Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Vu Lan nhớ Mẹ

12/08/202219:33(Xem: 2513)
Vu Lan nhớ Mẹ

me hien
Vu Lan nhớ Mẹ

 

 

 

Nhiều đêm nghe tiếng gọi của Mẹ, sáng nay con đã thu xếp để trở về quê nhà, một sự xúc cảm lan dài trong con; chỉ còn có 16 tiếng nữa thôi là con đã có mặt ở bên Mẹ.

 Con trở về đầu xóm nghèo nơi Ba Mẹ đã nuôi con cho đến ngày khôn lớn. Một đàn em nhỏ trong xóm chạy ra và bu quanh con; con chia cho các em nhỏ những quả táo, một két táo vỏn vẹn mà con mang theo. Nhìn xa xa, con thấy lối xóm bu quanh căn nhà nhỏ của mình, linh cảm như có điều gì không hay xảy đến, con chạy nhanh và rẽ vào đám đông bước vào căn nhà, 2 chiếc quan tài của Ba Mẹ nằm đó, con đứng sững! tim con nan nát thành những mảnh vỡ, cùng lúc đó, con lại nghe tiếng réo gọi của các con con „Mẹ ơi, mình nhớ Mẹ! chừng nào Mẹ về với con?“

 Con như ngây dại, thẫn thờ con chạy ra phi trường… chiều xuống ảm đạm; giật mình con tỉnh dậy, thì ra đó chỉ là một giấc mơ. Con nghe lòng thổn thức và rồi con chợt nhận ra lời kinh Phật: „trong lục đạo luân hồi, sữa Mẹ mà các Thầy thọ nhận còn nhiều hơn nước biển trong Đại Dương“. Hôm nay nhân ngày Vu Lan, con xin được đọc lên bài thơ về mẹ, như một món quà để dâng lên Mẹ, lên tất cả những người làm Mẹ:

 

Trước tượng Phật ngàn mắt ngàn tay

Mái Tam Quan vang dội tiếng chuông chiều

Mẹ lên chùa dâng hương ngày hội

Nhành mẫu đơn ai vừa đánh gẫy

Tượng Phật bà ngàn mắt ngàn tay

Áo dài nâu thắt vạt, đổi vai

Tay mẹ chắp như đài hoa ngọc bút

Nghìn tay Phật ngọc ngà óng chuốt

Tỏa như vầng ánh nắng mặt trời

Trên đài sen ngàn mắt sáng ngời

Đều tụ lại trong ánh nhìn của Mẹ

Mẹ và Phật bên nhau lặng lẽ

Những bàn tay nói với bàn tay

Phải, nghìn ta này là của Mẹ đây

Tay cấy lúa lên những mùa xanh biếc

Tay bồng con ru lời tha thiết

Con lớn lên trong êm ấm bàn tay

Nghìn tay này là của Mẹ đây

Công việc một đời, Mẹ làm xong tất cả

Những ngón đẹp như bút cây thon nhỏ

Một đời dầm trong đất, một đời

Phép nhiệm màu từ đấy Mẹ ơi!

Tay Phật tụ theo hình tay Mẹ

Mẹ và Phật bên nhau lặng lẽ

Những bàn tay nắm lấy bàn tay

(Nguyễn Phan Hách)

 

Mẹ ơi! Mẹ có biết những giấc mơ về Mẹ, về những ngày còn ở quê nhà đã mang theo con suốt đời, có những giấc mơ cứ lập đi lập lại trong con: con thấy gia đình mình chạy loạn, nhà cháy, cháy lớn lắm vì loạn lạc, con chạy theo đám đông và rồi con chợt nhận ra Mẹ không có bên con, con chạy ngược trở lại về xóm nhà, lửa bốc cao ngùn ngụt, con khóc và rồi con thấy Mẹ, Mẹ đã quay lại căn nhà để lấy theo những vật cần thiết cho các con của Mẹ mà quên cả hiểm nguy, run rẩy con ôm Mẹ và gục vào lòng Mẹ con òa khóc! Mẹ của con đó, suốt đời chịu cực nhọc hy sinh vì chồng, vì con mà không quản thân gầy yếu của mình…

dieu danh va me
Tác giả & Mẹ





Mẹ ơi! Con yêu Mẹ, vì Mẹ là Mẹ của con chỉ đơn giản vậy thôi và con tìm thấy trong Mẹ hình ảnh Đức Phật Quán Âm  như bài thơ trên con vừa đọc

Cứ mỗi lần Vu Lan về hay ngày giỗ Mẹ, con thường đọc kinh Đại Báo Phụ Mẫu Trọng Ân trong đó Đức Phật đã nêu ra 10 công đức sâu dày của người mẹ:

 

1)    Chín tháng cưu mang khó nhọc

2)    Sợ hãi đau đớn khi sanh

3)    Nuôi con cam đành cực khổ

4)    Nuốt cay, mớm ngọt cho con

5)    Chịu ướt, nhường ráo con nằm

6)    Nhai cơm sú mớm cho con

7)    Vui giặt đồ dơ cho con

8)    Thương nhớ khi con xa nhà

9)    Có thể tạo tội vì con

10)  Nhịn đói cho con được no

 

là con khóc. Giờ con cũng đã là mẹ, mẹ của các con con, các cháu ngoại của Mẹ nên con đã cảm nhận được những lời Đức Phật dạy, mà ngày xưa còn bé theo Mẹ lên chùa cứ mỗi lần tụng kinh là con buồn, con sợ mất Mẹ, khi đó con chưa hiểu, chưa cảm nhận được lời Phật dạy, chưa thấu hiểu được những nhọc nhằn, chịu đựng mà Mẹ đã cho chúng con, con chỉ biết 1 điều duy nhất là con muốn được sống hoài cùng Mẹ, cùng Ba. Hằng đêm nhìn lên bầu trời đầy sao, con khấn nguyện Mười Phương Chư Phật cho Ba Mẹ sống với con đến 100 tuổi. Tuổi nhỏ con nào biết 100 tuổi rồi cũng qua như  một giấc mơ...

Mẹ kính thương, ngày xưa Mẹ sanh con biết bao điều lo lắng, và khổ cực chứ không như con bây giờ ở giữa xã hội này, có điều khi con sanh con con con không thấy sợ hãi, mà con chỉ thấy nỗi vui mừng, cảm động, con cảm nhận được đây là nguồn sống, là sự an ủi cho con.

Cô mụ để con con nằm áp vào lòng ngực của con, 2 dòng nước mắt của con tuôn chảy, lời ru và gương mặt dịu hiền của Mẹ lại hiện ra trong con « ạ ơi, ạ ời, con tôi buồn ngủ buồn nghê, buồn ăn cơm nếp ơ ...cháo khê thịt gà », con nhớ tới công ơn Mẹ đã nuôi dưỡng sanh thành ra con, nhè nhẹ con xoa trên lưng mỏng manh, nhỏ bé của cháu ngoại Mẹ, bàn tay Mẹ ngày nào đó xoa lưng cho con trong những buổi trưa hè nắng gắt ru con ngủ, giờ tay con tiếp nối tay Mẹ, truyền hơi ấm tình thương của Mẹ cho con con... « Mẹ có con, con có Mẹ Mẹ ơi ! ». Cuộn phim ngày nhỏ diễn ra trước mặt, Mẹ cầm tay con dắt và đón đưa con những ngày con mới cắp sách đến trường, con nhớ hoài hình ảnh, trời mưa, mưa thật lớn, Mẹ đón con rồi hai mẹ con cùng trú mưa ăn bánh bèo, con nhoẻn cười với Mẹ, Mẹ nhìn con tình thương tràn đầy, ước mong sao con có một cuộc đời tươi đẹp, công thành danh toại...

 Ngày xưa chắc Mẹ cũng vui mừng như con phải không Mẹ ? Mẹ ơi ! cháu của Mẹ, dòng máu của Mẹ đang tiếp nối... Hạt giống của lòng thương, của sự chất phác từ nơi Mẹ. Con mong, con mong ước 1 điều các cháu của Mẹ có một tấm lòng nhân ái, biết chia sẻ những khổ đau của một kiếp con người, biết dâng niềm vui cho sự sống Mẹ ơi ! và con tin chắc hạt giống lành sẽ nối tiếp mãi từ nơi Mẹ...

Con còn nhớ năm 1982, thời gian đó Quê Hương mình quá nghèo khổ, người dân đói ăn khát uống, thuốc men thiếu thốn mà Mẹ lại bị xuất huyết bao tử rất nặng, Mẹ nằm nhà thương Saint Paul bị tiếp máu lộn, con cung thỉnh quí Thầy về nhà cúng trai Tăng cầu cho Mẹ hết bệnh. Nhiệm màu thay, có 1 vị bác sĩ lo cho Mẹ cấp tốc qua bệnh viện Bình Dân để xúc máu ra và cho máu khác vô cho Mẹ khỏe lại với chúng con. Ân của quí Thầy, của vị BS đó con suốt đời không bao giờ quên. Hằng đêm con thường khấn nguyện trước Ngôi Tam Bảo

-  Con nguyện dứt bỏ các điều xấu ác

-   Con nguyện đời đời kiếp kiếp tu hạnh lành, và làm tất cả việc lành

-   Con nguyện đời đời kiếp kiếp khi thấy những ai khổ đau lâm nạn, con xin đem hết khả năng con ra mà giúp đỡ cho họ

 

Mẹ ơi ! giờ này mua Vu Lan nơi xứ lạ quê người, con nhớ về Mẹ. Với con mỗi ngày, mỗi phút đều là Vu Lan. Mẹ nghe con hát cho những người con thiếu hình bóng mẹ trong cuộc đời nha Mẹ :

 

« Hôm nay thu về, nghe lòng bâng khuâng tái tê, chân vương lá vàng chìm sâu trăng Vu Lan về. Mẹ hiền ơi ! hoa hồng đã úa tàn rồi. Màu hoa xinh tươi nhất đời, con tìm hình bóng nơi đâu ? Lạc loài đây chỉ còn màu hoa trắng này, suốt đời trên thân áo con. Nhìn màu hoa nghe lòng nhung nhớ ngập tràn, tuổi vui trôi xuôi về ngàn, Mẹ ơi suốt đời lìa tan

Thu nay con về, giữa mùa Vu Lan nắng vui, bâng khuâng giữa ngàn cành hoa tươi xinh nhất đời. Chiều dần trôi âm thầm xa xót nhiều rồi, ngày xưa yêu thương mất rồi bây giời tìm kiếm nơi đâu. Và chiều nay con về tìm đâu dáng Mẹ, nhắc thầm niềm xa xót về nghe mùa thu chết đâu đây. Từng hồi chuông ngân dài đêm vắng bàng hoàng. Lòng con xót xa ngập tràn, hoàng hôn lắng sâu chìm tan....

 

Mẹ ơi ! hình ảnh Vu Lan nơi quê nhà lại hiện về với con sau mùa Tự Tứ. Mọi người đều vui mừng trong ngày thắng hội, con nghe như tiếng vui cười từ các ngục được mở, tất cả đều thánh thiện, đều hiền hòa, các loài quỉ đói đều được ấm no. Tất cả đều an bình, không còn chiến tranh và thù hận....

 

Con xin được dâng lòng thành kính lên đến Thân Mẫu Đức Mục Kiền Liên

Nam Mô Đại Hiếu Mục Kiền Liên Bồ Tát Ma Ha Tát tác đại chứng minh

 

 Mùa Vu Lan 2013

Diệu Danh 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/09/2017(Xem: 6850)
Như một người Việt định cư tại Úc Châu và hành nghề luật sư, cách đây khoảng một thập niên, mỗi lần thăm viếng người thân hay bạn bè có con cháu nhỏ, tại vùng Fairfield- Cabramatta, Sydney, nơi nhiều Việt kiều cư ngụ, tôi thường gặp cảnh các em học tiếng Việt, ê a một bài thơ mà chính cá nhân tôi cũng như anh em trong nhà đều được dạy dỗ. Đó là bài “Công đức sinh thành”: Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra Một lòng thờ mẹ kính cha Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
02/09/2017(Xem: 13301)
Không cần diễn giải nhiều từ hoa mỹ, chỉ một vài phiên khúc và điệp khúc nhấn nhá làm chủ đạo, một bài hát của người nhạc sĩ có tâm và tầm kiến thức nhất định, đủ đưa tâm thức người nghe đến bến bờ chủ định. Nhất là những tác phẫm được dựa hoặc phổ từ thơ vốn đã sẵn men đồng cảm, đặc biệt những đề tài nói về lòng hiếu thảo mà đại diện là hình ảnh tần tảo của người mẹ. " Mẹ ơi Con Đã Già Rồi" được dùng làm tựa đề trên, đó không phải là một bài thơ mà là một bài nhạc có chất thơ mang tên Mẹ Tôi của người nhạc sĩ chuyên lấy từ chất liệu sống của gia đình, bạn bè của chính mình để hóa tròn từng nốt nhạc và chưa bao giờ đi phổ từ thơ của bất cứ ai. Đó là nhạc sĩ Trần Tiến.
02/09/2017(Xem: 10459)
Ngồi im giữa những náo động. Nghe tiếng cười giỡn của bầy trẻ hàng xóm. Nghe lá khua xào xạc nơi cây bằng lăng trước sân. Xa hơn, có tiếng xe máy rì rầm đâu đó tựa như những cơn sấm động giữa trưa hè. Chợt liên tưởng những lần trong hầm trú ẩn, nghe tiếng bích-kích-pháo xé toang màn đêm hãi hùng. Đạn bom một thời tuổi thơ trên quê hương, cho đến ngày nay, vẫn còn được thị uy trên những vùng trời và nơi chốn khác. Mãnh liệt, dữ dội hơn.
31/08/2017(Xem: 4656)
Tuổi mình đã sắp sáu mươi Vẫn như con nít bên Người kính yêu Vẳng nghe câu hát ru chiều Vẫn vòng tay Mẹ nâng niu tháng ngày Huyết ngà những giọt còn đây Nhiệm mầu tươm chảy nuôi bầy con thơ Ngày xưa trôi đến bây giờ Vẫn vòng tay Mẹ vô bờ yêu thương
30/08/2017(Xem: 5964)
Thầy Về Tháng Bảy Mùa Thương THÍCH HUYỀN LAN Cung kính thành tâm dâng lên Hòa Thượng Thích Nhất Hạnh. vừa về tới Việt Nam trong mùa Vu Lan tháng bảy 2017. Thầy về quê mẹ mùa thu Vu Lan Báo Hiếu nghe bùi ngùi thương “Bông Hồng Cài Áo” ngát hương Đoản văn nốt nhạc thắm tươi giữa đời Dáng Thầy tuổi hạc chín mươi Nâu sòng chiếc áo thiền sư đạo tình
29/08/2017(Xem: 4403)
Con là tất cả ngày xưa Bây giờ khôn lớn vẫn chưa phai nhòa Con đò mỗi sáng sang sông Mang về chiều tối tấm lòng mẹ tôi.
29/08/2017(Xem: 5209)
Thật sự mãi tới gần đây, QT mới để ý thấy có một sự trùng hợp rất thú vị là ở Úc những Ngày Nhớ Ơn Mẹ thường rơi vào khoảng thời gian các chùa tổ chức Lễ Phật Đản và Ngày Nhớ Ơn Cha vào dịp Lễ Vu Lan. Năm nay cũng không ngoại lệ, khi Chủ Nhật tuần này 3/9/2017 Ngày Nhớ Ơn Cha cũng trùng với việc Tu Viện Quảng Đức Úc Châu và một số chùa ở khắp nơi cũng trang nghiêm tổ chức Lễ Vu Lan. Ngày Nhớ Ơn Cha hay Ngày Nhớ Ơn Mẹ hoặc Lễ Vu Lan hằng năm kh ông ph ải chỉ đơn giản là những ngày chúng ta tưởng nhớ đến các đấng sinh thành, ông bà tổ tiên mà chính là những dịp để nhắc nhở chúng ta luôn khắc cốt ghi tâm công ơn sinh thành dưỡng dục. Thật vậy, công ơn sanh thành dưỡng dục của các đấng sinh thành bao la như biển, cao như núi, cho dù kiếp này có đền đáp công ơn cha mẹ cũng không thể nào trả hết được. Khi các đấng sanh thành còn hiện hữu hay đã quá vãng, đệ tử Phật luôn cố gắng học và thực hành theo lời Phật dạy chính là món quà đầy ý nghĩa kính dâng Ngài trong Mùa Vu Lan.
29/08/2017(Xem: 6285)
Thông Báo Lễ Vu Lan PL 2561 (2017 tại Trung Tâm VHPG Di Lặc
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com