Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chuyện đời tự kể: Con sẽ sống, mẹ ơi!

11/04/201312:15(Xem: 5868)
Chuyện đời tự kể: Con sẽ sống, mẹ ơi!
Các Bài Viết Về Vu Lan


Chuyện Đời Tự Kể: Con Sẽ Sống, Mẹ Ơi!

Đỗ Minh Hội
Nguồn: Đỗ Minh Hội


Đỗ Minh Hội (tác giả) tập đi - Ảnh: thanh đạm

TT - Sinh ra, con đã mang trong người chứng bệnh hiểm nghèo. Khi cầm kết quả chẩn đoán của bác sĩ với hội chứng “xương thủy tinh”, tí nữa mẹ đã ngất xỉu.

Cuối cùng thì mẹ cũng vực dậy với niềm tin rằng sẽ chiến thắng được căn bệnh không có thuốc chữa của con... Con vẫn nhớ như in những ngày sau khi tháo bột và con bắt đầu đứng trước những thử thách khi tập vật lý trị liệu. Ba đã lặn lội đi tìm mua những cây tre thật chắc mà lại phải vừa tầm tay nắm của con để con tập đi. Sau những bước đi đầu tiên con đã khóc thét lên: “Đau quá, con không đi nữa!”, và mẹ đã nói những lời như cầu xin: “Mẹ xin con, con thương mẹ thì con phải cố, cố cho mẹ còn có nơi nương tựa nữa chứ con! Đừng phụ lòng mẹ!...”. Và con lại cắn răng tập từng bước đi...

Mẹ đã vì con mà hết bán nhà này rồi lại tìm mua nhà khác. Cũng phải cả chục lần dời nhà rồi mẹ nhỉ. Mỗi lần dời, nhà mình lại nhỏ hơn, xa hơn... Và cũng vì thế mà ba đã mất việc làm cả chục bận, còn em con cũng không biết bao lần phải chuyển học. Vậy mà mẹ vẫn lạc quan, không hề buồn giận gì con. Lần sau cùng dời nhà về tận vùng bãi rác Đông Thạnh (Hóc Môn, TP.HCM), mẹ còn bảo: “Bãi rác nay đã hóa thành công viên cây xanh rồi đấy con ạ. Chiều, hai mẹ con mình lại ra đó dạo chơi, tập thể dục...”. Những lúc ấy sao con thấy nụ cười của mẹ đẹp và hiền dịu biết bao.

Con chưa hiểu hết được cuộc chiến đấu dữ dội của mẹ để cho con được hòa nhập cuộc sống, được đi học, được vui chơi với mọi người. Với một đứa trẻ mang căn bệnh như con thì giữ được mạng sống đã là khó, vậy mà mẹ vẫn tin là con còn làm nên được nhiều điều tốt đẹp nữa, dẫu có lúc niềm tin của mẹ đã bị ông trời “phá đám”. Như năm trước, chỉ còn ba tháng nữa là con thi tốt nghiệp cấp II, vậy mà chỉ sau một cú sượt chân, tất cả đã hóa thành ác mộng: xương đùi con vỡ vụn và bác sĩ đã lạnh lùng tuyên bố: “Kiểu này thì chỉ bó cho liền chứ không còn cơ may đi lại nữa đâu!...”.

Sau lần gãy xương thứ 24 ấy, tất nhiên con đã không còn đi lại được nữa. Những sinh hoạt cá nhân của con phải nhờ hết ba rồi đến mẹ, làm con cứ có cảm giác như không còn là mình nữa. Rồi thấy những ánh mắt tò mò của các bạn nhỏ cứ dòm ngó con ngồi thu lu trong nhà, con tức chịu không được! Biết vậy, mẹ đã bán đi đôi bông tai chỉ để tổ chức một bữa họp mặt cho con với đám trẻ con trong xóm, và mẹ cũng hò hét ca hát y như chúng. Con đã rất ngạc nhiên và rơi nước mắt vì điều này.

Mẹ vẫn ước nguyện cho con được hòa nhập xã hội và mẹ đã âm thầm để dành tiền mua cho con một chiếc xe lăn. Hôm mang xe về mẹ đã nhìn ngắm nó với một niềm hoan hỉ vô cùng. Hình như những điều mẹ làm cho con đều chưa đủ, mà có lẽ không bao giờ đủ: mẹ còn muốn con biết cả thế giới này. Để làm được điều đó, mẹ lại quyết chí (luôn luôn là như thế) sắm cho con một dàn vi tính, nối mạng (thật sự con đã kêu trời khi mẹ quyết định như thế, vì con biết nhà mình chẳng còn gì). Dàn máy cả chục triệu đồng mà nhà mình thì còn quá nhiều thứ phải lo. Ấy vậy nhưng mẹ không dừng lại, mẹ đã chọn giải pháp mua trả góp. Cứ ngày ngày mẹ dọn một cái quán nhỏ bán lặt vặt trước nhà và đến cuối ngày mẹ lại bỏ những đồng keng vào một ống tiền hình Đôrêmon. Cứ mỗi lần như thế mẹ lại nhìn con tủm tỉm cười. Đến cuối tuần mẹ lại khui con Đôrêmon để lấy tiền trả góp...

Cuối cùng thì con cũng đã được 16 tuổi (nhưng chỉ cao 1,1m!). Cuộc sống nhà mình cũng tạm ổn định và con thì đã an phận là một người tật nguyền, với căn bệnh coi như vô phương cứu chữa. Nhưng mẹ thì vẫn nung nấu một ý chí sắt đá rằng chỉ cần có thứ thuốc chữa được bệnh của con thì dù có phải đốt cháy cả thế gian này (như lời mẹ nói) mẹ cũng sẽ kiếm tìm...

Có lẽ niềm tin của mẹ cuối cùng rồi cũng được đền đáp. Trong một lần lướt web, con đã tình cờ phát hiện một loại biệt dược có thể giúp tình trạng bệnh của con khá hơn. Tin này làm “chấn động” cả nhà mình, giống như tìm thấy ánh sáng cuối đường hầm. Cả nhà tưng bừng hẳn lên. Nhưng... chưa kịp mừng vui thì nhà mình lại đối mặt với thách thức: một hộp với hai lọ thuốc giá tới 3,7 triệu đồng và một đợt điều trị trong năm lên tới hàng chục triệu... Dẫu vậy ba mẹ vẫn không nản chí, ba mẹ đã tính toán, tạm thời đem chủ quyền nhà đi thế chấp để vay được 20 triệu đồng...

Con thật sự rất lo lắng về khoản chi phí điều trị tiếp theo và số nợ của gia đình nữa, nhưng mẹ đã truyền cho con một niềm tin rằng con sẽ sống, sống để trả ơn ba mẹ, hòa nhập cộng đồng và để cảm ơn cuộc đời vì cuộc đời đã cho gia đình mình niềm tin, nghị lực lạ kỳ...


ĐỖ MINH HỘI
http://tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 4497)
Đức Phật dạy, được sinh làm người là một phước báu lớn. Bởi vì trong muôn loài, con người có nhiều tình thương yêu, hiểu biết hơn các loài khác. Đức Khổng Tử nói: Nhân chi sơ, tính bản thiện - Mỗi em bé sinh ra đều có tính thiện. Em bé lớn lên thành người tốt hay xấu đều tùy thuộc vào môi trường xã hội, sự giáo dục của gia đình và học đường.
10/04/2013(Xem: 4619)
Mục Kiền Liên và Xá Lợi Phất là đôi bạn tâm giao, thời niên thiếu cùng học đạo Bà La Môn, vì không tìm được chân lý ở đạo này nên cả hai ông đồng quy y Phật giáo. Chỉ 7 ngày sau quy y Phật, Mục Kiền Liên đắc quả A La Hán, được Thế Tôn khen là thần thông đệ nhất trong hàng mười đại đệ tử lớn của Phật.
10/04/2013(Xem: 8103)
Trung nguyên ngày hội vọng Vu lan Bến giác chiều thu sóng đạo ngàn Những ai là kẻ mang ơn nặng Đều vận lòng thành đón Vu lan.
10/04/2013(Xem: 4889)
Trên hàng loạt những thềm đá ở ngọn núi Tohamsan rậm rạp cây xanh, ngôi chùa Bulguksa (có nghĩa là Đất Phước) mọc lên an nhiên như mặc thị một niềm tin sấu sắc về miền đất hiếu sinh an lành, như để hiện diện hết sức tinh tế về một nền nghệ thuật Phật giáo của một dân tộc…
10/04/2013(Xem: 4762)
Văn bút "Bông hồng cài áo" của thượng tọa Thích Nhất Hạnh, trở thành một kiệt tác và được truyền thừa rộng rãi ở Việt Nam. Cho tới ngày nay, đã hơn 20 năm, chưa có một bản văn nào nói về mẹ được mọi giới ưa chuộng, hoặc thay thế được. Lời lẽ trong bài "Bông hồng cài áo", không phải súc tích ở lời văn chải chuốt, triết lý cầu kỳ. Sở dĩ, được mến mộ, vì bản văn vừa khế lý lẫn khế cơ. Đạo hiếu là đạo của con người và ai cũng muốn trả ơn cha mẹ.
10/04/2013(Xem: 4601)
Hằng năm cứ đến ngày rằm tháng bảy, khi trời đất chuyển sang thu, thì trong mỗi trái tim của người con Phật xuất gia thường in đậm bằng 2 dấu ấn. Đó là ngày lễ Tự tứ, kết thúc 3 tháng An cư kiết hạ và dịp lễ báo hiếu đối với ân đức sinh thành. Nói đến sự báo hiếu, chúng ta không thể không nhớ đến hình ảnh hiếu thảo chấn động thiên địa của tôn giả Đại hiếu Mục-kiền-liên.
10/04/2013(Xem: 5197)
Rất phổ biến là các huyền thoại khai nguyên tộc người, những sáng thế luận của các tôn giáo đều giống nhau ở chỗ sáng tạo ra một cặp nam nữ đầu tiên ở buổi hồng hoang xa xăm của lịch sử. Một người đàn ông, một người đàn bà và con cái của họ là hình ảnh của tế bào gia đình nguyên sơ mà ngày nay, trong xã hội hiện đại, đang trở thành mô hình thời thượng. Thật ra, trong lịch sử chúng ta đều biết cấu trúc gia đình có những quy mô lớn hơn: bầy đàn, thị tộc, bộ lạc, tông tộc, cộng đồng làng xóm…
10/04/2013(Xem: 4086)
Thầy kính thương của con ! Thấm thoát mà ngày tháng qua mau , con đi xa đã gần ba tháng và một mùa hạ nữa cũng sắp đi qua . Trời vào thu thật buồn , nắng hiu hắt, gió heo may báo hiệu lễ Vu Lan đã về . Tâm trạng của đứa con xa nhà nào có khác gì một kẻ mồ côi, chiều xuống sao nghe lòng buồn chi lạ!
10/04/2013(Xem: 4576)
Boong boong… Hỡi hồn hoang Trong chiều vàng màu lửa Tàn tạ tiêu điều Trong một kiếp cô liêu !
10/04/2013(Xem: 5658)
Phải, ngọn núi này đã đi vào lòng người như một tuyệt tác không lời nhưng vẫn còn mãi âm vang. Âm vang ấy lưu vọng từ đời này sang đời khác, kiếp này sang kiếp nọ. Con người không thể nghe được bằng tai thường, mà chỉ nghe bằng một thứ tiềm thức sâu thẳm, đầy gợi nhớ, gợi thương, thầm kín mà chẳng bao giờ quên được.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]