâu dưới núi " là bản nguyện " biến nhập trần lao tác Phật sự", chứng ngộ rồi phải xuống núi để hóa độ chúng sanh.
"Đêm qua canh ba trăng soi cửa" lời khen kỳ đặc của thiền sư, ý nói giữa đêm tối vô minh sanh tử mà có trăng sáng Phật tánh soi vào cửa sổ của lòng mình, đời mình đã thay đổi từ nay trở đi.


TS Triệu Châu có giai thoại uống trà rất nổi tiếng. Một vị tăng đến hỏi đạo, Ngài bảo uống trà đi, hỏi câu thứ nhì rồi câu thứ ba, Ngài vẫn bảo uống trà đi.

Sư phụ giải thích "uống trà đi" là thiền ngữ xuống lệnh cho hành giả "bặt dứt vọng niệm", chỉ có uống trà, thưởng thức vị trà và không còn gì nữa cả, không hỏi không đáp, không phải, không trái, không nhị biên, giữ chánh niệm trong giờ phút bây giờ và ở đây.


Năm 897, ngày 2 tháng 11, Ngài có chút bệnh, nằm nghiêng bên phải an nhiên thị tịch, thọ thế 120 tuổi.

Bạch Sư Phụ, chúng con kính tri ơn SP dày công biên soạn đến nay đã tới 187 bài pháp thoại về chư vị Tổ Sư, Thiền Sư; cuộc đời tu tập và hành đạo của mỗi vị như một huyền thoại, lung linh kỳ ảo đối với phàm phu tâm của chúng con. Chúng con xin phát nguyện tu tập để đạt được “Tâm bình thường là đạo”,  trong không vọng động, ngoài không vướng duyên, ngay đó thoát khỏi trầm luân sanh tử luân hồi, để không phụ lòng giáo hóa của quý Ngài.

Cung kính,
Đệ tử Quảng Tịnh Tâm
( Montréal, Canada)





187_TT Thich Nguyen Tang_Thien Su Tung Tham (1)


KIẾN TÁNH
chỉ bước đầu để học Thiền 
Kính dâng Thầy bài thơ học pháp hôm nay với tất cả
sự thành kính tri ân những lời chỉ dạy xuyên qua thiền sử tích .. kính đa tạ, HH

Sa di có chủ khi mười tám tuổi, 
Mượn lời chúc  phước ...môn đệ Ngài Nam Tuyền . 
Kiến tánh chỉ bước đầu  tiên để học Thiền 
Thêm bốn chục năm " Bình thường Tâm là Đạo " .


Áo nghĩa thâm sâu, một niệm đừng khởi tạo . 
Bên ngoài chớ vướng nhiễm mọi  pháp trần, 
Tại đây bây giờ ...Phật  chánh  điện bản thân !
Ngộ huyền chỉ  " Còn tìm nghĩ là Trật ". 


Phật là phiền não, phiền não là Phật!
" Con chó có Phật tánh " công án nổi danh, 
 Không  ....do nghiệp thức bao che quanh
Có  .... biết nghiệp dục ái ....còn cố phạm ! 


Con trâu dưới núi, "người ấy" trăng chói sáng! 
Uống trà ... chánh  niệm muôn pháp nhất như 
Tiếp khách ..thượng, trung, hạ ...ấy tâm từ, 
Tám mươi tuổi dừng vân du truyền chân pháp.


Quan Âm thiền viện thêm bốn mươi năm hạ lạp,  
Viên tịch  an nhiên .. trăm hai mươi tuổi nhiệm mầu . 
Chân Tế Đại Sư ! Tùng Thẩm Triệu Châu, 
Vi diệu, giản đơn, Tổ Sư Thiền gương mẫu !


Huệ Hương 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/08/2022(Xem: 4849)
Ni Sư Thảo Liên đã giới thiệu bài thơ VU LAN THÁNG BẢY ÂN TÌNH dù không biết tác giả và đã giảng nghĩa chi tiết để nói lên tâm trạng tha phương của những người con trên đất Úc (quêhương thứ hai). Kính ghi lại như sau: Con quỳ dưới ánh đạo vàng Bao la tình mẹ đậm đà thương yêu Ly hương mấy nẻo sơn khê Nhớ da diết nhớ lối về quê hương Mẹ ơi con trẻ tha phương Xây tình viễn xứ phong sương tuổi đời
26/03/2022(Xem: 16282)
❝Trên đường đạo không gì bằng tinh tấn, Không gì bằng trí tuệ của đời ta, Sống điêu linh trong kiếp sống ta bà, Chỉ tinh tấn là vượt qua tất cả.❞ Kính chia sẻ cùng chư Tôn đức, Pháp hữu và qúy Phật Tử Lịch Pháp thoại và khóa tu tại Hoa Kỳ trong tháng 4 và tháng 5-2022 với sự hướng dẫn của Tỳ kheo Như Nhiên. Th Tánh Tuệ CHƯƠNG TRÌNH HAI NGÀY TU HỌC tại Tu viện Đạo Viên tiểu bang Maryland Khóa tu chủ đề: TIẾP XÚC VỚI THỰC TẠI. Với sự hướng dẫn của thầy Thích Tánh Tuệ California, Thầy Viên Ngộ trụ trì Tu Viện Đạo Viên, Maryland và Thầy Tâm Nguyên trụ trì Tu Viện Hạnh Phúc, Florida. Tu học hai ngày thứ Bảy & Chủ nhật (April 09 & 10, 2022) và ngắm Hoa Anh Đào vùng thủ độ Hoa Thịnh Đốn vào ngày thứ hai sau khóa tu.
07/02/2022(Xem: 22997)
Kính đa tạ Thầy đã giới thiệu 14 lời vàng của HT Thích Trí Tịnh (1916-2014 ) một Bồ Tát thị hiện đã mang kho tàng kinh các đến với Phật Tử VN trong và ngoài nước nhưng cuối cùng di chúc để lại cho đời chỉ vỏn vẹn 14 lời vàng này lại là Kim Chỉ Nam cho những ai muốn tu tập giải thoát ( LÀM LÀNH-LÁNH DỮ-THƯƠNG NGƯỜI- THƯƠNG VẬT-ĂN CHAY-NIỆM PHẬT -TỤNG KINH ) và Bộ Toàn tập Kinh Hoa Nghiêm 4 quyển cũng như Ngũ Kinh Tịnh Độ mà Ngài đã thọ trì hằng ngày từ A lại da thức khởi phát.
20/12/2021(Xem: 6509)
Vào năm 2012 có lẽ do phước duyên nào đó, tôi được một thiền sư (kính xin tạm giấu tên ) trao tặng cho một quyển sách được lưu hành trong nội bộ bấy giờ mà tác giả là Cư Sĩ Minh Mẫn có bàn đến Tự Tánh Di Đà . Đúng là dịp tốt cho tôi kiểm chứng lại cách tu tập của mình đã tiếp thu được giáo lý của Đức Thế Tôn qua hằng ngàn bài giảng của quý danh sư mà từ đó tôi được có những giây phút thật an lạc hạnh phúc dù chỉ thoáng qua .
09/12/2021(Xem: 23350)
Cách đây vài ngày đọc trên một tờ báo tại Sydney , khi nói về chủng thể Omicron vừa phát tán và lây lan do xuất phát từ các nước Nam Phi , tôi chợt mỉm cười khi đọc được câu này " Chúng ta đã học từ nạn đại dịch một điều rằng : Đừng nên hy vọng một điều gì , vì chắc chắn điều mình hy vọng ấy sẽ chỉ là THẤT VỌNG " If there’s one thing COVID has taught us , it is to expect nothing, except disappointment . What it comes to that COVID really delivers
30/11/2021(Xem: 32911)
316. Thi Kệ Bốn Núi do Vua Trần Thái Tông biên soạn. Trần Thái Tông (1218-1277), là vị vua đầu tiên của nhà Trần trong lịch sử Việt Nam (triều đại kéo dài đến 175 năm sau, ông cũng là một Thiền sư đắc đạo và để lại những tác phẩm Phật học vô giá cho đời sau). Đây là Thời Pháp Thoại thứ 316 của TT Nguyên Tạng, cũng là bài giảng cuối của năm thứ 2 (sẽ nghỉ qua sang năm sẽ giảng lại) từ 6.45am, Thứ Ba, 30/11/2021 (26/10/Tân Sửu) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) https://www.youtube.com
25/11/2021(Xem: 38217)
315. Sáu Thời Sám Hối do Vua Trần Thái Tông biên soạn Đây là Thời Pháp Thoại thứ 315 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Năm, 25/11/2021 (20/10/Tân Sửu) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) https://www.youtube.com/channel/UCxfUXUxU65FtOjrehu9zMMw Facebook: https://www.facebook.com/ThichNguyenTang/
18/11/2021(Xem: 32668)
312. Thiền Sư Hiện Quang (? - 1221) (Đời thứ 14, Thiền Phái Vô Ngôn Thông, đời Vua Lý Huệ Tông) Đây là Thời Pháp Thoại thứ 311 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Năm, 18/11/2021 (14/10/Tân Sửu) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) https://www.youtube.com/channel/UCxfUXUxU65FtOjrehu9zMMw Facebook: https://www.facebook.com/ThichNguyenTang/
16/11/2021(Xem: 29170)
311. Thiền Sư Thông Thiền (?-1228) (Đời thứ 13, Thiền Phái Vô Ngôn Thông, đời Vua Trần Thái Tông) Đây là Thời Pháp Thoại thứ 311 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Ba, 16/11/2021 (12/10/Tân Sửu) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) https://www.youtube.com/channel/UCxfUXUxU65FtOjrehu9zMMw Facebook: https://www.facebook.com/ThichNguyenTang/
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]