Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Những mùa Vu Lan - 1996

11/04/201312:04(Xem: 5779)
Những mùa Vu Lan - 1996

Những mùa Vu Lan

Thay Lời Tựa

Thích Đức Niệm

Nguồn: Thích Đức Niệm

Ta hiện hữu trên cõi đời này do nghiệp duyên đưa đẩy. Nghiệp là năng lực dẫn dắt ta đi theo nghiệp nhân mà ta đã tạo để rồi kết hợp với người hữu duyên hình thành thân này trong hoàn cảnh xứng hợp.
Thân này có và được tồn tại phải nhờ đến nhiều yếu tố của thế gian, mà trực tiếp là cha mẹ cưu mang chắt chiu chăm sóc. Mà phải nào chỉ có săn sóc hình hài ta thôi đâu, đến cả tâm trí hiểu biết cũng thường hằng trực tiếp nhờ cha mẹ giáo dưỡng mà thành. Đích thực cha mẹ là nơi đã tạo ra chúng ta. Không có cha mẹ thì không có ta. Nếu cha mẹ không muốn ta ra đời, không có thiện tâm để ta sống, thì ta cũng không thể tồn tại hiện hữu được. Thế nên cha mẹ là đấng nắn tạo ra đời con, là giòng suối ngọt để con giải khát, là bóng mát trời nắng hạ, là bát cơm thơm ngon, và còn biết bao chất liệu ân tình chứa chan qua tiếng hát lời khuyên bằng dòng nước mắt yêu thương, bằng nụ cười hiền dịu an ủi vỗ về trải dài tháng năm, bằng tâm tình tha thiết trao trọn cho con.
Do vậy, các bậc thánh hiền cổ đức mà nhứt là đức Phật Thích-Ca đều khuyên ta phải ghi nhớ ân cha mẹ để lo báo đền. Bất cứ đạo lý nhân bản nào cũng đề cao đạo hiếu, phụng thờ cha mẹ. Kinh sách Thánh Hiền nói: “Thiên kinh vạn điển hiếu nghĩa vi tiên”. Bởi lẽ, có hiếu là có nghĩa, có trung, có tín, có thành. Nếu không có lòng hiếu kính cha mẹ thì là bất hiếu. Bất hiếu sẽ đưa đến bất nghĩa, bất trung, bất tín, bất thành!
Sống ở đời muốn được an lành hạnh phúc, thành danh vinh hiển mà không lấy hiếu đạo làm đầu để làm nền tảng tiến thân thì tự đào sâu hố thẳm bất hạnh, ô danh tiếng đồn. Người còn có lương tâm không thể nào phủ nhận ân đức sanh thành dưỡng dục của cha mẹ. Thực tế và rõ ràng là mẹ mang nặng đẻ đau cưu mang ẵm bồng săn sóc. Cha ngày ngày làm việc cực nhọc để kiếm tiền nuôi con khôn lớn. Cha mẹ đã kiên nhẫn cực khổ ngày đêm nuôi dưỡng dạy dỗ vỗ về khuyên nhủ trải suốt bao tháng năm, con mới được lớn khôn hiểu đời. Điều hiển nhiên thế đó! Ấy vậy mà có kẻ cuồng tín cho rằng thần linh thượng đế sanh tạo ra mình, nên chẳng cần phụng thờ cha mẹ. Lại có kẻ điên rồ mê dại nghe theo tà nhơn ác đảng đem cha mẹ ra tố khổ, cho đó là hành động theo tư tưởng tiến bộ, đỉnh cao trí tuệ của loài người! Thảo nào Đức Phật huyền ký: Vào thời mạt pháp cách Như Lai diệt độ lâu xa, có hạng tà nhơn giả chánh nhơn thuyết chánh pháp, mạo xưng là Phật, Bồ Tát hiện thân để mê hoặc lòng người. Lại có kẻ tự xưng là tăng, nhưng không thọ trì giới pháp, thích làm những điều danh lợi thế gian. Trong hàng Phật tử có những kẻ hình người tâm ma thích phá rối Tam Bảo, mưu toan chiếm đoạt quyền hành thao túng cửa Phật. Nhân gian phát sanh nhiều thứ đạo tặc lập bè kết đảng phá hại chánh pháp, hãm hại người hiền, huỷ hoại Phật tượng, chùa viện, luân thường đạo lý, ưa thích tạo hận thù hãm hại lẫn nhau, lấy đó làm vui. Đồng thời xuất hiện những bệnh hoạn ngặt nghèo, tai ương khủng khiếp, mà con người vẫn thản nhiên vui với kiếp sống mong manh bất ổn đó.!
Ta thử định thần lắng lòng tự hỏi lời Phật huyền ký có đúng chăng? Và vì đâu nhân loại ngày một phát minh tiến bộ mà lòng người không được an lành theo nhịp độ của sự tiến bộ văn minh đó? Trái lại càng lúc đời sống con người càng bất ổn, tâm thần nhiều lo âu, vẻ đẹp thiên nhiên mất dần và thu hẹp. Phải chăng con người chỉ dong ruổi theo vật chất mà quên mất phần tinh thần trau dồi đạo đức?
Đức Phật dạy: “Lấy ân báo oán, oán tự tiêu diệt. Lấy oán báo oán, oán thêm chất chồng”. Đối với bổn Phật, đức Phật dạy: “Trên đền trả bốn ân lớn, dưới cứu giúp ba đường khổ”. Bất cứ người Phật tử chân chánh nào cũng ghi tâm tạc dạ điều này, mà đặc biệt là hiếu kính cha mẹ.
Như vậy, Phật giáo tuy hướng đạo con người tiến lên Phật đạo giác ngộ giải thoát để được sống an vui trong cảnh giới Cực-Lạc Niết-Bàn, nhưng đồng thời ngay trong hiện đời, đức Phật dạy phải hoàn thành nhân đạo hiếu nghĩa.
Sách đây ghi lại dấu vết cõi lòng cảm xúc của người con không còn gần cha mẹ, người dân xa quê hương trong hoàn cảnh đau thương của đất nước, dòng tâm tư xúc động mỗi độ Vu Lan về.

Hoa Kỳ, Vu Lan 2540-1996
THÍCH ĐỨC NIỆM



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27/08/2012(Xem: 5727)
Đây là mùa Vu Lan đầu tiên trong đời mẹ tôi không còn. Cảm giác này chỉ khi nào tự thân mình trải nghiệm thật sự thì mới cảm nhận được trọn vẹn ra sao. Bao nhiêu năm, tôi chỉ vay mượn cảm giác của người khác về trạng huống tâm thức của người con mất mẹ làm cảm thức cho mình. Đôi khi tôi bị lôi cuốn vào
19/08/2012(Xem: 5114)
Bên đường, từng hàng phượng vỹ thay lá mới, đâm chồi non và chuẩn bị tung hoa đỏ thắm báo hiệu mùa hè đang đến gần. Bất chợt một ngày nào đó dạo xe phố cổ Thần Kinh, bắt gặp cô gái bán sen e ấp nón lá bài thơ trong chiếc áo bà ba, lặng hồn nhớ mùa sen hồ Tịnh Tâm đang nở rộ. Đó cũng là mùa Vu lan, mùa mà bất cứ chùa nào cũng đầy ắp sắc hương sen và tràn ngập âm vang kinh đền ơn báo hiếu cha mẹ. Trong biển từ âm vang vọng từng lời kinh tiếng kệ thanh thoát ấy, cứ mỗi lần niệm khúc sám Vu lan trổi lên là mỗi lần triệu triệu nhịp đập con tim người Phật tử thổn thức.
16/08/2012(Xem: 7378)
Mỗi năm vào rằm tháng bảy mùa Vu Lan Hiếu Hạnh lại trở về, mùa của những con tim rộn ràng thổn thức, hy vọng đợi mong nhớ thương cha mẹ người thân tìm về ngự trị. Cũng là dịp để chúng ta tri ơn, nhớ ơn, báo ơn, đền ơn đến với cha mẹ, ông bà, tổ tiên, người còn kẻ mất, những anh hùng liệt nữ, chiến sỹ trận vong, đồng bào tử nạn, đã hy sinh cho sự sống còn của Dân Tộc, cho đến muôn loài chúng sanh.
14/08/2012(Xem: 5172)
Trước mắt tôi hiện lên bao người Mẹ. Này đây nước mắt Mẹ mừng vui khi con khôn lớn, khi con nên vợ nên chồng; này đây dáng Mẹ cánh cò, cánh vạc xăm xăm sớm tối đi về...
04/07/2012(Xem: 5096)
Lễ Vu Lan 2015 do Cộng Đồng Phật Tử VN tổ chức tại Chùa Quốc Tế, Darwin, Bắc Úc
30/03/2012(Xem: 4825)
Mẹ của con là đẹp nhất trên đời! Con thương dáng người gầy gầy mong manh của Mẹ trong những buổi chợ sớm mai. Con thương nụ cười đẹp như trăng rằm của Mẹ. Đôi bàn tay của Mẹ chắt chiu từng giọt sữa ngọt lành nuôi anh em chúng con khôn lớn. Con thích nhất đôi bàn tay của Mẹ... (Kính dâng lên Thượng tọa Giáo thọ sư nhân ngày tiễn đưa mẹ)
05/03/2012(Xem: 17612)
Ai đã một lần hiện hữu làm người, có mặt trên cuộc đời nầy, đều không do Cha Mẹ sanh ra, dù là Thánh nhân hay phàm tục. Cho đến khi khôn lớn, trưởng thành...
01/10/2011(Xem: 6077)
Trong đất trời bao la rộng lớn, em mơ thấy mẹ đang cầu nguyện cho em, mẹ đưa cho em sữa, thứ quý giá của đất trời, mẹ của em ở một nơi rất xa.
26/09/2011(Xem: 4651)
Hay tin Mẹ tôi lâm trọng bệnh, tôi liền vội vả book vé máy bay về ngay. Lúc mới nhận được tin cháu tôi cho hay, rằng Mẹ tôi đang trong tình trạng hấp hối, thú thật, lòng tôi lúc đó cũng có chút thoáng buồn, nhưng sau đó, tôi lấy lại bình tĩnh ngay không có gì phải ưu tư lo lắng. Vì tôi nghĩ rằng, đời người ai rồi cũng phải bước qua cái ngưỡng cửa tử thần. Hơn thế nữa, tuổi thọ của Mẹ tôi năm nay cũng đã khá cao, chỉ còn qua một cái Tết nữa là Bà đã tròn đúng một trăm tuổi thọ.
05/09/2011(Xem: 7239)
Mẹ già tần tảo tháng ngày Giành con tấm áo kịp tày lứa đôi Hiên ngoài rả rích giọt rơi
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]