Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lời cảm niệm nhân ngày Phật đản

12/05/201107:07(Xem: 3236)
Lời cảm niệm nhân ngày Phật đản

 

Sự ra đời của Thái tử Tất-đạt-đa là niềm hạnh phúc vô cùng lớn lao của hoàng tộc Sakya, của nhân dân thành Ca-tỳ-la-vệ lúc bấy giờ, và cũng là niềm diễm phúc vô hạn cho tất cả chúng ta, những người đệ tử của đức Phật, những người nguyện đi theo con đường chơn chánh mà Ngài đã chỉ dạy.

Thái tử Tất-đạt-đa được sinh ra và lớn lên như bao nhiêu người khác. Song, ngay từ nhỏ, Ngài đã tỏ ra là một con người hoà nhã, biết kính trọng và thương yêu tất cả mọi người, yêu quí mọi loài. Ngài là một hoàng thái tử, được sống trong cung vàng điện ngọc, nhung gấm cao sang, được sự thương yêu, chăm sóc của phụ thân và di mẫu, lại có cả kẻ hầu người hạ. Và sau này Thái tử còn có thêm vợ đẹp con thơ. Có thể nói rằng, cuộc sống của Ngài rất hạnh phúc, một cuộc sống mà bao nhiêu người hằng mơ ước nhưng không thể nào có được. Thế nhưng, khi nhận thấy được sự thật khổ đau của kiếp sống, Ngài đã lặng lẽ ra đi để tìm nguồn hạnh phúc chơn thường cho mình và cho tất cả chúng sanh. Ngài đã giũ bỏ tất cả những thú vui tầm thường, những danh lợi phù hoa của cuộc sống, quyết chí ra đi theo tiếng gọi của lòng từ bi, ra đi vì lý tưởng, vì hạnh nguyện độ sanh. Phải là một người có lý tưởng cao cả, có hạnh nguyện rộng sâu và có ý chí kiên cường mới có thể ra đi được như thế.

Bước đường tìm đạo vô cùng gian nan. Thời gian đầu Ngài đã đi từ nơi này sang nơi khác để học đạo với các vị danh sư thời bấy giờ. Nhưng rồi Ngài vẫn chưa tìm thấy được chân hạnh phúc từ các vị danh sư ấy. Thế là không còn cách nào khác, Ngài phải tự mình khám phá, tự mình tư duy, tự mình thử nghiệm các phương pháp tu tập để tìm ra ánh đạo. Thời gian này càng gian lao hơn nữa. Có lúc Ngài thực tập phương pháp khổ hạnh đến nỗi chỉ còn da bọc xương và một ngày kia Ngài đã ngã quỵ bên vệ đường nhưng vẫn chưa thấy ánh đạo. Sau đó Ngài quyết định thay đổi pháp tu, Ngày trở lại ăn uống bình thường và thực tập thiền định. Thực tập thiền định cũng không dễ, bao nhiêu nội ma ngoại chướng cứ quấy rối mãi. Ngài phải chiến đấu với các thứ ma ấy trong từng giây từng phút, hết ngày này qua ngày khác. Bằng ý chí kiên cường và sự sáng suốt của mình, vào lúc sao mai mọc, Ngài đã cảm nhận được niềm hỷ lạc vô biên, Ngài đã chứng được đạo quả, đã thấy được chân lý nhiệm mầu. Giây phút ấy quả là vô cùng thiêng liêng và hệ trọng đối với Ngài cũng như đối với hàng triệu người con Phật. Vậy là từ một vị hoàng tử, Ngài đã trở thành một đức Phật, một bậc thầy cao cả của muôn loài chúng sanh. Sự thành đạo của Ngài đã đánh dấu một mốc son vô cùng quan trọng trong lịch sử nhân loại.

Với lòng thương yêu vô hạn đối với muôn loài chúng sanh, với hạnh nguyện cứu khổ độ sanh, Ngài đã chuyển vận bánh xe chánh pháp. Ngài giảng dạy không biết mệt mỏi. Những lời được Ngài nói ra là vô cùng giá trị, làm cho người nghe cảm nhận đươc sự thay đổi trong từng huyết mạch, từng tế bào của cơ thể. Những lời dạy của đức Phật đã làm thay đổi nếp nghĩ, lối sống của người nghe theo chiều hướng tích cực và hướng thượng. Ngài không chỉ truyền dạy bằng ngôn từ, mà Ngài còn truyền dạy bằng cả tấm lòng và bằng sự chứng nghiệm, bằng sức mạnh tâm linh cũng như bằng cuộc sống hiện thực sinh động của Ngài, chính vì vậy mà đã tạo nên sức mạnh lớn lao, tác động vào sâu trong tâm thức của người nghe.

Nhờ những lời dạy của Ngài mà nhân loại nhìn nhận một cách sâu sắc hơn về sự thật đau khổ của cuộc sống, biết được nguyên nhân của sự đau khổ ấy và cũng đã biết được con đường để có thể đi ra khỏi khổ đau. Những lời đức Phật dạy đã giúp cho nhân loại nhận thấy được qui luật vận động và biến đổi của vũ trụ và nhân sinh, để rồi từ đó tạo dựng một cuộc sống phù hợp với những quy luật ấy, nhằm đem lại an lành và hạnh phúc cho cuộc sống hiện tại cũng như tương lai. Cũng chính Ngài đã đề cao tính bình đẳng trong xã hội, không phân biệt hay kỳ thị chủng tộc, giai cấp, địa vị xã hội. Để thể hiện tính bình đẳng ấy, Ngài đã thuyết pháp cho tất cả mọi người, đối xử bình đẳng với tất cả mọi người và thương yêu tất cả, một vị vua, quan hay là một người cùng đinh cũng được đức Phật đối xử như nhau. Trong Tăng đoàn của Ngài, Ngài đã thâu nhận tất cả mọi tầng lớp, mọi thành phần của xã hội, từ hoàng thân quốc thích đến những người tiện dân, từ người có uy tín đến những phạm nhân, cả nam lẫn nữ đều được nhận vào làm đệ tử của Ngài. Ngài đã khẳng định rằng: “Tất cả mọi loài chúng sinh đều bình đẳng với nhau, đều có Phật tánh và đều có thể thành Phật”. Và Ngài cũng đã nhấn mạnh: “Không có giai cấp trong dòng máu cùng đỏ, không có giai cấp trong dòng nước mắt cùng mặn”. Nhờ vậy mà xã hội Ấn Độ thời bấy giờ đã bớt đi sự kỳ thị giai cấp, kỳ thị chủng tộc, phân biệt địa vị xã hội. Và ngày nay, tư tưởng bình đẳng trong xã hội vẫn còn nguyên giá trị.

Không chỉ có thế, Ngài còn nhắc nhở mọi người phải biết hoàn thành tốt bổn phận và trách nhiệm của mình. Làm con thì phải hiếu thảo với cha mẹ, phải phụng dưỡng cha mẹ và hướng dẫn cha mẹ sống một cuộc sống hiền lương. Ngài luôn luôn đề cao hạnh hiếu của đạo làm con. Ngài khẳng định: “Tâm hiếu là tâm Phật, hạnh hiếu là hạnh Phật. Gặp thời không có Phật, khéo thờ cha mẹ chính là thờ Phật vậy”. Chính Ngài là người đã nêu gương hiếu hạnh cho chúng ta noi theo. Ngài đã thuyết pháp giáo hoá cho Hoàng hậu Ma-da trên cung trời Đao lợi để cho mẹ Ngài thêm phần phước lợi. Ngài đã trở lại hoàng cung để hoá độ vua cha. Trong những giờ phút cuối cùng trên cõi đời của vua cha, Ngài đã đem hết khả năng của mình để dẫn dắt vua cha nhập vào dòng thánh. Và khi vua cha mất thì chính Ngài đã phụ một vai trong việc tiễn đưa linh cửu của vua cha đến nơi an nghỉ cuối cùng.

Bên cạnh những người đệ tử xuất gia, sống đời phạm hạnh, phần lớn những người đi theo đức Phật là những người tại gia, mang trên vai nhiều gánh nặng gia đình cùng với những mối quan hệ phức tạp trong xã hội. Chính vì vậy đức Phật đã chỉ dạy những phương pháp cụ thể về vấn đề hạch toán kinh tế, về vấn đề chi tiêu, về việc ứng xử trong các mối qua hệ xã hội,… nhờ những lời dạy này mà người Phật tử có thể tạo lập cho mình một mái ấm gia đình, một cuộc sống hạnh phúc.

Ngài đã chỉ dạy rất nhiều vấn đề, nhưng có một vấn đề hết sức đặc biệt mà các vị giáo chủ của các tôn giáo khác không thể có được, đó là Ngài không bao giờ tự đề cao chính mình. Ngài nói rằng, Ngài chỉ là vị lương y bốc thuốc cho người bệnh, muốn lành bệnh thì bệnh nhân phải tự uống thuốc; Ngài chỉ là một vị thầy chỉ đường, muốn đến được đích thì mọi người phải đi bằng chính đôi chân của mình. Ngài không phải là đấng toàn năng, không thể ban phước hay cứu rỗi cho mọi người. Ngài cũng là một người bình thường như mọi người, chỉ có điều là Ngài đã nhận thấy được chân lý của cuộc đời, vượt ra ngoài những hệ luỵ của cuộc sống. Nếu mọi người thực tập theo con đường Ngài đã chỉ dạy thì mọi người cũng đạt được những gì Ngài đã đạt được mà thôi. Tự thân mỗi người phải có trách nhiệm với chính mình, phải tự hoàn thiện mình, tự cứu lấy mình chứ không ai có thể làm thay được.

Những lời dạy của Ngài đã thổi vào nhân loại một luồng sinh khí mới, làm cho mọi người cảm thấy tự tin hơn, thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn, và đã tiếp thêm sức mạnh cho mọi người, làm khơi dậy tính thiện, đánh thức lương tâm nơi mỗi người, khiến cho mọi người biết bỏ ác làm lành, sống một cuộc sống hiền thiện, có ích cho mình, cho gia đình và cho xã hội.

Ngài là một con người vĩ đại, một con người tuyệt vời. Sự ra đời của ngài vô cùng có ý nghĩa đối với những người Phật tử nói riêng và đối với toàn thể nhân loại nói chung. Nếu Ngài không ra đời, nếu không có những lời dạy của Ngài thì có lẽ là chúng con còn đau khổ và lầm than hơn nhiều. Để thể hiện lòng biết ơn vô hạn, lòng qui kính vô biên đối với bậc Đạo sư, chúng con không biết làm gì hơn, chúng con nguyện một lòng quy kính Ngài và sống đúng theo những lời Ngài đã dạy cho chúng con. Đấy là tâm hương lòng của chúng con kính dâng lên đức Từ Phụ nhân dịp kỷ niệm ngày đản sanh của Ngài.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/04/2011(Xem: 2712)
Ngày Phật Đản hay ngày Giáng sanh của Đức Phật, tiếng Pali gọi là Vesak. Vesak là tên của một tháng, thường trùng vào tháng năm dương lịch.
10/04/2011(Xem: 3556)
Trong Kinh Pháp Cú, Phật nói rằng: “Có 4 cái hạnh phúc chân thật, đó là hạnh phúc thay chư Phật giáng sinh”, bởi vì nơi nào mà có chư Phật giáng sinh thì nơi đó sẽ mang lại nguồn lợi ích, an lạc, hạnh phúc cho chư thiên và loài người. Tại sao chúng ta gọi là ngày giáng sinh hoặc đản sinh? Đản có nghĩa là vui vẻ, hân hoan, lợi ích cho nên ngày đức Phật sinh ra đời là ngày làm cho người hân hoan, vui vẻ. Đó là nguyên nhân mà mỗi mùa Phật Đản những người con Phật chào mừng ngày đức Từ Phụ ra đời với tinh thần thương yêu, hòa ái. Cờ Phật Giáo có 5 màu, và khi xưa người ta làm cờ với quan điểm là 5 màu thể hiện cho 5 châu nhưng về sau địa cầu có tất cả 6 đại châu mà Phật Giáo đều đến và làm cho tất cả xứ sở an ổn, hòa bình.
02/04/2011(Xem: 2954)
Mấy tháng trước ngày cơn đại sóng thần – grand tsunami – vỡ trào quét vào vùng biển Ấn Độ vào năm 2004, tàn phá vùng duyên hải của 12 nước ven biển và giết hại 230 nghìn mạng sống, người ta chú ý đến hiện tượng thiên di của các loài động vật. Những đàn kiến cỏ thầm lặng dắt díu nhau lên núi cao. Những loài dế đất, bọ cát tản mạn về đâu mà càng đêm càng vắng tiếng... Những loài vật càng nhẹ, ăn ít, không tham tàn với đồng loại càng vắng bóng nhiều hơn trong những ngày gần kề cơn đại họa.
28/03/2011(Xem: 2912)
Hàng năm, cứ tháng Tư về là mỗi độ sen hồng lung linh sắc màu được tích tụ sâu trong lòng đất Việt. Một loài hoa có hương thơm nhẹ nhàng tinh khiết, và màu hồng của búp sen non vươn lên khỏi mặt nước như chứa đựng một sức sống mới của kiếp nhân sinh. Sự gắn bó hòa quyện của sen bao đời nay trong tâm trí của người con Phật nói riêng và người Việt nói chung. Sen là biểu tượng của đất nước và khi bàn về triết lý sen là một hình ảnh diễn tả ngôn ngữ giải thoát. Nên 2.555 năm về trước Bồ tát Hộ Minh giáng trần, đem ánh sáng trí tuệ đến cuộc sống này đã đi trên bảy đóa sen[1].
26/03/2011(Xem: 3293)
Kinh Phổ Diệu là một bộ kinh có nội dung đồ sộ, mô tả cuộc đời đức Phật với những thần thông biến hóa, là một trong những bộ kinh quan trọng nhất của kinh điển Đại thừa...
25/03/2011(Xem: 3170)
Hàng năm cứ vào mỗi độ tháng tư âm lịch là hoa sen bắt đầu nở. Hoa sen nở báo hiệu mùa Phật Đản trở về như để đón mừng Đức Thế Tôn ra đời. Lịch sử kể rằng bà Ma Da, công chúa của một nước láng giềng, là phu nhân của vua Tịnh Phạn nước Ca Tỳ La Vệ, khi có thai, theo phong tục của xứ mình phải trở về quê mẹ để sinh nở. Trên đường về, trong lúc dừng chân nghỉ ngơi tại vườn Lâm Tỳ Ni, hoàng hậu Ma Da đã hạ sinh Thái tử. Khi Thái Tử sinh ra thì được chư Thiên đến nâng đón và tắm rửa. Sau đó, lúc để xuống đất, Ngài đã bước bảy bước và dưới mỗi bước chân là một bông sen nở.
02/03/2011(Xem: 8761)
Một tia sáng bừng lên như ngôi sao năm cánh trong tim anh, tim chị, tim em và trong cả tim tôi...
13/02/2011(Xem: 19564)
Ca Sĩ Gia Huy, Tên thật của Gia Huy là Đặng Quốc Hung. Anh đến Montreal, Canada vào năm 1991 để cùng đoàn tụ với gia đình. Anh hát lần đầu tiên tại vũ trường Chateau Du Parc tại Montreal. Lúc đó, anh hát với ban nhạc Phạm Mạnh Cường để trình bày những tác phẩm như "Máu Nhuộm Bãi Thượng Hải", "Mười Năm Tình Cũ" và "Lambada". Ngay sau lần trình diễn đầu tiên, Gia Huy trở thành một ấn tượng của dân chúng tại Montreal. Anh bắt đầu hát cho một số vũ trường tại địa phương như Bistro Dore, Miss Sai Gòn, và Đêm Sai Gòn. Tuy nhiên, mục đích của Gia Huy là nổi danh ngoài Canada và khuếch trương số khán thính giả đi khắp thế giới.
14/01/2011(Xem: 3645)
Trang Vesak tứ từ rơi bụi đỏ sử triết văn đội chữ, gậy đường khuya đức Phật hiện chân dung sen khiết bạch
13/11/2010(Xem: 7504)
Lời bài hát: Từ Đàm Quê Hương Tôi Tác giả: Nguyên Thông Ca Sĩ Trình Bày: Quang Lê Quê hương tôi miền Trung Sớm hôm chuông chùa nhẹ rung Tiếng muôn đời hồn tổ tiên kiêu hùng Ôi uy nghi bóng chùa Từ Đàm Nơi yêu thương phát nguyện đạo vàng Qua bao giông tố chùa Từ Đàm tôi vẫn còn. Quê hương tôi là đây sớm hôm hương trầm nhẹ bay Vấn vương lời kinh chiều nay với đời Ôi thân yêu bóng Từ Đàm, nơi Bắc Nam nối liền một nhà Tay trong tay quyết vì loài người lầm than. Bóng ai từng đêm đêm về còn nhớ thuở nào đây Câu thề cùng ước nguyện cứu đời Tiếng ai chiều nay u hoài trầm lắng vọng về Theo câu thề nguyện hiến mình cho đời. Ai đi qua miền Trung, khoan khoan ơi người dừng chân Lắng nghe về đây hồn ai u hoài Ôi anh linh bóng chùa Từ Đàm Ôi nơi đây nắng chiều dịu dàng Ai hy sinh cứu đời phũ phàng Từ Đàm ơi.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]