Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thiền trong tranh Phượng Hồng

18/06/201617:41(Xem: 3822)
Thiền trong tranh Phượng Hồng



Thiền trong tranh Phượng Hồng

Bài: Đỗ Văn - Ảnh: Nguyễn Luân

Họa sĩ Phượng Hồng là người giữ Kỷ lục quốc gia về sáng tác tranh Phật giáo nhiều nhất Việt Nam với hơn 5.000 tác phẩm từ 1965 đến nay. Hiện ông là thành viên Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, chuyên đề Mỹ thuật Phật giáo. Mỗi năm, ông đều tham gia triển lãm tranh trong các ngày lễ Phật giáo trong nước và quốc tế. Tranh của họa sĩ Phượng Hồng giống những mảng sống nhỏ bé giữa thiên nhiên bao la, ông níu nhặt từng khoảnh khắc để diễn tả cái bản ngã của Phật.

Họa sĩ Phượng Hồng sinh 1949 tại Nha Trang, Khánh Hòa. Năm 14 tuổi, nhờ sự chỉ dẫn của cha và sự cổ vũ nồng nhiệt của mẹ, Phượng Hồng “vung” những nét cọ đầu tiên lên giấy dó. Chưa đầy một năm sau, ông ra mắt triển lãm đầu tay với chủ đề "Phật trong thiên nhiên" tại Tỉnh Hội Phật giáo Khánh Hòa (1964), gây tiếng vang lớn trong giới nghệ sĩ nơi đây. Thành công này là tiền để hun đúc lên phong cách nghệ thuật trong tranh của ông về sau. 
 

Chân dung Đạt ma Sư tổ qua cây cọ của họa sĩ Phượng Hồng


Họa sĩ Phượng Hồng chủ yếu vẽ tranh bằng chất liệu màu nước trên vải và giấy dó.
 
«
          Hiện họa sĩ Phượng Hồng là thành viên Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, chuyên đề Mỹ thuật Phật giáo. Mỗi năm, ông vẫn đều đặn tham gia triển lãm tranh trong các ngày lễ Phật giáo trong nước và quốc tế.
                    »
Sau đó, ông khăn gói đi và đến những nơi mình muốn, thỏa chí sáng tác tranh. Hành trang trên vai ông là một vài cành cọ với mấy lọ màu nước, lúc ông lên non, khi xuống biển, mỏi gối lại vào chùa tu đạo, học thiền...nên nội dung tranh của ông hướng về thiền đạo.

Họa sĩ Phượng Hồng cho biết, thiền trong đạo Phật không phải là một cái gì đó quá thâm u, thiền tại tâm ta, do ta nắm bắt, và do ta tự giác ngộ nơi mình. Với ông, Đức Phật hiện hữu ở khắp nơi, từ thiên nhiên, vạn vật cho đến con người đều mang pháp thân của Đức Phật. Thế nên, thiền trong tranh là sự chuyển tải cái tâm lực của một người hành thiền vào trong bức họa, để qua đó truyền tải một cách trọn vẹn sức mạnh bất diệt của tinh thần Phật giáo đến với người thưởng thức.

Họa sĩ Phượng Hồng chủ yếu vẽ tranh bằng chất liệu màu nước trên vải và giấy dó. Đó là hình ảnh những chú chim nhỏ bé bay nhảy tự do, tự tại giữa thiên nhiên rộng lớn, là số kiếp lênh đênh của con người trước muôn ngàn đổi thay của tạo hóa, là sự bình dị của núi rừng, mặt trời, ánh trăng... Thế giới tranh của Phượng Hồng là thế giới động trong cái tĩnh lặng, và sống, chết bằng tâm thức của chính tác giả. Những tác phẩm của ông có dung mạo rất riêng, đó là sự dung dị mà sâu sắc, trầm lắng trong vẻ đẹp muôn màu của thiên nhiên, vạn vật và muôn loài.

Ngoài ra, ông còn vẽ tranh sơn mài, sơn dầu, phấn tiên,... Dù ở chất liệu nào, tranh ông cũng mang hơi hướng thiền trong Phật giáo, quan hệ giữa thiên nhiên và con người. Đó là những tâm tình, sự tri ân của ông với cuộc đời, tri ân Phật giáo đã nuôi dưỡng, hun đúc nên con người ông như ngày nay. Thiền trong tranh Phượng Hồng mang đến sự yên bình, thanh thoát cho người xem .

Cả đời họa sĩ Phượng Hồng đắm mình trong niềm đam mê hội họa và thiền học. Ở tuổi 66, ông vẫn miệt mài vẽ tranh không ngơi nghỉ, vẽ cả trong cơn đau ốm, vẽ quên ăn, quên ngủ, vẽ đến lúc nằm lăn ra mới thôi. Tranh của ông được mời triển lãm ở hầu hết các tỉnh thành trong nước, ngoài ra còn gửi triển lãm ở Mỹ, Úc, Canada, HongKong, Nga, Nhật, Thụy Sĩ,...và tham gia triển lãm trực tiếp ở Lào, Campuchia, Thái Lan,... Đó là những “hành trình tâm linh” bất tận. Sau mỗi cuộc triển lãm, ông thường dành phần lớn doanh thu cho việc làm từ thiện../.
 
Một số tác phẩm tiêu biểu của họa sĩ Phượng Hồng:
















 





Trang cua Hoa Si Phuong Hong 2016 (1)Trang cua Hoa Si Phuong Hong 2016 (2)Trang cua Hoa Si Phuong Hong 2016 (3)Trang cua Hoa Si Phuong Hong 2016 (4)Trang cua Hoa Si Phuong Hong 2016 (5)Trang cua Hoa Si Phuong Hong 2016 (6)Trang cua Hoa Si Phuong Hong 2016 (7)Trang cua Hoa Si Phuong Hong 2016 (8)Trang cua Hoa Si Phuong Hong 2016 (9)Trang cua Hoa Si Phuong Hong 2016 (10)Trang cua Hoa Si Phuong Hong 2016 (11)Trang cua Hoa Si Phuong Hong 2016 (12)Trang cua Hoa Si Phuong Hong 2016 (13)Trang cua Hoa Si Phuong Hong 2016 (14)Trang cua Hoa Si Phuong Hong 2016 (15)Trang cua Hoa Si Phuong Hong 2016 (16)Trang cua Hoa Si Phuong Hong 2016 (17)Trang cua Hoa Si Phuong Hong 2016 (18)Trang cua Hoa Si Phuong Hong 2016 (19)Trang cua Hoa Si Phuong Hong 2016 (20)Trang cua Hoa Si Phuong Hong 2016 (21)Trang cua Hoa Si Phuong Hong 2016 (22)Trang cua Hoa Si Phuong Hong 2016 (23)Trang cua Hoa Si Phuong Hong 2016 (24)Trang cua Hoa Si Phuong Hong 2016 (25)Trang cua Hoa Si Phuong Hong 2016 (26)Trang cua Hoa Si Phuong Hong 2016 (27)Trang cua Hoa Si Phuong Hong 2016 (28)Trang cua Hoa Si Phuong Hong 2016 (29)Trang cua Hoa Si Phuong Hong 2016 (30)Trang cua Hoa Si Phuong Hong 2016 (31)Trang cua Hoa Si Phuong Hong 2016 (32)Trang cua Hoa Si Phuong Hong 2016 (33)Trang cua Hoa Si Phuong Hong 2016 (34)Trang cua Hoa Si Phuong Hong 2016 (35)Trang cua Hoa Si Phuong Hong 2016 (36)Trang cua Hoa Si Phuong Hong 2016 (37)Trang cua Hoa Si Phuong Hong 2016 (38)Trang cua Hoa Si Phuong Hong 2016 (39)Trang cua Hoa Si Phuong Hong 2016 (40)Trang cua Hoa Si Phuong Hong 2016 (41)Trang cua Hoa Si Phuong Hong 2016 (42)Trang cua Hoa Si Phuong Hong 2016 (43)Trang cua Hoa Si Phuong Hong 2016 (44)Trang cua Hoa Si Phuong Hong 2016 (45)Trang cua Hoa Si Phuong Hong 2016 (46)Trang cua Hoa Si Phuong Hong 2016 (47)Trang cua Hoa Si Phuong Hong 2016 (48)Trang cua Hoa Si Phuong Hong 2016 (49)Trang cua Hoa Si Phuong Hong 2016 (50)Trang cua Hoa Si Phuong Hong 2016 (51)Trang cua Hoa Si Phuong Hong 2016 (52)Trang cua Hoa Si Phuong Hong 2016 (53)Trang cua Hoa Si Phuong Hong 2016 (54)Trang cua Hoa Si Phuong Hong 2016 (55)Trang cua Hoa Si Phuong Hong 2016 (57)Trang cua Hoa Si Phuong Hong 2016 (58)Trang cua Hoa Si Phuong Hong 2016 (59)Trang cua Hoa Si Phuong Hong 2016 (60)Trang cua Hoa Si Phuong Hong 2016 (61)Trang cua Hoa Si Phuong Hong 2016 (62)Trang cua Hoa Si Phuong Hong 2016 (63)Trang cua Hoa Si Phuong Hong 2016 (64)Trang cua Hoa Si Phuong Hong 2016 (65)Trang cua Hoa Si Phuong Hong 2016 (66)Trang cua Hoa Si Phuong Hong 2016 (67)Trang cua Hoa Si Phuong Hong 2016 (68)Trang cua Hoa Si Phuong Hong 2016 (69)Trang cua Hoa Si Phuong Hong 2016 (70)Trang cua Hoa Si Phuong Hong 2016 (71)Trang cua Hoa Si Phuong Hong 2016 (72)Trang cua Hoa Si Phuong Hong 2016 (73)Trang cua Hoa Si Phuong Hong 2016 (74)Trang cua Hoa Si Phuong Hong 2016 (75)Trang cua Hoa Si Phuong Hong 2016 (76)Trang cua Hoa Si Phuong Hong 2016 (77)Trang cua Hoa Si Phuong Hong 2016 (78)Trang cua Hoa Si Phuong Hong 2016 (79)Trang cua Hoa Si Phuong Hong 2016 (80)Trang cua Hoa Si Phuong Hong 2016 (81)Trang cua Hoa Si Phuong Hong 2016 (82)Trang cua Hoa Si Phuong Hong 2016 (83)Trang cua Hoa Si Phuong Hong 2016 (84)Trang cua Hoa Si Phuong Hong 2016 (85)Trang cua Hoa Si Phuong Hong 2016 (86)Trang cua Hoa Si Phuong Hong 2016 (87)Trang cua Hoa Si Phuong Hong 2016 (88)

Trang cua Hoa Si Phuong Hong 2016 (89)






Hoa si Phuong Hong

Trang cua Hoa Si Phuong Hong 2016 (95)Trang cua Hoa Si Phuong Hong 2016 (94)Trang cua Hoa Si Phuong Hong 2016 (93)Trang cua Hoa Si Phuong Hong 2016 (92)Đôi nét về Họa sĩ Phượng Hồng

http://quangduc.com/author/about/9719/hoa-si-phuong-hong






Người gởi:  Quang Huy
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/09/2014(Xem: 4624)
Họa sĩ Phượng Hồng là người giữ Kỷ lục quốc gia về sáng tác tranh Phật giáo nhiều nhất Việt Nam với hơn 5.000 tác phẩm từ 1965 đến nay. Hiện ông là thành viên Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, chuyên đề Mỹ thuật Phật giáo. Mỗi năm, ông đều tham gia triển lãm tranh trong các ngày lễ Phật giáo trong nước và quốc tế. Tranh của họa sĩ Phượng Hồng giống những mảng sống nhỏ bé giữa thiên nhiên bao la, ông níu nhặt từng khoảnh khắc để diễn tả cái bản ngã của Phật.
06/09/2014(Xem: 9679)
tranh vũ trụ quan phật giáo do Phật tử Thiện Tài thực hiện
28/06/2013(Xem: 4757)
Cả đời họa sĩ Phượng Hồng đắm mình trong niềm đam mê hội họa. Cho đến giờ phút này, “anh vẫn vẽ điên cuồng, vẽ không ngơi nghĩ, vẽ cả trong cơn đau bệnh, vẽ không ăn không ngủ, vẽ đến lúc nằm lăn ra…”.
28/06/2013(Xem: 3511)
Phượng Hồng đang thay đổi chiều sâu của tranh anh mà có lẽ anh không nhận ra sự thay đổi đó. Hơn hai chục năm về trước, tranh của Phượng Hồng đang bóc gỡ những lớp vỏ tri kiến chật chội của đời - đạo - đạo - đời mà hồi đó còn như là những lớp áo cải trang trong một cuộc khiêu vũ trắng – đen, hư - thức, giả - chân nữa.
11/04/2013(Xem: 4214)
Họa Sĩ Phượng Hồng 49/3 Trần Quý Cáp Thành Phố Nha Trang, Việt Nam. Tel: 84. 903 656 097
03/04/2013(Xem: 12247)
1949: Ra đời tại Nha Trang, Khánh Hòa, Việt Nam. 1964: Triển lãm lần thứ I tại tỉnh Hội Phật Giáo Khánh Hòa. 1980: Triển lãm tại công ty Nhiếp ảnh Mỹ Thuật Khánh Hòa. 1986: Triển lãm tại hoa viên chùa Long Sơn, Nha Trang. 1987: Triển lãm tại hoa viên chùa Long Sơn, Nha Trang ...
18/01/2013(Xem: 5791)
Chiều Trên Quê Hương Tôi ... Tranh : Hoạ Sĩ Đặng Can
21/03/2011(Xem: 3946)
Trong khuôn khổ Festival Biển Nha Trang 2011, một trong những điểm lặng góp phần làm nên sự phong phú, bản phối màu đa sắc của xứ Trầm Hương là triển lãm “Hành trình tâm linh” của Hoạ sĩ Phượng Hồng, tại Thư viện Khánh Hoà, khai mạc vào ngày 12-6-2011.
21/03/2011(Xem: 3035)
Mặc dù khai mạc không đúng thời cơ vì trùng hợp với một vụ biểu tình của dân chúng phản đối vụ hai xướng ngôn viên của đài phát thanh VNCR. Tuy nhiên sau đó một ngày tình hình êm dịu thì rất nhiều người đã đến thăm phòng tranh của Phượng Hồng.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567