Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Campuchia: Thư viện Lá bối tại Chùa PhumThmei và Hành trình Khôi phục các Bản kinh Phật giáo cổ đại

30/12/202115:22(Xem: 3974)
Campuchia: Thư viện Lá bối tại Chùa PhumThmei và Hành trình Khôi phục các Bản kinh Phật giáo cổ đại

Campuchia: Thư viện Lá bối tại Chùa PhumThmei và Hành trình
Khôi phục các Bản kinh Phật giáo cổ đại
(Cambodia’s Wat Phum Thmei Palm Leaf Library
and the Resilience of Buddhist Texts)
 

Tại Kampong Cham, cách sông Mekong không xa, một tỉnh phía đông của Campuchia, ngôi già lam cổ tự Phum Thmei Serey Mongkol, nơi trưu trữ hầu như đầy đủ nhất trong cả Vương quốc Phật giáo này bởi các văn bản Thánh điển Phật giáo được viết trên lá bối. 

Campuchia Thư viện Lá bối tại Chùa PhumTmei 5

Hình 1: Bản thảo Leporello chụp từ Siem Reap. Ảnh: Trung tâm tài nguyên kỹ thuật số Phật giáo


Đã tồn tại trước khi Campuchia được hợp vào Liên bang Đông Dương thuộc Pháp và thời kỳ nội chiến, Thư viện này là một ngoại lệ rất hiếm, minh chứng cho cường lực của việc bảo tồn di sản Phật giáo. Các học giả đã ước tính rằng từ những thập niên 1975-1990, hơn 95% bản thảo tại Vương quốc Phật giáo Campuchia đã biến mất, do bị lãng quên hoặc bị phá hủy hoàn toàn bởi lực lượng bè lũ tay sai của Tàu Cộng Khmer Đỏ – Quái thai được sinh ra từ tư tưởng cộng sản cực đoan. Chính vì vậy mà Thư viện tại ngôi già lam cổ tự Phum Thmei Serey Mongkol trở nên đáng quan tâm hơn cả, bởi ngoài cơ sở này ra thì không còn bất kỳ thư viện nào khác tồn tại từ quái thai Cộng sản Khmer Đỏ mà không bị phá hoại. 


Theo truyền thống của Vương quốc Phật giáo Campuchia và các quốc gia Đông Nam Á, các văn bản Thánh điển Phật giáo được khắc trên lá bối hoặc chép lên giấy làm bằng vỏ cây, thậm chí còn có những vật mỏng manh hơn, điều này khiến chúng rất bén lửa, môi trường ẩm ướt và côn trùng phá hoại. Các bản kinh cổ này sẽ thường xuyên được sao chép lại để tránh bị thất lạc và cũng nhằm truyền thụ kiến thức từ thế hệ này sang thế hệ khác. 


Mặc dù đa số những việc sao chép như thế đã ngừng hoạt động ở Vương quốc Phật giáo Campuchia vào thời điểm lực lượng bè lũ tay sai của Tàu Cộng quái thai Cộng sản Khmer Đỏ lên nắm chính quyền vào năm 1975, nhưng các bản thảo còn sót lại vẫn là nguồn tư liệu quan trọng đối với các nghi lễ đạo Phật, những bài thuyết pháp, hướng dẫn tu tập thiền định, chiêm tinh học truyền thống và y học. Vốn là trung tâm của đời sống trí thức ở nhiều làng xã các cơ sở tự viện Phật giáo tiếp tục phát triển những Thư viện đồ sộ để lưu trữ các bộ Thánh điển Phật giáo in trên lá bối.

 

Nhưng với mục đích thay đổi xã hội Vương quốc Phật giáo Campuchia, lực lượng bè lũ tay sai của Tàu Cộng quái thai Cộng sản Khmer Đỏ đã đàn áp Phật giáo một cách thô bạo, giết sư đốt chùa và thư tịch Phật giáo trên quy mô lớn.

Campuchia Thư viện Lá bối tại Chùa PhumThmei 1

Hình 2: Một bản thảo Leporello bằng bột giấy từ cuối thế kỷ 19 hoặc đầu thế kỷ 20,
được tổ chức tại Bibliothèque EFEO - Preah Vanarât Ken Vong ở Phnom Penh.

Hình ảnh sơn màu hiếm hoi này mô tả một con thuyền biểu tượng (con thuyền chở chúng sinh từ bên này khổ ải sông mê đến bến bờ kia Niết bàn an lạc hạnh phúc), hoàn chỉnh với các âm tiết tiếng Pāli (पाळि) rút ra từ truyền thống thiền định truyền thống của người Khmer (kammaṭṭhān). Chiếc thuyền đặc biệt này đôi khi được gọi bằng tiếng Khmer là "chiếc thuyền chở cha mẹ và các thành viên trong gia đình đến bờ giải thoát."

 

Tháng 5 năm 1975, hai gã đồ tể máu lạnh, thủ lĩnh chế độ diệt chủng quái thai Cộng sản Khmer Đỏ, Pol Pot và Nuon Chea "nhà tư tưởng chính" của chế độ quái thai Cộng sản vô thần cực đoan, đã công bố một kế hoạch nhằm "cưỡng bức tu sĩ Phật giáo phải cởi áo cà sa hoàn tục và bắt buộc phải đi lao động khổ sai".


Cuốn sách Lan Harris viết "Đạo Phật trong thời kỳ đen tối: Các vị Tăng sĩ Phật giáo Campuchia dưới thời Pol Pot" (Buddhism in a Dark Age: Cambodian Monks Under Pol Pot.), có đoạn: 


"Hàng nghìn vị tăng sĩ Phật giáo đã bị giết, cưỡng bức hoàn tục và buộc phải lao động khổ sai. Các văn bản Thánh điển Phật giáo bị thiêu hủy, chôn dùi dưới mặt đất hoặc trở thành nguyên liệu để chế tạo mũ cho quân đội". Lan Harris viết rằng vào năm 1978, Yun Yat Bộ trưởng Văn hoá giáo dục Campuchia Dân Chủ Khmer Đỏ tuyên bố, "Đạo Phật đã chết và đã dọn sạch để tạo nền văn hóa cách mạng mới"


Mặc dù các pháp môn tu tập và các truyền thống Phật giáo cũng đã phục hồi sau khi sự sụp đổ lực lượng bè lũ tay sai của Tàu Cộng quái thai Cộng sản Khmer Đỏ vào năm 1979, nhưng hàng nghìn bản thảo Thánh điển Phật giáo quý giá đã biến mất vĩnh viễn. Ngày nay, chỉ có ngôi già lam cổ tự Phum Thmei Serey Mongkol vẫn còn lưu trữ khá đầy đủ những bản thảo Thánh điển Phật giáo này. 


Tiến sĩ Trent Walker, học giả nghiên cứu đạo Phật Đông Nam Á, giảng viên tại Đại học Stanford, Hoa Kỳ và cố vấn cho Trung tâm Tài nguyên Kỹ thuật số Phật giáo cho biết: "Ngôi già lam cổ tự Phum Thmei Serey Mongkol đã mang đến cho người dân Vương quốc Phật giáo Campuchia nói riêng và thế giới nó chung những cơ hội tốt nhất để tái tạo lại những bản thảo Thánh điển Phật giáo mà lẽ ra nhiều thư viện thuộc các chùa phải có vào cuối thời kỳ sao chép các bản thảo Thánh điển Phật giáo tại Campuchia".


Tuy nhiên, hầu hết các bản thảo Thánh điển Phật giáo còn sót lại tại Vương quốc Phật giáo Campuchia có niên đại từ những thập niên 1850-1950, nhưng các bản thảo Thánh điển Phật giáo thuộc thư viện ngôi già lam cổ tự Phum Thmei Serey Mongkol đặc biệt lại có niên đại từ thế kỷ 16 hoặc sớm hơn nữa, bởi các bản thảo Thánh điển Phật giáo thường xuyên được sao chép lại. 


Theo Tiến sĩ Kunthea Chhom, một nhà sử học làm việc với Bộ Văn hóa và Nghệ thuật Campuchia, nội dung và hình thức của các bản thảo Thánh điển Phật giáo này phản ánh các nghệ thuật chạm khắc, in ấn của thời văn minh Angkor từ thế kỷ thứ 9-14 thuộc Đế chế Khmer, thời điểm hình thành quần thể Thánh địa Phật giáo Angkor Wat nổi tiếng thế giới. Nhìn chung các bản thảo Thánh điển Phật giáo phản ánh cả sự liên tục của truyền thống tri thức Angkor và sự phát triển đến đỉnh cao của ngôn ngữ. 


Quan trọng hơn nữa, bộ sưu tập các bản thảo Thánh điển Phật giáo tại thư viện ngôi già lam cổ tự Phum Thmei Serey Mongkol không chỉ bao gồm những bản sao cũ của các bộ kinh Phật giáo tạng Pāli chuẩn mực mà còn lưu trữ hàng loạt các văn bản Phật giáo phản ánh sự phong phú của các pháp môn thực hành đạo Phật tại Vương quốc Phật giáo Campuchia và một bức tranh tổng quát về xã hội của Vương quốc Phật giáo này vào thời kỳ tiền thuộc địa, một cảnh quan văn hóa và tâm linh rất đa dạng và phong phú. 


Phần lớn các các bản thảo Thánh điển Phật giáo tại Thư viện ngôi già lam cổ tự Phum Thmei Serey Mongkol tồn tại dưới dạng "bitsts", nghĩa là các bài kinh song ngữ đan xen hài hòa giữa ngôn ngữ Pāli và tiếng Khmer. Đây là những câu chuyện Các câu chuyện Jātaka là một cơ thể đồ sộ của văn học có nguồn gốc từ Ấn Độ liên quan đến sự ra đời trước đó của Đức Phật Gautama ở cả hình dạng con người và động vật. Đức Phật tương lai có thể xuất hiện như một vị vua, một kẻ bị ruồng bỏ, một vị thần, một con voi, nhưng, dưới bất kỳ hình thức nào, anh ta thể hiện một số đức tính mà câu chuyện kể từ đó khắc sâu. Thông thường, các câu chuyện Jātaka bao gồm một dàn nhân vật phong phú, tương tác và gặp nhiều loại rắc rối - trong đó nhân vật Đức Phật can thiệp để giải quyết tất cả các vấn đề và mang lại kết thúc có hậu.


Trong Phật giáo Nguyên thủy, Jātakas là một bộ phận văn bản của Canon Pāli, được bao gồm trong Khuddaka Nikaya của Sutta Pitaka. Thuật ngữ Jātaka cũng có thể đề cập đến một bình luận truyền thống về cuốn sách này.


Và một số bản sao của của một tác phẩm khác thường được gọi là Cetanābhedā (sự chia chẻ và phân tích của tâm). Cetanābhedā, một văn bản song ngữ Pali-vernacular thế kỷ thứ 8 hoặc dưới dạng "bitsts" cho các bài tuyên dương diệu pháp Như Lai nơi công cộng, nhằm mục đích dung hòa quan niệm của đạo Phật về tâm trí với quan niệm Đông Nam Á rằng con người có "thần thức" hoặc "thần hồn" đã rời khỏi thể xác khi trút hơi thở (chết) sẽ đi tái sinh vào lục đạo luân hồi (tam thiện đạo và tam ác đạo) do tác động lực bởi thiện nghiệp hay ác nghiệp dẫn đi đầu thai, tái tạo thân khác tùy nghiệp dẫn đầu và khổ hay vui bởi sở tạo của nhân đời trước. 


Trong nhiều thập kỷ, Tổ chức nhóm Viện Viễn Đông Bác cổ (École Française d'Extrême-Orient, EFEO-FEMC), một tổ chức do người địa phương vận hành và được hỗ trợ bởi (EFEO), một tổ chức hàng đầu giải quyết các công việc về thu thập và giữ gìn các bản thảo Thánh điển Phật giáo của Vương quốc Campuchia, bao gồm cả các bản thảo Thánh địa Phật giáo tại Thư viện ngôi già lam cổ tự Phum Thmei Serey Mongkol.


Từ những thập niên 1990-2012, nhóm Viện Viễn Đông Bác cổ (École Française d'Extrême-Orient, EFEO-FEMC) đã đến thăm hơn một nghìn cơ sở tự viện Phật giáo, nhưng chủ yếu tập trung vào các thư viện tại các tỉnh Phnom Penh, Siem Reap, Kandal và Kampong Cham. Ngoài việc dọn dẹp, thu gom và sưu tập lại các văn bản trong các thư viện Phật giáo, nhóm nghiên cứu này đã ghi chép lại nội dung của các thư viện đó trong một danh mục bao gồm hai tập, lưu lại các hình ảnh của các bản gốc để đề phòng những bản thảo đó bị mất hoặc bị phá hủy sau này. 


Trong tổ chức đặc biệt này, hai vị học giả Leng Kok-An và nữ Cư sĩ Kun Sopheap, Giám đốc chất lượng tại Vattanac Brewery Limited, Viện Công nghệ Campuchia là những người tiên phong trong công việc thu thập và đánh giá. Dành hơn 30 năm để đọc và tập hợp lại các bản thảo Thánh điển Phật giáo, đồng thời, được chư tôn tịnh đức giáo phẩm tăng già và các vị học giả lão thành hỗ trợ, nhị vị học giả Cư sĩ Leng Kok-An và nữ Cư sĩ Kun Sopheap là hai trong số những người có đủ kiến thức Phật học cần thiết để xác định và tập hợp các văn bản còn sót lại được ghi chép trên lá bối. Những bộ sưu tập còn sót lại, 'nhiều bộ sưu tập Thánh điển Phật giáo được cất giấu trên trần nhà hoặc giấu kín đâu đó trong tu viện, bởi khi lực lượng bè lũ tay sai của Tàu Cộng quái thai Cộng sản Khmer Đỏ phát hiện thì sẽ thiêu hủy ngay'. Những bản thảo Thánh điển Phật giáo còn sót lại thường được tìm thấy trong tình trạng mục nát, bẩn thỉu, lộn xộn và nhiều bản thảo quý giá bị thiếu hoặc bị hư hỏng nặng. Bị nhét trong túi, chất thành đống, hoặc thậm chí bị côn trùng và chuột gậm nhấm, lá bối phải được tách ra, làm vệ sinh sạch, đôi khi được đánh dấu thứ tự lại và hỗn hợp mực truyền thông trước khi được xác định, tập hợp lại thành văn bản. 


Cư sĩ Leng Kok-An ước tính rằng trong số các cơ sở mà nhóm nhóm Viện Viễn Đông Bác cổ (École Française d'Extrême-Orient, EFEO-FEMC) đã đếb thăm trong khoảng thời gian từ những năm 100--2012, chỉ có 10% các ngôi cổ tự còn bảo tồn bản thảo Thánh điển Phật giáo. Theo (EFEO), 358 trong số 433 ngôi cổ tự ở các tỉnh Phnom Penh và Kandal không còn bất kỳ một bản thảo Thánh điển Phật giáo nào. 


Campuchia Thư viện Lá bối tại Chùa PhumThmei 3

Hình 3: Một bức ảnh gốc từ dự án FEMC cho thấy tình trạng vô tổ chức của các bản thảo được tìm thấy trong một thư viện tu viện.
Ảnh: Philip Menchaca.


Năm 1975, khi lực lượng bè lũ tay sai của Tàu Cộng quái thai Cộng sản Khmer Đỏ nắm quyền kiểm soát Vương quốc Phật giáo Campuchia, vị trưởng lão Hòa thượng lãnh đạo cao cấp đã phân phát các bản thảo Thánh điển Phật giáo cho dân làng mộ đạo để bảo vệ chúng một cách an toàn. 


Sau khi chính quyền tay sai của Tàu Cộng quái thai Cộng sản Khmer Đỏ sụp đổ, các bản thảo Thánh điển Phật giáo đã được hồi quy cơ sở tự viện Phật giáo từ những người dân theo cách này. Cứ như thế phải mất hai năm để khôi phục khoảng 2. 500 bản thảo trong bộ sưu tập của thư viện ngôi già lam cổ tự Phum Thmei Serey Mongkol.


Trong thời gian đó, Cư sĩ Leng Kok-An gặp một người nông dân trong làng, người này đã gợi ý về những kho báu Thánh điển Phật giáo có thể vẫn còn tồn tại tại vùng nông thôn. Người dân trong làng sở hữu một bản sao của một luận thuyết vũ trụ cực kỳ hiếm có tên là Trai Ṭā, tích hợp các chủ đề và truyền thuyết Bà La môn giáo,  với sự hiểu biết Phật giáo Khmer về vũ trụ. Người dân trong làng đã cho Cư sĩ Leng Kok-An xem bản thảo Thánh điển Phật giáo, nhưng không cho anh chụp ảnh (tại thư viện chùa Phum Thmei có một bản sao của Trai Bhed chưa hoàn chỉnh, một bản thảo rất hiếm khác, có liên quan chặt chẽ, có trong thư viện trực tuyên của Trung tâm Tài nguyên Kỹ thuật số Phật giáo). 


Công việc thu thập và bảo tồn các bản thảo Thánh điển Phật giáo tại Canpuchia vẫn tiếp tục. Năm 2019, với sự tài trợ từ Tổ chức Phật giáo Khmer, Trung tâm Tài nguyên Kỹ thuật số Phật giáo (BDRC) đã khởi động dự án nhằm kỹ thuật số các bản thảo Thánh điển Phật giáo còn sót lại ở Vương quốc Campuchia và giúp bảo tồn những hiện vật quý giá này. Cư sĩ Leng Kok-An một lần nữa tiến hành nghiên cứu thực địa sâu rộng hơn, đặt biệt là tại ngôi già lam cổ tự Phum Thmei Serey Mongkol và các cơ sở tự viện xung quanh. 


Từ đây, thư viện ngôi già lam cổ tự Phum Thmei Serey Mongkol đã được phát triển hơn nữa. Với các bản thảo Thánh điển Phật giáo được các cơ sở tự viện gần đó cúng dường, thư viện chùa Phum Thmei Serey Mongkol hiện đang giữa 5.000-6.000 bản thảo. Sau khi dự án Trung tâm Tài nguyên Kỹ thuật số Phật giáo (BDRC) hoàn thành, hình ảnh của các văn bản sẽ được đăng tải miễn phí trên mạng, với một trang web được thiết kế đặc biệt cho cộng đồng người Campuchia dự kiến sẽ ra mắt vào cuối năm nay.


Công nghệ Kỹ thuật số không chỉ giúp lưu giữ những tài liệu vô giá về xã hội và lịch sử Vương quốc Phật giáo Campuchia, mà còn cung cấp cho độc giả hiện đại quyền truy cập vào kho tài liệu đạo Phật Campuchia và mang các văn bản ra thế giới bằng cách thực hiện các bản dịch mới. Cuốn sách sắp xuất bản của tác giả Walker, Until Nirvana’s Time: Buddhist Songs from Campuchia sẽ giới thiệu một số văn bản này đến với cộng đồng những người biết Anh.


Campuchia Thư viện Lá bối tại Chùa PhumThmei 4

Hình 4: Leng Kok-An trưng bày một số văn bản được bảo tồn bởi FEMC, hiện được lưu giữ tại văn phòng của họ ở Phnom Penh.
Ảnh:  Philip Menchaca.


Từ đỉnh Linh Thứu sơn đến những bản kinh văn được viết trên lá bối và chuyển thể sang dạng PDF, tiếp nối sự truyền bá đạo Phật từ bi, trí tuệ, hùng lực, tự do, bình đẳng là dựa theo sự phát triển của tri thức công nghệ, hàng loạt các tiến bộ phát sinh từ khát khao được hỏi và truyền bá của nhân loại. Ký ức sẽ dần mờ nhạt, giấy sẽ cháy, ổ cứng sẽ hỏng, duy chỉ có tri thức là tồn tại và trí thức đó sẽ được lưu lại trên thế gian bằng bit, byte và lá bối. Cũng giống như Đức Phật đã dạy trước khi nhập Vô vô Niết bàn: "Bản chất của các pháp hữu vi là vô thường. Hãy tận lực kiên trì nỗ lực và tinh tấn". (Kinh Trường bộ).


Tóm lược tác phẩm: "Đạo Phật trong thời kỳ đen tối: Các vị Tăng sĩ Phật giáo Campuchia dưới thời Pol Pot" (Buddhism in a Dark Age: Cambodian Monks Under Pol Pot.)


Nghiên cứu tiên phong này về số phận của Vương quốc Phật giáo Campuchia vào thời chính quyền tay sai của Tàu Cộng quái thai Cộng sản Khmer Đỏ,  bọn tay sai tàn ác này đã đặt người dân vào một thời kỳ đen tối nhất trong lịch sử Campuchia. Đây là lần đầu tiên phân tích liên tục được phổ biến rộng rãi về hai gã đồ tể máu lạnh, thủ lĩnh chế độ diệt chủng quái thai Cộng sản Khmer Đỏ, Pol Pot và Nuon Chea "nhà tư tưởng chính" của chế độ quái thai Cộng sản vô thần cực đoan đã có kế hoạch tập trung nhằm thanh lý toàn bộ cơ sở tự viện Phật giáo. Dựa trên phân tích kỹ lưỡng các bản ghi cuộc phỏng vấn và một lượng lớn tài liệu bản thảo đương đại, đã đưa ra cái nhìn sắc thái, nhằm cố gắng thống kê chính xác số người trong các cơ sở tự viện Phật giáo bị giết chết kinh hoàng và đánh giá đầy đủ những thiệt hại đối với Tăng đoàn Phật giáo dưới thời Campuchia Dân chủ (កម្ពុជាប្រជាធិបតេយ្យ, 1975-1979).


Có bằng chứng thuyết phục cho thấy những gã đồ tể máu lạnh, thủ lĩnh chế độ diệt chủng quái thai Cộng sản Khmer Đỏ đã quyết tâm truy lùng các vị giáo phẩm cấp cao của Phật giáo Campuchia trước năm 1975, nhưng các lĩnh vực hoạt động khác cũng nhằm tiêu diệt Phật giáo. Trong thời kỳ đen tối, cách đối xử tàn bạo đối với đạo Phật bởi chính quyền tay sai của Tàu Cộng quái thai Cộng sản Khmer Đỏ đã phác thảo qua ba giai đoạn: rõ ràng sự can thiệp, sự cản trở trái phép và sự quan liêu, cuối cùng là thanh trừng sắt đá đối với hạ cấp trung thành với Lon Nol (1913-1985), chính trị gia Campuchia giữ chức Thủ tướng Campuchia hai lần cũng như đã liên tục giữ chức Bộ trưởng Bộ Quốc phòng dưới thời vua Norodom Sihanouk. 


Chế độ diệt chủng Khmer Đỏ để lại những trang lịch sử đen tối về một đất nước bị tàn phá tan hoang và một dân tộc bị sát hại đến cùng cực; Tăng đoàn Phật giáo gặp nhiều khó khăn bởi bị quấy nhiễu, cả cá nhân lẫn tập thể, một phần do nền kinh tế truyền thống nhà chùa bị nhổ tập gốc, trong đó hàng cư sĩ Phật tử tại gia không được khuyến khích cúng dường vì thế đời sống của tăng đoàn vào thời kỳ bọn quái thai Cộng sản vô thần cực đoan này cực kỳ nguy hiểm. Tầng lớp thanh niên tăng sĩ Phật giáo bị bọn chúng cưỡng bức đi nghĩa vụ quân sự. Cuối cùng trong thảm kịch của Phật giáo dưới Chế độ diệt chủng Khmer Đỏ, biết bao những vị giáo phẩm cao cấp lãnh đạo Phật giáo bị bọn chúng tra tấn, hành hình man rợ và giết chết. 


Trong nghiên cứu cho thấy, vào thời đại Chế độ diệt chủng Khmer Đỏ, Phật giáo khó có thể tồn tại. Quốc vương Campuchia Norodom Sihanouk (1922- 2012) bị lật đổ vào năm 1970, đã đánh dấu sự kết thúc của của Phật giáo Campuchia với tư cách là trục trung tâm, mà tất cả xung quanh các khía cạnh khác của sự tồn tại đều xoay chuyển và có ý nghĩa. Dưới Chế độ diệt chủng Khmer Đỏ, người dân không được khuyến khích cúng dường tăng đoàn Phật giáo. Tác phẩm "Đạo Phật trong thời kỳ đen tối: Các vị Tăng sĩ Phật giáo Campuchia dưới thời Pol Pot" (Buddhism in a Dark Age: Cambodian Monks Under Pol Pot.) kết thúc bằng một cuộc thảo luận về sự tái lập chậm trễ và sự giám sát chính thức của Phật giáo trong thời Cộng hòa Nhân dân Campuchia.


Philip Menchaca là Giám đốc Tài trợ và Chương trình tại Trung tâm Tài nguyên Kỹ thuật số Phật giáo. Trước đây, ông từng là biên tập viên và điều phối viên dự án cho một sáng kiến ​​về khoa học và tâm linh có trụ sở tại Chủng viện Thần học Union, một chủng viện Cơ đốc phi giáo phái. Morningside Heights, Manhattan, Thành phố New York, Hoa Kỳ.


Tác giả Philip Menchaca

 Biên dịch Thích Vân Phong 

(Nguồn: tricycle.org)


 
youtube
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
26/03/2023(Xem: 1281)
Đế quốc Maurya là một thế lực hùng mạnh trên một diện tích rộng lớn vào thời Ấn Độ cổ đại, do vương triều Maurya cai trị từ năm 321 đến 185 trước TL, triều đại đầu tiên thống nhất miền bắc Ấn Độ, có liên hệ mật thiết với lịch sử Phật giáo. Đặc biệt, Đại đế Asoka thuộc thế hệ thứ ba vương triều Maurya do ông nội ông, Chandragupta, sáng lập. Hoàng đế Maurya Ashoka (trị vì từ năm 273 đến 232 trước TL), một trong những hoàng đế Ấn Độ kiệt xuất, Hoàng đế Maurya Ashoka toàn thắng trong một loạt các cuộc chinh phạt và đã cai trị phần lớn vùng Nam Á, từ Afghanistan cho đến Bengal hiện nay và đi sâu đến miền Nam tận Mysore.
23/03/2023(Xem: 1403)
Tiến sĩ Jeffery A. Martin, người sáng lập và Giám đốc Công nghệ số cộng đồng trong chuyển đổi số, một doanh nhân và nhà khoa học xã hội. Gần đây, ông đã tiếp cận với phóng viên báo Buddhadoor Global. Thảo luận của ông về cách thức như thế nào để chuyển đổi “tính ích kỷ” (selfish) trở nên hạnh phúc hơn đã trở thành một cuộc điều tra trên toàn thế giới về việc nâng cao hạnh phúc con người.
22/03/2023(Xem: 5705)
Năm 2011, chuyên mục này đã đưa ra một số chủ đề lớn, từ những phương pháp hay nhất, dành cho tăng đoàn Phật giáo với khoa học công nghệ best practices with technology for sanghas, đến việc khám phá các mối quan hệ giữa sự thật khoa học thần kinh và Phật pháp relationship between truth, neuroscience, and the Dharma. Sau đó, chúng tôi đề cập đến tính hai mặt dưới góc nhìn khoa học thần kinh duality in light of neuroscience, và bắt đầu chỉ ra những lợi ích của việc xây dựng một lý thuyết khoa học về sự văn minh a scientific theory of enlightenment. Bởi thắc mắc này đang đưa ra những chủ đề mới dịp đầu xuân này, có lẽ tôi nên nhấn mạnh điều gì đó.
20/03/2023(Xem: 1431)
Với đôi mắt có hồn tỏa ra thần thái thu hút, rạng ngời và chau mày với vẻ mặt trầm ngâm của vị Trưởng lão Hòa thượng Karmayōgī Kṛpāśaraṇa Mahāthērō (22, 6, 1865-30,4, 1927), ngay lập tức có thể nhận ra với bất kỳ người Bengali hoặc Bangladesh nào gần một thế kỷ sau khi Ngài thu thần viên tịch. Trưởng lão Hòa thượng Karmayōgī Kṛpāśaraṇa Mahāthērō, nhà từ thiện Phật giáo Nguyên thủy, nhà cải cách quan trọng của Phật giáo Ấn Độ vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20.
18/03/2023(Xem: 1152)
Sau khi Chính quyền Liên bang thông qua dự luật vào hôm thứ Sáu, ngày 17 tháng 3 năm 2023, Vương quốc Bỉ sẽ chính thức công nhận đạo Phật là tôn giáo, khai thông lộ trình cho đoàn thể tăng già Phật giáo thanh tịnh hòa hợp, Phật giáo đồ tiếp cận nguồn ngân sách Liên bang, kiến tạo trường học. . .
17/03/2023(Xem: 3144)
Phật tử Tích Lan cung nghinh HT Thông Hải với nghi thức trang trọng
05/03/2023(Xem: 1733)
Vào lúc 9 giờ sáng ngày 3 tháng 3 năm 2023 (11/2/Quý Mão) sẽ diễn ra buổi lễ Khai trương Văn phòng Phật giáo Won (Viên) tại Hà Nội, sự kiện được tổ chức tại địa chỉ Lô 101-TT4. KĐT Mỹ Đình Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, Tp. Hà Nội.
11/02/2023(Xem: 4198)
Đại Hội Huynh Trưởng GĐPTVN – UĐL lần thứ 11 đã được diễn ra từ ngày 25-27 tháng 12 năm 2022, nhằm mục đích củng cố nhân sự và phát triễn tổ chức giữa thời đại công nghệ mới. Qua 9 buổi Khoáng Đại, Đại Hội đã thành công viên mãn với kết quả là có 2 cơ chế song hành tại quản hạt Úc Đại Lợi:
10/12/2022(Xem: 1876)
Roberto Baggio sinh ngày 18/02/1967 tại Caldogno, Ý. Anh có biệt danh là “đuôi ngựa thần thánh” và được xem là một trong những tiền đạo vĩ đại nhất trong lịch sử bóng đá Ý. Danh thủ người Ý giành được cả 2 danh hiệu cao quý nhất của bóng đá thế giới khi còn thi đấu là Quả bóng vàng châu Âu (1993) và Cầu thủ xuất sắc nhất năm của FIFA (1993). Anh còn nổi tiếng khắp thế giới vì thực hiện không thành công loạt đá luân lưu của mình khiến đội tuyển Ý thất bại trước Brazil trong trận chung kết World Cup 1994. Đạo Phật đã thay đổi nhận thức của Baggio về cuộc đời và giúp anh vượt qua những chấn thương, thất bại, tìm được cuộc sống hạnh phúc như hiện tại
19/10/2022(Xem: 3840)
Thời gian thấm thoát trôi qua nhanh, đã bốn năm kể từ khi Sư bà Diệu Từ viên tịch. Hôm nay, ngày 08 tháng 10 năm 2022, quý Ni sư và Phật tử Chùa Diệu Quang, Sacramento, thủ phủ California, thành kính thiết lễ húy nhật lần thứ 2, lễ cắt băng khánh thành Đại Bảo Tháp Ân Sư, Lễ Nhập Cốt và An vị Tôn tượng Sư bà ân sư.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]