Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ngày Sinh Nhật, nên nhớ nghĩ tơi công ơn Mẹ, Cha (thơ)

10/08/202418:25(Xem: 1147)
Ngày Sinh Nhật, nên nhớ nghĩ tơi công ơn Mẹ, Cha (thơ)
Cha Me
NGÀY SINH NHẬT

NÊN NHỚ NGHĨ TỚI CÔNG ƠN MẸ, CHA


Trả Hiếu Mẹ Cha hưởng PHƯỚC nhiều.
Vận may sẽ đến, biết bao nhiêu.
Làm con luôn nhớ điều này đúng.
Thực tập thường xuyên, chớ bỏ liều!
**************************************
Sinh nhật đãi đằng, quả thật sang!
Đờn ca, nhảy nhót quá rềnh rang.
Mải vui, quên hết công ơn Mẹ.
Cái lệ từ xưa, khó bỏ ngang.
***
Ngày Sinh nhật phải nhớ cho rành.
Nghĩ những cảnh gì, lúc Mẹ sanh:
Lo lắng, bồi hồi, đau quặn thắt.
Mừng vui, con khóc, biết điều lành.
***
Nuôi trẻ thơ, người mẹ rất lo.
Lớn lên, mấy đứa nhớ ơn cho.
Biết rồi, thăm hỏi, đền ơn Mẹ.
Chúc Mẹ an vui: thật bất ngờ.
***
Mẹ vào phòng đẻ, Bố bên ngoài.
Hồi hộp, lăng xăng, cố lắng tai.
Chờ đợi thấy lâu, tim đập mạnh.
Oe oe tiếng khóc, mặt vui ngay.
***
Gánh nặng gia đình, việc của cha.
Làm ăn vất vả, chẳng nề hà.
Mong sao con lớn, lo chăm học.
Trả nghĩa dưỡng nuôi, rạng tiếng nhà.
***
Cha mẹ bên ta mấy chục năm.
Bỏ tiền, công sức để nuôi chăm.
Sao ta quên hẳn công ơn ấy?!
Nỡ để song thân chịu khổ thầm.
***
Cha Mẹ nuôi năm, bảy đứa con.
Chịu bao khổ cực, chẳng hề sờn!
Về già, nuôi dưỡng riêng mình Mẹ.
Chẳng đứa chịu lo, thật bất nhơn.
Về già hết của sống nương con.
Mỗi đứa chịu nuôi một tháng tròn.
Tới hạn phải đi qua đứa khác.
Có còn cảnh khác, bạc hơn không?
***
Mẹ Cha quá vãng, cố làm ngay.
Tu tạo nghiệp lành, tính số ngày.
Sinh Nhật, nguyện cầu cho phụ mẫu.
Được về Cực Lạc, thật mừng thay!
***
Sinh con trai thật quá vui mừng.
Phụ mẫu tuổi già, chúng dửng dưng.
Con gái chào đời, không mấy thích.
Mẹ cha tuổi xế, chúng chăm thường.
***
Mong sao thành lệ, cứ hàng năm,
Sinh nhật tới ngày, đáp nghĩa thâm.
Cha Mẹ mừng vui: nhà có Phước.
Tiếng con Hiếu Thảo: đẹp trăng rằm.
***

Lệ này, cứ vậy, tạo thành quen
Con cháu lâu ngày, sẽ khó quên.
Được vậy, tỏ ra lòng hiếu thảo.
Phước lành càng tạo, Nghiệp càng bền.

***
Nghe qua tật xấu các con rồi.
Ai phạm lỗi nào, cố sửa thôi.
Được vậy tiếng thơm con có hiếu.
Làm gương con cháu mãi nhiều đời.
*************************************
Cha mẹ nuôi con bằng trời bằng bể.
Con nuôi cha mẹ, kể tháng kể ngày.(sưu tầm)
Cảnh này khá phổ biến ở thời nay.
Người con hiếu thảo tránh ngay không làm.
***
Dù sinh ra trong gia đình bần cùng.
Từ nhỏ không làm phiền lòng mẹ cha.
Lớn lên phước báo tự hiện lần ra.
Thành người thành đạt quả là đáng noi.
***
Thân tâm con người lỡ có vết nhớp dơ.
Phải cố tâm, tức tốc từng giờ sửa sai.
Mới đảm bảo phẩm chất hữu dụng tương lai.
Tạo động lực vi diệu đổi thay cuộc đời.
***

Chúng tôi thành tâm kính mong quý bạn đọc từ nay thử thực hành điều chúng tôi vừa đề nghị. Được vậy, chúng ta đang tỏ lòng hiếu thảo với mẹ cha đó. Lòng Hiếu Thảo đứng đầu trong các hạnh lành, nên cứ có dịp tỏ bày, chúng ta cố nhớ đừng bỏ qua. Với cha mẹ đã quá vãng, xin hãy đọc chú vãng sanh, một phút đọc được 4 biến. Còn cha mẹ hiện sống, làm nhiều việc lành rồi hồi hướng. Nếu có nhiều người cùng hưởng ứng, chúng tôi xin đem công đức này hồi hướng tất cả pháp giới chúng sanh tương lai đều sanh về Tịnh độ. Xin chân thành cảm ơn quý vị đã đọc bài viết và thực hành./.     

Tâm Lương Đào Mạnh Xuân




 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/04/2013(Xem: 5627)
Vu-Lan lại về. Vu-Lan về với người con Phật. Đặc biệt với người con Phật tha hương, những người con thảo cháu hiền còn nghĩ đến ân sâu nghĩa nặng của mẹ cha, thì nỗi nhớ niềm thương trong mùa Vu-Lan lại càng thắm thiết hơn bao giờ! Nhưng Vu-Lan mang ý nghĩa gì?
11/04/2013(Xem: 4952)
Rằm tháng bảy đối với đạo Phật mang ý nghĩa đặc thù, tưởng cũng nên lược nêu ra đây vài đặc điểm: 1) Ngày tự tứ: Khi đức Phật còn ở đời, ngày ngày Ngài đi hoằng pháp khắp đó đây, nhưng đến mùa mưa từ khoảng rằm tháng tư đến rằm tháng bảy, trong suốt thời gian ba tháng mùa hạ nầy, đức Phật và hàng đệ tử xuất gia đều tập trung ở một chỗ chuyên tâm tu học không ra ngoài.....
11/04/2013(Xem: 4984)
Nói đến Vu-Lan là nói đến hiếu. Nói đến hiếu, người ta liên tưởng đến hình ảnh ngài Mục-Kiền-Liên bưng bát cơm dâng mẹ, cơm hóa thành lửa. Sau đó cầu xin Phật chỉ dạy phương pháp báo hiếu, tôn-giả Mục-Kiền-Liên vâng theo lời Phật dạy thực hành cứu được mẹ là bà Thanh-Đề thoát kiếp ngạ quỷ đói khát khổ đau. Nên Vu-Lan mang ý nghĩa giải-đảo-huyền, tức là cứu tội khổ bị treo ngược.
11/04/2013(Xem: 5058)
Cha mẹ là nguồn sống của con. Người sống trên đời ai mà không do từ cha mẹ sanh thành, ai mà không được cha mẹ nuôi nấng lớn khôn? Cha mẹ đã trải dài năm tháng tốn hao biết bao là tâm huyết tiền của để lo cho con ăn ngon mặc đẹp mạnh khỏe nên người. Cha mẹ đã ngày đêm nhọc nhằn cưu mang quên ăn bỏ ngủ để vỗ về săn sóc con.
11/04/2013(Xem: 5016)
Hằng năm đến rằm tháng bảy, không ai bảo ai, mọi người đều cảm thấy nơi lòng sống dậy nỗi nhớ niềm thương, tưởng nhớ đến ông bà cha mẹ, làng nước quê hương, nhớ thương đến những ân nhân thương thân xa cách.
11/04/2013(Xem: 6492)
Mỗi năm đến ngày rằm tháng bảy, đó đây những người con thảo cháu hiền, tự nhiên cảm thấy lòng bâng khuâng se thắt, man mác nỗi nhớ niềm thương. Lòng thương nhớ cha mẹ, thân bằng quyến thuộc hiện còn trên dương thế. Nỗi tiếc thương ông bà cha mẹ anh em đã qua đời. Để cho nỗi lòng thương nhớ được phần nào thâm trầm êm dịu, những người con thảo cháu hiền dâng trọn nén tâm hương khấn nguyện trong chiều thu Vu-lan thắng hội.
11/04/2013(Xem: 5115)
Mỗi năm đến rằm tháng bảy không ai bảo ai, thiên hạ đều biết đó là mùa Vu-Lan báo hiếu. Dù cho người đang sống ở chân trời góc biển, tha hương lưu lạc phương nào, hễ mỗi khi tiết trời thu về, là biết sắp đến rằm tháng bảy, ngày Vu-Lan báo hiếu, tự nhiên cảm thấy lòng nao nao bùi ngùi thương nhớ mẹ cha, quê nhà, làng nước và những người thương thân.
11/04/2013(Xem: 4806)
Mỗi năm đến rằm tháng bảy, dù những ai đó có đang sống ở nơi xa xăm chân trời gốc biển nào đi nữa, không ai bảo ai, nhưng mọi người con thảo cháu hiền đều cùng chung dòng tâm tưởng cảm thấy lòng mình nao nao se thắt trào dâng nỗi niềm bùi ngùi thương nhớ mẹ cha, nhớ nơi chôn nhau cắt rún, nhớ làng nước, nhớ nơi tiếng khóc chào đời. Không ai bảo ai, nhưng mọi cõi lòng con thảo cháu hiền đều tự biết mùa thu về, rằm tháng bảy, ngày Vu-Lan báo hiếu đến.
11/04/2013(Xem: 4906)
Mỗi năm đến rằm tháng bảy, mọi người con thảo cháu hiền không ai bảo ai, tự nhiên cảm thấy lòng mình lâng lâng nỗi niềm bâng khuâng tưởng nhớ đến ông bà cha mẹ. Đặc biệt là những vùng khí hậu bốn mùa rõ rệt, khi lá thu vàng lác đác nhẹ rơi, lại càng khơi dậy lòng người cái cảnh sanh ly tử biệt, nỗi nhớ niềm thương.
11/04/2013(Xem: 5625)
Hôm nay chúng ta đang ở trong mùa Vu-Lan, mùa lá vàng rụng về cội, mùa khói hương mù sương nghi ngút quyện lấy lời nguyện cầu mang đến thế giới tâm linh, thế giới vô hình u hoài mầu nhiệm của các bậc ân đức sanh thành quá cố. Mỗi lần Vu-Lan đến khiến cho lòng người con thảo cháu hiền sống dậy nỗi nhớ niềm thương, mong được gần gũi với cha mẹ cùng những người thương thân ân đức của mình. Vu-Lan có nghĩa là giải-đảo-huyền, tức là giải cứu tội nhân bị khốn khổ được giải thoát an vui.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]