Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Người trồng cũng thơm

11/04/201311:35(Xem: 4009)
Người trồng cũng thơm

Tuyển tập bài viết về Vu Lan - 2012

cha-me


Người trồng cũng thơm


Melbourne đang run rẩy với cái lạnh lẽo của mùa đông rét mướt nhưng không hiểu vì sao mà bất chợt tôi lại cảm thấy thật ấm áp và hạnh phúc khi ngồi nhìn ra khu vườn qua song cửa nhớ đến Ba Mạ tôi ở quê nhà. Tôi đã trải qua nhiều mùa Vu Lan xa nhà, không được đến Chùa cùng Ba Mạ tôi trong ngày trọng đại này.
Năm nay cũng không ngoại lệ, với những lo toan tất bật của cuộc sống, công việc, con cái….tôi lại chỉ được phép ngồi đây để ôm ấp những kỷ niệm xa xưa, để chỉ ước mơ vẽ ra cho mình một bức tranh tương lai của những ngày tháng khi mà con cái của mình đã lớn khôn, trưởng thành, lúc đó mình mới có thể trở về cùng Ba Mạ đi Chùa dự đại lễ này. Tôi thiết nghĩ lúc đó tôi không cần phải cài lên ngực mình một bông Hồng đỏ nữa mà tự bên cạnh tôi đã có cả đóa Hồng rực rỡ biết đứng, đi, nói, cười rồi. Tôi bật cười vì sự tưởng tượng quá ư trẻ con ngây ngô của mình. Vội vàng tôi ghi lại những cảm xúc này để xem như là chứng tích thật đáng yêu mà trong một thoáng chạnh lòng nhớ đến Ba Mạ tôi nhân mùa Vu Lan đến.
Trong bảy cung bậc nghệ thuật của con người từ văn, thơ, âm nhạc, kịch, hội họa, điêu khắc cho đến nghệ thuật cuối cùng, thứ bảy, tinh hoa nhất là phim ảnh, điểm qua tất cả tôi thấy không một nghệ thuật nào mà không tận dụng hết khả năng của nó để ngợi ca vẻ đẹp, công ơn sanh thành dưỡng dục của các bậc Cha Mẹ trên thế gian này. Tôi chợt nhớ năm ngoái Thầy Trụ trì chùa tôi có mời Thượng Tọa Thích Nhật Tân (nhà thơ Mặc Giang) ở Queensland về Chùa thuyết pháp, tôi vô cùng bất ngờ và thú vị về sự cải biên của Thượng Tọa về các bài thơ nói về công ơn Cha Mẹ. Thầy ấy đã chuyển đổi từ lối so sánh bằng chẳng hạn "Công Cha như núi Thái Sơn, nghĩa Mẹ như nước trong nguồn chảy ra" để nâng lên thành lối so sánh hơn nghĩa là công Cha còn cao hơn cả núi Thái sơn và nghĩa Mẹ còn lai láng hơn, mênh mông hơn cả nước trong nguồn chảy ra nữa.
Trong văn chương, thơ ca, hầu như người viết nào cũng phải hư cấu, cường điệu… cho tác phẩm của mình thêm thi vị, thật hấp dẫn để lôi cuốn người đọc cho dù trong đó có nhiều điều đi xa với thực tế hay thậm chí không hề xảy ra trong đời sống thường này nhưng với tôi khi nói về Cha Mẹ, cho dù mình có sử dụng hết tất cả những thủ pháp nghệ thuật đó đi nữa cũng không hề thừa mà không chừng vẫn còn thấy thiếu mãi?
Có người trong chúng ta thì cảm nhận công ơn của Cha Mẹ mình, tình cảm của mình dành cho Cha Mẹ qua những bài Ca dao, những câu Tục ngữ.
"Nuôi con chẳng quản chi thân
Chỗ ướt Mẹ nằm, chỗ ráo con lăn"
hoặc:
"Đi khắp thế gian không ai tốt bằng Mẹ
Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng Cha....."
Có người tìm thấy sự hy sinh của Cha Mẹ mình một cách thấm thía qua những bài hát như "Thương con Mẹ hát câu êm đềm quản gì khi thức trắng đêm, bao năm nước mắt như suối nguồn chảy vào tim con mái tóc trót đành đẫm sương..." "Lòng Mẹ" của nhạc sĩ Y Vân, hay "Mẹ ngồi ru con nước mắt nhọc nhằn xót xa đời mình..........." của Trịnh Công Sơn trong "Ca dao Mẹ", hoặc từ những lời ru buồn man mác của các bà Mẹ quê trong bài dân ca "Gió mùa thu Mẹ ru con ngủ, năm canh chầy thức đủ vừa năm…" vv....và...vv...
Có người thực tế hơn, không văn chương, không nhạc điệu, họ tìm thấy công lao của Cha Mẹ mình qua hình ảnh "mình nuôi con mình cực khổ bao nhiêu thì Cha Mẹ mình càng khổ cực hơn mình bội phần vì ngày xưa ở quê nhà, hàng ngày Cha Mẹ mình phải bương chải, tần tảo một nắng hai sương mới có thể đổi lấy được miếng cơm, manh áo cho đàn con thơ dại!"
Nhưng có người lại lặng lẽ, ầm thầm chôn kín những tình cảm thương yêu nhất, trân quý nhất của mình dành cho Cha Mẹ bằng những hình ảnh của những ngày tháng khi mình còn bé thơ mà Cha Mẹ mình đã âu yếm dành cho mình hay để lại cho mình những ấn tượng không thể phai nhòa trong ký ức!...........
Trên trái đất này, hàng triệu triệu con người với hàng triêu triệu trái tim đang cảm nhận và trân trọng tình cảm của họ dành cho Cha Mẹ với nhiều vẻ khác nhau nhưng tôi không biết rằng có khi nào những trái tim ấy, những con người ấy nghĩ đến những cảm giác của Cha Mẹ họ ra sao khi nhìn thấy hành động, tình cảm, lối sống…. của bản thân họ đối với những người chung quanh, đối với xã hội, cuộc đời này không? Tất cả những điều đó đã đem lại cho Cha Mẹ họ hoặc là những nỗi đau khôn xiết hoặc là những món quà vô vàn quý báu như thế nào không? Riêng tôi, với cái tuổi chập chững bước vào lứa tuổi ngũ tuần của một đời người, tôi đã không khỏi nhiều lần phải đè nén sự xúc động dâng trào khi chứng kiến những nụ cười thật rạng rỡ trên gương mặt của Ba Mạ tôi, những lời thổ lộ tâm sự một cách tự hào, sung sướng về những lời khen tặng đầy chân tình của mọi người dành cho các người con. Cũng như những gương mặt thật vui tươi, hãnh diện của những bậc Cha Mẹ khác khi nghe mọi người chung quanh ngợi khen con mình. Và tôi cũng đã từng cố nuốt những dòng lệ khô vào lòng khi nhìn thấy những vẻ mặt áo não đầy nước mắt trên gương mặt già nua của các bác, các dì tủi cho thân phận bạc bẽo của họ khi những đứa con mà họ rứt ruột đẻ ra, đã từng thương yêu, lo lắng như những viên ngọc quý nay đang sống một cuôc sống không hề mang lại lợi lạc cho bản thân cũng như cho cuộc đời này.
Trong tôi luôn thầm trân kính những người làm Cha làm Mẹ, đã hy sinh không quản gian nan, đã dẫm lên tất cả những đắng cay, khổ đau, phiền muộn của cuộc đời để một mực lo lắng nuôi dưỡng, dạy dỗ các con của mình, để rồi chỉ mong, chỉ cầu đổi lấy được một nụ cười mãn nguyện khi nghe thấy một tiếng khen tặng chân thật, một lời nhận xét tốt lành về con cái mình từ cửa miệng của người khác. Tôi bỗng dưng nhớ tới câu ca dao mà mình được học năm xưa:

"Hoa thơm lan cả vườn Hồng
Thơm cây, thơm rễ, người trồng cũng thơm"
Mùa Vu Lan báo hiếu Cha Mẹ gần kề rồi, có gì trân quý hơn, đẹp hơn khi mỗi người con Phật trong chúng ta cùng nhau dâng lên các đấng sanh thành, dưỡng dục của chúng ta những "Đóa hoa" thật thơm ngát, phải thơm từ ngọn cây, lá cây cho tới gốc rễ mới được nghe. Tôi chợt thật vui khi liên tưởng tới những gương mặt già nua theo bụi trần của các bậc làm Cha Mẹ đã, đang và sẽ đón nhận thật nhiều nụ cười do các bông hoa mà họ đã bỏ hết cả cuộc đời để vun trồng, chăm bón, tạo ra.
Tôi xin được mượn lời nhạc trong "Nhắc nhở em tôi" của nhà thơ Mặc Giang đã nhắn nhủ chúng ta:
"Em đừng để tóc Mẹ bạc thêm trên đầu đã trắng
Thân Mẹ yếu già em đừng để thêm những vết nhăn"
Cũng như trong kinh Phật:
"Ai còn Mẹ xin đừng làm Mẹ khóc
Đừng để buồn lên mắt Mẹ nghe không"
….để tôi được hy vọng và tin tưởng rằng những người con Phật chúng ta sẽ không những chỉ dừng lại ở chỗ đừng làm những điều gì khiến tóc Ba Mẹ mình thêm bạc hay phải buồn lòng nhỏ lệ mà chúng ta cần bước cao hơn, xa hơn nữa là tạo cho những gương mặt thân thương, đáng yêu ấy luôn luôn nở những nụ cười thật rạng rỡ, tràn đầy hạnh phúc, an lạc bằng sự lan tỏa hương thơm ngào ngạt từ trong mỗi bông hoa chúng ta mà ra.



Melbourne, Vu Lan 2012.
Quảng Hương Phương Giang




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
29/07/2014(Xem: 24821)
Hồng đỏ cài lên đẹp tuyệt vời Phải nên trân trọng nhé người ơi! Những ai còn mẹ còn hồng đỏ Màu đỏ thắm tươi vẻ rạng ngời
24/07/2014(Xem: 4566)
Tối nay ngồi vẽ Mẹ. Một người Mẹ của đồng quê đất Việt. Da mặt Mẹ đã xạm đen vì dãi dầu. Đôi mắt Mẹ đã trĩu xuống vì suy nghĩ, vì chịu đựng, vì lo lắng cho các con. Đôi môi Mẹ đã khô khan nứt nẻ, vì tranh thủ, vì buôn bán, vì cãi cọ, vì van xin, vì cầu nguyện.
24/07/2014(Xem: 4389)
Vu Lan là lễ truyền thống lâu đời có từ thời Đức Phật còn tại thế hơn 2,500 năm trước; đồng thời cũng là lễ tiết quan trọng phổ thông của dân tộc Việt Nam từ ngàn xưa mà tổ tiên chúng ta đã giữ gìn qua nhiều thế hệ. Lễ tiết Vu Lan hay Vu Lan thắng hội gắn liền với lễ giải Hạ - Tự tứ của Tăng đoàn Phật Giáo. Lễ Tự tứ có nghĩa là sau những tháng ngày tịnh tu Giới - Định - Tuệ, ba nghiệp của hành giả sâu lắng thanh tịnh; hai vị Tỳ kheo đối thú nhau chân thành bày tỏ khởi đi từ đạo tình cao quý nhẹ nhàng trong sáu tiếng: thấy tội, nghe tội, nghi tội, những mong đợi vị thầy đối diện chỉ bày cho ta thành tâm sám hối trước hội chúng và Tam Bảo, nguyện cải đổi không tái phạm, nếu xét thấy mình có tội. Thật là thành khẩn, cao đẹp trong hòa hài, từ bi, nhẫn thuận, bình đẳng. Nhẹ nhàng nhưng mang chất liệu tuệ giác tự thân và san sẻ với giác tha của người đối diện kết nên vòng nhân duyên thù thắng hầu tiến đến giác hạnh viên mãn.
24/07/2014(Xem: 4415)
Mỗi mùa Vu Lan đến Biết bao dòng lệ rơi Cho tình vô bờ bến Bày tỏ không nên lời Nghẹn ngào trong nước mắt Tưởng nhớ đến mẹ cha Ân tình cao chất ngất Suốt đời đã bôn ba
19/07/2014(Xem: 4999)
Vu Lan phiên âm từ Phạn ngữ Ullambana, Trung Hoa dịch là “Giải đảo huyền” có nghĩa là cởi mở những cực hình hay giải thoát những khổ đau trong 3 cảnh giới: địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh. Phật giáo chủ trương nhân quả theo nhau như hình với bóng, nghĩa là người gây nhân lành ắt sẽ hưởng quả tốt, ngược lại kẻ tham lam, vị kỷ, độc ác... chỉ biết lợi mình, không kể đến hậu quả làm phiền lụy khổ đau cho tha nhân, rộng ra là cả sinh linh vạn loại, đương nhiên sẽ gặp những phiền toái, chịu đựng những trách móc, oán hận của những nạn nhân, hay khi xả bỏ cuộc sống sẽ lãnh sự trừng phạt trong 3 ác đạo mà thế nhân hay tín ngưỡng nào cũng nghĩ bàn để khuyến miễn người đời phải lo tu thân hành thiện, làm đẹp nhân sinh. Mùa Vu Lan báo hiếu phát xuất từ đức Mục Kiền Liên kiếm tìm, thăm viếng rồi giải thoát mẹ ngài khỏi cảnh giới ngạ quỷ, có từ thời đức Phật còn tại thế; văn hóa thế nhân có từ khi loài người hướng về nẻo thiện. Gần chúng ta là văn hóa Á Đông, lấy nhân luân làm căn bản: Hiếu, đễ, tru
18/07/2014(Xem: 4952)
Nhờ năng lực của Tăng đoàn mà mẫu thân của ngài Mục Kiền Liên được thoát khỏi cảnh bi thống nơi chốn địa ngục. Tăng đoàn thanh tịnh hòa hợp là năng lực vô biên hóa giải được khổ đau từ cõi vô hình cho đến thế giới con người. Trọng tâm của Giáo hội chúng ta đặt ở sự hiệp lực này, trong ấy những Phật sự hằng năm của Giáo hội, tất cả tăng ni và thiện tín cùng nhau chung lo. Bốn phật sự thường xuyên của Giáo hội mà mỗi thành viên đều chung sức chung lòng đó là: Phật đản, An Cư, Khóa Tu Học Bắc Mỹ và Ngày Về Nguồn - Hiệp Kỵ.
15/05/2014(Xem: 7023)
Hôm nay ngày giỗ của Ba tôi, tự dưng lòng tôi thèm viết một chuyện gì đó về Ba tôi…như nhà văn Võ Hồng thường khuyên mọi người nên viết lại những kỷ niệm sinh hoạt của cha, của mẹ mình, những kỷ niệm mà mình nhớ hơn hết, đáng nhớ hơn hết…để nhân ngày k?giỗ của cha mẹ, tập trung về, cùng đọc, cùng nghe, cùng xúc động, hồi tưởng công ơn. Con cháu sẽ có dịp sống lại không khí đại gia đình, con nhớ thương cha mẹ, cháu gần gủi, quý trọng ông bà!
16/10/2013(Xem: 19043)
Có lẽ, trong thời gian qua, trong cuộc sống vật chất tương đối đầy đủ dù chưa dư thừa với đa số, nên con người cần một cái gì đó về đạo đức tâm linh, muốn trở về nguồn cội, nên tưởng nhớ nhiều về tổ tiên ông bà mà gần gũi nhất là cha mẹ, anh em huyết thống. Tập sách nhỏ này, tôi viết để tưởng nhớ mẹ tôi, nhưng may mắn trong cái riêng ấy lại hòa nhập được với cái chung của những tấm lòng hiếu kính. Do đó, rất nhiều người tâm đắc muốn có, muốn đọc, có người vừa gọi điện vừa khóc, tôi cũng chạnh lòng nhớ mẹ mà khóc theo, đa số qua điện đàm yêu cầu tái bản, vâng lời, tôi cũng cố gắng tái bản 2 lần rồi.
16/10/2013(Xem: 15332)
Kính lạy vong linh cha, Khác biệt với muôn ngàn trường hợp khi cầm viết đặt lên giấy. Con ghi lại vài nét – chỉ vài nét thôi về đời sống của cha – một người cha có lắm điều độc đáo, không những chỉ trong hàng con cháu mà bất cứ ai cũng công nhận là hãn hữu và cần rút tỉa những điểm son để soi sáng vào nếp sống của mình.
10/10/2013(Xem: 5237)
Mùa Vu Lan năm nay tôi sẽ gắn trên ngực mình một bông hồng trắng vì mẹ tôi đã mất. Nhớ mẹ, tôi viết đôi dòng tâm tình cùng chư huynh đệ pháp lữ gần xa, để những ai còn mẹ mà không biết cung kính, hiếu dưỡng thì ngay bây giờ hãy nên suy ngẫm lại mà được sống với mẹ bằng trái tim yêu thương và hiểu biết.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]