Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phượng Hồng, người vẽ trong vô ngã

10/03/201106:17(Xem: 2727)
Phượng Hồng, người vẽ trong vô ngã
Ai đã từng gặp hoạ sĩ Phượng Hồng, nếu không được giới thiệu trước chắc không ai nghĩ ông là một hoạ sĩ. Ông sống bình dị, hiền lành. Gặp ông, hầu như lúc nào người ta cũng thấy ông ăn vận tuềnh toàng, nói năng nhỏ nhẹ, trông ông giống một người lao động chân tay hơn là một người làm nghệ thuật.

Phượng Hồng sinh ra và lớn lên tại thành phố biển Nha Trang trong một gia đình Phật tử thuần thành. Sáu tuổi ông đã được mẹ cho theo lên chùa trong những ngày lễ. Phật pháp bắt đầu thấm vào tâm hồn, vào máu thịt ông từ những ngày thơ bé như thế.

Cũng từ những ngày thơ ấu, ông đã sớm bộc lộ năng khiếu hội hoạ. Đi đâu, nhìn thấy gì ông cũng thích vẽ lại trên giấy, trên tường, trên mặt đất hay bất cứ nơi nào ông có thể vẽ. Những ngày tháng ấy ông vẽ hoàn toàn bằng bản năng nghệ thuật trời phú, chẳng có ai hướng dẫn, chỉ bảo, nhưng vì thích vẽ nên ông cứ vẽ. 

Bước chân đầu tiên Phượng Hồng in dấu trên con đường nghệ thuật là cuộc triển lãm tranh về Phật giáo năm 15 tuổi. Bức tranh của Phượng Hồng được một ông chủ giàu có thời bấy giờ mua với giá khá cao. Đã kiếm được tiền bằng tài năng của mình nhưng khi ấy, ông không hề nghĩ rằng tới một ngày nào đó; mình lại trở lại hoạ sĩ, mà là một hoạ sĩ có tên tuổi trong làng mỹ thuật, để lại dấu ấn nghệ thuật đặc sắc trong trường phái tranh thiền. Cũng vì chẳng bao giờ nghĩ mình sẽ trở thành hoạ sĩ nên khi lớn lên, ông cũng không thi vào trường mỹ thuật mà chọn nghề kỹ thuật.


Sau giải phóng, cái nghề kỹ thuật được đào tạo bài bản không nuôi nổi Phượng Hồng, ông tìm về với năng khiếu hội hoạ trời phú như một định mệnh. Vì không được đào tạo một cách bài bản tại trường lớp nên lúc nào ông cũng nỗ lực tự học, tự trau dồi kiến thức hội hoạ cho mình bằng cách đọc sách, trao đổi với bạn bè, đồng nghiệp …, vì vậy, ông cũng có một kiến thức mỹ thuật khá phong phú, am hiểu sâu sắc nhiều trường phái, nhiều kỹ thuật vẽ.

Khi quyết định dấn thân vào con đường nghệ thuật, Phương Hồng không có ý khẳng định cái tôi nghệ sĩ mà đơn giản chỉ là ghi lại những cảm xúc của mình bằng đường nét, bằng màu sắc, hơn nữa là để tri ân song thân, Phật pháp đã cho mình hiện hữu trên cõi đời này. Việc không được học hành nghệ thuật một cách bài bản đối với Phượng Hồng không hẳn là một thiệt thòi. Ông vẽ nhanh, vẽ nhiều, vẽ khoẻ vì ông bỏ qua những bước mang tính khuôn sáo của hội hoạ, không bị gò bó trong những logic thông thường . Khi cảm xúc ùa tới là ông cầm cọ lên vẽ luôn một mạch cho đến khi hoàn thành tác phẩm mà không hề phác thảo.

Tranh của Phượng Hồng đậm chất đạo học phương Đông, an nhiên, mộc mạc, dung dị, thâm trầm, có sự kết hợp hài hoà giữa cảm tính và lý tính, giữa thực và hư, giữa đạo với đời. Xem tranh ông, nhiều người nhận ra phảng phất một chút gì đó tranh thuỷ mặc của Trung Hoa và Nhật Bản, nhưng lại có nét riêng rất Việt Nam, rất Phượng Hồng. Phượng Hồng vẽ trên nhiều chất liệu, sơn dầu, sơn mài, giấy dó nhưng ông tâm đắc nhất vẫn là tranh màu nước trên vải.

blank
Hoạ sĩ Phượng Hồng và tác giả


Tranh Phượng Hồng không chủ trương làm thoả mãn thị giác của người xem mà chính là để mọi người tự cảm nhận, hay nói cách khác: tranh của ông gợi nhiều hơn tả. Mỗi bức tranh của ông đều là phương tiện giúp cho người xem tự soi lại chính mình và tìm về với sự bình yên, thanh thản, mà để làm được điều đó thì không thể có dòng tranh nào khác ngoài tranh thiền. Ông tâm sự: “Nhiều khi ông không cố ý để vẽ tranh thiền, nhưng người xem vẫn nhận ra, vẫn cảm thấy trong tranh ông có hơi thở an nhiên, tĩnh tại của thiền. Có lẽ vì trong lúc vẽ cũng là lúc ông đang thiền chứ không phải đắm trong mê lạc nên cái thần thái của thiền đã nhập vào trong cái thần của từng bức hoạ.” Cũng bởi vẽ trong trạng thái thiền nên ông bỏ đi cái tôi của người nghệ sĩ, để cho thiền tự do bộc lộ một cách tự nhiên nhất. Nhiều lúc ông vẽ mà chẳng biết mình đang vẽ gì. Cho đến khi tác phẩm hoàn thành, buông cọ ra ông cũng không thể giải thích hết về ý nghĩa bức hoạ của mình. Thiền vốn vô ngôn, mỗi người đều có thể hiểu và cảm theo cách riêng của mình. Vì vậy, xem tranh Phượng Hồng, ở đâu cũng thấy bóng dáng của thiền nhưng ta không hề cảm thấy sự trùng lặp trong ý tưởng hay cách thể hiện. Cũng thật khó để có thể gọi tên một cách chính xác phong cách hội hoạ của Phượng Hồng mặc dù rất dễ để nhận ra.

Để sống và vẽ cho đến ngày hôm nay, Phượng Hồng cũng phải đối mặt với không ít khó khăn, cơ cực, bị bủa vây bởi những thứ cơm áo gạo tiền hết sức đời thường. Những lúc như vậy ông lại tựa mình vào Phật pháp. Nhờ am hiểu Phật pháp mà ông đón nhận và vượt qua gian khó, khổ đau một cách nhẹ nhàng. Khi vượt qua rồi ông cũng không oán hờn, không chấp ngã mà còn biết ơn điều đó vì nó giúp ông thêm chất liệu để vẽ nhanh hơn, khoẻ hơn, thêm niềm tin vào Phật pháp nhiệm màu. Có thể nói, tranh của Phượng Hồng là tranh của sự buông bỏ nên xem tranh của ông, ta không thấy những cái khốc liệt, dữ dội mà cái gì cũng thanh thoát, hiền lành, vô hại. Để đạt tới điều đó, chính bản thân ông cũng đã tự buông bỏ rất nhiều.

Thiên nhiên và Phật pháp là hai người thầy vĩ đại nhất của Phượng Hồng, là nguồn cảm hứng chủ đạo trong hầu hết các sáng tác của ông. Soi vào thiên nhiên, ở đâu ông cũng nhìn thấy pháp thân của Đức Phật , đắm mình trong Phật pháp, ông lại cảm thấy mình đang hoà mình vào với thiên nhiên, bình an và sâu lắng. 

Hơn 50 năm cầm cọ vẽ, Phượng Hồng đã sang tác gần 5000 ngàn bức tranh, phần lớn các bức tranh trong đó là vẽ về chủ đề Phật giáo. Con số này chính là bạn bè yêu quý ông tìm kiếm, thống kê chứ bản thân Phượng Hồng chưa bao giờ để tâm về điều đó. Mười cuộc triển lãm tranh ở nhiều quốc gia trên thế giới cũng là do bạn bè đứng ra tổ chức, cái danh hiệu mà năm 2006, trung tâm kỷ lục Việt Nam trao tặng cho hoạ sĩ vẽ nhiều tranh về chủ đề Phật giáo nhất cũng là bạn bè tự tập hợp, làm hồ sơ đề nghị xét duyệt cho chứ ông cũng không cố ý vẽ để đạt được danh hiệu đó hay để nổi tiếng. Sau khi nhận được danh hiệu hoạ sĩ vẽ nhiều tranh về chủ đề Phật giáo nhất Việt Nam, cuộc sống của ông vẫn chẳng có gì thay đổi, ông vẫn vẽ, vẫn giản dị và vẫn nghèo như trước giờ vẫn thế.


Phượng Hồng sống trung thực với lời Phật dạy và thản nhiên trước danh lợi, ông chỉ chọn cho mình một nhiệm vụ suốt cuộc đời là vẽ. Giờ đây, khi nhắc đến dòng tranh thiền, người ta không thể không nhớ đến Phượng Hồng, và nhắc đến Phượng Hồng là phải nhắc đến tranh thiền, nhưng chưa bao giờ ông lấy thành tích đó ra để khoe khoang hay lên mặt với ai. Phượng Hồng tâm sự: “Ông mong một ngày nào đó, ông quên đi mình là ai, ông vẽ mà chẳng cần biết mình vẽ cái gì, vẽ để làm gì, quên đi những danh hiệu, quên đi những khen chê để mình như giọt sương tan trong bể Phật.”

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/09/2024(Xem: 1013)
Truyện Tranh Phật Giáo: Trư Bát Giới Học Kinh (Họa sĩ Minh Quang Trần Anh Kiệt)
25/10/2023(Xem: 3157)
Tranh của Họa sĩ Phượng Hồng (tập 03)
01/10/2022(Xem: 3900)
Thượng Tọa Nguyên Tạng thăm cơ sở Zen Art của Nghệ Nhân Hoàng Đức Diên (01/03/2022)---Cơ Sở Tạc Tượng Phật Zen Art Nghệ Nhân Hoàng Đức Diên Địa chỉ: Số 126,Đường 11 , Phường Tam Bình ,Thủ Đức,TP.HCM (cách trung tâm thành phố 5 km). Email: [email protected] Hotline: 0909 319 882 Website: http://zenart.com.vn/
14/09/2021(Xem: 4838)
Tầm quan trọng của bức tranh nghệ thuật qua phong cảnh và văn hóa truyền thống của Hàn Quốc là gì? Tranh phong cảnh tại Hàn Quốc đã phát triển ra sao? Tranh phong cảnh của Hàn Quốc với những đặc điểm nổi bật như thế nào?
10/07/2020(Xem: 4461)
Tranh minh họa Phẩm Quán Thế Âm trong Kinh Pháp Hoa (Minh họa: Thích Nữ Huyền Linh, Thích Nữ Chúc Tịnh)
06/01/2020(Xem: 4142)
Họa sĩ Caté viết rằng tranh biếm họa là cách ông nhìn thế giới chung quanh, và người xem không cần phải đồng ý với tranh vẽ (You don't have to agree with the contents. It's just my way of seeing the world around me). Tranh “đi ra, đi vô” của ông đã gây sôi nổi trong giới trẻ Việt Nam, Philippines, Thái Lan... Hoàn toàn không vì lợi nhuận nào, nhà báo Nguyên Giác nơi đây thực hiện các mô phỏng này để giới thiệu một cách nhìn đạo vị; trường hợp họa sĩ cho là vi phạm tác quyền, các tranh mô phỏng sẽ được gỡ bỏ kèm lời xin lỗi.
25/11/2018(Xem: 4979)
Dự án viết + vẽ 100 tập Tranh Nhân Quả + Vĩ Nhân. 👍100 tập dự kiến trong 3 năm => 3 tập mỗi tháng. Đây là con số rất quyết tâm mới hoàn thiện được 🔥Mỗi gia đình có 100 tập truyện Nhân Quả Vĩ Nhân sẽ giúp trẻ được đọc và học hỏi từ lớp 1-12. Và từ đó Nhân Cách Đạo đức thấm sâu vào từng học sinh... 🎁Cám ơn 1 số bạn đã và đang ủng hộ quỹ tranh 1 triệu, mua sách trại giam 1 triệu, 350k, 500k.
15/07/2018(Xem: 5323)
Kiệt tác hội họa thức tỉnh con người thế gian: Địa ngục biến tướng đồ, Đạo đức con người ngày càng tuột dốc, để thức tỉnh cơn mê và giáo hóa con người thời hiện đại, từ thời xưa đã xuất hiện một bộ họa có tựa đề: ‘Địa ngục biến tướng đồ’. Đây được coi là một tác phẩm nghệ thuật đánh thức nhân loại. Vào triều đại nhà Đường, có một họa sĩ nổi tiếng được người đời gọi ông là họa thánh đó chính là Ngô Đạo Tử. Thời đó ông được mời vẽ tranh cho chùa Cảnh Vân tại Trường An.
15/12/2017(Xem: 87638)
Trải hơn 25 thế kỷ, Chánh Pháp của Phật vẫn được tuyên dương và lưu truyền bởi hàng đệ tử xuất gia lẫn tại gia, đem lại giải thoát và giác ngộ cho những ai học hỏi và thực hành đúng đắn. Chánh Pháp ấy là thuốc hay, nhưng bệnh mà không uống thì chẳng phải là lỗi của thuốc. Trong kinh Di Giáo, đức Phật cũng ân cần huấn thị lần chót bằng những lời cảm động như sau: “Thể hiện lòng đại bi, Như Lai đã nói Chánh Pháp ích lợi một cách cứu cánh. Các thầy chỉ còn nỗ lực mà thực hành… Hãy tự cố gắng một cách thường trực, tinh tiến mà tu tập, đừng để đời mình trôi qua một cách vô ích, và sau này sẽ phải lo sợ hối hận.” Báo Chánh Pháp có mặt để góp phần giới thiệu đạo Phật đến với mọi người. Ước mong giáo pháp của Phật sẽ được lưu chuyển qua những trang báo nhỏ này, mỗi người sẽ tùy theo căn tánh và nhân duyên mà tiếp nhận hương vị.
15/12/2017(Xem: 137886)
Văn Hóa Phật Giáo, số 242, ngày 01-02-2016 (Xuân Bính Thân) Văn Hóa Phật Giáo, số 244, ngày 01-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 245, ngày 15-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 246, ngày 01-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 247, ngày 15-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 248, ngày 01-05-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 249, ngày 15-05-2016 (Phật Đản PL 2560) Văn Hóa Phật Giáo, số 250, ngày 01-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 251, ngày 15-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 252, ngày 01-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 253, ngày 15-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 254, ngày 01-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 255, ngày 15-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 256, ngày 01-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 257, ngày 15-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 258, ngày 01-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 259, ngày 15-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 260, ngày 01-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 261, ngày 15-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 262, ngày 01-12-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 263, ngày 15-12-2016
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]