Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phượng Hồng, người vẽ trong vô ngã

10/03/201106:17(Xem: 2563)
Phượng Hồng, người vẽ trong vô ngã
Ai đã từng gặp hoạ sĩ Phượng Hồng, nếu không được giới thiệu trước chắc không ai nghĩ ông là một hoạ sĩ. Ông sống bình dị, hiền lành. Gặp ông, hầu như lúc nào người ta cũng thấy ông ăn vận tuềnh toàng, nói năng nhỏ nhẹ, trông ông giống một người lao động chân tay hơn là một người làm nghệ thuật.

Phượng Hồng sinh ra và lớn lên tại thành phố biển Nha Trang trong một gia đình Phật tử thuần thành. Sáu tuổi ông đã được mẹ cho theo lên chùa trong những ngày lễ. Phật pháp bắt đầu thấm vào tâm hồn, vào máu thịt ông từ những ngày thơ bé như thế.

Cũng từ những ngày thơ ấu, ông đã sớm bộc lộ năng khiếu hội hoạ. Đi đâu, nhìn thấy gì ông cũng thích vẽ lại trên giấy, trên tường, trên mặt đất hay bất cứ nơi nào ông có thể vẽ. Những ngày tháng ấy ông vẽ hoàn toàn bằng bản năng nghệ thuật trời phú, chẳng có ai hướng dẫn, chỉ bảo, nhưng vì thích vẽ nên ông cứ vẽ. 

Bước chân đầu tiên Phượng Hồng in dấu trên con đường nghệ thuật là cuộc triển lãm tranh về Phật giáo năm 15 tuổi. Bức tranh của Phượng Hồng được một ông chủ giàu có thời bấy giờ mua với giá khá cao. Đã kiếm được tiền bằng tài năng của mình nhưng khi ấy, ông không hề nghĩ rằng tới một ngày nào đó; mình lại trở lại hoạ sĩ, mà là một hoạ sĩ có tên tuổi trong làng mỹ thuật, để lại dấu ấn nghệ thuật đặc sắc trong trường phái tranh thiền. Cũng vì chẳng bao giờ nghĩ mình sẽ trở thành hoạ sĩ nên khi lớn lên, ông cũng không thi vào trường mỹ thuật mà chọn nghề kỹ thuật.


Sau giải phóng, cái nghề kỹ thuật được đào tạo bài bản không nuôi nổi Phượng Hồng, ông tìm về với năng khiếu hội hoạ trời phú như một định mệnh. Vì không được đào tạo một cách bài bản tại trường lớp nên lúc nào ông cũng nỗ lực tự học, tự trau dồi kiến thức hội hoạ cho mình bằng cách đọc sách, trao đổi với bạn bè, đồng nghiệp …, vì vậy, ông cũng có một kiến thức mỹ thuật khá phong phú, am hiểu sâu sắc nhiều trường phái, nhiều kỹ thuật vẽ.

Khi quyết định dấn thân vào con đường nghệ thuật, Phương Hồng không có ý khẳng định cái tôi nghệ sĩ mà đơn giản chỉ là ghi lại những cảm xúc của mình bằng đường nét, bằng màu sắc, hơn nữa là để tri ân song thân, Phật pháp đã cho mình hiện hữu trên cõi đời này. Việc không được học hành nghệ thuật một cách bài bản đối với Phượng Hồng không hẳn là một thiệt thòi. Ông vẽ nhanh, vẽ nhiều, vẽ khoẻ vì ông bỏ qua những bước mang tính khuôn sáo của hội hoạ, không bị gò bó trong những logic thông thường . Khi cảm xúc ùa tới là ông cầm cọ lên vẽ luôn một mạch cho đến khi hoàn thành tác phẩm mà không hề phác thảo.

Tranh của Phượng Hồng đậm chất đạo học phương Đông, an nhiên, mộc mạc, dung dị, thâm trầm, có sự kết hợp hài hoà giữa cảm tính và lý tính, giữa thực và hư, giữa đạo với đời. Xem tranh ông, nhiều người nhận ra phảng phất một chút gì đó tranh thuỷ mặc của Trung Hoa và Nhật Bản, nhưng lại có nét riêng rất Việt Nam, rất Phượng Hồng. Phượng Hồng vẽ trên nhiều chất liệu, sơn dầu, sơn mài, giấy dó nhưng ông tâm đắc nhất vẫn là tranh màu nước trên vải.

blank
Hoạ sĩ Phượng Hồng và tác giả


Tranh Phượng Hồng không chủ trương làm thoả mãn thị giác của người xem mà chính là để mọi người tự cảm nhận, hay nói cách khác: tranh của ông gợi nhiều hơn tả. Mỗi bức tranh của ông đều là phương tiện giúp cho người xem tự soi lại chính mình và tìm về với sự bình yên, thanh thản, mà để làm được điều đó thì không thể có dòng tranh nào khác ngoài tranh thiền. Ông tâm sự: “Nhiều khi ông không cố ý để vẽ tranh thiền, nhưng người xem vẫn nhận ra, vẫn cảm thấy trong tranh ông có hơi thở an nhiên, tĩnh tại của thiền. Có lẽ vì trong lúc vẽ cũng là lúc ông đang thiền chứ không phải đắm trong mê lạc nên cái thần thái của thiền đã nhập vào trong cái thần của từng bức hoạ.” Cũng bởi vẽ trong trạng thái thiền nên ông bỏ đi cái tôi của người nghệ sĩ, để cho thiền tự do bộc lộ một cách tự nhiên nhất. Nhiều lúc ông vẽ mà chẳng biết mình đang vẽ gì. Cho đến khi tác phẩm hoàn thành, buông cọ ra ông cũng không thể giải thích hết về ý nghĩa bức hoạ của mình. Thiền vốn vô ngôn, mỗi người đều có thể hiểu và cảm theo cách riêng của mình. Vì vậy, xem tranh Phượng Hồng, ở đâu cũng thấy bóng dáng của thiền nhưng ta không hề cảm thấy sự trùng lặp trong ý tưởng hay cách thể hiện. Cũng thật khó để có thể gọi tên một cách chính xác phong cách hội hoạ của Phượng Hồng mặc dù rất dễ để nhận ra.

Để sống và vẽ cho đến ngày hôm nay, Phượng Hồng cũng phải đối mặt với không ít khó khăn, cơ cực, bị bủa vây bởi những thứ cơm áo gạo tiền hết sức đời thường. Những lúc như vậy ông lại tựa mình vào Phật pháp. Nhờ am hiểu Phật pháp mà ông đón nhận và vượt qua gian khó, khổ đau một cách nhẹ nhàng. Khi vượt qua rồi ông cũng không oán hờn, không chấp ngã mà còn biết ơn điều đó vì nó giúp ông thêm chất liệu để vẽ nhanh hơn, khoẻ hơn, thêm niềm tin vào Phật pháp nhiệm màu. Có thể nói, tranh của Phượng Hồng là tranh của sự buông bỏ nên xem tranh của ông, ta không thấy những cái khốc liệt, dữ dội mà cái gì cũng thanh thoát, hiền lành, vô hại. Để đạt tới điều đó, chính bản thân ông cũng đã tự buông bỏ rất nhiều.

Thiên nhiên và Phật pháp là hai người thầy vĩ đại nhất của Phượng Hồng, là nguồn cảm hứng chủ đạo trong hầu hết các sáng tác của ông. Soi vào thiên nhiên, ở đâu ông cũng nhìn thấy pháp thân của Đức Phật , đắm mình trong Phật pháp, ông lại cảm thấy mình đang hoà mình vào với thiên nhiên, bình an và sâu lắng. 

Hơn 50 năm cầm cọ vẽ, Phượng Hồng đã sang tác gần 5000 ngàn bức tranh, phần lớn các bức tranh trong đó là vẽ về chủ đề Phật giáo. Con số này chính là bạn bè yêu quý ông tìm kiếm, thống kê chứ bản thân Phượng Hồng chưa bao giờ để tâm về điều đó. Mười cuộc triển lãm tranh ở nhiều quốc gia trên thế giới cũng là do bạn bè đứng ra tổ chức, cái danh hiệu mà năm 2006, trung tâm kỷ lục Việt Nam trao tặng cho hoạ sĩ vẽ nhiều tranh về chủ đề Phật giáo nhất cũng là bạn bè tự tập hợp, làm hồ sơ đề nghị xét duyệt cho chứ ông cũng không cố ý vẽ để đạt được danh hiệu đó hay để nổi tiếng. Sau khi nhận được danh hiệu hoạ sĩ vẽ nhiều tranh về chủ đề Phật giáo nhất Việt Nam, cuộc sống của ông vẫn chẳng có gì thay đổi, ông vẫn vẽ, vẫn giản dị và vẫn nghèo như trước giờ vẫn thế.


Phượng Hồng sống trung thực với lời Phật dạy và thản nhiên trước danh lợi, ông chỉ chọn cho mình một nhiệm vụ suốt cuộc đời là vẽ. Giờ đây, khi nhắc đến dòng tranh thiền, người ta không thể không nhớ đến Phượng Hồng, và nhắc đến Phượng Hồng là phải nhắc đến tranh thiền, nhưng chưa bao giờ ông lấy thành tích đó ra để khoe khoang hay lên mặt với ai. Phượng Hồng tâm sự: “Ông mong một ngày nào đó, ông quên đi mình là ai, ông vẽ mà chẳng cần biết mình vẽ cái gì, vẽ để làm gì, quên đi những danh hiệu, quên đi những khen chê để mình như giọt sương tan trong bể Phật.”

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/10/2017(Xem: 5524)
Tam Vô Lậu Học
28/10/2017(Xem: 3934)
Thường Trụ Tam Bảo
24/10/2017(Xem: 6748)
HT Thích Trí Tịnh và Kinh Pháp Hoa, Các đức Phật Thế Tôn vì muốn chúng sanh khai mở Phật tri kiến để được thanh tịnh mà hiện ra trong đời. Vì muốn chỉ thị Phật tri kiến cho chúng sanh mà hiện ra trong đời. Vì muốn cho chúng sanh tỏ ngộ Phật tri kiến mà hiện ra trong đời. Vì muốn tất cả chúng sanh chứng nhập Phật tri kiến mà hiện ra trong đời
07/05/2017(Xem: 4464)
Mừng Phật Đản Phật Lịch 2561 -HD version Tranh Thanh Trí Nhạc nền Trầm Hương Đốt
18/06/2016(Xem: 4148)
Họa sĩ Phượng Hồng là người giữ Kỷ lục quốc gia về sáng tác tranh Phật giáo nhiều nhất Việt Nam với hơn 5.000 tác phẩm từ 1965 đến nay. Hiện ông là thành viên Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, chuyên đề Mỹ thuật Phật giáo. Mỗi năm, ông đều tham gia triển lãm tranh trong các ngày lễ Phật giáo trong nước và quốc tế. Tranh của họa sĩ Phượng Hồng giống những mảng sống nhỏ bé giữa thiên nhiên bao la, ông níu nhặt từng khoảnh khắc để diễn tả cái bản ngã của Phật. Họa sĩ Phượng Hồng sinh 1949 tại Nha Trang, Khánh Hòa. Năm 14 tuổi, nhờ sự chỉ dẫn của cha và sự cổ vũ nồng nhiệt của mẹ, Phượng Hồng “vung” những nét cọ đầu tiên lên giấy dó. Chưa đầy một năm sau, ông ra mắt triển lãm đầu tay với chủ đề "Phật trong thiên nhiên" tại Tỉnh Hội Phật giáo Khánh Hòa (1964), gây tiếng vang lớn trong giới nghệ sĩ nơi đây. Thành công này là tiền để hun đúc lên phong cách nghệ thuật trong tranh của ông về sau.
02/10/2015(Xem: 4451)
Cụ bà Bùi Thị Xong, "người mẫu" trên ảnh bìa cuốn sách ảnh về Việt Nam "Hidden smile". Réhahn Croquevielle, nhiếp ảnh gia sinh năm 1979, đến từ miền quê Normandie, Pháp, đã trở thành cái tên quen thuộc trong giới nhiếp ảnh Việt Nam. Anh là một trong số ít các nhiếp ảnh gia gắn bó và thành công với mảnh đất hình chữ S.
28/04/2015(Xem: 6100)
Có những lúc gần như kiệt sức, tôi lại lấy giấy mực ra vẽ. Công việc hàng ngày phải đọc nhiều, viết nhiều, và tra cứu nhiều – có những lúc chữ tràn ngập người tôi. Tiếng Việt, tiếng Anh. Mỗi ngày phải quan sát chuyện thế giới, từ Iraq tới Afghanistan, từ Dharamsala tới Rome, từ chuyện tình Hollywood tới thị trường tài chánh Wall Street... tôi ngồi giữa những trận mưa thông tin, phải đọc thật nhanh, chọn tin thật nhanh, sắp xếp ưu tiên tin tức thât nhanh, và dịch thật nhanh. Đêm về, hạnh phúc là khi đọc Kinh Phật, và đôi khi, là viết về Đạo Phật.
24/02/2015(Xem: 9807)
Đã từ rất lâu, cây bồ đề nơi đức Phật Thích Ca Mâu Ni thành đạo đã trở thành một trong những nơi chiêm bái của Phật Tử từ khi đức Phật nhập Niết Bàn cho đến ngày nay; do vậy cây bồ đề trở thành một biểu tượng tâm linh gắn liền với người con Phật.
03/02/2015(Xem: 6867)
Michael Grab, một người này khéo tay và kiên nhẫn có thể xếp được các viên cuội như vầy... We’re having a hard time deciding whether Michael Grab is an artist or a magician, because he creates stunning structure from finely balanced rocks that seem to defy the law of physics. These seemingly impossible structures require intense concentration and meditative focus. In the video below, Grab spends several minutes nearly frozen, making tiny adjustments until he gets all of the rocks’ centers of gravity just right. “Over the past few years of practicing rock balance, simple curiosity has evolved into therapeutic ritual, ultimately nurturing meditative presence, mental well-being, and artistry of design,” writes Grab in his artist statement.
26/12/2014(Xem: 7182)
10 bức ảnh ngoạn mục nhất năm 2014 Đỗ Quyên Ngựa vằn phi nước đại tại Botswana, dàn máy bay cất cánh từ một sân bay ở Mỹ là những bức ảnh đẹp nhất năm 2014 do website của Mỹ, Mymodernmet, bình chọn.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567