Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Pháp Nạn 1963: Tưởng Niệm, Bản Chất Văn Hóa, Tinh Thần Bất Bạo Động

21/05/201309:04(Xem: 5041)
Pháp Nạn 1963: Tưởng Niệm, Bản Chất Văn Hóa, Tinh Thần Bất Bạo Động
botat-Quang Duc
PHÁP NẠN 1963
TƯỞNG NIỆM, BẢN CHẤT VĂN HÓA, TINH THẦN BẤT BẠO ĐỘNG
Cao Huy Thuần

Trong khuôn khổ “Tuần lễ Phật đản Phật lịch 2557” và kỷ niệm 50 năm Pháp nạn (1963-2013) tối ngày mùng 10 tháng Tư Quý Tỵ (19-5-2013) tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán Huế đã diễn ra buổi thuyết trình với đề tài “Pháp nạn 1963: Tưởng niệm, bản chất văn hóa, tinh thần bất bạo động” do GS Cao Huy Thuần diễn thuyết. Chư tôn Hòa thượng Chứng minh Ban Trị sự GHPGVN tỉnh TT Huế, chư tôn Hòa thượng Thường trực Ban Trị sự GHPGVN tỉnh, chư tôn đức Tăng, Ni các Tổ đình, Tự viện, Tịnh xá, Tịnh thất, quý vị lãnh đạo chính quyền các cấp tỉnh, Thành phố Huế, các thân nhân chư anh linh Thánh Tử đạo và đông đảo các giới Phật tử đã đến dự. Buổi thuyết trình xúc động như một buổi tưởng niệm chư vị Thánh Tử Đạo. Bản tin Phật đản xin trân trọng giới thiệu toàn văn bài thuyết trình đến với quý độc giả.



Cách đây đúng 50 năm, đêm rằm tháng tư Phật Đản 1963, Phật tử cũng tụ tập ở chính công viên này. Bên phải (trái ?) của tôi là một ngôi nhà rất đẹp, lúc đó là trụ sở của Đài phát thanh. Bây giờ Đài phát thanh không còn nữa, nhưng trên đầu của chúng ta, trăng rằm hôm đó vẫn là trăng rằm hôm nay, và trăng ấy đã chứng kiến một cảnh hãi hùng.

Dưới ánh sáng hiền từ của trăng đầu hạ, quần chúng Phật tử nô nức kéo nhau về đây để nghe phát lại đại lễ Phật Đản hồi sáng tại chùa Từ Đàm. Sáng ở Từ Đàm, tối trước Đài phát thanh, đó là thông lệ của Phật tử Huế mỗi rằm tháng tư. Nhưng rằm tháng tư năm ấy không giống mọi năm. Buổi sáng ở Từ Đàm, Phật tử đã nghe Thầy Trí Quang phản đối lệnh cấm treo cờ Phật giáo của chính quyền ông Diệm. Cấm treo cờ là hành động miệt thị cuối cùng của một đại chính sách nhằm triệt hạ Phật giáo như là một tôn giáo muôn đời của dân tộc. Cấm treo cờ là giọt nước mắt làm tràn ly nước mắt nhẫn nhục mà Phật giáo đã chịu đựng trong suốt chín năm. Giọt nước mắt ấy đã ứa ra từ hồi sáng ở Từ Đàm trong lời hiệu triệu của vị lãnh đạo. Chính giọt nước mắt ấy đã thúc đẩy thêm bước chân nô nức của Phật tử kéo nhau tụ tập trước Đài phát thanh này.

8_ThanhTuDaoDauTienNhưng Phật tử không phải kéo nhau đến đó để khóc. Phật tử có cách khóc của Phật tử trong suốt chín năm, thầm lặng nhưng hùng vĩ. Hùng vĩ để phản đối. Nhưng hùng vĩ để phản đối trong tinh thần bất bạo động, như lời hiệu triệu hồi sáng ở Từ Đàm. Tinh thần đó giúp Phật tử giữ được không khí lễ hội hàng năm. Phật tử khóc, mà vẫn tươi cười, vì hôm đó là Phật Đản, là một ngày vui, là một lễ hội. Già, trẻ, lớn , bé, quần chúng kéo nhau đến Đài phát thanh như đi hội. Trong lòng Phật tử là nước mắt, nhưng trong lòng Phật tử đêm đó không hừng hực lửa bạo động. Đó là điều quan trọng nhất mà chúng ta phải nhắc lại ở đây, vì đó là tinh thần, vì đó là hình ảnh tiêu biểu của suốt mùa tranh đấu.

Trong không khí một lễ hội hòa lẫn vui tươi và khắc khoải như vậy, quần chúng nóng lòng chờ đợi một buổi phát thanh không đến. Loa phát thanh càng câm, quần chúng kéo đến càng đông, vì ở nhà họ chỉ nghe quân nhạc bất thường phát ra từ máy. Đêm hè rất nóng, và công viên nóng chật hơi người. Nóng đến nỗi khi xe xịt nước kéo đến để buộc quần chúng giải tán, nước ấy cũng chỉ vừa đủ mát để tắm, không ai nghĩ rằng sau nước là máu. Và sau nước là máu. Xe thiết giáp kéo đến. Năm chiếc! Năm chiếc bao vây khuôn viên bé nhỏ này. Năm chiếc dàn ra như đi đánh trận. Và súng nổ. Súng bắn bừa vào đám đông. Và lạ thay, bảy thi thể nát thây trong máu là bảy em bé áo lam khi nãy vừa vô tư ríu rít chuyện trò với nhau để chờ nghe chuông mõ. Bảy em bé đi lễ hội đêm rằm với vầng trăng ở trên đầu và ngây thơ trên trán. Phải cần năm chiếc xe bọc sắt để bắn nát bảy em bé áo lam. Không có hình ảnh nào biểu trưng hơn hình ảnh ấy, hình ảnh của bạo lực với thiên thần. Chết như thế, không phải Phật giáo đâu, chính quần chúng, chính niềm tin dân dã muôn đời của Việt Nam, đã xem như cái chết của thánh, chết linh thiêng. Bạo lực đã mở màn tranh đấu Phật giáo bằng cái chết linh thiêng của thánh, và Huế là đất thiêng đã được lịch sử chọn để nhận bảy cái chết linh thiêng.

Chúng ta sống trong thời đại khoa học và có bổn phận phải đào tạo tinh thần khoa học trong gia đình, trong học đường. Nhưng đêm nay, giữa ánh nến chung quanh và vầng trăng bí mật trên đầu, vầng trăng đã chứng kiến tất cả, chúng ta hãy dành một phút cho linh thiêng ấy và hãy chiêm nghiệm sự lạ xảy ra trong đêm ấy, sự lạ đầu tiên trong nhiều sự lạ đã xảy ra trong suốt mùa tranh đấu. Hãy tưởng tượng không khí đàn áp trong đêm ấy và chính sách bóp kín mọi tin tức không để lọt ra khỏi Huế của ông Diệm, ông Thục. Ai dám nghĩ rằng cuộc thảm sát ở Huế sẽ dội vào tai thế giới? Ngay sau khi nổ súng, xác các em được tức tốc hốt về nhà xác của bệnh viện, giấu kín trong một xó, không ai được biết, không ai được nói. Có tiếng nổ trước Đài phát thanh chăng? Cả nước sẽ phải học, phải nói, phải nghe: đó là lựu đạn của Việt cộng. Nhưng cái màn lưới giăng kín ấy không che được mắt của một chứng nhân mà bước chân vô tình đã dẫn đến trước Đài phát thanh, đứng ngay trước họng súng của chiếc thiết giáp mang tên "Ngô Đình Khôi". Chứng nhân ấy là bác sĩ Wulff, giáo sư y khoa người Đức đang dạy tại Đại Học Huế. Cho đến đêm rằm tháng tư năm ấy, bác sĩ Wulff chưa hề bước chân đến chùa Từ Đàm, chưa hề biết gì về Phật giáo, chỉ biết như mọi người rằng chế độ Diệm là chế độ độc tài, gia đình trị, tôn giáo trị. Đêm Phật Đản, vì tò mò trước không khí khác lạ trên con đường Lê Lợi, và được sinh viên của mình mời gọi, ông theo học trò đến Đài phát thanh, thong dong như một người đi hóng mát đêm hè. Nhưng thiết giáp ùa đến, và súng nổ ngay trước mặt ông. Kể từ giờ phút đó, bác sĩ Wulff tự khoác lên vai một trách nhiệm mới, trách nhiệm cao cả của một người nói lên Sự Thật trong một thế giới dối trá. Ông đi về nhà, nhưng vai trò bác sĩ hối ông tìm đến nhà thương. Ở nhà thương, người ta nói dối không có ai chết và ông đã đi ra. Nhưng cái gì đã khiến ông đi vào nhà xác? Ánh mắt của một người y công. Không có ánh mắt ấy, đố ai thấy được xác chết. Và bác sĩ Wulff thấy gì? "Bảy thân người đầy máu me. Năm cái xác không còn đầu. Bên cạnh cánh tay của một xác trẻ em không đầu, một con mắt dính vào một ít da đầu và một khúc xương trán".

daikyniemthanhtudao_02

Gia đình BS. Wulff về thăm nơi xảy ra (tháng 5 năm 2008) ảnh: Internet

Cái gì đã xúi bác sĩ Wulff đi vào nhà thương? Cái gì đã giúp ông đi vào nhà xác? Các câu hỏi đó có thể không nên đặt ra nếu không có thêm câu hỏi này nữa, sự việc này nữa. Từ nhà xác, ông đi vội đến nhà bạn đồng nghiệp, bác sĩ Krainick, ở gần đấy, trong lúc bà Krainick đang đọc vào máy ghi âm bức thư thăm hỏi các người con ở Đức. Vội vàng mở cửa và hốt hoảng nghe kể chuyện vừa xảy ra, bà quên tắt máy ghi âm. Do đó, máy ghi lại hết lời tường thuật đầu tiên không đầy một giờ sau khi thảm sát xảy ra. Cuốn băng nhựa ghi âm này đã làm bằng cớ đích xác trước Liên Hiệp Quốc khi xét vấn đề đàn áp Phật giáo của ông Diệm. Cái gì đã xui khiến bà Krainick quên làm động tác tắt máy, một động tác tự động?

Vẫn chưa hết câu hỏi. Ở nhà xác, ông Wulff muốn chụp ảnh các xác chết nhưng không có máy. Không có hình ảnh, lấy gì làm tin? Vậy mà sáng ngày hôm sau, trước khi đi lên phi trường Phú Bài để tìm cách thoát ra ngoại quốc làm nhân chứng, một người bạn xuất hiện, trao cho ông Wulff một cuốn phim với đầy đủ hình ảnh các nạn nhân. Người bạn đã nhanh tay chụp được ảnh nửa giờ trước khi cảnh sát cấm vào nhà xác. Không phải là phóng viên nhà báo, cái gì đã giúp người bạn kia làm được một kỳ công như vậy?

Cái gì, cái gì, cái gì? Cái gì nữa đây đã giúp ông Wulff đi trót lọt lên máy bay trước mắt của lưới mật vụ với cuốn phim trong túi? Cái gì giúp cuốn phim trong túi ông đi trót lọt qua Tân Sơn Nhất để đến Phnom Pênh? Giả sử không có cuốn phim, giả sử không có băng ghi âm, giả sử ông Wulff không đứng trước họng súng, giả sử ông Wulff bị bắt, lịch sử đã bị bịt mắt dẫn đi theo một hướng khác rồi chăng? Sự Thật đã thua Dối Trá rồi chăng? Có anh ký giả ngoại quốc nào ở Sài Gòn lúc đó ngờ được một thảm sát như vậy đã xảy ra ở Huế? Nói, có ai tin? Huế có gì lạ để thiên hạ chú ý đâu, một thành phố hiền lành! Tất cả những sự lạ đó đã xảy ra và ông Wulff là sự lạ cao quý mà chúng ta hôm nay thành tâm tưởng nhớ. Ông đã dám hy sinh cả tính mạng của ông để hoàn thành một sứ mạng mà ông tự trao cho ông. Nhưng cái gì, cái gì, cái gì, đã xui ông đến, cái gì đã giúp ông chui qua được lỗ kim?

Cái ấy, nhiều người sẽ trả lời: đó là may mắn, đó là tình cờ. Vâng, với đầu óc khoa học, ta cũng muốn giải thích như thế. Nhưng đó là cách giải thích của người nằm trong gối ấm chăn êm. Bất cứ ai đã từng lăn lưng vào nguy hiểm, mạng sống chỉ còn treo trên sợi tóc, mấy ai chẳng có lúc nghĩ đến một cái gì khác vượt qua hiểu biết, lý luận? Cái gì khác đó là lòng tin. Lòng tin vững thì bước đi chắc. Bước đi chắc thì may mắn gặp. Đối với quần chúng Phật tử lúc đó, lòng tin giải thích tất cả, vượt qua tất cả. Hòa Thượng Trí Quang có nói một câu, và câu đó gạt phăng mọi lối giải thích dựa trên sự tình cờ. Hòa Thượng nói: "Trên đỉnh đầu tôi có Phật". Nếu không có Phật trên đỉnh đầu, làm sao Hòa Thượng dám tay không đối mặt với bạo lực? Bao nhiêu lần, cái chết đã chờn vờn trước mắt, vậy mà Hòa Thượng vẫn vượt qua. Nếu không có Phật trên đỉnh đầu, làm sao Hòa Thượng không có chút rúng động trong lòng? Mà một chút run trong hành động là thất bại, là chết. Tin ở ta và tin ở thiêng liêng là một. May mắn đến từ đó.

Vậy thì, với Phật trên đỉnh đầu, ta hãy dành một phút cho lòng tin vào thiêng liêng, nhất là trong đêm tưởng niệm này. Đối với Phật tử, không có cái chết nào là chết hẳn, cái chết nào cũng được tiếp nối bằng sự sống, nhất là những cái chết linh thiêng. Cái mà người khác gọi là may mắn, gọi là tình cờ, ta gọi là phù hộ. Cái mà người khác gọi là chết, ta gọi là sống. Sự sống đó đi theo hành động của ta. Sự sống đó cho ta niềm tin. Sự sống đó phù hộ cho ta. Chính sự sống linh thiêng đó đã đem bác sĩ Wulff đến với chúng ta. Các em bé chết, nhưng các Thánh tử đạo sống. Sống để đặt đức Phật lên đỉnh đầu của bác sĩ Wulff, đưa ông đến với Sự Thật, dẫn ông vượt qua mọi nguy hiểm. Đêm nay, chúng ta hãy chiêm nghiệm sự sống linh thiêng đó để tiếp tục dõng mãnh bước đi trên đường của chúng ta. Chúng ta càng dõng mãnh khi lòng tin đó càng vững chắc. Phải tin rằng mỗi bước đi của ta đều có sự phù hộ. Tin như vậy thì không có gì phải sợ. Suốt mùa tranh đấu, lòng tin ấy dẫn đầu. Suốt mùa tranh đấu, Phật giáo chỉ đọc và chỉ áp dụng một câu kinh: "Vì tâm không vướng ngại nên không hề khiếp sợ, vượt hết thảy khổ ách". Ông Wulff chưa bao giờ là Phật tử, nhưng với chúng ta, ông đã là Phật tử vì trên đỉnh đầu của ông có câu kinh ấy.

daikyniemthanhtudao_01Lịch sử Phật giáo 1963 để lại cho cả thế giới thêm một bài học nữa về lòng tin đó. Đừng sợ! Vì ta có lòng tin, vì ta có phù hộ. Nhưng vô úy của Phật giáo cũng bắt nguồn từ chữ "tâm" nói trên. Tâm không vướng ngại, vì đây là tâm của từ bi. Hãy ghét cái ác mà tranh đấu, đừng ghét con người, vì trong mỗi người đều có Phật. Chính vì thấy Phật cả trong đối thủ của mình nên mình mới có được cả cái tâm vô úy. Ấy là lý thuyết suông chăng? Không, phải có một Phật Đản 63 để thế giới thấy rằng ngọn lửa Quảng Đức là thể hiện của lý thuyết ấy. Không có biểu tượng nào oai hùng hơn về sự kết hợp của hai đức tính biểu trưng của Phật giáo: vô úy và từ bi. Cái này có thì cái kia có; cái này là động lực của cái kia. Sau thánh Gandhi, thế giới hiểu thêm thế nào là tranh đấu bất bạo động ở Việt Nam. Gandhi đã lấy tuyệt thực và tính mạng để thức tỉnh cái ác của đế quốc, để động viên dân tộc. Phật giáo Việt Nam đã lấy cái chết, lấy ngọn lửa để thức tỉnh cái ác của độc tôn tôn giáo, để bảo vệ chính nghĩa. Cả hai đều không có khí giới nào ngoài hơi thở của chính mình và một lòng tin không gì lay chuyển. Đêm nay, chúng ta hãy chiêm nghiệm thêm sự lạ này, sự lạ tột cùng của mọi sự lạ trong lịch sử: cái gì đã làm cho trái tim bồ tát không cháy? Để lại một trái tim cho thế giới đầy hận thù này, đố ai tìm được một biểu tượng có ý nghĩa hơn về đức từ bi. Báu vật này, đáng lẽ cả thế giới phải cung nghinh.

Nhưng may mắn thay cho lịch sử 63, cũng là lịch sử của Huế, cũng là lịch sử của đất nước, chúng ta có một đài thánh tử đạo, mà thành phố Huế tôn vinh, để kỷ niệm cái chết linh thiêng đã mở màn cho cuộc tranh đấu bất bạo động. Cái chết của bảy em bé không làm chấn động thế giới như cái chết của bồ tát Quảng Đức. Nhưng thế giới hãy đến đây, đứng trước Đài kỷ niệm đơn sơ này, và ngẫm nghĩ cho kỹ một hàng chữ không khắc trên Đài mà khắc trong lòng người, bất cứ người nào đứng trước Đài, bất cứ quốc gia nào, bất cứ thời đại nào, bất cứ văn minh nào: "Bạo lực nào cũng thất bại, Sự Thật và Từ Bi là bậc chiến thắng muôn đời".

Đó là ý nghĩa của Phật Đản 63.

Cao Huy Thuần
20/05/2013
Nguồn trích: http://www.lieuquanhue.vn/
Xem Video: Tinh thần bất bạo động Phật giáo- GS Cao Huy Thuần-chùa Xá Lợi VIDEO

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27/05/2021(Xem: 11386)
Lần đầu tiên trong lịch sử Hoa Kỳ, lễ kỷ niệm ngày đản sinh, thành đạo và Niết bàn của Đức Phật (Vesak), đã được tổ chức trọng thể tại Tòa Bạch Ốc ngày hôm nay. Để tôn vinh Đại lễ Vesak, một tuyên bố chính thức từ Tòa Bạch Ốc đã được Tổng thống Biden công bố: “Jill và tôi gửi lời chúc mừng nồng nhiệt nhất tới các Phật tử ở Hoa Kỳ và trên toàn thế giới khi họ kỷ niệm Vesak, một ngày tôn vinh sự đản sanh, giác ngộ. , và Niết bàn của Đức Phật. Nghi lễ thắp sáng một ngọn đèn, biểu tượng của ngày lễ đã được tổ chức hơn 2.500 năm này, nhắc nhở chúng ta về những lời dạy từ bi, khiêm tốn và vị tha của Phật giáo vẫn tồn tại cho đến ngày nay. Vào ngày này, chúng tôi cũng tưởng nhớ nhiều đóng góp của các Phật tử ở Mỹ, những người đã làm giàu cho cộng đồng và đất nước của chúng tôi khi tất cả chúng ta cùng nhau hướng tới những ngày tươi sáng hơn ở phía trước. ”
19/05/2021(Xem: 5284)
Hôm Nay Phật Đản Sinh - Liên Khúc Nhạc Phật Giáo Nghe THANH THẢN CÕI LÒNG - Gia Huy - Nhạc Phật Gia Huy 2021: https://bit.ly/3wWgIVV - Nhạc Phật Giáo Hay: https://bit.ly/38Q1ohY - Nhạc Phật Giáo Mẹ Hiền Quan Thế Âm: https://bit.ly/3uzsQtM - Nhạc Phật Tĩnh Tâm Ngủ Ngon: https://bit.ly/3uw9tSc - Official Music Video: https://bit.ly/39B6Aqu #nhacphat #giahuy #giahuynhacphat ☞ ĐĂNG KÝ KÊNH TẠI ĐÂY : https://bit.ly/2L6rzJ6 Hãy bấm nút ĐĂNG KÝ (SUBSCRIBE) để cập nhật những ca khúc hay và mới nhất. Rất hi vọng nhận được sự ủng hộ và đón nghe của quý khán thính giả gần xa. --------------------------- Danh sách bài hát: 1. Bước Chân Thái Tử Tất Đạt Đa 2. Trở về Chân Như 3. Hôm nay Phật Đản Sinh 4. Niệm Phật 5. Hương Từ Lan Xa 6. Ánh Sáng Từ Bi 7. Mừng Phật Đản Sinh 8. Về với Phật 9. Trăng tròn Tháng Tư 10. Ánh Đạo Vàng --------------------------- © Bản quyền thuộc về kênh Gia Huy Music Tâm Ca. ☞ Vui lòng không sao chép và đăng tải lại dưới mọi hình thức. © Cop
10/04/2021(Xem: 24358)
Thiền Sư Phá Am Tổ Tiên (1136-1211) Đời thứ 19 sau Lục Tổ Huệ Năng và cũng là Tổ thứ 15 của Thiền Phái Lâm Tế. Thời Pháp Thoại của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Bảy, 10/04/2021 (29/02/Tân Sửu 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Phá Am tổ đức cháu con đông Tây Thục, Đông Ngô giảng pháp Không Hàm Công phân chủ khuyên cố gắng Tâm vượn khó đừng nhắc kẻ ngông Vốn không một vật, gìn chi mệt Nào phải vạn duyên nước giữa dòng Rong ruổi tìm cầu ngày tháng chết Cao xa mơ mộng kiếp tang bồng. (Bài thơ tán thán công hạnh của Thiền Sư Phá Am Tổ Tiên (1136-1211) Hòa Thượng Hư Vân, do HT Minh Cảnh dịch Việt) 💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼🌺🍀💐🌼 Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼�
03/02/2021(Xem: 19081)
Vừa qua nhóm ảnh Nhất Chi Mai thuộc tu viện Phước Hòa (Đồng Nai), được sự hướng dẫn của Thượng toạ Viện chủ đã đến Buôn Mê Thuột để quay những thước phim đầu tiên về nhạc sĩ Hằng Vang. Cùng với cố nhạc sĩ Lê Cao Phan, Bửu Bác... được xem như lớp tiền phong của dòng tân nhạc Phật giáo. Nhạc sĩ Hằng Vang tên thật là Nguyễn Đình Vang, sinh năm 1933 tại Huế. Trong hơn 60 năm sáng tác, ông có hàng trăm ca khúc về đề tài này, nổi bật nhất là ca khúc Ánh Đạo vàng (1958) đã thấm sâu vào lòng Phật tử suốt thời gian dài từ khi ra đời.
18/01/2021(Xem: 9543)
[Behind The Scene] Đêm Thành Đạo | Gia Huy Music Tâm Ca
08/12/2020(Xem: 13469)
Nam mô A Di Đà Phật Kính bạch Sư Phụ Bạch Sư Phụ, hôm nay chúng con được học bài thứ 192 về Thiền Sư Trí Thường Qui Tông. Ngài thuộc đời thứ 3 sau Lục Tổ Huệ Năng, là đệ tử đắc pháp của Thiền Sư Mã Tổ Đạo Nhất. Tổ Bồ Đề Đạt Ma có tiên tri :”nhất hoa khai ngũ diệp, kết quả tự nhiên thành, hoằng pháp cứu mê tình, cứu chúng sanh mê muội”. Sư phụ kể ngũ diệp, năm cánh đó là Tổ Huệ Khả, Tổ Tăng Xán, Tổ Đạo Tín, Tổ Hoằng Nhẫn, Tổ Huệ Năng. Tổ Huệ Năng có năm cánh đó là, Tào Động, Vân Môn, Quy Ngưỡng, Pháp Nhãn.
27/11/2020(Xem: 16802)
34/ Thiền Sư Vĩnh Gia Huyền Giác (665-713) Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng giảng từ 6.45am, Thứ Năm, 08/10/2020 (22/08/Canh Tý) 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Tùng tha báng, nhậm tha phi Bả hỏa thiêu thiên đồ tự bì Ngã văn kháp tự ẩm cam lộ Tiêu dung đốn nhập bất tư nghì (Chứng Đao Ca của Thiền Sư Huyền Giác) “ Tốt và xấu nhà nhà đều có Thị với phi, chốn chốn "hưởng" đồng nhau Mặc tâng khen, mặc phỉ báng, đừng nao Họ tự bỏng bằng ngọn lửa đốt trời trong tay ho * Lời phỉ báng, nghe như ru, như gió thoảng Ngọt như cam lồ, mát tợ xuân phong Tìm đâu ra ! Bực bội với u sầu ? Nó tan biến trong cảnh giới "bất tư nghì" giải thoát” (do Hòa Thượng Thích Từ Thông dịch) 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Múi giờ : pháp thoại mỗi ngày của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 01:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Mon
18/06/2020(Xem: 9489)
Cha về thăm quê Thơ: Mặc Giang Nhạc : Nguyễn Quang Tâm Trích trong CD : Phật Pháp nhiệm mầu - Tâm ca 11 ( GH042) Giahuymusic: Tâm ca hân hạnh giới thiệu
19/05/2020(Xem: 13376)
Nhạc phẩm: Tâm Dẫn Đầu Các Pháp (Kinh Pháp Cú) do Ca Sĩ Chế Linh trình bày
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]