Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Công Trình Phiên Dịch Đại Tạng Kinh Việt Nam

22/12/202413:25(Xem: 194)
Công Trình Phiên Dịch Đại Tạng Kinh Việt Nam


dai hoi hoang phap

CÔNG TRÌNH
PHIÊN DỊCH ĐẠI TẠNG KINH VIỆT NAM
Sa Môn Thích Bảo Lạc

Zoom Meeting on 18/12/24




Lễ giới thiệu thành tựu sơ bộ công trình phiên dịch Đại Tạng Kinh Việt Nam trên hệ thống Zoom toàn cầu ngày 17 tháng 7 năm 2022 mà Tăng Ni, Phật tử và mọi giới trực tiếp hoặc gián tiếp tham dự Phật sự quan trọng này. Đại hội lần này chúng ta vắng bóng HT Thích Tuệ Sỹ, Chủ tịch Hội Đồng phiên dịch hơn một năm qua, công việc Ban Thường vụ, các Hội Đồng … vẫn tiến hành, nhưng tâm cảm chúng ta như mất mát một vật báu vô giá khó có thể tìm lại. Mặc dù thân huyễn Ngài đã trả lại tứ đại, nhưng Pháp thân vẫn tồn tại cùng thân lâm phó hội và gia trì Hội Đồng Phiên Dịch Tam Tạng Lâm Thời (HĐPDTTLT) theo di chúc của Hòa Thượng tiếp tục Công trình phiên dịch Đại Tạng kinh Việt Nam.


 l - Kế thừa Hội Đồng Phiên Dịch Tam Tạng năm 1973 và HĐPDTTLT (2021).

            Đặt kế hoạch y cứ trên 2 nguyên tắc khế lý và khế cơ thành lập HĐPDTTTL. Thánh điển phiên dịch dưới sự chỉ đạo của Viện Tăng Thống Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất (GHPGVNTN) được tổ chức qua hội thảo của Chư tôn Trưởng lão Viện đại học Vạn Hạnh từ 20-23/7/1973. Trải qua 35 năm(1973-2008) với tâm nguyện hoàn thành công trình phiên dịch Đại Tạng Kinh Việt Nam, hai vị học giả hàng đầu là giáo sư Trí Siêu- Lê Mạnh Thát và HT Thích Tuệ Sỹ đề khởi dự án tiếp tục công trình PDTT qua tâm thư 2008 như lời mở đầu. Trước khi nhập Niết Bàn, Đức Phật có di giáo tối hậu cho các chúng đệ tử  "Pháp và Luật mà ta đã thuyết và quy định là đạo sư cũa các ngươi khi ta nhập diệt". Hai vị thuyết trình viên nhận thấy rõ trong thời điểm hiện tại, công cuộc phiên dịch Phật điển chúng ta chưa đủ tiêu chuẩn dù nỗ lực tới đâu, nhưng vì hoàn cảnh nhiễu nhương của đất nước nên thành tựu rất khiêm nhường. Bởi lẽ, các thành tựu có được cũng chưa đủ điều kiện và biên tập theo tiêu chuẩn nghiên cứu và phiên dịch Phật điển trong trình độ nghiên cứu Phật giáo hiện đại của thế giới, do đó cũng chưa thể dự phần trong sự nghiệp phiên dịch và nghiên cứu Phật học trên qui mô quốc tế như là cống hiến của Phật giáo Việt Nam cho cộng đồng nhân loại trong sự nghiệp hoằng dương Chánh pháp của toàn thể Phật tử  thế giới.

            Do vậy, tâm thư khẩn thiết rằng trên nương nhờ uy thần nhiếp thọ của chư Phật và Thánh Tăng, cùng với sự tán trợ của chư vị Trưởng lão hiện tiền trong hàng tăng bảo, kêu gọi sự hỗ trợ cống hiến bằng tất cả tâm nguyện và trí lực của bốn chúng đệ tử Phật, để sự nghiệp hoằng Pháp đệ nhất tối thắng này được tiến hành vững chắc liên tục từ thế hệ này cho đến nhiều thế hệ tiếp theo, duy trì ngọn đèn Chánh Pháp tồn tại lâu dài trong thế gian vì lợi ích và an lạc của hết thảy chúng sanh.

            (Trí Siêu và Tuệ Sỹ cẩn bạch- PĐ2552, Mậu Tý, 2008).

              Tâm thư kêu gọi tha thiết của giáo sư Trí Siêu và HT Tuệ Sỹ mãi tới năm 2021 được đầy đủ nhân duyên thành lập Hội Đồng Phiên Dịch Lâm Thời: Cố vấn giáo sư Trí siêu- Lê Mạnh Thát (VN), Chủ tịch HT Thích Tuệ Sỹ (VN), nhưng trước khi về hầu Phật, HT Tuệ Sỹ chính thức công cử HT Chánh thư ký  Thích Như Điển (Đức Quốc), kiêm nhiệm Chủ tịch HĐPDTTLT, Phó thư ký quốc nội HT Thích Thái Hòa (VN), Phó thư ký hải ngoại HT Thích Nguyễn Siêu (Hoa kỳ).

             Với trách nhiệm giáo sư Cố vấn và HT cựu Chủ tịch  vẫn lưu tâm  Hội Đồng phiên dịch:

            Ngày nay do sự phát hiện nhiều bản kinh luận quan trọng bằng tiếng Sanskrit, cũng như sự phổ biến ngôn ngữ Tây Tạng mà phần lớn kinh điển Sanskrit được phiên dịch, nên nhiều công trình chỉnh lý được thực hiện cho các bản dịch Phạn, Hán. Thêm vào đó, do sự phổ biến ngôn ngữ Pali, vốn được xem là ngôn ngữ Thánh điển gần với nguyên thuyết nhất, một số sai lầm trong bản dịch A Hàm cũng được chỉnh lý và tỷ giảo, khiến cho lời dạy của Đức Thế Tôn được thọ trì một cách trong sáng hơn.


 Il- Đại Tạng Kinh Việt Nam.

             Khi hoàn thành bộ Tam Tạng Việt ngữ làm sở y cho bốn chúng đệ tử tu học bằng ngôn ngữ, văn cú chuẩn mực hàn lâm qua bản dịch Việt ngữ, có thể tìm thấy những tinh hoa giáo nghĩa, gợi cảm hứng cho công trình nghiên cứu của các nhà nghiên cứu, các học giả trong các lãnh vực khoa học, văn hóa, giáo dục, kinh tế, xã hội v.v...

             Nhờ những dấu mốc định hướng giúp ta tìm về cội nguồn dân tộc cũng như đạo Phật Việt, cho nên nghiên cứu lịch sử (theo lời giới thiệu lịch sử PGVN của giáo sư Lê Mạnh Thát) không thể không nghiên cứu lịch sử Phật giáo. Lịch sử Phật giáo VN đã trở thành một bộ môn  của lịch sử dân tộc.

             Đại tạng kinh chữ Hán không phải chỉ một bản mà có trên 20 bản, Đại tạng kinh Việt Nam chọn Đại Chánh tạng làm đế bản, phiên dịch tất cả tác phẩm được ấn hành trong đó theo phàm lệ quy định, gồm 100 tập, được biên tập khởi đầu từ niên hiệu Đại chánh (Taisho) thứ 11 (TL 1922) cho đến niên hiệu Chiêu Hòa (Showa) thứ 9 (TL 1934) tập hợp trên 100 nhà nghiên cứu Phật học hàng đầu của Nhật Bản, dưới sự chủ trì của Cao Nam Thuận Thứ lang (Takakusu Junjiro) và Độ Biên Hải Húc (Watanabe Kaigyoku). Đế bản sử dụng là bản in của chùa Hải Ấn, Triều Tiên, được gọi là bản Cao Lệ. Công trình chỉnh lý văn bản căn cứ các khắc bản Tống, Nguyên, Minh, cùng một số khắc bản và thủ bản tại Hoa và Nhật khác như bản Thiên Bình, bản Liêu của Cung nội sảnh, Triệu Thành Kim tạng, Phổ Ninh tạng, Hoằng pháp tạng, Long tạng, Vạn Chánh tạng kinh, Vạn Tục tạng kinh, Đại Chánh tạng.

            Hòa Thượng Tuệ Sỹ Chủ tịch HĐPD tâm nguyện công trình phiên dịch Đại Tạng kinh là đệ nhất tối thượng, Người dồn hết tâm lực vào đây cho tới giờ phút cuối. Trong bức tâm thư gởi đến tăng ni trẻ, Ôn nhắn nhủ, gởi gấm với những lời tha thiết: "Hy vọng mong manh là một số ít các thầy cô trẻ, những vị chưa bị mê hoặc bởi các giá trị thế tục, chưa bi ô nhiễm bởi địa vị vinh quang được thế quyền phong tặng, những vị mà sơ tâm xuất gia chưa biến thành đồng ruộng hoang hóa, tạm đủ là ruộng phước cho nhiều người, những vị ấy sẽ bằng nghị lực tinh tấn, tự ý thức sứ mệnh của người xuất gia, cùng một thầy học, cùng hòa hiệp như nước với sữa, kế thừa những gì Thầy Tổ tâm nguyện mà chưa hoàn thành, giữ sáng ngọn đuốc Chánh pháp trong đêm trường sanh tử tối tăm, giữ sáng và thắp sáng ngọn đuốc bao dung, nhân ái để trao truyền cho các thế hệ tiếp nối. Vì sự thanh bình phúc lạc của dân tộc, vì sự hạnh phúc an lạc của nhiều người, củà muôn sinh".


 lIl- Khái quát phiên dịch Đại Tạng Kinh Việt Nam

            Hòa Thượng Tuệ Sỹ phân tích hai chữ thanh văn, dịch sát nghĩa chữ Phạn là Sràvaka. Nếu tạm gát chữ thanh qua một bên trước thì có nghĩa là "người nghe", truyền thống ở Ấn Độ khi họ học về kinh điển Vệ Đà được cho là "Thánh ngôn", không có người nói, vô thủy vô chung- không biết từ vô thủy vô chung thời nào đã có những Thánh ngôn đó ẩn tàng trong vũ trụ. Các nhà Rsị (Rishi)- gọi là những tiên nhân-nghe được rồi phát biểu ra. Do vậy, đối với người Ấn Độ thì những  thánh ngôn ấy, không thể chép thành lời. Văn minh cổ Ấn Độ không phải không sáng tạo được chữ viết, nhưng họ không cho phép được chép ra, chỉ truyền khẩu coi như giữa "thầy và trò". Nếu đọc kinh sẽ gặp thường xuyên chữ này. Khi nói về phẩm đức của Tăng thì gọi là Sanghaguna (Pali: Sapatipanno balagavato sàvakasangho). Tất cả các cộng đồng tôn giáo dưới thời Đức Phật đều được gọi là tăng già. Khi Phật giáo qua Trung Quốc thì chữ Sràvaka được dịch là đệ tử. Vì chữ Sràvaka nghĩa đúng là những người nghe, tức những người ngồi quanh dưới chân thầy để nghe thầy giảng dạy. Ta cần phân biệt chữ Sràvaka ấy khi nói bình thường thì gọi là đệ tử, khi muốn nhấn mạnh ý nghĩa tôn trọng thì người ta lại dịch là Thanh văn: Gọi là Thanh văn tăng hay là chúng đệ tử của Đức Thế Tôn chỉ cho đệ tử Phật mà thôi. Những vị này thật ra bao hàm hết tất cả, không phân biệt Đại thừa hay Tiểu thừa. Những vị ghi chép lại lời dạy của Phật đúc kết lại thành Tam tạng thánh giáo cũng thường được gọi là 3 kho tàng. Thanh văn tạng có nghĩa là kho tàng thánh điển mà chính các đệ tử của Đức Phật đã trực tiếp ghi chép lại những lời giảng của Thế Tôn. Về sau các vị Thánh Tăng tiếp theo xuất hiện và đã diễn dịch và giảng giải những lời dạy của Đức Phật. Ngoài vấn đề ngôn ngữ và thời đại xa xôi, còn có những ý nghĩa sâu sắc của Thánh giáo không thể hiểu hết được nên bắt buộc phải được giảng giải. Các Ngài đã tập hợp tất cả kinh, luật, và luận gọi là Tam tạng Thánh giáo.

            Vậy tại sao gọi là Thanh văn tạng?

            Đại tạng không phân chia theo Tiểu, Đại thừa nữa mà phân chia theo lịch sử phát triển Phật giáo.

            Kinh: Đầu tiên tất nhiên là bộ A Hàm. Kế tiếp là Bát Nhã, Hoa Nghiêm, và Pháp Hoa.

            Luận: Bắt đầu các bộ phái, Theravada có 7 bộ luận. Bắc tông cũng có 7 bộ luận theo thứ tự A Tỳ Đàm, Trung Quán và Du Già.

            Luật cũng vậy, chia ra luật Thanh văn (chứ không gọi Tiểu thừa) và luật Bồ Tát. Thanh văn gồm có 5 bộ luật chính. Sau đó luật Bồ Tát như Phạm Võng Bồ Tát giới, và Du Già Bồ Tát giới.

            Bây giờ phiên dịch từ A Hàm trở đi chúng ta không làm nổi. Vì thứ nhất giáo lý quá cao siêu phức tạp thành ra phải có một cơ bản trước, mà cơ bản ấy chính là nằm trong Thanh văn tạng. Tất cả giáo lý cao siêu đều nằm trong Thanh văn tạng, tức là khai triển những lời Phật dạy từ trong A Hàm mà ra. Cho nên ta bắt đầu từ các tạng Thanh văn, và kinh luật luận trong A Tỳ Đàm trước. Chủ yếu là A Tỳ Đàm tại vì trong A Tỳ Đàm trích kinh điển trong A Hàm để giảng giải và từ đó phát triển ra thành Đại thừa.

            Do điều kiện lịch sử mỗi dân tộc có tiếng nói riêng biệt của mình, mang bản sắc cá biệt của dân tộc mình. Khi có sự tiếp xúc giữa hai dân tộc bên này muốn tìm hiểu bên kia, hiểu để sống chung hòa hiệp, phân phối đồng đều tài nguyên thiên nhiên, và trao đổi hữu ích các thành quả Iao động, điều trước tiên cần làm là học ngôn ngữ.

            Cũng như muốn hiểu một dân tộc với tất cả tình cảm, tư duy, phong tục, tập quán...., thì điều kiện tất yếu phải hiểu được ngôn ngữ của dân tộc ấy, như là điều chắc chắn không sai.

            Ngôn ngữ là yếu tố quan trọng trong công trình phiên dịch Đại tạng kinh phải liên tục, trường kỳ từ đời này qua đời khác, kiếp hiện tại kiếp tới và vô số kiếp sau. Ấy là chúng ta theo mô phạm trên dưới Phật- Tổ-Thầy dẫn dắt, khai sáng đệ tử, môn phong pháp phái … duy trì Pháp bảo của đấng cha lành, là bậc thầy của trời người mà bốn chúng đệ tử Phật duy trì theo dòng lịch sử hơn hai nghìn sáu trăm năm qua. Bước sang thế kỷ 21, nhân loại chuyển mình đổi mới tiến theo đà văn minh vật chất, cá nhân chủ nghĩa, những phát minh mới về công cụ, kỹ thuật, gia tăng hiệu quả lao động. Bởi lẽ, môi trường thiên nhiên có ảnh hưởng nhất định lên tình cảm và tư duy của từng cá nhân.

       …Cũng vậy, trong quá trình phát triển cộng đồng, ngôn ngữ với những quy định cá biệt trong nội bộ cộng đồng dần dần trở thành biểu hiệu cá tính hay ý thức cộng đồng, mà ở mức độ bình thường ta gọi là tinh thần cộng đồng, hay tinh thần xã hội. Khi cộng đồng ấy phát triển lớn mạnh thành một nước, thành một dân tộc, tinh thần ấy trở thành điều mà chúng ta gọi là tinh thần dân tộc. Ngôn ngữ bấy giờ không chỉ là công cụ chuyển tải thông tin, mà đích thực là tín hiệu hay biểu hiện bản sắc của một cộng đồng hay lớn hơn của một dân tộc.

            Chẳng hạn, những người thuộc bộ lạc nguyên thủy châu Phi kết bầy đi săn, dùng ngôn ngữ bàn tay để biểu hiện động vật, đó là cách trao đổi tín hiệu với những người cùng săn. Nếu nói rằng ngôn ngữ bàn tay thay thế cái miệng liệu có ổn?

            Còn so với những ngôn ngữ phát triển như Anh ngữ, Hán ngữ, Đức ngữ, Nhật ngữ, các ngôn ngữ nguyên thủy đơn giản này có thể nào biểu đạt được những sự vật trừu tượng, phức tạp, và tinh tế? Nó cũng chẳng khác nào thầy giáo hướng dẫn người câm học ngôn ngữ qua bàn tay thì không cách chi người học nắm bắt được những điều tinh tế? Cũng như người ta nói "Biết người, biết măt, dễ biết lòng sao?"

            Nói cách khác, giáo pháp của Phật là pháp vô ngôn. Được phô diễn thành lời đã là sự lạ rồi, mà nay lại được dịch từ lời đó ra lời khác, thì thật đáng lạ hơn nữa. Đây là điểm mà các nhà phiên dịch kinh Phật cũng như các nhà nghiên cứu Phật học Trung Hoa đều luôn luôn cảnh giác. Bởi vì tình trạng tam sao thất bản, nhầm lẫn từ này với từ kia, ý nghĩ này với ý nghĩ khác, xãy ra không phải hiếm.


 IV- Thuật Phiên Dịch
.

            Ý dịch có từ rất sớm do Ngài Đạo An chủ trương từ thế kỷ thứ 4 Tây lịch và trực dịch bởi Ngài Phật Niệm, vẫn tiếp tục trong lịch sử phiên dịch Phật điển tại Trung Hoa, mà cao điểm đối lập của hai chủ trương này là Ngài Cưu Ma La Thập, ý dịch  và Ngài Huyền Trang, trực dịch (đời Đường).

            Ba điều không dễ trong việc phiên dịch của Ngài Đạo An, đề cập đến nội dung chuyển tải, điều khó thứ nhất, tâm của bậc đại trí tam minh, lời của đấng Giác ngộ đã khuất, những gì Thánh nói tất tùy thời. Thời gian, phong tục tất có đổi khác, mà nay muốn chuyển dịch những điều cao nhã cổ xưa sao cho phù hợp với thời nay, đây là điều  không dễ.

            Ngu và trí cách nhau trời vực. Thánh nhân há có thềm bậc, mà muốn đem lời ẩn ảo trên nghìn năm trước truyền cho phù hợp với lịch đại đế vương xuống đến hạng mạc tục. đây là điều không dễ thứ hai.

            A Nan đọc lại kinh, cách Phật không xa, thế mà Đại-Ca-Diếp còn yêu cầu năm trăm A- La-Hán lục thông thay nhau thẩm định lại. Huống hồ cách đây cả nghìn năm rồi, lấy ý gần của mình mà đắn đo, các vị La Hán còn thận trọng như thế, thì những con người trong vòng sinh tử bình phàm như thế này há lại không biết rằng sự thấu hiểu Pháp là quan trọng hay sao? Đó là điều không dễ thứ ba.

            Về mặt hình thức, do vấn đề ngữ pháp, người dịch thường gặp phải trường hợp gọi là mất gốc. Bản dịch có nhiều khi phản bội lại bản gốc là điều không thể tránh khỏi.

            Như trên khái lược Kinh, Luận bây giờ về Luật, lời giới thiệu luật Tứ phần, tái bản lần thứ nhì, bản Việt dịch của HT Thích Đổng Minh năm 2005, Ôn Tuệ Sỹ trân trọng ngưỡng phục bậc thầy mô phạm trong chốn thiền môn.” HT là một trong số rất ít trong các Tỳ kheo trì luật của tăng già Việt Nam kể từ khi Phật giáo được trùng hưng, tăng già được chấn chỉnh và khôi phục. Thế hệ thứ nhất trong phả hệ truyền thừa luật tạng của tăng già Việt Nam thời trùng hưng hiện đại bao gồm bóng mờ của nhiều bậc Thượng tôn Trưởng lão, uy nghi đĩnh đạc, nhưng khó hình dung rõ nét đối với các thế hệ tiếp bước theo sau. Các Ngài xứng đáng là các bậc Long Tượng trong chốn tòng lâm, mà đời sống phạm hạnh nghiêm túc, phản chiếu giới đức sáng ngời, tịnh như băng tuyết, mãi mãi ghi dấu trên các nẻo đường hành cước, tham phương hoằng truyền Chánh pháp".

            Trước sự phá sản của giá trị đạo đức truyền thống càng lúc càng trầm trọng diễn ra khiến các cộng đồng xã hội đang mất dần tính tự chủ, dễ bị tha hóa theo những giá trị vật chất,những tín điều đạo đức tôn giáo mới càng lúc càng trở thành tiêu chuẩn cho văn minh tiến bộ theo hướng vật dục và nuôi dưỡng tinh thần cuồng tín và kỳ thị. Sự phá sản tinh thần không chỉ xảy ra trong một phạm vi xã hội, mà nó lan dần đến cả trong sinh hoạt thiền môn. Thanh quy của Thlền môn chỉ còn là một lớp vỏ, mà lại là lớp vỏ rách nát không đủ che đậy những dấu hiệu thoái hóa. Tăng già đang trên chiều hướng tục hóa, có nguy cơ trở thành một cộng đồng ô hợp, tồn tại, chỉ vì quyền lợi vật chất thế gian. Trên những lối đi đầy gai góc của rừng Thiền bấy giờ, vẫn luôn luôn ảnh hiện những dấu chân Long Tượng dấn bước tìm lại lối mòn cổ đạo đồng thời thuận hướng với trào lưu lịch sử của đất nước và nhân loại. Đó là những bước đi tái khai phá, dò dẫm một cách thận trong"


 V- Phát hành Bồ Tát tạng.

            Số lượng ấn hành giới hạn vừa tiết kiệm ngân khoản,cũng như vừa góp phần hữu hiệu bảo vệ thiên nhiên,môi trường. Thiển nghĩ, độc giả nào cần bộ Đại Tạng tiếng Việt phải theo điều kiện Ban Phát hành quy đinh.

            Bởi lẽ, Trong hiện tại, số lượng sách báo giấy xuất bản đã giảm xuống còn chừng 30 phần trăm so với trước đây. Nếu cần nghiên cứu người đọc chỉ bấm vào các trang mạng liền hiện lên đầy đủ mọi lãnh vực muốn tìm, và nhanh gọn lại ít tốn thời gian.

            Công việc ấn hành đợt 2, Bồ Tát tạng mọi chi tiết để nhường lại Ban liên hệ  bổ túc thêm cho được đầy đủ.

            Ngưỡng nguyện thập phương chư Phật, Thánh hiền Tăng, Thầy Tổ thùy từ chứng minh Hội Đồng Phiên Dịch Tam Tạng Lâm Thời hoàn thành Việt Phật Đại Tang Kinh để lợi ích nhân loại và mọi loài chúng sanh.

 

Sa môn THÍCH BẢO LẠC

           


Hoi dong hoang phap (2)

           

                                                                                                                                     

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13/02/2022(Xem: 3336)
Diễn đàn "Hài hòa đa nguyên Tôn giáo Thế giới của Liên Hợp Quốc 2022" đã diễn ra vào ngày 3 tháng 2 vừa qua, do Quốc tế Phật Quang Sơn, Liên Hợp Quốc, liên minh châu Phi và các tổ chức phi chính phủ cùng tham gia, đặc biệt mời các đối tác xã hội dân sự và các tổ chức tôn giáo, Pháp sư Tuệ Đông, trụ Trì Tây Lai Tự, Phó Tổng Thư ký Quốc tế Phật Quang Sơn đại biểu Phật giáo phát biểu: "Đến năm 2022 là trọng yếu, đánh dấu kỷ niệm chu niên lần thứ 10, tiêu chí Quốc tế Phật Quang Sơn hài hòa hội nhập hoạt động Liên tôn Quốc tế. Đại dịch Covid-19 hiểm ác đã đặc giả thiết không đúng đắn về tất cả sự sống trên Trái đất, gây ra những thách thức chưa từng có trên quy mô toàn cầu, chủ đề năm nay "Niềm tin và tinh thần lãnh đạo, phản kháng nạn kỳ thị và xung đột trong quá trình Phục hồi Đại dịch", kiến lập những nhịp cầu xuyên biên giới, bằng cách tập hợp các nhà lãnh đạo tôn giáo và tinh thần để truyền cảm hứng cho các dân tộc trên thế giới, kế tục trí lực để thúc đẩy sự nghiệp phát triển một
13/02/2022(Xem: 5378)
Ông Holland Kotter, đồng trưởng ban phê bình nghệ thuật trên tờ New York Times, đã đưa ra một đánh giá tuyệt vời về cuộc triển lãm. Trong đó, Holland Kotter kể lại chuyến đi đến Nhật Bản vào năm 1983, nơi lần đầu tiên ông trải nghiệm khi tương tác với các Phật tử đang làm việc được trưng bày tại Bảo tàng Quốc gia Tokyo: "Khi tôi gặp một pho tượng Phật Đương lai Hạ sinh Di Lặc được tạc bằng gỗ tuyệt xảo từ thế kỷ thứ 9, một du khách đến thăm tôi đã nhanh chóng vỗ tay hai lần, một điều gì đó (tôi sẽ tìm hiểu) mà những du khách đến các ngôi tự viện Phật giáo để tôn vinh vị Phật hay vi Bồ tát nào đó". (New York Times)
08/02/2022(Xem: 5471)
Tại làng baho swabi, quận Swabi, nay là Khyber Pakhtunkhwa, các nhà khảo cổ và Bảo tàng KP đã phát hiện một Bảo tháp Phật giáo 1800 tuổi, các di vật và đồ tạo tác. Theo Daily Pakistan, đã được phát hiện hơn 400 cổ vật và Bảo tháp Phật giáo có niên đại 1800 năm.
05/02/2022(Xem: 4070)
Vào ngày 19 tháng 1 vừa qua, Cư sĩ Gotabaya Rajapaksa, Tổng thống nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Dân chủ Sri Lanka đã trao giấy Quyết định bổ nhiệm Thượng tọa Dhammakitti, vị tăng sĩ Phật giáo sinh ra tại Sri Lanka, có quốc tịch Hàn Quốc làm Tổng quan Phật giáo Hàn Quốc-Sri Lanka. Đây là lần đầu tiên Chính phủ Sri Lanka bổ nhiệm một vị tăng sĩ Phật giáo làm kênh giao lưu với Đại Hàn Dân Quốc ở cấp quốc gia và trao quyền Tổng quan Phật giáo Hàn Quốc-Sri Lanka. Việc bổ nhiệm Thượng tọa Dhammakitti với trách nhiệm nêu trên có ý nghĩa quan trọng bởi Chính phủ Sri Lanka đã chứng nhận vị tăng sĩ này đã đóng góp vào việc giao lưu quan hệ hữu nghị giữa hai quốc gia Phật giáo Hàn Quốc-Sri Lanka như một kênh liên lạc chính thức.
16/01/2022(Xem: 6319)
Dịch bệnh hoành hành, Tình người bất diệt. Trong thời gian xảy ra dịch bệnh, nhân dịp kỷ niệm ngày Đức Phật Thành đạo, vào ngày 9 tháng 1 năm 2022, để kết duyên Bồ đề quyến thuộc Phật pháp với công công chúng, Trung tâm Thiền Tịnh Phật Quang Sơn Di Bảo, Malaysia đã chuẩn bị cung cấp 1500 hộp cháo Lạp Bát chia sẻ với họ. Để có thể phát cháo Lạp Bát đến tận tay công chúng khi còn nóng, các tình nguyện viên đã chuẩn bị nguyên liệu từ ngày hôm trước, cho cháo Lạp Bát đã nấu vào hộp và phân phát cho các thành viên của các thành viên Phật Quang Sơn, tòa soạn báo, những tín đồ lân lân cận và công chúng.
14/01/2022(Xem: 3187)
Viện Chiêm nghiệm Khoa học Phật giáo Nālandā Hoa Kỳ, một cộng đồng phi lợi nhuận, do Học giả Phật học uyên thâm, Giáo sư Tiến sĩ Joe Loizzo sáng lập, nhằm truyền tải những truyền thống về khoa học, chiêm nghiệm vào những truyền thống văn hóa đương đại và cách sống, hướng đến mục tiêu của một tương lai tươi sáng bền vững.
14/01/2022(Xem: 3062)
Thiền phái Tào Khê, một tông phái Phật giáo ảnh hưởng lớn nhất Hàn Quốc, đã nỗ lực hết mình để lên án Chính quyền Công giáo Roma tín đồ Thiên ChúaMoon Jae-in (문재인; 文在寅; Văn Tại Dần) Tổng thống Hàn Quốc "thiên vị tôn giáo", chư tôn tịnh đức tăng già và Phật tử từ khắp nơi trên đất nước Hàn Quốc, cam kết sẽ tổ chức một cuộc mít tinh xuất phát từ Tổ đình Tào Khê Tự, trụ sở Trung ương Thiền phái Tào Khê, Phật giáo Hàn Quốc, Gyeonji-dong, Jongno-gu, trung tâm thủ đô Seoul vào ngày 21 tháng 1 tới, lần đầu tiên sau 14 năm nhằm để xóa bỏ thành kiến, thiên vị tôn giáo và bảo vệ nền độc lập của Phật giáo Hàn Quốc.
14/01/2022(Xem: 6543)
Năm 1999, lần đầu tiên khi Thiền sư Thích Nhất Hạnh của các cây bút nổi tiếng trên thế giới, một trong số ít những vị lãnh tụ tinh thần nổi tiếng nhất thế giới đến viếng thăm Trung Quốc, Ngài đã mang theo cuốn sách bản dịch tiếng Trung "Đường xưa Mây trắng" (故道白雲, Old Path White Clouds): Bước chân của Đức Phật như một món quà cho các Phật tử và thân hữu bạn bè của Ngài trong đó, sử dụng từ các nguồn cổ bằng tiếng Pali, tiếng Phạn và tiếng Hán, nội dung cuốn sách này trình bày nhưng câu chuyện cuộc đời và những kim ngôn khẩu ngọc của Đức Phật lịch sử, Siddhartha Gautama. Bản dịch tiếng Trung của tác phẩm "故道白雲" (Đường xưa Mây trắng) của nữ Cư sĩ Dorothy Hà Tuệ Nghi (何蕙儀), được công nhận là trung thực với bản gốc cả về ý nghĩa và phong cách, đã được tái bản rộng rãi ở Trung Hoa đại lục, Hồng Kông và Đài Loan.
14/01/2022(Xem: 3098)
Ngoại giao tôn giáo có thể là một chiến thuật chính sách đối ngoại phức tạp của Đại Cung điện Kremlin, nhưng nó sẽ không bao giờ vượt qua các nhu cầu chính sách đối ngoại cơ bản của Nga.
14/01/2022(Xem: 4309)
Mạng lưới quốc tế Phật giáo Nhập thế “Ái hữu cho Hòa bình” (Buddhist Peace Fellowship, 和平團契, BPF), trụ sở hiện nay tại thành phố Oakland, tiểu bang California, Hoa Kỳ, là tổ chức phi lợi nhuận dành riêng cho phật tử tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường và thay đổi xã hội tiến bộ. Các tổ chức phi lợi nhuận BPF là chi nhánh quốc tế của “The Fellowship of Reconciliation” (FoR or FOR) với phương châm hoạt động hướng tới hòa bình toàn cầu, giúp đỡ người dân gặp khó khăn tại các quốc gia như Myanmar, Bangladesh, Tây Tạng và Việt Nam.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]