Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

7_Tầm quan trọng của “Trái tim tinh khiết” trong Xã Hội Ngày Nay

13/11/202408:56(Xem: 137)
7_Tầm quan trọng của “Trái tim tinh khiết” trong Xã Hội Ngày Nay

Tầm quan trọng của “Trái tim tinh khiết” trong Xã Hội Ngày Nay

(The Importance of "Pure Heart" in Today's Society)

Chùa Pháp Ấn (Dharma Seal Temple), Los Angeles, U.S.A. Hongzheng

 

Cùng với tiến bộ của khoa học và kỹ thuật, xã hội đã đạt đến một trình độ chưa từng có, nhưng đồng thời những hệ thống xã hội và môi trường mà mọi người dựa vào đó để có cuộc sống lành mạnh cũng bắt đầu gặp một số vấn đề và bắt đầu suy thoái. Những vấn đề như Covid-19, thay đổi khí hậu trên thế giới, tranh chấp địa chính trị tại một số nơi, kinh tế phục hồi chậm, gia tăng cách biệt giữa người giàu và người nghèo, tranh chấp do khác biệt tôn giáo, chủng tộc, và tư tưởng, phát triển kỹ thuật, và sự trỗi dậy của lòng tham, ích kỷ, tất cả đã có ảnh hưởng đến sự hài hòa xã hội, an ninh môi trường, cân bằng sinh thái, và sự sống còn của nhân loại.

Môi trường xã hội hiện nay có những thách thức lẫn hy vọng, nhưng quan trọng hơn cả là chúng ta cần phải biết có thể làm gì để giữ đầu óc tỉnh táo và phân tích các vấn đề một cách hợp lý, để tham gia tích cực vào các sinh hoạt xã hội và cố gắng xây dựng hòa bình thế giới và hài hòa xã hội.

Đối với các Phật tử, muốn tránh cho các vấn đề tiêu cực nảy sinh, chúng ta phải sửa đổi tâm mình theo câu nói “Một tâm trong sáng là chánh đạo”. Kinh Vimalakirti Sutra có nói” nếu một Bồ Tát muốn đạt đến cõi tịnh độ, Ngài phải làm cho tâm mình trong sáng, và một khi tâm trong sáng, cõi đó sẽ là cõi tinh độ của Phật”. Theo Phật giáo, nguồn gốc của bất hòa xã hội và xáo trộn trên thế giới bắt nguồn từ sự thiếu trong sáng trong tâm của mọi người. Vì sự thiếu trong sáng trong tâm con người mọi vấn đề đến từ ba món thuốc độc là tham, sân, si nổi dậy, cứ thế dẫn đến đủ thứ vấn nạn xã hội và bất ổn. Để giải quyết những vấn đề này chúng ta bắt đầu bằng việc làm cho tâm con người trong sáng. Vì vậy bài này tập trung vào sự quan trọng của việc làm cho tâm trong sáng trong xã hội ngày nay.

 

 

 

Việc làm cho tâm mọi người trong sáng là nền móng cho sự hài hòa xãhội  

Một loạt những cách ứng xử không hay do tham, sân và ý tưởng xấu trong tâm con người gây ra đã dẫn đến bất ổn xã hội. Nhằm đạt được sự hài hòa xã hội chúng ta cần khởi đi từ tâm, thay thế các ý tưởng xấu như tham, sân và các quan điểm xấu bằng các ý tưởng tốt như là từ bi, trí tuệ và sự bình đẳng của Đạo Phật. Đây là một quá trình thay thế ý tưởng xấu bằng ý tưởng tốt, nhưng quá trình này không thể hoàn tất trong một đêm, mà chỉ có thể hoàn tất rốt ráo bằng cách liên tục sửa đổi các quan niệm và cách ứng xử của mình. Vì vậy, chỉ bằng cách liên tục làm cho nội tâm trong sáng và thực hiện tự do và hạnh phúc vật chất lẫn tinh thần mà chúng ta có thể tạo ra sự hài hòa xã hội.

Trong Ba Điều Cốt Yếu của việc học Đạo Phật, Thầy Yin Shun nói, “Mặc dầu có nhiều cách học Đạo Phật, những cách chính là làm cho đầu óc thuần khiết và có lòng vị tha.” Thầy nghĩ là học Đạo Phật là học từ các Phật và Bồ Tát những phương pháp trau dồi, chính yếu là trau dồi để có cái tâm trong sáng. Giữ tâm trong sáng là lấy ra khỏi đầu óc mình những yếu tố khuấy động như tham, sân, ý tưởng ác độc, sự ngạo mạn và hoài nghi, chúng chính là những thứ làm cho người ta không hành động được theo lời Phật dạy và theo luật pháp để làm điều tốt cho người khác. Vì vậy, khi loại bỏ được những yếu tố khuấy động này người ta hướng về lòng tử tế, từ bi, sự hoan hỷ và thư thái, từ đó người ta tạo công đức cho chính mình và những người khác đúng theo Phật pháp. Theo Thày Yin Shun “ Tâm trong sáng đẫn đến những chúng sinh trong sáng” và “Tâm trong sáng dẫn đến Tinh Độ” có nghĩa là “các Phật tử phải bắt đầu bằng cách làm cho mình thuần khiết rồi truyền điều thuần khiết đó cho đất và các chúng sinh khác”

Do đó, tu Đạo Phật là một tiến trình thanh lọc tâm qua việc loại bỏ đau khổ nội tâm, nâng cao trí tuệ và từ bi, và cho phép ánh sáng nội tâm rọi sáng thế giới bên ngoài.

Từ những điều này chúng ta thấy rằng Đạo Phật không khuyến khích mọi người có thái độ tiêu cực và tránh né thế giới, mà phải tích cực hội nhập thế giới nhằm làm lợi cho cộng đồng. Có tâm trong sáng là thanh lọc nội tâm chúng ta thông qua thực hành tâm linh, và hội nhập thế giới để làm lợi cho đám đông là chuyển sự trong sáng nội tâm thành hành động hướng ngoại. 

 

Trong Đạo Phật, có một câu thơ trong sách viết về Bảy Vị Phật mà mọi người đều biết:”Đừng làm điều ác, làm mọi điều lành, lọc sạch tâm mình, đó là lời dạy của chư Phật”. Câu thơ này nêu cao tầm quan trọng của việc làm cho trái tim con người trong sáng. Không làm điều ác là cắt bỏ những hành động ác, làm mọi điều lành là đề cao các hành động tốt. Tuy nhiên, dù là gia tăng số việc tốt hay hoàn toàn diệt trừ việc xấu thì cũng cần cố gắng trong tâm đạt được thành công, do đó Phật đã đưa ra lời khuyên nên “thanh lọc tâm mình”

Trong quá trình thực hành, khi mọi người có thể thay thế những đau khổ do tham, sân, ác v.v…, bằng quan niệm của Phật giáo về lòng tử tế, từ bi, hoan hỉ và bình đẳng, thì họ có thể buông bỏ cái “ngã” (ego) và giảm thiểu những ham muốn ích kỷ, điều này sẽ đương nhiên đẩy mạnh sự hài hòa xã hội; khi mọi người có thể xây dựng một ý thức bình đẳng và học được tinh thần hỗ tương nhờ quan niệm về bình đẳng tâm trí, thì điều này lẽ tự nhiên đẩy mạnh tiến bộ xã hội.

Thông qua thực hành giáo lý Phật giáo, thực hành Dhyana, và sự phát triển trí tuệ, chúng ta có thể giúp lọc sạch tâm mình, nhân cách mình và nâng cao việc học tập đạo đức, từ đó chúng ta trở thành con người hữu ích cho xã hội.

Nói tóm lại, Đạo Phật tin tưởng rằng cội rễ của mọi hỗn loạn trong xã hội loài người là do thiếu sự tinh khiết trong trái tim con người. Do đó, để giải quyết các vấn đề xã hội, bước đầu là phải lọc sạch trái tim con người. Vì vậy Đạo Phật ủng hộ việc bảo vệ môi trường như một cách tích cực và hữu hiệu để làm cho xã hội thuần khiết. Thông qua sự sáng suốt và những lời dạy của Đạo Phật chúng ta có thể tẩy uế trái tim mọi người, nâng cao nhân cách của họ, và giúp họ tạo ra một môi trường xã hội hài hòa và đẹp đẽ.

 

一、Những yếu tố của việc lọc sạch

Như chúng ta biết, việc thực hành Đạo Phật dựa trên tâm trong sạch, đó là nền tảng và sự hướng dẫn trên con đường học đạo. Chỉ bằng cách lọc sạch tâm chúng ta mới nắm bắt được sự sâu sắc trong kinh Phật, làm nở hoa giác ngộ và tạo ra tịnh độ. Vậy thì làm thế nào để lọc sạch tâm chúng ta?

 

Thứ nhất chấp nhận những giáo lý và kỷ luật của thân và tâm để tránh xa các điều rắc rối.

Theo Đạo Phật, mọi chúng sinh, vì đã đánh mất trái tim thực sự của họ và hành động theo đầu óc đầy ảo tưởng, tạo ra đủ thứ nghiệp xấu, những điều có hại cho sự hài hòa xã hội nhằm thỏa mãn những ham muốn nội tâm của họ.

Giáo lý của Phật giáo không phải chỉ nói không nên làm mà còn ấp đặt kỷ luật vào thân và tâm của con người, như vậy thân và tâm sẽ tránh xa những cách ứng xử và quan niệm không lành mạnh, nhờ vậy đạt được mục tiêu là “đề cao nơi chốn và làm lợi cho chúng sinh”. Thí dụ, năm giới căn bản không chỉ khuyến khích mọi người kềm hãm ham muốn, tuân theo đạo đức, và tránh xa các việc ác, mà còn khuyến khích làm việc tốt trong cuộc sống hàng ngày để nâng cao tinh thần của cá nhân    

Những giáo lý Bồ Tát trong Phật giáo Đại Thừa nhấn mạnh đến tinh thần từ bi và vị tha, khuyến khích mọi người giúp người khác và đóng góp vào cộng đồng, đó là một đóng góp lớn vào tinh thần hài hòa và từ thiện xã hội.

Các giáo lý Đạo Phật không chỉ hạn chế cách ứng xử bên ngoài của mọi người mà còn bao gồm thực hành sự thức tỉnh nội tâm, điều này nâng cao ý thức đạo đức và sự tự giác về cách ứng xử thông qua việc trau dồi quan niệm ngăn chận ác ý và đề cao thiện ý.

Rõ ràng là các giáo lý Đạo Phật có tác động tích cực trên nền tảng đạo đức của xã hội ngày nay, không chỉ giảm các tranh chấp xã hội và đề cao việc bảo vệ môi trường, mà còn nâng cao ý nghĩa cuộc sống nhân loại nói chung.

Thứ hai, thực tập thiền trau dồi những ý tưởng tích cực và đưa đến trí tuệ.

Trong môi trường xã hội hiện nay, tâm mọi người không yên ổn và bệnh tâm thần thường xảy ra. Lý do là vì mọi người không ý thức được thế giới bên trong của mình và dễ bị ảnh hưởng bởi thế giới bên ngoài, điều này tạo ra những cảm xúc tiêu cực, và gây ra ảnh hưởng tiêu cực nào đó trên toàn xã hội. Việc thực hành thiền trong Đạo Phật có thể giúp mọi người quán chiếu ý tưởng của chính họ, trau dồi sự tập trung và ý thức được thế giới bên trong chính mình. Theo cách này, người ta phát triển khả năng tập trung vào chính mình không bị chi phối bởi ảnh hưởng từ bên ngoài, cứ như vậy dẫn đến trí tuệ sáng ngời của chính mình. Trong quá trình quán chiếu nội tâm này người ta có thể nhận thấy sự trỗi dậy của những ý tưởng xấu và tốt, và rồi người ta có thể gạt ra ngoài những ý tưởng xấu và tập trung vào những ý tưởng tốt. Thới gian trôi qua, tâm của người đó được lọc sạch và nhân cách được nâng cao. Trong thực tế, qua thực hành thiền định và trau dồi ý tưởng tích cực, người ta có thể giảm thiểu cảm xúc nội tâm tiêu cực, học cách xử lý căng thẳng tinh thần và đạt được sự thăng bằng giữa thân và tâm, như thế đương nhiên giảm mọi tranh chấp và khuyến khích sự hài hòa xã hội.

Thứ ba, ta phải đọc nhiều kinh Phật hơn và thực hành Pháp để trí tuệ lớn mạnh.

Theo Phật giáo. Khi ta xâm nhập vào sâu trong kinh điển ta trở nên sáng suốt sâu thẳm như biển cả. Kinh sách Phật giáo chứa đựng kiến thức uyên thâm về đời sống, không chỉ khám phá sự đau khổ và cách sống, mà còn hướng dẫn con người tìm thấy ý nghĩa và giá trị cuộc sống.

Các kinh Phật nói về nghiệp sẽ giúp người ta học cách nhận trách nhiệm về hành vi của mình, và như vậy có thể kiểm soát hành vi của chính mình, điều này sẽ đóng vai trò lớn trong việc tẩy uế trái tim của họ và đề cao sự hài hòa xã hội. Những ai học kinh sách đều đặn không chỉ cải thiện những phẩm chất đạo đức của họ mà còn phát triển ý thức tích cực của chính họ, phân biệt giữa phải và quấy, và có sự sáng suốt để giải quyết những vấn đề khó khăn trong cuộc sống, đem lại sự an lạc và giải thoát nội tâm cho chính họ và những người khác. Có 84000 bài kinh trong Đạo Phật, và lúc nào cũng có một bài thích hợp cho mọi người, và một bài thích hợp nhất cho quý vị.

Là một tôn giáo có gần 3000 năm lịch sử, đạo Phật có các kinh sách xưa và sâu sắc, sự uyên thâm và tính cách dẫn đường của kinh sách này về ý nghĩa cuộc sống vẫn có giá trị ngay trong thế giới kỹ thuật tiên tiến ngày nay. Chúng ta chỉ cần hiểu được một chút trong đó thôi là cũng đủ cho chúng ta dùng cả đời!  

二、Vai trò dẫn đường của Phật tử trong Trái Tim Tinh Khiết

Với tư cách là một người thực hành Đạo Phật Nhân Văn (Humanistic Buddhism) với "Trái tim tinh khiết, Vị tha đi đầu”, người này phải đóng vai trò tích cực trong việc dẫn đường trong xã hội ngày nay và đóng góp vào sự hài hòa của nhân loại và ổn định xã hội. Người thực hành Đạo Phật Nhân Văn đó là một mẫu người thực hành Bồ Tát hạnh, hiểu biết rõ nhân loại và đem lại năng lượng tích cực cho toàn xã hội.  

Đầu tiên, một hành giả Đạo Phật có trách nhiệm trên thế gian phải là người tuân thủ giáo lý trong sáng, thực hành thiền định, có trái tim tinh khiết, mạnh khỏe vể thể chất và tinh thần, và có ý thức đúng đắn về các giá trị.

Trong cuộc sống hàng ngày người này tuân thủ tinh thần yêu thương, tử tế, từ bi, hoan hỉ và bình dẳng của Đức Phật và luôn luôn thực hành tinh thần Bồ Tát “tha thứ vô biên và đại từ bi”, tham gia vào các hoạt động từ thiện giúp đỡ cộng đồng, và làm gương cho xã hội để thiết lập một không khí đúng đắn. Đại chúng có thể ca ngợi những đức tính của Đạo Phật như “mãn nguyện” và “tiết kiệm”, và trải nghiệm điều :” Định luật về mãn nguyện là sự sung túc trong yên ổn. Ai mãn nguyện thì dù có nằm dưới đất vẫn thấy hạnh phúc; ai không mãn nguyện thì dù có ở trên thiên đường vẫn không hài lòng. Ai không mãn nguyện thì nghèo dù là mình giàu, và ai mãn nguyện thì giàu dù là mình nghèo. Người không mãn nguyện luôn luôn bị dẫn dắt bởi năm điều ham muốn, nhưng người mãn nguyện thì đầy lòng từ bi.“ Sức mạnh của sự làm gương là vô biên, và người tu Đạo Phật phải là mẫu người tiêu biểu cho các giá trị đứng đắn.    

Kế tiếp, một người tu Đạo Phật có lòng từ bi trên thế gian không những chỉ thực hành Phật pháp mà còn phải khuyến khích người khác tham gia vào các phép tu Bồ Tát, làm như vậy họ trở thành những hành giả và lãnh đạo trong việc làm cho trái tim con người tinh khiết. Chỉ có bằng cách này mà có thêm nhiều người, thông qua Đạo pháp, thanh lọc tâm và hồn mình, đạt được sự thăng hoa bản thân và trở thành ánh sáng chói lòa trong đêm tối, và từ đó thế giới sẽ tràn đầy ánh sáng của yêu thương. Như lời một bài hát , “Nếu mọi người cho một chút tình yêu, thế giới sẽ có ngày mai tươi đẹp”. Nếu mọi người trên thế giới này trở nên tinh khiết và tử tế qua việc tu theo Đạo Phật, toàn thể xã hội sẽ đương nhiên trở nên hài hòa hơn!   

Cuối cùng, là một người tu hành theo Đạo Phật Nhân Văn người này không chỉ là người bênh vực và hướng dẫn trong việc bảo vệ môi trường, mà còn là một lãnh đạo trong việc “tạo ý thức về môi trường".  Năm 1992, Đại Đức Sheng Yen đưa ra quan niệm bảo vệ môi trường với việc “bảo vệ môi trường tinh thần” là điểm cốt lõi để đề cao sự hài hòa xã hội và hòa bình thế giới.

Bảo vệ môi trường tinh thần có nghĩa là làm trong sạch tâm mình, và ý thức về môi trường có nghĩa là “ bảo vệ sự an toàn cuộc sống, duy trì chất lượng cuộc sống và bảo vệ không gian sống” (bài viết của Đại Đức Sheng Yen).

Với việc bảo vệ môi trường tinh thần là cốt lõi, ý thức về môi trường có thể được thi hành hoàn hảo hơn. Tuy nhiên việc bảo vệ môi trường tinh thần không được chỉ là một khẩu hiệu hoặc sự tẩy uế cá nhân, mà còn phải được thực hành bởi những người cầm đầu trong đời sống thực. Do đó, “bắt đầu từ tôi” là điều cốt yếu mà mọi con người Bồ Tát phải có.

Nói tóm lại, với tư cách là một Phật tử, ta không thể chỉ là một Bồ Tát trong thế giới con người, mà còn phải là nguồn hiểu biết (kỹ sư tâm hồn) cho đại chúng trong xã hội ngày nay. Chúng ta không được chỉ là con người từ bi với chính minh chỉ lo việc thực hành cá nhân, mà phải tham gia tích cực vào những sinh hoạt làm cho xã hội trong sạch và tham gia vào việc xây dựng một xã hội hài hòa, tươi đẹp và lành mạnh hơn.

 

Kết luận

Với tư cách người tu Đạo Phật, việc làm trong sạch tâm là môt điều cần thiết. Lý do là chỉ nhờ thông qua việc liên tục làm trong sạch nội tâm của chính mình mà chúng ta có thể đạt được tự do về thể chất và tinh thần, mở mang trí tuệ, và tạo phước cho đại chúng. Có thể nói việc làm trong sạch tâm là đất đai phì nhiêu cho hài hòa xã hội, cung cấp một môi trường tinh thần thuận lợi cho sự phát triển hài hòa của xã hội. Do đó,  mọi Phật tử có trách nhiệm đề cao Phật pháp và truyền bá tinh thần từ bi, bình đẳng và trí tuệ của Đạo Phật, và mục tiêu của mọi Phật tử là “làm cho nơi này đạt phẩm giá và đem hạnh phúc đến cho chúng sinh”.  

 

Việt dịch: Chơn Thanh Chu Bảo Cảnh 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
26/03/2023(Xem: 1263)
Đế quốc Maurya là một thế lực hùng mạnh trên một diện tích rộng lớn vào thời Ấn Độ cổ đại, do vương triều Maurya cai trị từ năm 321 đến 185 trước TL, triều đại đầu tiên thống nhất miền bắc Ấn Độ, có liên hệ mật thiết với lịch sử Phật giáo. Đặc biệt, Đại đế Asoka thuộc thế hệ thứ ba vương triều Maurya do ông nội ông, Chandragupta, sáng lập. Hoàng đế Maurya Ashoka (trị vì từ năm 273 đến 232 trước TL), một trong những hoàng đế Ấn Độ kiệt xuất, Hoàng đế Maurya Ashoka toàn thắng trong một loạt các cuộc chinh phạt và đã cai trị phần lớn vùng Nam Á, từ Afghanistan cho đến Bengal hiện nay và đi sâu đến miền Nam tận Mysore.
23/03/2023(Xem: 1373)
Tiến sĩ Jeffery A. Martin, người sáng lập và Giám đốc Công nghệ số cộng đồng trong chuyển đổi số, một doanh nhân và nhà khoa học xã hội. Gần đây, ông đã tiếp cận với phóng viên báo Buddhadoor Global. Thảo luận của ông về cách thức như thế nào để chuyển đổi “tính ích kỷ” (selfish) trở nên hạnh phúc hơn đã trở thành một cuộc điều tra trên toàn thế giới về việc nâng cao hạnh phúc con người.
22/03/2023(Xem: 5461)
Năm 2011, chuyên mục này đã đưa ra một số chủ đề lớn, từ những phương pháp hay nhất, dành cho tăng đoàn Phật giáo với khoa học công nghệ best practices with technology for sanghas, đến việc khám phá các mối quan hệ giữa sự thật khoa học thần kinh và Phật pháp relationship between truth, neuroscience, and the Dharma. Sau đó, chúng tôi đề cập đến tính hai mặt dưới góc nhìn khoa học thần kinh duality in light of neuroscience, và bắt đầu chỉ ra những lợi ích của việc xây dựng một lý thuyết khoa học về sự văn minh a scientific theory of enlightenment. Bởi thắc mắc này đang đưa ra những chủ đề mới dịp đầu xuân này, có lẽ tôi nên nhấn mạnh điều gì đó.
20/03/2023(Xem: 1401)
Với đôi mắt có hồn tỏa ra thần thái thu hút, rạng ngời và chau mày với vẻ mặt trầm ngâm của vị Trưởng lão Hòa thượng Karmayōgī Kṛpāśaraṇa Mahāthērō (22, 6, 1865-30,4, 1927), ngay lập tức có thể nhận ra với bất kỳ người Bengali hoặc Bangladesh nào gần một thế kỷ sau khi Ngài thu thần viên tịch. Trưởng lão Hòa thượng Karmayōgī Kṛpāśaraṇa Mahāthērō, nhà từ thiện Phật giáo Nguyên thủy, nhà cải cách quan trọng của Phật giáo Ấn Độ vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20.
18/03/2023(Xem: 1128)
Sau khi Chính quyền Liên bang thông qua dự luật vào hôm thứ Sáu, ngày 17 tháng 3 năm 2023, Vương quốc Bỉ sẽ chính thức công nhận đạo Phật là tôn giáo, khai thông lộ trình cho đoàn thể tăng già Phật giáo thanh tịnh hòa hợp, Phật giáo đồ tiếp cận nguồn ngân sách Liên bang, kiến tạo trường học. . .
17/03/2023(Xem: 3073)
Phật tử Tích Lan cung nghinh HT Thông Hải với nghi thức trang trọng
05/03/2023(Xem: 1710)
Vào lúc 9 giờ sáng ngày 3 tháng 3 năm 2023 (11/2/Quý Mão) sẽ diễn ra buổi lễ Khai trương Văn phòng Phật giáo Won (Viên) tại Hà Nội, sự kiện được tổ chức tại địa chỉ Lô 101-TT4. KĐT Mỹ Đình Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, Tp. Hà Nội.
11/02/2023(Xem: 4097)
Đại Hội Huynh Trưởng GĐPTVN – UĐL lần thứ 11 đã được diễn ra từ ngày 25-27 tháng 12 năm 2022, nhằm mục đích củng cố nhân sự và phát triễn tổ chức giữa thời đại công nghệ mới. Qua 9 buổi Khoáng Đại, Đại Hội đã thành công viên mãn với kết quả là có 2 cơ chế song hành tại quản hạt Úc Đại Lợi:
10/12/2022(Xem: 1841)
Roberto Baggio sinh ngày 18/02/1967 tại Caldogno, Ý. Anh có biệt danh là “đuôi ngựa thần thánh” và được xem là một trong những tiền đạo vĩ đại nhất trong lịch sử bóng đá Ý. Danh thủ người Ý giành được cả 2 danh hiệu cao quý nhất của bóng đá thế giới khi còn thi đấu là Quả bóng vàng châu Âu (1993) và Cầu thủ xuất sắc nhất năm của FIFA (1993). Anh còn nổi tiếng khắp thế giới vì thực hiện không thành công loạt đá luân lưu của mình khiến đội tuyển Ý thất bại trước Brazil trong trận chung kết World Cup 1994. Đạo Phật đã thay đổi nhận thức của Baggio về cuộc đời và giúp anh vượt qua những chấn thương, thất bại, tìm được cuộc sống hạnh phúc như hiện tại
19/10/2022(Xem: 3668)
Thời gian thấm thoát trôi qua nhanh, đã bốn năm kể từ khi Sư bà Diệu Từ viên tịch. Hôm nay, ngày 08 tháng 10 năm 2022, quý Ni sư và Phật tử Chùa Diệu Quang, Sacramento, thủ phủ California, thành kính thiết lễ húy nhật lần thứ 2, lễ cắt băng khánh thành Đại Bảo Tháp Ân Sư, Lễ Nhập Cốt và An vị Tôn tượng Sư bà ân sư.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]